Author Topic: Câu chuyện kể Juventus - La storia della Juventus  (Read 38711 times)

Description:

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #40 on: June 16, 2011, 09:57 PM »
Logged
Các bác thông cảm, dạo này em lao lực quá. Hôm nay vừa phải nghỉ ốm xong. Đến cuối tháng 8 mới được giải lao.

Mình sẽ post dần khi có thời gian, chỉ cần đọc lại rồi sửa chữa chút xíu thôi. Các bác cứ bấm thanks + tín dụng jfclira (chưa có cái này nhỉ) cật lực cho em, không hay cũng bấm. :))
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Nguyen Hai Long

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,532
  • Joined: Jul 2010
  • Thanked: 42
  • Thanks: 19
« Reply #41 on: June 16, 2011, 11:14 PM »
Logged
Lại chém. Chỉ ko hay khi mà phải đợi dài cổ chờ anh post thôi

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #42 on: September 25, 2011, 11:37 AM »
Logged
Màu áo thiên thanh trong đêm xứ Basque

Serie A mùa bóng 1976/77 đánh dấu cuộc bám đuổi không ngừng nghỉ giữa Juventus và ĐKVĐ Ac Torino. Ở đó khoảng cách giữa nửa Torino màu đỏ rượu vang và nửa đen-trắng gần như lúc nào cũng chỉ là 1 điểm. Trong khi phía nửa đỏ không chỉ có Paul Pulici biết ghi bàn mà đồng đội của anh là Francesco Graziani còn ghi được nhiều hơn nữa thì ở phía nửa đen-trắng, Roberto Bettega và Roberto Boninsegna lại tạo thành một cặp đôi ăn ý. Những anh chàng trẻ tuổi như Gaeteno Scirea, Claudio Gentile cũng đã lớn. Tất cả tạo nên một Juventus vững vàng và mạnh mẽ chưa từng thấy. Vòng đấu thứ 8, Ac Torino thắng trận derby della Mole rồi vượt lên Juventus 1 điểm nhưng đến vòng 12 Juventus lại vượt lên 1 điểm. Kể từ đó trở đi Ac Torino không bao giờ lấy lại được vị trí số một nữa cho dù khoảng cách đã có lúc lại được san bằng. Ac Torino sau 30 trận đã ghi được 51 bàn và chỉ chịu vỡ khung gỗ 14 lần (!), của Juventus là 50 và 20. Ac Torino đã thằng 1 hòa 1 trong 2 trận derby della Mole nhưng scudetto là của Juventus.
 
Sức mạnh của Juventus dưới tay Giovanni Trapattoni lan tỏa cả ra châu Âu. Ngay từ 2 vòng đầu tiên tại Coppa Uefa, Juventus đã loại bỏ hai đội bóng thành phố Manchester của nước Anh. Đội quân đen-trắng tiếp tục lao vút vào trận chung kết với Athletic Bilbao bằng những chiến thắng cách biệt 3 bàn trước các đối thủ còn lại. Đây là trận chung kết cúp châu Âu lần thứ 4 của Juventus và bây giờ không còn lí do gì để thất bại nữa. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, chung kết lượt đi ở Torino, Marco Tardelli ghi bàn duy nhất cho Juventus chiến thắng. Hai tuần sau đó ở xứ Basque trên sân San Mamés của Athletic Bilbao là ngày 18 tháng 5 năm 1977. Những anh chàng đến từ Torino ra sân với màu áo thiên thanh. Họ mang cả con tim, cả đất nước, cả bóng hình Italia vào trận đấu và ghi dấu trong lòng cổ động viên của họ bởi màu áo ấy.
 
Ngay phút thứ 7, Roberto Bettega nhanh như một con sóc quyết tử đánh đầu tung lưới Athletic, đánh sập khung gỗ lịch sử và ghi dấu chiến thắng cho Bianconeri ở cái xứ Basque đầy lòng tự tôn dân tộc ấy. Athletic thắng lại 2-1 nhưng chừng đó không đủ để họ chiếm được chiếc cúp này. Bàn thằng mở tỉ số đã làm cho Athletic Bilbao không thể trở thành Leeds United năm 1971. Lúc ấy họ đã lấy mất Coppa Uefa của Juventus vì có lợi thế bàn thắng trên sân khách. Bây giờ đến lượt Juventus! Đây là thời của Juventus! Cuối cùng thì sau 18 năm bước ra châu Âu và 4 trận chung kết, đội bóng ấy cũng giành được cho mình một chiếc cúp đem về Torino mà không cần kể đến Coppa Delle Alpi năm 1963.
 
Bốn ngày sau khi mang Coppa Uefa từ Tây Ban Nha trở về, Juventus hoàn thành cú đúp bằng chiến thắng scudetto lần thứ 17 ở thành phố cảng Genova. Ở đó Juventus thắng Sampdoria 2-0 bằng hai bàn của Roberto Bettega và Roberto Boninsegna. Hai bàn thắng của hai cái tên giống như kỷ niệm ngọt ngào của đôi bánh xe mang tên Roberto. Dĩ nhiên là một đội bóng không chỉ có hai người, không chỉ có những tiền đạo và tiền vệ tấn công. Bạn hãy nhớ những cái tên này: Dino Zoff, Antonello Cuccureddu, Gaetano Scirea, Claudio Gentile, Francesco Morini, Antonio Cabrini và Luciano Spinosi. Bởi vì đó là những người đã xây nên một hàng phòng ngự chắc chắn bậc nhất ở Italia bất kể bạn mang họ đi so sánh với thời gian nào. Đó là chuyện của mùa giải 1976/77, Giovanni Trapattoni mới ba mươi tám tuổi.

Mùa hè năm 1977, Juventus chỉ đổ tiền bổ sung thêm ba cầu thủ trẻ là tiền đạo Pietro Virdis (từ Cagliari, giải nhì trong cuộc đua vua phá khung thành ở Serie B năm trước), tiền vệ Pietro Fanna (Atalanta) và Vinicio Verza (LR Vicenza). Cả ba đều là thành viên đội U-21 Italia. Trong số này nổi bật là Pietro Fanna. Tất nhiên năm đầu tiên ở Juventus cả ba cùng nhau ngồi chung ghế dự bị, bởi đội chính đã quá mạnh. Vì luật của FIGC vẫn xiết chặt đối với cầu thủ nước ngoài, nên cả đội Juventus toàn cầu thủ Italia và thường xuyên góp 8-9 cầu thủ cho đội tuyển quốc gia. Điều đó tạo nên dòng khác biệt lớn giữa Juventus và phần còn lại của Serie A 1977/78. Việc ghi bàn vào lưới của Juventus trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Dino Zoff và các đồng đội giữ trắng khung thành 18 lần sau 30 trận và chỉ để thủng 17 bàn cả mùa này! Mọi chuyện còn lại được cặp đôi tiền đạo cùng tên Roberto một già-một trẻ giải quyết. Và scudetto lần thứ 18 là một trong những scudetto dễ dàng nhất và chắc chắn nhất. Là scudetto thứ 5 trong vòng 7 mùa giải, là đà lao vùn vụt trong cuộc đua sưu tập scudetto mà phần còn lại của Serie A từ đó không bao giờ có thể đuổi kịp Juventus nữa. Lúc này, đội bóng chỉ có một nỗi niềm đáng tiếc nhất. Mặc dù đã đòi nợ được Ajax Amsterdam trên chấm 11m ở tứ kết cúp C1 Coppa dei Campioni, nhưng đội lại để thua Club Bruges của huấn luyện viên Ernst Happel (bạn cũng hãy nhớ cái tên này nữa!) ở bán kết trong hiệp phụ.

