Author Topic: Giúp tôi viết bài về tiêu cực trong học đường  (Read 5525 times)

Description:

Offline phươngthuỳ

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 186
  • Joined: Jul 2006
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« on: September 30, 2006, 07:18 PM »
Logged
Đề bài tôi phải hoàn thành là viết về tiêu cực trong thi cử.Tôi rất giỏi bịa nhưng đụng kề đề tài nhạy cảm này thì thấy oải quá .Viết cái gì chẳng nhẽ viết là khi bạn vào một ngôi trường danh tiếng điều đầu tiên ông dạy toán bảo mỗi trò nộp 5000 tiền công thầy chấm bài thì thầy ko bắt làm bài kiểm tra nữa ,hay viết là mỗi khi thi học kỳ môn toán tôi lại giở phao ra chép điểm rõ cao mà trong đầu chẳng có chữ gì.Cũng có thể tôi sẽ viết về một bà dạy văn đi tranh cãi tiền thuê nhà với một đứa học sinh .Hay là một ông dạy Lý 2 đứa ngồi cạnh bài y xì nhau đứa đi học thêm thì 9 đứa ko đi thì 5.hĩ bạn nào có năng khiếu viết hộ tôi cái.Thanks nhiều

Offline Pachenka

  • *
  • Youngster
  • Posts: 37
  • Joined: Mar 2005
  • Thanked: 7
  • Thanks: 6
« Reply #1 on: October 01, 2006, 12:24 AM »
Logged
Quote from: phươngthuỳ
Đề bài tôi phải hoàn thành là viết về tiêu cực trong thi cử.Tôi rất giỏi bịa nhưng đụng kề đề tài nhạy cảm này thì thấy oải quá .Viết cái gì chẳng nhẽ viết là khi bạn vào một ngôi trường danh tiếng điều đầu tiên ông dạy toán bảo mỗi trò nộp 5000 tiền công thầy chấm bài thì thầy ko bắt làm bài kiểm tra nữa ,hay viết là mỗi khi thi học kỳ môn toán tôi lại giở phao ra chép điểm rõ cao mà trong đầu chẳng có chữ gì.Cũng có thể tôi sẽ viết về một bà dạy văn đi tranh cãi tiền thuê nhà với một đứa học sinh .Hay là một ông dạy Lý 2 đứa ngồi cạnh bài y xì nhau đứa đi học thêm thì 9 đứa ko đi thì 5.hĩ bạn nào có năng khiếu viết hộ tôi cái.Thanks nhiều

 Nhớ ngày nhỏ đi học ở trường làng, mỗi khi có kiểm tra môn tập viết thì cả lớp tôi tôi đều cặm cụi ngồi viết. Những bài làm ở lớp có đề thường na ná giống nhau như: "em hãy tả/kể về trường em, lớp em, bạn em, một cây có ích ở nhà em, vườn nhà em, một con vật của nhà em. Tất nhiên là trước đó cô giáo đã hướng dẫn cho bao nhiêu lần, rằng kể cái gì, từ đâu, như thế nào v..v... Rồi khi chúng tôi nộp bài, gần như tất cả các bài cũng na ná giống nhau.

 Tôi dám chắc rằng thế hệ học sinh 8x ở nông thôn/nửa thành thị đều không thể nào quên những câu văn kiểu như: "nhà em có một con chó, lông nó màu vàng"; "trường em mái ngói đỏ tươi đứng bên đồi bạch đàn"; "ngày nay ngồi trên ghế nhà trường, chúng em tự nhủ phải chăm ngoan học giỏi". v v và v v. Đó là những kỷ niệm nhưng cũng là những vết thương mãi cắn vào tâm hồn của những đứa trẻ lớn lên giữa những khuôn phép, những ý nghĩ & hành động được sắp xếp sẵn của người lớn.  Đó là một thế hệ kém tư duy tự nhiên, kém sáng tạo & ỷ lại.

