Author Topic: Tin văn học và sách mới ti iu  (Read 10666 times)

Description:

Offline Laoai_Delpiero

  • *
  • JFC Star
  • Posts: 2,427
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 200
  • Thanks: 79
  • Gender: Male
  • Tiền ko có làm cái gì cũng khó
« Reply #40 on: January 10, 2014, 10:09 AM »
Logged
:)) Em có mấy cái lận, 2 cái cùng là Thần Tài & Thần Thánh. Nhưng bỏ chơi cũng được 1 năm rồi.
Anh 2013 làm ăn sao, bữa kể 2012 lời được con Vespa phải không?  :))
Làm vài trăm xong cũng nghỉ rồi :))
Rượu ngon,bạn hiền,nửa chén cũng thiếu
Không hợp,tri kỉ,nửa câu cũng thừa.

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #41 on: February 06, 2014, 01:40 PM »
Logged
Trào lưu mới: Người Việt đọc văn học Việt bằng tiếng nước ngoài

Gần đây một số nhà sách ở TP.HCM, Hà Nội đã nhập, thậm chí tái bản nhiều bản dịch anh ngữ các sách văn học Việt để bán, mà người mua không chỉ là người nước ngoài. Người Việt đọc văn học Việt bằng anh ngữ đã cho thấy khả năng dùng ngoại ngữ của họ, bên cạnh đó, còn cho thấy sự chuyển hướng về tâm thế, về mỹ học tiếp nhận, bởi nguyên tác và bản dịch chưa bao giờ là một.


Nếu nói nặng nề, thì người Việt thích đọc văn học Việt bằng ngoại ngữ cũng là biểu hiện cho tư tưởng sính ngoại, nhưng nhìn cách khác, đây lại là một cơ hội mới của nền văn chương còn ở bên lề như Việt Nam.

Từ thay đổi tâm thế tiếp nhận

Nhà xã hội học Trương Thị Kim Chuyên (nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV TP.HCM) có một phân tích thấu đáo về tình trạng giới thiệu, tiếp nhận và bảo tồn văn hóa, nghệ thuật của những nước đang phát triển như Việt Nam - từng dẫn lời in trên TT&VH. Đầu tiên, vì tâm lý vị chủng tộc (ethnocentrism) mà xem văn hóa của mình cao hơn các dân tộc khác, nên thấy không cần thiết phải tiếp nhận, sẻ chia. Kế đến, vì tâm lý sính ngoại (xenocentrism) mà xem văn hóa của mình là thứ đáng bỏ đi, nên chỉ có “Tây mới hay, ngoại mới quý”. Và cuối cùng, do quá trình “McDonald’s hóa” mà những thứ có tính máy móc tự động, rập khuôn, hiệu năng cao, có thể dự đoán trước kết quả... là đáng xài, nó thủ tiêu dần sự đa dạng và dị biệt văn hóa, thủ tiêu sự sáng tạo riêng lẻ.

Từ phân tích trên cho chúng ta thấy rằng các hành vi tiếp nhận và tiêu xài không đơn thuần là biểu hiện của thói quen, mà còn do quan niệm, thậm chí triết lý sống. Ngày càng có nhiều độc giả người Việt tìm mua những bản dịch tiếng Anh của văn học Việt Nam. Trong tháng 12/2013, tại một, hai nhà sách cá biệt ở TP.HCM, có tuần, bản tiếng Anh của Nỗi buồn chiến tranh (Sorrow Of War), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Last Night I Dreamed Of Peace)... còn bán chạy hơn cả nguyên tác tiếng Việt!


Không chỉ nhập bán, hệ thống Art Book còn tiên phong trong việc mua bản quyền in lại các quyển Dumb Luck (Số đỏ), Lục xì của Vũ Trọng Phụng, The General Retires (Tướng về hưu) của Nguyễn Huy Thiệp, A Time Far Past (Thời xa vắng) của Lê Lựu... để bán cho thị trường nội địa. Họ đang khá hứng thú với kế hoạch này, nên đang gia tăng tìm kiếm bản thảo, tổ chức bản thảo, để tương lai gần, họ sẽ có nhiều đầu sách. Họ cũng hướng đến những tác giả đã có bản dịch như Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thân... và cả những tác giả Việt kiều, gốc Việt có tác phẩm giá trị để xin phép nhập và tái bản.

Nhiều câu nói nghe có vẻ chói tai đã vang lên trong vài nhà sách, kiểu như: “Tui bây giờ chỉ thích đọc sách tiếng Anh thôi”, “Văn học Việt đọc bằng tiếng Anh vẫn thấy khoái hơn”... Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều. Bởi suy cho cùng, quyền đọc và chọn đọc là thứ rất căn bản của mỗi người, cần phải được tôn trọng. Nhưng dù lý do là gì đi nữa thì không thể phủ nhận được thực tế rằng số độc giả này đang ngày càng nhiều lên. Theo khảo sát chớp nhoáng tại một cửa hàng của Art Book trên đường Đồng Khởi (TP.HCM), hiện nay bản Lục xì (trong tiếng Anh để nguyên văn như vậy) của Vũ Trọng Phụng đang được nhiều độc giả người Việt tìm đọc, có tuần họ bán được hơn 150 quyển.