Hai năm đầu tiên dưới tay Giovanni Trapattoni, Juventus đã tiến bộ không ngừng nghỉ như thế. Sức mạnh ấy cuộn chảy như một bản nhạc rock dạt dào đầy hứng khởi. Tinh thần đội bóng còn trở nên hăng say không chỉ bởi vì những chiến thắng trên sân cỏ. Như từ đầu những năm 1970s, Juventus có một hoạt động đáng quý. Tất cả các cầu thủ hoặc những người làm việc cho Juventus đều được hối thúc hoàn thành chương trình học tập của mình. Với điều kiện đó, hầu hết các cầu thủ sẽ có cơ hội ở lại Juventus làm việc hoặc chuyển đến các nhà máy của Fiat sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu. Ý tưởng này được thực hiện và giờ đã có những kết quả đáng mừng. Đây là những bước đi tiên phong mà từ đó đến nay Juventus luôn quan tâm đến học tập của các thành viên đội bóng. Đó cũng là viên gạch đẹp đầu tiên cùng với sự trợ giúp của Đại học Torino để xây nên Đại học Juventus sau này, trường Đại học bóng đá đầu tiên trên thế giới. Trường học không chỉ có bóng đá ấy đã trở thành niềm tự hào cho hàng nghìn người từng gắn bó với cái tên Juventus dù là làm bất kỳ công việc gì. Cầu thủ hay là thợ cắt tóc, anh kế toán hay chị giặt là...
« Last Edit: September 25, 2011, 10:27 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #43 on: September 26, 2011, 12:06 PM »
Logged
Không ai biết chiếc bẫy vô hình

Juventus không cần nhiều bàn thắng bởi vì đã có hàng thủ quá mạnh. Đó là lí do tại sao tổng số bàn thắng ở Serie A trong mùa giải 1977/78 của cặp tiền đạo Roberto (21 quả) còn không bằng một mình vua phá lưới trẻ tuổi của đội á quân LR Vicenza (24 quả). Chàng trai trẻ 22 tuổi ấy cũng đã ghi một bàn vào lưới Juventus trong trận đấu cuối cùng của mùa giải. Nhưng có thể đó cũng là lí do mà anh ta, Paolo Rossi, phải trở về Juventus! Thật ra không phải đến lúc ghi bàn vào khung thành bianconeri thì mọi con mắt mới đổ dồn về anh. Anh chàng người Toscana này là một cầu thủ trẻ của Juventus từ hồi năm 1973. Lúc này Paolo Rossi chơi tiền vệ cánh và chỉ được vào sân 3 trận ở Coppa Italia. Dĩ nhiên là lúc đó cậu không thể chen một chân vào đội hình chính, cái chân còn lại của cậu dính những chấn thương đầu gối nghiêm trọng. Năm 1975, Paolo Rossi được đẩy sang Como, Juventus cho mượn. Nhưng ngay cả tại đây anh cũng không để lại dấu ấn gì cho đến khi LR Vicenza mà đứng đầu là chủ tịch Giuseppe Farina hỏi mua một nửa với giá 100 triệu lira.

Tại Vicenza, Paolo Rossi được huấn luyện viên Giovanni Fabbri đẩy lên chơi tiền đạo rồi mọi chuyện khác hẳn. Tại Serie B mùa giải 1976/77 Paolo Rossi 21 tuổi đã ghi 21 bàn, đoạt ngôi vua phá khung thành và đưa LR Vicenza lên Serie A. Cùng lúc đó thì Pietro Virdis ghi 18 bàn, nhưng không đủ để đưa Cagliari của anh tiến lên giải đấu cao nhất. Đến khi kết thúc mùa giải, Juventus lại xuất hiện như một một con tàu nam châm khổng lồ hút hết các tài năng trẻ về mình. Đầu tiên, chủ tịch Giampaolo Boniperti chi ra số tiền khổng lồ 2 tỉ lira để có được toàn vẹn Pietro Vidis. Đó là vụ tuyển mộ ồn ào giống hệt như khi Juventus lập kỷ lục thế giới để mua được Pietro Anastasi. Pietro Virdis về ngay Juventus còn Paolo Rossi vẫn ở lại LR Vicenza. Và mùa bóng đầu tiên ở Serie A của Paolo Rossi giống như một giấc mơ, đội bóng của anh leo ngay lên thứ 2 sau Juventus còn bản thân anh trở thành một trong số rất ít các cầu thủ hai năm liên tiếp đoạn danh hiệu vua phá khung thành từ Serie B lên Serie A, 1977 và 1978.
 
Giải vô địch thế giới năm 1978 tại Argentina là một giải đấu đặc biệt đối với các cầu thủ Juventus. Ở đó, 9,5 cầu thủ Juventus góp mặt trong đội hình 22 người của huấn luyện viên Enzo Bearzot. Những người này tiếp tục thể hiện ảnh hưởng cực mạnh của Juventus lên đội tuyển Italia, biến Italia thành một cái gọi là ‘Blocco Juventus' (nghĩa là ‘khối Juventus’, không khác gì Đội tuyển quốc gia Juventus – ‘La Nazionale Juventus’ vào năm 1934): Dino Zoff, Antonio Cabrini, Antonello Cuccureddu, Claudio Gentile, Gaetano Scirea, Romeo Benetti, Marco Tardelli, Franco Causio, Roberto Bettega và một nửa Paolo Rossi. Tại đó Italia vào đến trận tranh huy chương đồng (thua Brazil). Riêng Paolo Rossi ghi được 3 bàn và có 4 đường chuyền quyết định.

Mọi chuyện trở nên rắc rối khi đội tuyển Italia trở về từ Argentina. Có một cuộc tranh cãi quyết liệt giữa chủ tịch Juventus Giampiero Boniperti và chủ tịch Vicenza Giuseppe Farina. Không hẳn vì giá trị của Paolo Rossi tăng lên quá nhanh mà vì Vicenza không muốn đánh mất viên ngọc của mình như Juventus đã dại dột bán đi một nửa hồi năm 1976. Vì lí do đó Giuseppe Farina đưa lên mặt bàn một cái giá điên rồ cho Juventus mua lại một nửa Paolo Rossi: 2 tỉ 612 triệu lira, một kỷ lục ở Italia! Rất rõ ràng, đây là lời thách giá quá đáng, vượt xa giá tiền lúc mua về của chủ tịch Vicenza. Nó gây nên một làn sóng tranh cãi lan tràn khắp Italia, đến cả Liên đoàn bóng đá Italia và Ủy ban Olimpic quốc gia cũng phải lên tiếng. Người ta nói đây là một thời kỳ bóng đá điên loạn khi mà họ định giá một cầu thủ những hơn 5 tỉ lira. Kết quả cuối cùng, Paolo Rossi không đến được Juventus mà vẫn ở lại Vicenza. Sự sụp đổ trong mối quan hệ tay ba giữa Juventus - Paolo Rossi - Vicenza là dấu ấn kể rằng cả ba cùng rơi vào những chiếc bẫy vô hình mà phải mất rất nhiều sức lực, cả danh dự và thời gian nữa để thoát ra ngoài. Nó bắt đầu ở mùa giải 1978/79.