Ngày nhỏ tôi thực sự cảm thấy rất bất ngờ lúc xem phim "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" của Michael London. Bất ngờ và thú vị bởi tôi thấy cách học của trẻ con Mỹ khác hẳn VN. Rất nhiều lần thầy giáo ra một chủ đề (hoặc để học sinh tự chọn chủ đề tùy ý thích), mà chưa có một lần thảo luận về chủ đề đó. Học sinh nộp bài/đọc trước lớp xong mới có những nhận xét, đánh giá. Những chủ đề mà thầy cô đưa ra rất lý thú mà cả đời học sinh tôi chỉ được trải qua đúng 2 lần. Một lần cô giáo đưa chủ đề quá lạ: "em hãy viết thư cho một ở xa (dù tôi có bạn nào đâu, tôi tập tưởng tượng nói láo từ ngày ấy), hỏi thăm & kể về những kỷ niệm chung". Một lần chính tôi nghĩ ra chủ đề và gợi ý cô giáo. Quá ít phải không, vì chỉ toàn là "em hãy kể về trường của em". (đứa nào mà không có mái ngói đỏ tươi coi như vứt, mà trường tôi mưa một cái thì dột khắp nơi).

Tôi hơi bất ngờ vì bây giờ còn thấy một học sinh nhờ viết giùm một bài văn như Thùy, có lẽ cách học của chúng ta vẫn như thế. Nhưng Thùy ạ, em cứ tự tin mà viết, viết bất cứ thứ gì em thấy nên viết & bất cứ thứ gì em nghĩ. Những bài văn/luận như thế sẽ khiến em cảm thấy hứng thú & đáng kể. Nếu như một người nào viết giúp (hoặc gợi ý các chi tiết), thì bài văn/luận ấy chẳng có nghĩa lý gì cả. Mười năm sau, có thể em sẽ trách rằng tại sao ngày xưa người ta lại nghĩ & dạy như thế để sinh ra một con người thụ động, ỷ lại & kém sáng tạo. Ít ra thì bây giờ nhiều khi tôi cũng đã nghĩ như vậy, một kinh nghiệm chỉ có thể đánh đổi bằng chính tuổi học sinh.  

- edit tên Michael London chút
- p/s Thùy: anh có nói em thiếu tự tin đâu. Anh nói là em hãy "tự tin viết những điều em biết, em nghĩ" cơ mà. Quan trọng là bài viết đó do chính em viết, chính em nghĩ chứ không phải ai hướng dẫn cả.
« Last Edit: October 01, 2006, 06:36 PM by Pachenka »
From what I knew before, some things are worth fighting for

Offline phươngthuỳ

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 186
  • Joined: Jul 2006
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #2 on: October 01, 2006, 07:34 AM »
Logged
Vấn đề là ko phải em ko tự tin ,em có thể viết nhưng viết với một tinh thần quá khích phê phán những người sắp đọc cái bài của mình gây 1 ấn tượng xấu là ko hay. Thế nên mới nhờ ai viết nhẹ tay được thì cứ viết hộ

Offline tiamo

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,591
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 1
  • Gender: Male
« Reply #3 on: October 01, 2006, 05:01 PM »
Logged