Sở dĩ có sự thay đổi tâm thế này, vì đây là hệ quả của hơn một thế kỷ “đem chuông” văn học Việt đánh rải rác trong các thứ tiếng, nay tiếng chuông ấy mới vọng về. Đầu thế kỷ 20 là tiếng Pháp, giữa thế kỷ 20 là tiếng Nga, gần đây là tiếng Anh, tiếng Pháp và vài thứ tiếng khác như Nhật, Đức, Trung Quốc, Hàn, Thái Lan... Trong một vài năm qua, nỗ lực của những cá nhân như Peter Zinoman, Đoàn Cầm Thi, Đinh Linh, Nguyễn Đỗ... trong việc chuyển ngữ và giới thiệu văn học Việt Nam ra tiếng Anh, tiếng Pháp đã thực sự có kết quả. Với uy tín và thẩm quyền riêng về văn học, họ không những chỉ cho quốc tế thấy rằng văn học Việt cũng không đến nỗi nào, mà còn tìm được sự đồng điệu trong việc mở hướng nghiên cứu, dịch thuật mới.

Nếu nhà thơ Đinh Linh giới thiệu được nhiều nhà thơ cách tân tiêu biểu như Thanh Tâm Tuyền, Phùng Cung, Trần Vàng Sao, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Quốc Chánh, Đỗ Kh., Trần Tiến Dũng, Inrasara, Trần Wũ Khang, Ngu Yên, Phan Nhiên Hạo, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Phan Bá Thọ, Miên Đáng, Lynh Bacardi... thì nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi giới thiệu được những nhà văn cách tân như Thuận, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Vũ Đình Giang, Nguyễn Danh Lam... và còn 5-7 tác giả khác nữa.

... đến thay đổi mỹ học


Người châu Âu thường dùng thành ngữ “dịch thuật là phản”, gốc từ Italy và nhà thờ, - dù châu lục này làm công việc dịch thuật từ rất sớm, rất nhiều và hiệu quả vào bậc nhất thế giới. Câu này cho thấy những nguy cơ và thách thức của việc dịch, đây là tầng nghĩa thấp nhất. Tầng nghĩa sâu hơn là mỗi nền ngôn ngữ có một bề dày văn minh và triết lý, gộp chung là mỹ học riêng, khó thể nào chuyển nguyên vẹn qua ngôn ngữ khác. Và cuối cùng, nghĩa then chốt nhất, vì những thứ xứng đáng chuyển dịch đều có giá trị, mà thời trước những ai sở hữu điều này cũng đồng nghĩa với quyền lực, lợi ích nên muốn độc quyền chân lý, ai chuyển dịch là làm phản. Không phải ngẫu nhiên mà những người như Martin Luther (1483-1546), Phan Khôi (1887-1959)... khi dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức mới, tiếng Việt mới, họ vừa bị quy vào phản đồ, vừa được tôn vinh là nhà cách mạng ngôn ngữ.

Nhìn một cách rốt ráo thì văn chương nói chung, văn chương cách tân và đặc biệt là thơ, thì khó mà dịch được. Thế nhưng không thể không dịch văn chương được, nên cuối cùng, bản dịch với nguyên tác không bao giờ là một, đọc mỗi bản cần một tâm thế và thước đo mỹ học riêng. Chính nhà văn Umberto Eco (người am tường nhiều ngôn ngữ) bằng nghiên cứu chuyên sâu đã kế thừa để kết luận rằng: dịch là quá trình thương lượng giữa hai nền văn hóa. Trong cuốn Mouse Or Rat?, Umberto Eco “đau khổ” khi thấy tác phẩm của mình được dịch ra một ngôn ngữ khác mà mình cũng biết, mà không như ý mình. Cho nên những Số đỏ, Lục xì, Thời xa vắng, Tướng về hưu, Cơ hội của Chúa... dù có được những dịch giả tuyệt vời đảm trách, thì khoảng cách vẫn luôn hiện diện. Hay như Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch ra cả chục thứ tiếng, mà chính yếu dịch từ bản tiếng Anh, thì khoảng cách ấy lại càng xa. Vì vậy mà, những người Việt biết thông thạo hai ngôn ngữ khi quyết định chọn bản dịch để đến với văn học Việt, không chỉ vì sính ngoại, mà họ muốn vượt qua khoảng cách và thay đổi cả tâm thế, mỹ học tiếp nhận.

Sự thay đổi tâm thế gợi cho chúng ta nghĩ về cột mốc dịch thuật của nước Nhật hồi thập niên 1850, dưới thời Tokugawa, người lập ra Trường học tập phương Tây (Yogakko) năm 1855 để dạy ngoại giao và thông dịch viên. Chính ngôi trường này đã góp phần to lớn vào việc canh tân đất nước, mà lớn hơn nữa là canh tân tư duy, ngôn ngữ, đưa nền văn học Nhật ra thế giới, vì vậy mà ngày nay họ có vô số bậc thầy, vài thể loại văn học được thế giới ngưỡng mộ, ảnh hưởng.

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #42 on: February 08, 2014, 09:37 AM »
Logged
Bài này mình thấy khó hiểu. Người Việt đọc tác phẩm văn học Việt bằng tiếng nước ngoài, (phần lớn?) do người Việt dịch với mục đích gì? Nếu muốn tìm hiểu về người Việt, văn hóa Việt, xã hội Việt một thời sao không đọc bản gốc để dễ dàng cảm nhận. Nếu muốn biết về văn hóa, xã hội, con người các nước khác sao không đọc thẳng các tác phẩm của nước đó cũng bằng bản gốc nếu có khả năng.