Mùa hè năm 1978, yên tâm với hàng thủ nên Juventus chỉ gọi lại hậu vệ trẻ Brio Sergio đã cho Pistoiese mượn. Hai tiền vệ trẻ Piero Fanna và Vinicio Verza được chơi nhiều hơn. Nhưng trên hàng tiền đạo không có ai để thay cho Roberto Boninsegna cả. Anh đã 36 tuổi. Đương kim vô địch Serie A bước vào mùa giải 1978/79 chỉ với 3 tiền đạo là Roberto Bettega, Roberto Boninsegna và Pietro Virdis thì một đã không còn nhiều sức để chạy nữa. Roberto Boninsegna thì không đủ sức để chơi nhiều vì đã 36 tuổi, còn 9 người khác trở về từ Argentina đều mệt mỏi.

Sự mệt mỏi của Juventus đến ngay từ đầu mùa bóng, khởi đầu hơi tồi ở Serie A và bị Rangers Glasgow loại ngay từ vòng 1 Coppa dei Campioni. Cả đội không thể chơi bùng nổ và liên tục bị đối thủ Ac Milan bứt lên trên. Số lượng bàn thắng không nhiều bởi vì Pietro Virdis không thể thay thế được Roberto Boninsegna, Juventus tụt xuống thứ 3 sau cả đội gây bất ngờ Perugia. Cùng lúc ấy ở phía Vicenza, Paolo Rossi lại dính một trấn thương nghiêm trọng ngay trận đầu ở Coppa Uefa. Anh hồi phục trở lại nhưng dù ghi 15 bàn cũng không cứu nổi Vicenza tụt hạng một mạch từ vị trí á quân Serie A. LR Vicenza rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền bạc rồi nợ nần chồng chất. Còn Juventus, nỗi lo về một mùa giải trắng tay đối với Juventus chỉ kết thúc một tháng sau đó. May mắn thay, vẫn chính những con người bianconeri ấy đã thắng Palermo trong trận chung kết Coppa Italia ngày 20 tháng 6 năm 1979, Coppa Italia lần thứ 6.

Mùa hè năm 1979, Roberto Boninsegna chuyển sang Hellas Verona để chơi mùa giải cuối cùng trong sự nghiệp của mình còn Paolo Rossi vẫn cách xa Juventus. Anh phải rời bỏ Vicenza đã xuống hạng theo một bản hợp đồng cho mượn với giá cao chót vót 700 triệu lira một mùa đến Perugia. Vẫn chưa có được Paolo Rossi, Juventus đẩy một cầu thủ trẻ lên thay thế Roberto Boninsegna, là Domenico Marocchino. Dĩ nhiên, chiến lược mỗi năm một (vài) ngôi sao trẻ không dừng lại, tăng cường đáng chú ý nhất của Juventus là ở hàng tiền vệ, đấy là vụ tuyển mộ Cesare Prandelli 22 tuổi từ Atalanta. Nhưng trong khi hàng thủ và tiền vệ không hề thay đổi, Cesare Prandelli thật ra chỉ đóng vai trò dự bị, thì ở hàng tiền đạo thực ra cũng không có nhiều lựa chọn. Huấn luyện viên Giovanni Trapattoni quyết định mạo hiểm, ông dùng một cầu thủ chưa từng chơi một phút nào ở Serie A như là Domenico Marocchio cùng với mũi nhọn có thể nói là duy nhất Roberto Bettega.

Và quyết định ấy trở thành một quyết định quá mạo hiểm. Bởi vì tiền đạo trẻ Domenico Marocchino chỉ ghi được duy nhất một bàn thắng trong suốt cả mùa giải 1979/80. Còn lại tất cả dồn lên đôi chân của Roberto Bettega. Trong cái năm mà Roberto Bettega lên ngôi vua phá khung thành ở Serie A với 16 bàn thắng thì đang tiếc đội bóng của anh lại bị Inter Milan qua mặt trong cuộc đua tranh scudetto. Inter Milan của ngôi sao mới Alexander Altobelli chỉ hơn Juventus 2 điểm và 2 bàn thắng. Juventus có tiếc không? có, vì lúc đó Paolo Rossi ghi được 13 bàn cho Perugia ngay trong mùa giải đầu tiên tại đây. Vicenza có tiếc không? có, vì lúc đó đội bóng không thể tìm đâu ra một người đưa họ trở lại Serie A. Paolo Rossi có tiếc không? Cũng có, vì sau trận đấu cuối cùng của mùa giải, một vụ scandalo lớn chưa từng có trong lịch sử Serie A bung ra, với cái tên của nhà cái Totonero. Và anh, Paolo Rossi, phải khóc.
 
Trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 1979/80 ngày 11 tháng 5 năm 1980, Ss Lazio gặp AC Milan trên sân nhà. Lúc này Lazio đã chắc chắn trụ hạng, các quan chức và cầu thủ Lazio đã bắt liên lạc với nhà cái Totonero để dàn sếp tỉ số và... kiếm tiền. Đúng như dự định của họ, Lazio thua 0-2 rất nhẹ nhàng. Nhưng còn điều không đúng như dự định của họ, một tuần sau sự việc bị tố cáo bởi chính những người Lazio. Kết quả sau lời tố cáo của nhân viên kiểm toán Massimo Cruciani và anh đầu bếp Massimo Lashing là FIGC và cảnh sát mở cuộc điều tra rộng lớn. Không chỉ AC Milan và Lazio, một loạt đội bóng và cầu thủ khác có dính dáng đến nhà cái Totonero bị phanh phui. Phán quyết cuối cùng, AC Milan và Lazio bị giáng hạng, 5 đội bóng khác ở Serie A và B là Avellino, Bologna, Perugia, Palermo, Taranto bị trừ 5 điểm trên bảng xếp hạng mùa sau; hai quan chức bị xử phạt (riêng chủ tịch AC Milan Felice Clombo vào tù); mười chín cầu thủ liên quan bị cấm thi đấu với những thời gian khác nhau, trong đó có Paolo Rossi bị 3 năm, riêng thủ môn AC Milan Enrico Albertosi vào tù.

Sự nghiệp của Paolo Rossi dường như đã bị đóng đinh, lần này không phải vào cái đầu gối của anh, mà vào lời tuyên án của các thẩm phán trước tòa. Dẫu cho Paolo Rossi luôn cho rằng mình trong sạch và hẳn là anh đã bị vu khống, thì anh vẫn phải chịu án đến 2 năm (giảm 1 năm sau đó). Trong cuốn sách xuất bản sau này có tựa đề Ho fatto piangere il Brasile (Tôi đã làm Brazil phải khóc), một trong những người đã buộc tội anh trong năm này thừa nhận rằng những lời buộc tội anh chỉ là thứ bịa đặt. Nhưng lời thừa nhận ấy chẳng còn giá trị gì nữa. Phải mất đến ba năm sau, nỗi buồn của Paolo Rossi mới vơi đi.