 Mỗi chúng ta đều trải qua những năm tháng là học sinh, đi học mẫu giáo , cấp 1 rồi lên ĐH hay cao hơn nữa với mục đích nâng cao trí thức , hiểu biết để phục vụ cho cuộc sống và đất nước. Chúng ta được dạy dỗ bởi những thầy cô đáng kính, những người mà chúng ta yêu quý như cha mẹ , có những người chúng ta sẽ nhớ mãi.Nhưng bên cạnh đó cũng có một mặt trái của nó đó chính là vấn đề tiêu cực trong thi cử. Vấn đề tiêu cực ở đây chúng ta nói đến là việc học sinh gian lận, quay bài trong các  bài kiểm tra , các bài thi và hiện tình trạng 1 số thầy cô nhận tiền của học sinh để cho điểm cao hay thấp.Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề quay cóp trong thi cử của học sinh.Khi nói đến việc quay cóp người ta sẽ nghĩ đó là những học sinh lười biếng , ham chơi, điều đó đúng nhưng chưa đủ vì có nhiều học sinh được coi là giỏi vẫn quay cóp 1 số môn nào đó.Vì sao ư? Vì nền giáo dục của chúng ta vẫn mang nặng tính tư suy cũ kĩ , vẫn kiểu thầy cô lôi giáo án hay sách ra đọc cho học sinh chép ==> nhiều học sinh cảm thấy chán nản và không phát huy được hết tư duy , khả năng sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó còn rất nhiều áp lực khiến học sinh quay cóp đó là áp lực từ gia đình, từ nhà trường đó là căn bệnh thành tích.Cha mẹ nào cho con đi học chả mong muốn con mình hơn bạn bè và nhà trường cũng muốn hơn trường khác. Và khi không cùng đường và không có cách nào cứu vớt để hơn bạn bè thì họ đành dùng đến tiêu cực. Và việc các giáo viên nhận tiền của học sinh.Đất nước ta là nước đang phát triển nhiều vùng nơi còn nghèo nàn nên đồng lương của giáo viên cũng không phải là cao và rồi lại có quy định không dạy thêm quá nhiều của Bộ Giáo Dục. Vậy họ sẽ lấy nguồn thu ở đâu? Tất cả cũng là cuộc sống miếng cơm manh ao, vì lo cho gia đình. Tuy nhiên tôi cũng không đồng tình với những tiêu cực đó và chúng ta cùng chống lại tiêu cực đó. Nhưng vấn đề đăt ra là chúng ta sẽ chống bằng cách nào?  Đầu tiên chúng ta phải chống tiêu cực ngay từ trong bản thân mình trước , các nhà lãnh đạo trách nhiệm đặt lên vai họ rất lên nên chúng ta cũng phải hiểu và thông cảm cho họ. Chúng ta hãy thôi cách ghen tị nhau , hằn học nhau, nói xấu chê bai lẫn nhau mà hãy hướng tới một thế giới hòa bình hữa nghị, mọi người học tập và làm việc tôn trọng nhau như thế tiêu cực ắt sẽ giảm đi rất nhiều.Vui mừng là đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực của Giáo Dục trong việc chống tiêu cực  .
YM:nguoixaytoam

Mobile: 0912714242


      ===================================

.......Dù cho sau này cuộc sống có ra sao và chúng ta có trở nên như thế nào thì anh vẫn mãi yêu em......

Offline phươngthuỳ

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 186
  • Joined: Jul 2006
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #4 on: October 01, 2006, 05:08 PM »
Logged
hix   cảm ơn anh tiamo nhìu lắm thế là tốt rồi .

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #5 on: October 03, 2006, 12:00 AM »
Logged
Hôm rồi có dịp đến 1 lớp học tình thương xã An Khánh Q2, 2 lớp học nhỏ xíu chỉ đủ chứa hơn 10 bộ bàn ghế. Cũng bảng đen phấn trắng, chỉ với 1 cô giáo cùng hơn 20 em nhỏ với đủ mọi lứa tuổi hằng ngày vẫn đến lớp ê a bài học. Qua lời cô giáo Hạnh kể lại, tôi được biết lớp học đã được hình thành gần 10 năm chỉ bởi chính tấm lòng của 1 cô giáo nghèo, đối tượng học là những em học sinh nghèo, không khai sanh, khg gia đình người thân. Vật lộn với mọi khó khăn để duy trì 1 lớp học tình thương gần 10 năm quả không phải là chuyện dễ dàng. Ai trong chúng ta cũng đều phải trãi qua thời gian cắp sách đến trường, chẳng ai muốn chọn lựa học trong 1 lớp học tồi tàn và lại càng khg muốn bị thất học... nhưng đối với những cảnh đời thiếu thốn như thế việc được học trong 1 lớp học tình thương như thế quả là một sự may mắn, một niềm hạnh phúc lớn lao cho các em.
Đọc báo chí thời gian gần đây, tôi khg thể tin được có người lại bỏ ra cả 1 khoản tiền quá lớn chỉ để "lót đường" cho con vào học những trường danh tiếng của tp... tiêu cực trong giáo dục hiện nay quá nhiều không còn gì để có thể phủ nhận, ai cũng biết nhưng ai cũng vì 1 lý do nào đó mà vẫn cứ tiếp tục "góp phần đào sâu" thêm những tiêu cực đó mà không biết phải làm sao để thay đổi.
Lớp học tình thương như trên chỉ là một trong hàng trăm lớp học tình thương khác trong đất nước VN này. Tiêu cực thì vẫn phải cần có thời gian để thay đổi nhưng những tấm lòng như cô giáo Hạnh vẫn làm chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về tinh thần đạo đức của những người cô, người thầy vẫn luôn tận tụy vì những mầm non tương lai của đất nước.

(Chút cảm nhận sau 1 chuyến đi)

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.