Liên hệ với việc làm ngược đời này với việc dịch thuật của người Nhật Tokugawa e rằng khập khiễng. Người Nhật tổ chức dịch các tác phẩm kinh tế, triết học, kỹ thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật để học hỏi tinh hoa của nước ngoài chứ chưa thấy ai nói họ dịch các tài liệu tiếng Nhật sang tiếng nước ngoài cho người Nhật đọc là một phần (quan trọng) trong công tác dịch thuật giúp nước Nhật cường thịnh.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #43 on: February 08, 2014, 10:11 AM »
Logged
Sách này chắc chắn là dành cho mấy bạn Việt Nam không đọc được tiếng Việt,
nên phải đọc bằng tiếng Anh,
có thể mấy bạn là người nước ngoài... nhập quốc tịch Việt,
hay người Việt nhập... quốc tịch nước ngoài (hoặc đang sống như người nước ngoài, chờ ngày đổi quốc tịch),
nên mấy bạn đang cố gắng quên tiếng Việt.
Hoặc cũng có thể do tiếng Việt quá hay và phức tạp, bản thân mấy bạn Việt đọc hông hiểu, phải hiểu qua một ngôn ngữ khác.
I don't need no education.
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #44 on: February 08, 2014, 11:06 AM »
Logged
Bài này em thấy cái nhìn lạ lạ nên post lên đây cho anh em đọc, chứ thực ra chỉ thấy mỗi hiện tượng các nhà xuất bản đang in các bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Việt là bài viết phản ánh đúng. Cách làm này của NXB nghe có vẻ ngược đời, nhưng chắc họ cũng có cái lý của họ khi làm như vậy, họ nhắm đến những nhóm người đọc là người nước ngoài hay người Việt biết tiếng nước ngoài. NXB chạy theo doanh số, họ làm cái gì để bán được nhiều sách và thu về nhiều tiền, những lý tưởng cao sang xin để lại phía sau.
 
Còn nhiều điều khác trong bài viết mình chưa đồng ý. Bản thân mình không chấp nhận một bài viết mà tác giả chỉ tìm hiểu qua loa như thế này:

1. Trong tháng 12/2013, tại một, hai nhà sách cá biệt ở TP.HCM, có tuần, bản tiếng Anh của Nỗi buồn chiến tranh (Sorrow Of War), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Last Night I Dreamed Of Peace)... còn bán chạy hơn cả nguyên tác tiếng Việt!

2. Nhiều câu nói nghe có vẻ chói tai đã vang lên trong vài nhà sách, kiểu như: “Tui bây giờ chỉ thích đọc sách tiếng Anh thôi”, “Văn học Việt đọc bằng tiếng Anh vẫn thấy khoái hơn”... Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều.

3. Theo khảo sát chớp nhoáng tại một cửa hàng của Art Book trên đường Đồng Khởi (TP.HCM), hiện nay bản Lục xì (trong tiếng Anh để nguyên văn như vậy) của Vũ Trọng Phụng đang được nhiều độc giả người Việt tìm đọc, có tuần họ bán được hơn 150 quyển.

Chưa thể tìm hiểu qua loa như vậy hay dựa vào một hai hiện tượng đơn lẻ như vậy để kết luận cho một vài suy đoán nào đó. Cần phải đào sâu hơn nữa, hỏi cả người bán và người mua để xem họ nói gì chứ không chỉ nhìn bên ngoài và nghe sau lưng. May mà tác giải bài viết đã cài câu này: "Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều." Nhưng đã cài câu này thì xem ra bài viết chỉ viết để viết thôi.

Thời gian gần đây mình cũng hay tìm đọc các nguyên tác của các tác giả Âu - Mỹ (không phải sách Việt dịch ra tiếng Anh) thì với một vài mục đích thế này:

Thứ nhất là để học tiếng nước ngoài.

Thứ hai là đọc nguyên tác để  xem chính xác tác giả viết gì, so sánh với bản dịch tiếng Việt xem dịch có hay không.

Thứ ba là để đọc những đoạn mà khi xuất bản ở Việt Nam đã bị cắt mất hay dịch giảm tránh đi, nhất là những đoạn nhạy cảm liên quan đến văn hóa, tính dục và chính trị.

Thứ tư là để cho tủ sách hay cái đầu mình nó phong phú một chút.

Nếu đứng trước 2 cuốn sách, một là nguyên tác tiếng nước ngoài, hai là bản dịch tiếng Việt thì mình sẽ ưu tiên mua nguyên tác trước (nếu biết đọc cái thứ tiếng chết toi đó), có tiền thì mua cả hai. Đơn giản là đọc nguyên tác vừa đọc vừa dịch có cái khoái của nó. Ở đây không có gì gọi là sính ngoại hay dân tộc hẹp hòi như bài viết có nói đến.

Nếu một hôm nào đó có mua một cuốn sách Việt dịch ra tiếng nước ngoài thì có thể là vì muốn xem người ta dịch như thế nào một cuốn sách mình đã biết và đã thích, và để học tiếng nước ngoài. Còn nếu như ai đó người Việt đứng trước 2 cuốn sách, một là nguyên bản tiếng Việt, hai là bản dịch tiếng nước ngoài mà lại đi mua cuốn bản dịch tiếng nước ngoài đọc trước thì rõ là người đó có vấn đề. :clown:


« Last Edit: February 08, 2014, 11:12 AM by Pavelvnr »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #45 on: February 09, 2014, 08:34 PM »
Logged


CHÚA RUỒI


Có bao giờ bạn đặt nghi ngờ vào câu “nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra có bản tính lương thiện)? Tôi thì có. Không phải vì trót tin vào học thuyết “tính ác” của Tuân Tử, mà tôi tin Max rằng “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Môi trường xã hội, dù ít hay nhiều, cũng sẽ tác động vào biểu hiện ác hay thiện của một con người. Một lần đùa với cô bạn thân, tôi bảo, nếu có thể viết tiểu thuyết, tôi sẽ viết về những con người tưởng chừng như rất yêu thương nhau, khi lạc trên hoang đảo với cuộc đấu tranh sinh tồn, tình yêu thương, tính lương thiện sẽ có chỗ đứng hay không?