Còn với riêng Juventus, niềm hối tiếc còn đến như thác lũ ở tất cả các giải đấu, không thể kìm hãm được. Ngày 30 tháng 3 năm 1980, Juventus vừa thắng Inter Milan lại thua Cagliari 1-2 và đánh mất 2 điểm quan trọng trong cuộc đua với Inter Milan ở Serie A. Dù thắng cả 5 trận còn lại Juventus vẫn kém họ 2 điểm. Ngày 23 tháng 4, cầu thủ trẻ Paul Vaessen vừa vào sân trong những phút cuối cùng đã ghi bàn giúp Arsenal đánh bại Juventus ngay tại sân Comunale ở bán kết cúp C2 Coppa delle Coppe. Lại một tuần sau, ngày 30 tháng 4, Juventus bị Torino loại ở bán kết Coppa Italia. Chỉ trong vòng 1 tháng, tất cả các mục tiêu của đội bóng biến mất. Một mùa giải của nhiều tiếc nuối trong cái năm mà Roberto Bettega lên ngôi vua phá lưới Serie A qua đi. Ấy là chiếc bẫy vô hình của số phận Paolo Rossi, của Vicenza và của Juventus.
« Last Edit: October 03, 2011, 04:07 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #44 on: September 28, 2011, 04:42 PM »
Logged
Sợi dây chằng của Roberto bị đứt!

Không còn Pietro Virdis nhưng đội bóng cũng không tìm người thay thế nên chí còn 2 tiền đạo chính là Roberto Bettega và Domenico Marocchino. Thay vào việc tìm một tiền đạo, Juventus quyết định tuyển một ngôi sao vừa nhìn thấy (trong một trận thua) với giá hơn 500 nghìn bảng Anh để thế chỗ Romeo Benetti. Người này là William Brady hay thường gọi là Liam Brady. Tiền vệ 25 tuổi người thủ đô Irlanda Dublino đã chơi hơn 300 trận cho Arsenal và có mặt trong đội hình Arsenal thắng Juventus tại Coppa delle Coppe ít ngày trước đó. Với quyết định này, huấn luyện viên Giovanni Trapattoni xây dựng nên một đội bóng cực kỳ chắc chắn với hàng tiền vệ rất dày: Thủ môn Dino Zoff; các hậu vệ Antonello Cuccureddu, Gaetano Scriea, Antonio Cabrini, Claudio Gentile; các tiền vệ thay nhau đá chính Piero Fanna, Liam Brady, Marco Tardelli, Franco Causio, Giuseppe Furino, Cesare Prandelli, Vinicio Verza; và chỉ hai tiền đạo Roberto Bettega, Domenico Marocchino. Còn lại là các cầu thủ trẻ chỉ được chơi một hai trận dự bị như là Giuseppe Galderisi và Sergio Brio.

Kế hoạch của Giovanni Trapattoni suýt chút nữa phá sản ngay từ đầu mùa bóng mới 1980/81. Juventus khởi đầu cực kỳ chậm chạm với một loạt trận hòa và thua nhẹ giai đoạn đầu bất chấp việc đã thắng ĐKVĐ Inter Milan tại vòng 8. Cùng lúc đó, Bianconeri bị đánh bật ngay từ vòng 1 của Coppa Uefa bởi đội bóng Ba Lan Widzew Łódź (bạn hãy nhớ đây là đội bóng của Zbigniew Boniek và Wlodzimierz Smolarek). Kết thúc lượt đi, Juventus đã tụt lại một khoảng khá xa với As Roma. Thế mà bỗng nhiên mọi chuyện thay đổi hoàn toàn khi lượt về bắt đầu.

Hàng thủ vốn còn rất mạnh nơi đó Gaeteno Scriea và Antonio Cabrini phát huy tối đa sức mạnh của mình. Họ chơi một trong những mùa bóng hay nhất trong đời mình. Hàng tiền vệ dày đặc được lĩnh xướng bởi Liam Brady và Marco Tardelli chia sẻ trách nhiệm ghi những bàn thắng quan trọng với hai tiền đạo. Lúc này Juventus biến thành một đội bóng chắc chắn và khó lường, bởi vì cả ba tuyến của đội bóng có khả năng tấn công và đều ghi được số bàn thắng xấp xỉ như nhau. Trong khi Dino Zoff rất hiếm khi để đối phương phá khung gỗ thì thậm chí hai hậu vệ Gaetano Scirea và Antonio Cabrini còn ghi được nhiều hơn số bàn thắng mà hai tền đạo Roberto Bettega và Domenico Marocchino cộng lại.

Cuối cùng điều chờ đợi bấy lâu cũng đến, Juventus đuổi kịp As Roma của Bruno Conti và Roberto Falcão ở những vòng đấu cuối cùng. Trong cuộc đua nước rút này còn xuất hiện cả Ss Napoli. Nhưng lúc này Juventus đã giành được ngôi đầu, họ không bỏ rơi nữa. Vòng 28, Juventus tiếp Roma trên sân nhà trong một trận đấu căng thẳng và nhiều tranh cãi. Tỉ số 0-0 giúp Juventus duy trì cách biệt 1 điểm. Vòng 29, Juventus hành quân đến cảng Napoli trong một trận sống còn khác mà đội bạn tự phá lưới nhà ghi bàn duy nhất cho đội quân vùng đồi Alpi. Vòng 30 Juventus trở về nhà và đăng quang, Antonio Cabrini đã ghi bàn duy nhất trong trận tiếp Fiorentina. Lúc ấy, Perugia của Paolo Rossi vốn bị trừ 5 điểm vì scandalo Totonero tụt xuống Serie B còn Vicenza nợ ngầm đầu xuống hẳn Serie C1.
Năm trận đấu cuối cùng ở Serie A 1980/81 này Juventus không để thủng khung gỗ một quả nào. Cả mùa Dino Zoff chỉ chịu thua đúng 15 lần. Nó có nghĩa là scudetto lần thứ 19 sau hai năm nghỉ ngơi đã đến, có nghĩa là một mùa phòng thủ hoàn hảo. Scudetto gọi tên Liam Brady và nó cũng gọi tên Antonello Cuccureddu và Franco Causio, hai người cùng 32 tuổi. Bởi vì đây là scudetto cuối của hai anh sau lần lượt 12 và 11 năm ở Torino với cùng chiến tích là 6 scudetti, 1 Coppa Italia, 1 Coppa Uefa. Mùa hè năm 1981 Antonello Cuccureddu đến xứ Toscana với Fiorentina và chơi những trận đấu cuối cùng trước khi từ giã sân cỏ rồi chuyển sang làm huấn luyện viên. Còn Franco Causio đến xứ Udine bên cạnh để chơi thêm 7 năm nữa ở những đội bóng nhỏ hơn.

Anh đến, anh cống hiến, anh chiến thắng rồi anh ra đi, những con người cứ thế nối tiếp nhau đẩy con tàu Juventus lăn bánh trên đường ray chiến thắng tưởng như dài vô tận tựa như những thành công của chủ tịch Giampiero Boniperti với đội bóng của mình. Thay thế cho Franco Causio là một người trẻ hơn anh 10 tuổi, cầu thủ người San Marino lúc này lại đang là thành viên của đội U-21 Italia Massimo Bonini từ đội bóng bé nhỏ Ac Cesena. Không có một ai đến để thay cho Antonello Cuccureddu còn trên hàng tiền đạo Pietro Virdis lại từ ngoài đảo Sardegna quay trở về dãy Alpi. Cộng cả tay trẻ tuổi Giuseppe Galderisi, số lượng tiền đạo của Juventus tăng lên con số 4.

Mùa bóng 1981/82 trái ngược hẳn với mùa bóng trước, Juventus khởi đầu không thể suôn sẻ nhiều hơn. Đội bóng thắng 6 trận liên tiếp đầu tiên ở Serie A, dễ dàng vượt qua Celtic Glasgow ở vòng 1 Coppa dei Campioni. Thành công ban đầu này đánh dấu sức mạnh ổn định của đội bóng cũng như sự trở lại của bản năng săn bàn trên đôi chân của Roberto Bettega. Thế mà tinh thần phấn khởi của Juventus lại bị đánh đổ chỉ trong vòng 2 tuần kinh khủng. Ngày 21 tháng 10 năm 1981, Juventus thất bại 1-3 trong trận lượt đi vòng 2 Coppa dei Campioni trên sân của đội bóng Bỉ Anderlecht. Ngày 1 tháng 11 Juventus thua AS Roma 0-1 ngay trên sân nhà tại vòng 7 Serie A. Và ngày đen tối nhất là 3 hôm sau đó, cũng tại Comunale, đội quân của Giovanni Trapattoni bị Anderlecht cầm hòa 1-1 trong trận lượt về Coppa dei Campioni. Giấc mơ về Coppa dei Campioni của Juventus với Giovanni Trapattoni gác lại một lần nữa.

Nhưng từng đó chưa thể gọi là đen tối, ngay phút thứ 27 của trận đấu Roberto Bettega đã va chạm cực mạnh với thủ môn Jacques Munaron. Kết quả của pha va chạm này là Roberto Bettega đứt dây chằng đầu gối và phải nghỉ luôn từ đó đến hết mùa. Trong phút chốc của đổi thay, giờ đây vị trí của tiền đạo số một đặt vào đôi chân của Domenico Marocchino và anh chàng chưa tròn 19 Giuseppe Galderisi. Còn lại tất cả phụ thuộc vào Pietro Virdis cùng sự giúp sức của tuyến dưới. Giai đoạn cuối của lượt đi trôi qua vất vả, Juventus bị Fiorentina bắt kịp và từ đấy là cuộc đua tay đôi. May mắn thay, Juventus vẫn có thừa những con người có khả năng tìm lại chiến thắng cho đội. Hàng thủ đã làm quá tốt trách nhiệm của mình. Lúc mà Dino Zoff chơi những trận đấu hay nhất trong đời thì Gaetano Scirea và Antonio Cabrini không chỉ biết phòng thủ mà vẫn đều đặn ghi bàn.  Liam Brady vẫn lĩnh xướng hàng tiền vệ trơn tru. Và ở trên kia, Pietro Virdis cùng với Giuseppe Galderisi có những bàn thắng cực kỳ quan trọng. Rồi nữa, ba trận cuối cùng của mùa giải, Juventus được khích lệ rất lớn bằng sự xuất hiện của Paolo Rossi sau hai năm rưỡi bị cấm thi đấu. Để chiến thắng đến nghẹt thở đã đến như rất nhiều mùa giải từng diễn ra.

Vòng 28, Fiorentina hòa, Juventus thắng và hơn 1 điểm. Vòng áp chót, Juventus bị Napoli cầm chân tại Comunale và Fiorentina thắng Udinese, hai đội bằng điểm. Đến vòng cuối cùng, một quả penalty thành công của Liam Brady giúp Juventus thắng Catanzaro ở mãi tận xứ Calabria miền nam. Cùng lúc ấy, Fiorentina của Antonello Cuccureddu bị cầm hòa 0-0 ngoài đảo Sardegna của Cagliari, chấm hết cho cuộc bám đuổi và scudetto lần thứ 20 cho Juventus. Hai ngôi sao Stella d'Oro al Merito Sportivo được gắn trên ngực áo màu đen-trắng. Nó ghi dấu ấn của những người đã nỗ lực hết mình. Như Dino Zoff và hàng thủ, họ chỉ để lọt lưới 14 bàn! Như Liam Brady, một chàng trai rất mực khiêm tốn và nhẹ nhàng. Như hai anh chàng đóng thế Pietro Virdis cùng với Giuseppe Galderisi và cả sự trở về muộn màng nhưng vui sướng của Paolo Rossi nữa.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #45 on: April 08, 2012, 06:42 PM »
Logged
Lâu ngày không kiểm tra, giờ tui xem lại trong ổ dữ liệu mà không thấy tăm hơi cái draft file của cái công trình thế kỷ này đâu nữa. Tìm nửa ngày rồi tui vẫn không thấy. Anh em cho tui xin tí gì đi không là tui đi chết đây  ~X(
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #46 on: April 08, 2012, 08:05 PM »
Logged
Gọi điện thoại  cho người thân...
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #47 on: September 02, 2012, 12:47 AM »
Logged
Cơn mưa mát lành và Juve đẹp nhất

Cúp thế giới năm 1982 đến trong niềm vui và đợi chờ của hầu hết các cầu thủ Juventus, trừ Liam Brady, đội Irlanda của anh không vượt qua vòng loại. Roberto Bettega bị chấn thương, Franco Causio đã rời đi nên đội hình của Juventus tại Spagna 1982 chỉ còn 6 người so với 7 tại Euro 1980. Ý nghĩa về một Blocco-Juventus trong đội hình của huấn luyện viên Enzo Bearzot không hề thay đổi vì cả 6 người ấy đều đá chính: Thủ môn Dino Zoff; các hậu vệ Gaeteno Scriea, Antonio Cabrini, Claudio Gentile; tiền vệ Marco Tardelli; tiền đạo Paolo Rossi (người chỉ chơi 3 trận cuối cùng của mùa giải ở Serie A).
 
Sự có mặt của Paolo Rossi trong đội tuyển lúc đó thực sự là một điều gì đó rất khó tưởng tượng. Nếu như một cầu thủ vừa trở lại thi đấu sau 2 năm bị cấm vì nghi án bán độ được tham dự cúp thế giới thì đó là một scandalo! Giới lãnh đạo liên đoàn giật mình, nhà báo bất ngờ còn cổ động viên không thể nào hiểu nổi. Các tifosi, giống như giới truyền thông, đã rất hoài nghi, và thậm chí còn hoài nghi hơn thế nữa sau vòng đấu bảng thứ nhất. Đội tuyển Italia đánh mất khả năng ghi bàn, chỉ kiếm được ba trận hòa và một trận thắng thiếu thuyết phục cách biệt hai bàn. Paolo Rossi, người ra sân trong đội hình xuất phát ở cả ba trận, đã không để lại ấn tượng cho người xem.

Nhưng Paolo Rossi là một cậu bé vàng còn huấn luyện viên Enzo Bearzot đã thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối  vào tài năng và thể lực của chàng trai chỉ cao có 1m74 và nặng 66kg này. Ở vòng thi đấu thứ hai, Italia ở chung bảng với Brazil và Argentina. Rossi vẫn được ra sân trong trận với Argentina, trận đấu mà Italia thắng 2-1. Mặc dù hứng chịu sự chỉ trích của giới truyền thông, Bearzot vẫn quyết định cho chàng trai xứ Toscana một cơ hội cuối cùng...