Và một ngày của năm 2010, tôi mới biết có một Chúa ruồi (Lord of the Flies) xuất bản năm 1954, đã giải đáp hộ tôi “nỗi ám ảnh” đó, tất nhiên là bằng suy tư của tác giả - William Golding, chủ nhân của Nobel văn chương năm 1983. Rốt cục, bản tính con người là Thiện như Khổng Tử tin hay Ác như Tuân Tử cả quyết? Không quan trọng, nó luôn là cuộc tranh cãi bất tận và mỗi người đều có lý lẽ cho riêng mình. Tôi thì tin rằng, con người, về bản chất, có kẻ thiện người ác, thậm chí thiện - ác tồn tại song song. Có những hoàn cảnh người ta rất dễ dàng làm người thiện, và ngược lại. Bản chất và sự bộc lộ là hai vấn đề.

Chúa ruồi mở màn như một câu chuyện phiêu lưu trẻ con, như Đảo Châu Báu. Chuyện về một nhóm trẻ con trên chuyên cơ rơi xuống một hòn đảo hoang, không còn người lớn. Bọn chúng phải sống sót đề chờ người lớn đến cứu. Chúng bắt đầu bằng việc chọn thủ lĩnh (Raph), những quy tắc luật lệ của một “xã hội” thu nhỏ. Và rồi thiên nhiên khắc nghiệt, một môi trường sống không sự kiểm soát mà chúng có thể tự do, thậm chí thay vai trò của “người lớn”, một nơi mà chúng có quyền tạo lập chứ không phải chỉ sinh ra, lắng nghe để sống… Tất cả đã buộc từng người bộc lộ cái tận cùng trong bản ngã của mình trước cuộc đấu tranh sinh tồn đó. Và trên hết, đó là sự thoái hóa của nền văn minh, khi cái phần “thú tính” của bản năng sơ khai vẫn chưa kịp chết hẳn sau ngàn năm, lại được dịp trỗi dậy khi gặp môi trường quá đỗi “hồng hoang” này... Tác giả không phán xét ai cả, nhưng tôi tin Raph và Piggy có bản tính tốt, vẫn giữ được sự ám ảnh của lương tâm khi bị đẩy đến giới hạn cuối cùng giữa Người - Thú.

Mặt ngoài của cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện phiêu lưu cũng khá hấp dẫn. Đó là những câu chuyện về cuộc sống ở đảo, giữ lửa và cầu cứu, săn bắn và vui chơi, chuyện chiến tranh của bọn trẻ. Nhưng Chúa ruồi không dừng lại ở đó và đó cũng không phải là mục đích thực sự của tác phẩm. Những người thích suy ngẫm có lẽ sẽ “mê” Chúa ruồi, bởi bàng bạc khắp truyện là những hình tượng đầy tính ẩn dụ và tượng trưng, gợi mở được nhiều suy tưởng của người đọc. Ví dụ như Raph là nhân vật tượng trưng cho tinh thần dân chủ, Jack tượng trưng cho sự độc tài chuyên chế, Piggy là nhân vật của trí tuệ, Roger là kẻ nổi loạn, hành động vẽ mặt của lũ trẻ do Jack cầm đầu tượng trưng cho sự buông thả nhân cách của con người… Đặc biệt là hình ảnh chủ đề của tác phẩm: Chúa ruồi. Chúa ruồi là cách cậu bé Simon nhìn về cái đầu heo do lũ Jack cắm trên cọc nhằm tế quỷ trên đảo, bị bầy ruồi nhặng bu chằng chịt. Chúa ruồi là cái Ác, tồn tại ở mỗi con người.

Kết chuyện, khi cái ác thắng thế và được kích thích thêm bằng máu, những trang viết càng trở nên kinh khủng và nghẹt thở. Cuối cùng, nhóm của Raph không còn ai, Piggy chết thương tâm, 2 thằng bé sinh đôi bị buộc phải theo nhóm hung hãn của Jack và chúng đốt cả khu rừng để đuổi giết cho bằng được Raph bởi cơn say máu. Lúc Raph tưởng chừng như bị giết, thì nhân vật người sĩ quan xuất hiện (éo le thay, chính nhờ hòn đảo bị đốt tan hoang mà tàu họ mới thấy khói), ông hỏi “chơi vui quá hả”. Tôi rất thích đoạn kết này, những câu đối đáp rất gợi mở mà thật cô đọng. Và nhất là trong giây phút lẽ ra phải “tố cáo tội ác” của lũ kia thì Raph chỉ bật khóc: “khóc than cho sự thơ ngây đã chết và lòng dạ đen tối của con người”.

Nhiều nhà phê bình bảo truyện kết thúc không có hậu, bởi lũ trẻ thoát khỏi cuộc chiến trên hoang đảo nhưng lại sa vào cuộc chiến tranh thực sự của người lớn trên đất liền (do bối cảnh ra đời, cuốn tiểu thuyết này được kết nối khá nhiều với ý tưởng chống chiến tranh). Cá nhân tôi thì thấy truyện không có hậu thật, đơn giản vì lũ trẻ đã phải sớm nhìn thấy và mãi mãi bị ám ảnh bởi sự ghê tởm của chính chúng, điều mà cuộc sống êm ấm trên đất liền sẽ che lấp hết. Sự ngây thơ của chúng cũng đã chết, chết cùng với những con heo bị săn, với Simon và Piggy. Bỏ lại hòn đảo hoang sau lưng, và mang theo Chúa ruồi.