Italia phải thắng được Brazil, trong khi đó đội quân Seleçao lại chỉ cần một kết quả hòa là đủ để đi tiếp. Azzurri bất ngờ nổi lên với một chiến thắng phi thường 3-2, nhưng chính "Pablito" mới là người được chú ý nhất với cú hat-trick lập theo phong cách của riêng mình. Một bàn đánh đầu và hai bàn độc diễn. “Cỗ máy ghi bàn Rossi” đã được kích hoạt và nó đánh dấu một bước dài trên con đường đến chung kết với Đương kim á quân Cộng hòa Liên bang Đức trên sân Santiago Bernabéu để rồi Italia lên ngôi vô địch thế giới sau khoảng thời gian 44 năm đằng đẵng. Khoảng buồn mênh mông ấy được những cầu thủ Juventus trong sắc áo thiên thanh hàn gắn lại một cách ngọt ngào, bằng tài năng, bằng khát khao cháy bỏng của cả một dân tộc khát khao. Italia đã thắng cộng hòa liên bang Đức tới 3-1 và Paolo Rossi mở tỉ số còn đồng đội Marco Tardeli thì để lại hình ảnh không thể nào quên. Những cảm xúc bộc lộ trên gương mặt của Marco Tardelli, ngay sau khi ghi bàn thắng thứ hai giúp đội tuyển Italia vượt lên 2-0, là một trong những hình ảnh không thể nào quên của giải đấu này – giống như hình ảnh chàng trai Pele 17 tuổi khóc khi giành chức vô địch năm 1958, hay như Cruyff năm 1974. Nó thể hiện niềm phấn khích, hân hoan không gì có thể sánh được của việc ghi được bàn thắng trong trận đấu lớn nhất...
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=_8vrqAhJ7Wk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=_8vrqAhJ7Wk</a>

Vài giây sau khi chứng kiến cú sút từ khoảng cách hơn 20 yard của mình đánh bại thủ môn Harold Schumacher, Tardelli bật dậy, gật gật đầu chạy và giơ cao bàn tay nắm chặt rồi bật khóc khi anh nhào vào ôm chặt các đồng đội của mình ở phía băng ghế dự bị. Anh và Paolo Rossi, Gaeteno Scriea, Antonio Cabrini, Claudio Gentile, Dino Zoff là những người hùng Italia, những người đã làm dịu mát không khí đêm tháng bảy Madrid nghẹt thở, đã làm cơn mưa thỏa cơn khát những ngày đã qua lâu đến nỗi không thể đếm được nữa...

Sau Spagna 1982, chức vô địch thế giới đương nhiên cũng làm các cầu thủ Juventus tự mãn pha một chút mệt mỏi khi bắt đầu mùa giải mới. Giống như năm 1978. Người ít mệt mỏi nhất là Liam Brady, nhưng anh phải ra đi lặng lẽ. Có rất nhiều lí do khiến cho Liam Brady, một cầu thủ luôn tận tụy và hiền lành không còn đứng trong đội quân áo đen-trắng nữa. Giải vô địch thế giới năm đó, người ta chứng kiến những ngôi sao sáng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới đua tranh với nhau. Ở đó, ngay trước và sau giải đấu, Gianni Agnelli cùng với chủ tịch Giampiero Boniperti đã chấm cho mình Zbigniew Boniek và Michel Platini. Tuy nhiên, nếu cả hai ngôi sao này cùng về Juventus, thì Liam Brady phải ra đi, vì theo luật của FIGC, không một đội bóng nào được đăng kí quá hai cầu thủ nước ngoài.

Những lời đồn đoán về tương lai ở Comunale bủa vây Liam Brady, rồi nó cũng thành sự thật. Tháng 8 năm 1982, Juventus đổ những khoản tiền khổng lồ để kéo Zbigniew Boniek và Michel Platini về từ Widzew Łódź và Saint-Étienne, những bản hợp đồng trị giá hàng trăm triệu lira cho cả đội bóng lẫn cầu thủ. Sự xuất hiện của hai ngôi sao lớn của bóng đá thế giới ở Torino cho thấy xu hướng hút các tài năng trẻ trong nước gần như đã kết thúc. Hay nói đúng hơn, nó kết thúc ngay từ lúc mà Liam Brady đặt chân đến Italia. Giờ đây, Juventus càng mạnh tay đổ tiền vào những cầu thủ đã thành danh. Ấy là lúc Juventus đẹp nhất trên đời...
« Last Edit: September 02, 2012, 02:41 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #48 on: September 20, 2012, 01:51 AM »
Logged
Người cũ ra đi và người hùng mới xuất hiện
 
Có lẽ việc để Liam Brady đến với thành phố cảng Genova để thừa ra một chỗ cho người nước ngoài là quyết định luyến tiếc nhất mà Giampiero Boniperti đã từng thông báo. Bởi vì  Liam chính là người đóng góp sức đẩy ghê gớm giúp Juventus chiến thắng 2 scudetti liên tiếp. Đội bóng có lẽ càng luyến tiếc hơn vì họ khởi đầu rất tầm thường trong nửa mùa giải đầu tiên. Sức mạnh của ĐKVĐ Juventus, của 6 nhà vô địch thế giới, của 2 siêu sao mới không thể hiện sự vượt trội so với các đội bóng khác ở Serie A. Michel Platini chịu áp lực lớn và bị giới báo chí Italia chê bai gay gắt. Thậm chí có tin nói rằng anh đã gần như sẽ rời bỏ đội bóng ngay trong mùa đông năm 1982. May mắn thay, điều đó không diễn ra. Có một vài thay đổi trong chiến thuật làm cho cả Michel Platini và Zbigniew Boniek trở nên hòa hợp với cả đội và bắt đầu phát huy những phẩm chất tuyệt hảo của mình. Roberto Bettega, Paolo Rossi và Zbigniew Boniek trở thành những bánh xe phụ bên cạnh bánh chủ Michel Platini ở rất cao trong sơ đồ chiến thuật.

Trong nửa cuối mùa giải, từ vị trí của một số 10, Michel Platini ghi bàn liên tiếp bằng bóng sống, bằng sút phạt qua hàng rào đẹp mắt, bằng những quả 11m với vận tốc lên đến hơn 100km/h. Chiến thắng đến nhiều hơn, đẹp hơn. Ở Coppa dei Campioni, Juventus vượt qua đội vô địch nước Anh Aston Villa trong cả hai lượt trận ở tứ kết. Vào bán kết, gặp lại Widzew Łódź nay đã không còn Zbigniew Boniek, Michel Platini và các đồng đội cũng dễ dàng vượt qua. Thế mà cuối cùng mùa giải lại kết thúc trong những cảm xúc lẫn lộn mà tiếc nuối nhiều hơn là niềm vui.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=66U1IojbO3Q" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=66U1IojbO3Q</a>
Vì phân tâm tại Coppa dei Campioni, Juventus liên tục bị As Roma của các ngôi sao Bruno Conti và Falcão bỏ xa tại Serie A bằng khoảng cách của hơn hai trận thắng. Hi vọng của Juventus còn nhen nhóm cho đến vòng 25 ngày 27 tháng 3 năm 1983. Đội trưởng Dino Zoff và các đàn em đã để AC Torino giành chiến thắng đáng nhớ 3-2 trong trận derby della Mole.  Hi vọng bám đuổi As Roma tắt hẳn ở vòng 28 khi Juventus bị xử thua Inter Milan 0-2  trong trận derby d’Italia dù hai đội đã hòa nhau 3-3 trong giờ thi đấu chính thức. Nguyên nhân được ban tổ chức viện vào là do một cuộc xô xát nghiêm trọng đã xảy ra trước trận đấu, bắt đầu từ phía các cổ động viên Juventus?