Lâu rồi mới lại được đọc một cuốn sách đúng nghĩa.

sachhay.org

I don't need no education.
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline The_Lover

  • Hòa hao Đang dẫm
  • *
  • Juventini
  • Posts: 864
  • Joined: Mar 2010
  • Thanked: 107
  • Thanks: 78
« Reply #46 on: February 09, 2014, 10:22 PM »
Logged
Cái vụ kết tiểu thuyết tiếng Việt dịch ra tiếng Anh hơn là nguyên tác nghe nó hơi bị khắm nhỉ?
Mình mà nghe thấy đứa nào ngoài tiệm sách phát biểu mấy câu như trên chắc cầm dép đáp vào mặt chúng nó.
Người viết bài trên cũng rõ là vớ vẩn, chả ra làm sao.
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà khiến con người sinh tử tương hứa...???

Offline The_Lover

  • Hòa hao Đang dẫm
  • *
  • Juventini
  • Posts: 864
  • Joined: Mar 2010
  • Thanked: 107
  • Thanks: 78
« Reply #47 on: February 09, 2014, 10:25 PM »
Logged
Exit xem có quyển nào mà ngồi ban công cafe và đọc cùng gái cho lãng mạn không? Mỏng mỏng thôi  :hee_hee:
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà khiến con người sinh tử tương hứa...???

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #48 on: February 09, 2014, 11:14 PM »
Logged
Exit xem có quyển nào mà ngồi ban công cafe và đọc cùng gái cho lãng mạn không? Mỏng mỏng thôi  :hee_hee:

I don't need no education.

Offline Laoai_Delpiero

  • *
  • JFC Star
  • Posts: 2,427
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 200
  • Thanks: 79
  • Gender: Male
  • Tiền ko có làm cái gì cũng khó
« Reply #49 on: February 09, 2014, 11:52 PM »
Logged
 Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
Rượu ngon,bạn hiền,nửa chén cũng thiếu
Không hợp,tri kỉ,nửa câu cũng thừa.

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #50 on: February 10, 2014, 12:15 AM »
Logged
Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
Thôi xin xin, chắc cũng chỉ vì cái mở đầu của cái bài Exit vừa post, mình cũng chả (muốn) hiểu. Không nuốt trôi được cái kiểu dẫn chuyện bằng dăm ba loại triết tàu cộng với liên hệ Marx Engels các kiểu.

Nhưng mà sẽ đọc cuốn này nếu thấy :p
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #51 on: February 10, 2014, 08:55 AM »
Logged
Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
Đề xuất tặng một quyển cho chủ tịch mới.

@anh Pavelvnr: nghe nói cuốn sách này đang cứu vãn các cuộc hôn nhân, làm giảm tỉ lệ li dị trên thế giới đó anh!  :devil:
I don't need no education.

Offline The_Lover

  • Hòa hao Đang dẫm
  • *
  • Juventini
  • Posts: 864
  • Joined: Mar 2010
  • Thanked: 107
  • Thanks: 78
« Reply #52 on: February 10, 2014, 02:52 PM »
Logged
Quyển "50 sắc thái" này mua tặng gái được chứ hả? Có 3 phần sao mày chọn cho anh phần 2?
Nhỏ trong truyện này giống nhỏ ngoài đời, lúc nào cũng đuổi anh đi rồi lại không từ chối được  ;))
Đọc cùng nhau thì có khi lại giải phóng cho nhau quá  :hee_hee:
« Last Edit: February 10, 2014, 02:56 PM by The_Lover »
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà khiến con người sinh tử tương hứa...???

Offline The_Lover

  • Hòa hao Đang dẫm
  • *
  • Juventini
  • Posts: 864
  • Joined: Mar 2010
  • Thanked: 107
  • Thanks: 78
« Reply #53 on: February 10, 2014, 09:26 PM »
Logged
Hồi chiều mò vào mấy trang đầu đọc mà toát mồ hôi, thằng Christian này giống thái độ của mình thế không biết.
Sách này mà đưa con kia đọc nghi nó bảo mình bắt chước quá  :at_wits_end:
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà khiến con người sinh tử tương hứa...???

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #54 on: February 12, 2014, 09:51 PM »
Logged
Nói chung chú muốn theo chủ nghĩa hiện thực hay siêu hình?
Muốn bạn gái đọc mà phải còn suy nghĩ thì anh đề cử chú tìm tập thơ "Lá Hoa Cồn" của Bùi Giáng vậy.

Mồi trước cho chú một bài của tập thơ này nhé.


Trẫm ghé thăm
   
Trẫm ghé thăm em
Một bận này
Mai sau Trẫm sẽ
Nhớ hôm nay
Một lần Trẫm ghé
Thăm em thế
Suốt một bình sinh
Trẫm nhớ hoài

Em mở hai hàng
Cỏ mọc ra
Trẫm nhìn thơ mộng
Cỏ chan hòa
Um tùm một cõi
Hương lồng lộng
Phơ phất tà xiêm
Phe phẩy hoa

BG.
I don't need no education.

Offline The_Lover

  • Hòa hao Đang dẫm
  • *
  • Juventini
  • Posts: 864
  • Joined: Mar 2010
  • Thanked: 107
  • Thanks: 78
« Reply #55 on: February 12, 2014, 10:49 PM »
Logged
Thơ này thì để lúc nghỉ giải lao mới xài được  :hee_hee:
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà khiến con người sinh tử tương hứa...???

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #56 on: April 04, 2014, 01:17 PM »
Logged
Bộ VH-TT-DL, Cục Xuất bản, Vụ Thư viện, Thư viện quốc gia và các bên liên quan đang chuẩn bị cho Ngày sách Việt Nam đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Dự kiến ngày 21.4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) sẽ tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam.