Ngày 15 tháng 5 năm 1983, trận cuối cùng ở Serie A diễn ra khi Juventus nhìn AS Roma đăng quang với những tài năng Pietro Vierchowod, Carlo Ancelotti, Paulo Falcão, Bruno Conti và huấn luyện viên lừng danh Nils Liedholm. Michel Platini ghi được 16 bàn thắng ở Serie A, đoạt ngôi vua phá khung gỗ, lập luôn kỷ lục cầu thủ nước ngoài ghi nhiều bàn thắng nhất ở Serie A trong năm đầu tiên chuyển đến Juventus. Kỷ lục ấy tồn tại cho đến hôm nay, nhưng lúc đó nó không đủ và quá muộn để Juventus bảo vệ được scudetto của mình.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=8nUtSXNYuOQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=8nUtSXNYuOQ</a>

Ngày 25 tháng 5 năm 1983, Juventus gặp Amburgo SV, nhà vô địch Đức, trong trận chung kết cup C1 Coppa dei Campioni ở Atene - Hy Lạp. Đó là trận chung kết Coppa dei Campioni lần thứ 2 trong lịch sử, lần đầu là năm 1973 mà Juventus đã thua Ajax Amsterdam. Mười năm sau, đối thủ Amburgo SV là một đội bóng hoàn toàn xa lạ, chỉ có duy nhất một người quen, là huấn luyện viên Ernst Happel, người đã dẫn dắt Club Bruges đánh bại chính đội quân của Giovanni Trapattoni tại bán kết cup này năm 1978. Tiếc nuối lặp lại, Juventus bị trừng phạt ngay từ đầu hiệp 1 bằng một cú sút từ ngoài vòng cấm của Felix Magath đưa bóng đi vòng cung mà Dino Zoff không thể bắt nổi. Thời gian còn lại Quả bóng vàng châu Âu (Pallone d'oro) Paolo Rossi nhạt nhòa, Michel Platini bị bóp nghẹt bởi những cầu thủ Đức lực lưỡng. Trong khi đó  thủ môn Amburgo là Ulrich Stein đẩy xa mọi cú sút khác, biến đêm Atene thành một đêm buồn cho Juventus, một nỗi buồn nhân được đôi chỉ sau 10 ngày.

Nó chỉ vơi đi một chút những ngày sau đó, Juventus, Paolo Rossi và Michel Platini gượng dậy để thắng liên tiếp AS Roma, Inter Milan và Hellas Verona  rồi giành Coppa Italia an ủi 1982/83, Coppa Italia lần thứ 7 cho Juventus, danh hiệu đầu tiên của Michel Platini và Zbigniew Boniek ở Italia. Đối với riêng Michel Platini, danh hiệu nhỏ bé này cũng giúp anh một phần trong cuộc đua giành Quả bóng vàng châu Âu do tạp chí France Football bầu chọn năm 1983. Anh trở thành cầu thủ Juventus thứ 3 đoạt được danh hiệu này sau Omar Sivori và Paolo Rossi. Và như thế, những người vô địch khởi đầu bằng Coppa Italia. Và như thế, thành phố Torino có một công dân danh dự mới, là Michel Platini.

 
« Last Edit: November 29, 2012, 10:49 AM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Nguyen Hai Long

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,532
  • Joined: Jul 2010
  • Thanked: 42
  • Thanks: 19
« Reply #49 on: September 22, 2012, 10:14 AM »
Logged
Sắp đến thời kì Juve-Marcelo roài  :x

Offline Nguyen Hai Long

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,532
  • Joined: Jul 2010
  • Thanked: 42
  • Thanks: 19
« Reply #50 on: October 26, 2012, 04:27 PM »
Logged
Tiếp đê anh An ơi :)

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #51 on: November 26, 2012, 08:49 PM »
Logged
Tiếp đi anh Pavel, sao cứ nhỏ giọt thế
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #52 on: November 29, 2012, 10:47 AM »
Logged
Tiếp đi anh Pavel, sao cứ nhỏ giọt thế
Anh đi làm cả ngày hơi mệt, tối về phải đi ngủ sớm, không được thức khuya để sửa bài như trước hồi bị bệnh nữa. Nhưng dần dần anh sẽ pozt hết, viết nháp xong rồi mà. Thông cảm tí nhé.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #53 on: November 29, 2012, 11:52 AM »
Logged
Quăng đây em biên tập cho  >:)
Này thì ký...

Offline souslevent

  • *
  • JFC Legend
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #54 on: November 30, 2012, 08:29 PM »
Logged
Sắp tới có khi phải xuất bản thôi bác Pavel ah. Các fan cuồng P(avel)POP gào thét ghê quá  >:) >:) >:)

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #55 on: December 15, 2012, 02:47 PM »
Logged
Đằng sau mỗi chiếc cúp là một lời từ giã

Sau chiến tích Coppa Italia, Dino Zoff đã giải nghệ ở tuổi thứ 41 còn Roberto Bettega có một chuyến du lịch vượt Đại Tây Dương sang Canada. Juventus chia tay với hai trong số những ngôi sao lớn nhất của mình. Đợt cắt giảm quân số của Giovanni Trapattoni còn loại luôn hai tiền đạo dự bị Domenico Marocchino và Giuseppe Galderisi trong mùa hè 1983. Những cầu thủ bổ sung thì lại khiêm tốn nhất có thể, chỉ có tiền vệ U-21 Italia Beniamino Vignola từ đội Avellino, tiền đạo kinh nghiệm Domenico Penzo đã 30 tuổi từ Hellas Verona và tạm được nhất là thủ môn Stefano Tacconi cũng từ đội bóng phương nam Avellino cùng với Beniamino Vignola. Hết, Juventus không cần những ngôi sao sáng nữa, họ đã có quá nhiều, không cần một tiền đạo nữa, vì Michel Platini đã ghi rất nhiều bàn thắng. Vì Michel Platini đã đưa Juventus đi vào cung đường chiến thắng, và không có lí do gì để dừng lại nhánh chóng, chắc chắn là như vậy.

Stefano Tacconi ở Avellino

Sau kì nghỉ hè, Juventus trở lại với một khí thế hừng hực ở Serie A và cúp C2 Coppa delle Coppe. Tại Serie A, trận mở màn mùa giải 1983/84, Juventus vùi dập Ascoli 7-0. Vài ngày sau, tỉ số tương tự lặp lại cho Juventus ở vòng một Coppa delle Coppe, lần này nạn nhân là đội bóng Balan Lechia Danzica. Ở Serie A là cuộc đua giữa ĐKVĐ As Roma, còn ở cúp C2, đối thủ lần lượt là Paris Saint-Germain, Manchester United rồi Porto. Cả ba tuyến của Juventus đều còn rất mạnh, thủ môn Stefano Tacconi thay thế hoàn hảo Dino Zoff. Paolo Rossi và Michel Platini trở thành hai họng súng lớn nhất của Juventus, liên tục nhả đạn hạ các đối thủ. Thời gian cứ trôi đi, càng đi Juventus càng gần đến chiến thắng. Cuối cùng lợi thế nghiêng hẳn về Juventus so với As Roma và các đối thủ còn lại ở Serie A.