Nhiều độc giả háo hức tới Hội sách TP.HCM lần 8 - Ảnh: Ngọc Bi

Nội dung hoạt động tại Ngày sách Việt Nam gồm: triển lãm, giao lưu tác giả - tác phẩm, hội chợ sách, giới thiệu những cuốn sách hay được xuất bản trong năm, trình diễn thơ, văn xuôi, chương trình giao lưu, tọa đàm, kể chuyện theo sách, quyên góp sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Phố Tràng Tiền đang được đại diện Sở TT-TT Hà Nội trình UBND TP.Hà Nội chọn làm Phố sách. Tại các địa phương, Ngày sách Việt Nam, Phố sách và Tuần lễ sách cũng sẽ được tổ chức và thực hiện. Dịp này, Bộ TT-TT phát động cuộc thi sáng tác logo, hình ảnh biểu tượng cho Ngày sách Việt Nam.

(Thanh Niên)
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #57 on: April 04, 2014, 01:24 PM »
Logged
Tại Hội sách TP.HCM lần thứ 8 vừa qua, độc giả không mấy khó khăn khi bắt gặp những cuốn sách có tên gọi hay chủ đề Sài Gòn, bởi trong mấy năm qua, đã có cả hàng trăm đầu sách như vậy được xuất bản, mặc dù không có một sự kiện rầm rộ như Sài Gòn 300 năm…

Trong lời ngỏ của cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố Nhà xuất bản Hội Nhà văn & Phương Nam Book 2013), Phạm Công Luận cảm thán: “Ở Sài Gòn lâu năm, dễ thấy khi người ta vỗ ngực xưng tên, có thể tự hào mình là “dân Cầu Muối”, “dân khu Mả Lạng”, “dân hẻm Cây Điệp”, “dân chơi Cầu Ba Cẳng”, hay “dân Xóm Mới”, “dân Thủ Thiêm”… Không mấy ai xưng mình là “dân Sài Gòn” như một niềm tự hào, như một thứ giá trị. Người lục tỉnh khi nói về Sài Gòn, cũng chỉ gọi là “thành phố”: đi thành phố, về thành phố… Và ai đó lìa bỏ quê nhà để lên Sài Gòn sống, khi quay về cố hương có thể bị, hay được gọi là dân “Sè Ghềnh” rồi. Thực ra, cũng không có gì là quan trọng! Nên có chút bất ngờ khi giá trị “người Sài Gòn” bây giờ càng lúc càng được bàn luận và đề cao nhiều như vậy, chẳng khác gì các niềm tự hào khác, như người Hà Nội, người cố đô…”.

Bất ngờ thật!

Vừa trẻ trung vừa lâu đời


Nếu nhìn Sài Gòn (TP. HCM) với ký ức từ dân nhập cư thì thành phố này quá trẻ trung, mới mẻ. Còn nếu nhìn với ký ức hơn 310 năm (kể từ 1698) thì thành phố này không còn trẻ nữa. Nhưng nhìn xa hơn, từ thế kỷ 5, Sài Gòn - Gia Định chính là hai nước: Thù Nại và Bà Lị (tên phiên âm). Sau đó bị nước Phù Nam thôn tính, để bước sang thế kỷ thứ 6, Phù Nam lại bị thôn tính, tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên. Nước này chia Sài Gòn - Gia Định thành hai khu vực, miền khô gọi là Lục Chân Lạp, miền trũng nước gọi là Thủy Chân Lạp.

“Đây là vùng đất hoàn toàn không “mới” như chúng ta vẫn nói, vẫn nghĩ. Ở đây có một hệ thống di tích khảo cổ niên đại từ 3.000 năm trước đến ngày nay. Đặc biệt những di tích tiền sử phân bố trong hệ sinh thái ngập mặn ở ven biển Đông Nam Bộ, những di tích kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ những thế kỷ đầu Công nguyên... rất tiêu biểu cho tiến trình lịch sử vùng đất này”, Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu nhận định.


Trong sách Sài Gòn năm xưa (xuất bản năm 1960), chương thứ 8, Vương Hồng Sển có đoạn mô tả: “Đầu thế kỷ 20, ra khỏi Sài Gòn hai mươi cây số đã là xa xôi lắm. Tha hồ săn bắn: heo rừng, nai, cà tong... Xa chút nữa thì trâu rừng, cọp, voi... không thiếu gì. Hoàng tử Henri d’Orléans dòng dõi vua Henri IV, thái tử xứ Đan Mạch Waldemar và công tước Duc De Montpensier đua nhau thường năm dứt mùa mưa lối tháng mười ta là có mặt tại Sài Gòn, lấy sự săn bắn thú dữ làm món tiêu khiển phong lưu. Công tước Duc De Montpensier xài tiền như nước, mua nhà hàng Continental tặng cho cô nhơn tình là bá tước Comtesse de B.”.

Cũng theo Vương Hồng Sển: “Xe tự động (ô-tô) sơ khởi là xe hiệu Peugeot, Panhard, Delage, muốn chạy phải đốt cho máy nó nóng!!! Mui vải bố có dây da kéo chằng chịt ra trước ra sau, cửa xe thì không có... Những người có xe ô-tô buổi đầu toàn những cự phú và các Lang Sa sang trọng, trong số có ông Lê Phát An là một. Năm 1923, xe chánh phủ chỉ có độ một trăm chiếc, ghi số từ C-1 đến C-100, chiếc Delage C-100 của Thống đốc Nam Kỳ là “chiến” nhứt hạng”.

“Chẳng hạn, ở Sài Gòn, 146 năm trước, me là cây đầu tiên được người Pháp mang trồng ở hai bên đường. Hầu hết các con đường trên địa bàn thành phố đều có bóng me; me đã là nhạc, là thơ, là hơi thở của người dân xứ này! Đến Sài Gòn mà được tản bộ trên con đường mang tên Lá Me Bay và giơ tay bắt những lá me chao trong gió, nếm vị rôn rốt của trái me thì thật là ấn tượng đặc biệt. Ai biết ở Sài Gòn, từ giữa tháng 5, trái dầu rái bứt khỏi cành, tạo thành những chiếc chong chóng xoay tít khắp phố phường để mơ về một con đường mang tên Dầu Rái?”, dẫn theo Hàn Mai Tự trong Gọi tên là biết Sài Gòn.

Tất cả những điều vừa đề cập ở trên, độc giả đều có thể tìm thấy lại trong các sách về Sài Gòn có mặt trong Hội sách TP.HCM năm nay. Có những sách của “người xưa” được tái bản, có những sách của người mới vừa in. Qua các sách này, Sài Gòn hiện ra không chỉ bằng vẻ xô bồ, xa hoa, nhộn nhịp, kim tiền…, mà còn cả sự lắng đọng, thanh lịch, trọng nghĩa khinh tài, có trước có sau.

Một dịp để sưu tập

Với những người mới bắt đầu công việc sưu tập, việc tìm một chủ đề để theo đuổi vốn không dễ dàng gì. Nhìn một lượt Hội sách TP.HCM lần này, sách chủ đề Sài Gòn là một gợi ý lý thú, có thể giúp người chơi tránh được sự phung phí về thời gian và tài lực, dễ tập trung và chuyên sâu hơn.

Bản thân các sách như Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển, hay Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn của Sơn Nam đã có nhiều lần in, nếu sưu tập thì cũng cần tìm lại cho đủ các bản. Rồi qua những sách như Chuyện tình nghệ sĩ của Hà Đình Nguyên, Sài Gòn chuyện đời của phố của Phạm Công Luận, Mặc khách Sài Gòn của Tô Kiều Ngân, Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi của Hiền Hòa…, người chơi sách gặp lại bao nhiêu chân dung Sài Gòn ngày trước và bây giờ, mà kèm theo là những sách của họ, hoặc viết về họ - ấy cũng là chỉ dẫn để sưu tầm. Rồi những cái tên có thể vừa quen vừa lạ với độc giả trẻ ngày nay, nào Nguyễn Vỹ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Lê Thương, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Nguyên Sa…; nào Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly, Châu Kỳ... Có khi là việc Phạm Thiên Thư đưa người đẹp Hoàng Thị Ngọ vào thơ; có khi là Bùi Giáng yêu đơn phương nghệ sĩ Kim Cương… Có khi vừa “mơ màng vừa cụ thể như việc Phạm Công Luận “luận” về phong thái Sài Gòn qua: phương Đông trên chiếc đĩa Tây, tác giả bức tranh Bình Ngô đại cáo, xe điện Sài Gòn, giai nhân một thuở, nhà sách ở đường Sabourain, bến xe thổ mộ, nhà cổ ven đường, con đường ký ức, bìa báo Xuân xưa, nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn, xóm ngụ cư…

Sài Gòn có khi chỉ là những ngày tháng mưu sinh nhọc nhằn của nhà văn Sơn Nam; là bà bán hột vịt lộn ở khu Đề Thám (trong Sài Gòn chuyện đời của phố). Có khi là đời buồn của một ca sĩ phòng trà, là chuyện một nhà thơ lạc thời (trong Mặc khách Sài Gòn). Có khi chỉ là cuộc dạo bước ngang qua của một nữ điêu khắc vĩ đại, hay cái chết của một nhà sưu tập nghệ thuật trẻ tuổi (trong Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi). Có khi là những nghĩa hiệp giang hồ, những cái bang đâm chém (trong Giang hồ Sài Gòn). Có khi chỉ là tuyển tập các ca khúc về Sài Gòn (trong Sài Gòn tôi yêu). Có khi là một trải nghiệm sâu sắc về một cuộc chia ly, vượt thoát, dằn vặt (trong Thang máy Sài Gòn)…

Có thể lấy lời cảm nhận của nhà văn Đặng Nguyễn Đông Vy để nhìn về Sài Gòn qua những trang sách: “Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần cao nhất nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt, nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần”.

Quote
Đa diện Sài Gòn

Sách có tính “tạp văn, tản văn”: Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi, Sài Gòn chuyện đời của phố, Mặc khách Sài Gòn, Sài Gòn úm ba la, Sài Gòn sau màn bụi, Ve vãn Sài Gòn, Chuyện nhỏ Sài Gòn, Mùa Hè năm Petrus, Vespa du ký - Từ Roma đến Sài Gòn, Ăn vặt Sài Gòn, Hẻm phố thông ra thế giới, Ngon vì nhớ, Những câu chuyện Sài Gòn, Sài Gòn yên và yêu, Không gian tiệm nước, Tìm nhau giữa Sài Gòn, Chuyện tình nghệ sĩ, Giang hồ Sài Gòn…

Sách có tính “hư cấu, sáng tác”: Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết), Sài Gòn tôi yêu (75 ca khúc đặc sắc), Sài Gòn đẹp lắm (sách ảnh), Bởi Sài Gòn nhiều nắng (truyện ngắn), Sài Gòn ngày ấy bây giờ (hợp tuyển), Người tình Sài Gòn (tiểu thuyết), Ở trọ Sài Gòn (truyện dài), Thơ tình với Sài Gòn (thơ)…

Sách nghiên cứu: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn tạp pín lù, Đất Gia Định - Bến Nghe xưa và người Sài Gòn, Sài Gòn xưa, Hạ tầng đô thị Sài Gòn, Khám lớn Sài Gòn, Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975, Mỹ thuật ở Sài Gòn - TP.HCM, Tuổi trẻ Sài Gòn Mậu Thân 1968, Nam Bộ xưa & nay, Tiếng Sài Gòn…
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #58 on: April 14, 2014, 04:09 PM »
Logged
Chuyện ít người biết về 'Mặc khách Sài Gòn'



NXB Hồng Đức và Nhã Nam vừa ấn hành tập sách Mặc khách Sài Gòn của Tô Kiều Ngân. Cuốn sách cung cấp cho người yêu văn nghệ chân dung và sự nghiệp của 15 gương mặt văn nhân, thi sĩ một thời.

Tác giả Mặc khách Sài Gòn sinh năm 1926 tại Huế, mất năm 2012. Ông viết văn, làm thơ, thổi sáo, ngâm thơ nổi tiếng tại miền Nam những năm 1950 – 1970. Trong thời gian hoạt động nghệ thuật, Tô Kiều Ngân đã chơi thân với nhiều văn nghệ sĩ. Mặc khách Sài Gòn như một loại hồi ký viết về những người nổi tiếng trong giới văn nghệ miền Nam trước 1975.

Người yêu văn chương có thể gặp lại những tên tuổi trong cuốn sách này, như: Nguyễn Vỹ, Lê Thương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Mai Thảo, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tô Thùy Yên, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Phạm Thiên Thư. Nhắc đến những tên tuổi vừa nêu, hẳn người đọc sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm tiêu biểu của họ đã vượt qua sự sàng lọc của thời gian.

Tuy nhiên, Mặc khách Sài Gòn còn cung cấp thêm nhiều thông tin ít người biết về những “mặc khách” từng vắt tim óc cho ra những tác phẩm bất hủ. Ví dụ về Nguyễn Vỹ, nhiều người biết ông qua thơ: “Bây giờ thời thế vẫn thấy khó. Nhà văn An Nam khổ như chó – Gửi Trương Tửu”; hoặc tiểu thuyết Tuấn, chàng trai nước Việt… Nhưng ít người biết Nguyễn Vỹ là một nhà báo dấn thân và sự nghiệp của ông không thua bất kỳ một tác gia nào.

Người dắt Nguyễn Vỹ vào làng báo chính là cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh đã phát hiện và kêu Nguyễn Vỹ viết cho báo Tiếng dân lừng danh một thuở khi Vỹ mới mười sáu tuổi. Năm 1937, Nguyễn Vỹ ra tờ báo in song ngữ Việt – Pháp có tên Bạch Nga, in nhiều bài đả kích thực dân Pháp. Kết cục sau một năm, báo Bạch Nga bị đóng cửa và Nguyễn Vỹ thì ngồi tù. Nhà thơ viết về cảnh tù tội của mình: “Trăng với chó tự do ngoài sân ngục/ Tôi bị giam sau bốn bức tường cao”. Sang thời phát xít Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương, Nguyễn Vỹ lại làm báo, viết sách chống phát xít. Kết cuộc là ông lại tiếp tục ngồi tù. Cho đến khi qua đời vào năm 1971 do tai nạn giao thông trên tuyến đường Sài Gòn - Tiền Giang, Nguyễn Vỹ bị phiền hà rất nhiều do ông làm báo chống chính quyền đương thời.

Nhiều người biết nhà thơ Đinh Hùng với nhiều câu thơ in sâu vào trí nhớ, nhưng ai là người phát hiện ra nhà thơ này? Mặc khách Sài Gòn trong bài viết Trời cuối Thu rồi, em ở đâu?, cho biết: “Theo lời Đinh Hùng kể thì hồi mới bắt đầu làm thơ, làm được bài nào anh cũng đưa nhà thơ Thế Lữ đọc và cho ý kiến. Nhưng lần nào Thế Lữ cũng lắc đầu. Mãi đến khi Đinh Hùng đưa ra bài Kỳ nữ, Thế Lữ mới vui vẻ gật đầu, lại khuyến khích nhà thơ trẻ hãy khai thác thế giới sơ khai. Và chính Thế Lữ đã mượn của Đinh Hùng trọn vẹn bài Kỳ nữ in vào truyện Trại Bồ Tùng Linh, khiến cho cái tên Đinh Hùng nổi bật lên từ đó”.

Những thông tin trên về Nguyễn Vỹ, Đinh Hùng và các “mặc khách Sài Gòn” sẽ là nguồn tư liệu quý được viết bởi chứng nhân Tô Kiều Ngân.

TRẠC TUYỀN
Thể thao & Văn hóa
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #59 on: January 02, 2015, 04:06 PM »
Logged
Ra mắt tiểu thuyết Thái Lan kinh điển 'Đằng sau bức tranh'


(Thethaovanhoa.vn) - “Ta chết mà không có được người yêu ta. Nhưng cũng mãn nguyện vì đã tìm được người ta yêu” của nhân vật chính trong sách từng là tuyên ngôn sống của những người thất tình, cô đơn ở Thái Lan. Đằng sau bức tranh là tiểu thuyết đã ăn sâu vào trái tim của nhiều thế hệ độc giả Thái Lan của nhà văn lớn Sri Boorapha. Cuốn sách là câu chuyện tình đẹp nhất và buồn giữa công nương Kirati và chàng trai trẻ Nopporn, hai con người chênh lệch về tuổi tác đến địa vị. Một tình yêu đậm sâu và khắc ghi trong tim.

Tác phẩm ra mắt năm 1936, đã 2 lần được dựng phim và một lần dựng kịch. Bản tiếng Việt Đằng sau bức tranh do Quỳnh Trang dịch, Quảng Văn và NXB Văn học ấn hành.

Hạ Huyền

Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.