Juventus giật lại được scudetto lần thứ 21 từ tay As Roma, trước một vòng đấu. Michel Platini lần thứ 2 liên tiếp giành ngôi vua phá khung thành, anh có tận 20 bàn thắng. Thừa hẳn một vòng đấu để chuẩn bị cho trận chung kết Coppa delle Coppe tại sân vận động Saint Jakob Park - Basilea - Thụy Sỹ, ngày 16 tháng 5 năm 1984 nên Juventus tràn trề sinh lực. Còn trên khán đài Saint Jakob Park ngập tràn những lá cờ ba màu Italia và hai màu đen-trắng Juventus, pháo khói đốt lên nghi ngút. Nhưng các cầu thủ Juventus lại chạy ra sân khởi động trong màu áo... da cam trông cứ như đội tuyển quốc gia Hà Lan. Điều lạ lùng này có nét tương đồng với lúc mà Juventus giành chiếc cúp châu Âu lần đầu tiên năm 1977.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xIoqr38on0g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xIoqr38on0g</a>
Chung kết  Coppa delle Coppe Juventus - Porto


Lúc đó họ cũng không mặc áo đen-trắng, mà mặc quần áo thiên thanh nên thoạt nhìn tưởng như Italia đang chơi bóng! Giống như một cơn giận dữ, rất nhiều pháo khói từ trên khan đài đã bị ném xuống phía cầu môn của đội Porto khiến trận đấu bị tạm hoãn ít phút. Lực lượng cảnh sát đã phải làm việc cực kỳ vất cả cho trận đấu không bị hoãn lâu hơn nữa. Cuối cùng thì màn trình diễn lớn nhất mùa giải của Juventus cũng bắt đầu. Cựu tiền đạo U-21 Italia Beniamino Vignola ghi một bàn thắng đẹp như một giấc mơ châu Âu. Mọi nỗ lực của Porto để có bàn gỡ hòa rồi cũng bị đặt dấu chấm hết bởi cỗ gắng xông pha thành bàn tiếp theo của Zbigniew Boniek. 2-1 cho Juventus, chiếc cúp C2 lần đầu tiên đến với Juventus, cúp châu Âu thứ 2 sau 6 lần vào chung kết.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=WntR1wpIRQE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=WntR1wpIRQE</a>
Chung kết  Coppa delle Coppe Juventus - Porto


Mùa hè năm 1984, vòng chung kết giải vô địch châu Âu diễn ra ở nước Pháp của Michel Platini. Nhưng ĐKVĐ thế giới Italia không được góp mặt. Một đội ngũ đã già và mệt mỏi sau năm 1982 huy hoàng đã không thể vượt qua được vòng loại! Vì thế, sự vắng mặt của những người Italia cũng phần nào đó làm nền cho Michel Platini để anh biến Euro 1984 thành sân khấu của riêng mình. Anh ghi đến 9 bàn thắng trong tổng số 14 bàn của đội Pháp, đoạt tiếp danh hiệu vua phá lưới và đội Pháp lên ngôi. Còn đối với những cầu thủ Italia và Juventus của năm 1982, cũng đã đến lúc những bánh xe lần lượt chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Năm 1983, Dino Zoff và Roberto Bettega chia tay con tàu Juventus. Giờ đây đội trưởng Giuseppe Furino cũng từ giã sân cỏ sau 15 năm gắn bó với thành phố Torino và đã 38 tuổi. Chiếc máy chém Claudio Gentile chuyển về Fiorentina cho những mùa giải ít áp lực hơn. Những con người ấy, chính là những người đã giành được cho đội bóng nhiều vinh quang nhất.

Juventus cần phải có những dòng máu mới, Trapattoni cần những chàng trai mới để đưa đội bóng liên tục chiến thắng. Nhưng ông không có các siêu sao, chỉ có những cầu thủ bình thường, như tiền đạo 26 tuổi Massimo Briaschi từ Genoa để chơi cùng Paolo Rossi. Không có ai thay thế Giuseppe Furino ở hàng tiền vệ. Thay thế cho Gentile là hậu vệ 27 tuổi Luciano Favero từ Avellino, đội bóng cũ của thủ môn Stefano Tacconi và Beniamino Vignola. Cuối cùng, khiêm tốn hơn nữa là anh chàng hậu vệ 19 tuổi của đội U-21 Italia, Stefano Pioli, đến từ Parma. Không có ai trong số những người mới đến tạo ra niềm tin ban đầu cho những người bianconeri. Đáng lẽ, họ phải được nhìn thấy Michael Laudrup ở sân ga Comunale, người đã là thành viên của Juventus từ năm 1983 sau vụ chuyển nhượng có giá kỷ lục Đan Mạch (gần một triệu đồng bảng Anh) từ Brøndby. Nhưng vẫn theo luật của FIGC, chỉ có 2 cầu thủ nước ngoài được phép đăng ký, và dĩ nhiên là đứng trước Michel Platini và Zbigniew Boniek, sự nghiệp của anh chàng Michael Laudrup 20 tuổi cũng chẳng khác gì Liam Brady. Lúc đó Michael Laudrup bị mang cho Lazio mượn (đội này mới trở lại Serie A sau vụ Tottonero).

Không tìm kiếm được những cá nhân suất xắc nhất trong nước, lại bỏ phí mất tài năng của Michael Laudrup, trong khi người cũ lần lượt ra đi, hẳn nhiên Juventus của Trapattoni sẽ gặp những chướng ngại quá lớn trên con đường chiến thắng của mình. Bởi vì cùng lúc ấy, các đội bóng ở Serie A lần lượt đổ tiền chiêu mộ hàng loạt anh tài của bóng đá thế giới như Zico ở Udinese, Karl-Heinz Rummenigge ở Inter Milan, Diego Maradona ở Napoli, Hans-Peter Briegel ở Verona. Ngoài ra AC Milan và Sampdoria bắt đầu sở hữu một thế hệ cầu thủ tài năng bậc nhất Italia sau Spagna 1982. Tất cả đồn dập tấn công ĐKVĐ Serie A ngay từ vòng đấu đầu tiên đến cuối cùng của mùa giải 1984/1985.
« Last Edit: December 15, 2012, 02:51 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #56 on: December 15, 2012, 11:13 PM »
Logged
Tiếp, tiếp đê anh  gold_cup
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #57 on: December 16, 2012, 01:11 AM »
Logged
Những xác người trong chiều thảm kịch Heysel

Một mình Michael Platini kéo cả đoàn tàu Juventus tiến lên. Nhưng nó làm rơi vãi rất nhiều điểm số ở Serie A vì hàng thủ đã lỏng lẻo và không đủ sức chiến đấu. Tiền đạo mới Massimo Briaschi đã rất cố gắng cũng không bù được phần hao hụt mà Paolo Rossi đã đánh mất vì kém phong độ. Michael Platini lại ghi được đến 18 bàn ở Serie A, nhưng ở dưới kia, hậu vệ đã ghi rất nhiều bàn thắng quan trọng Antonio Cabrini sau nhiều năm đã im tiếng. Massimo Briaschi góp cho đội 12 bàn nhưng Paolo Rossi chỉ còn lại có 3! Sau nhiều năm Juventus lại thua AC Torino trong một trận derby della Mole. Cơ hội bảo vệ scudetto tắt đi rất nhanh dù cả đội đã được cổ vũ tinh thần rất lớn vào tháng 1 năm 1985. Lúc ấy Juventus đã thắng Liverpool (ĐKVĐ cúp C1 Coppa dei Campioni) trong trận siêu cúp châu Âu (Supercoppa Europea) với tỉ số 2-0, hai bàn thắng là của Zbigniew Boniek (người cũng đã ghi bàn quyết định trong trận chung kết cúp C2 cho Juventus). Trước đó một tháng, Michel Platini nhận danh hiệu quả bóng vàng châu Âu lần thứ 2 từ tạp chí France Football.

Nhưng siêu cúp châu Âu và cả quả bóng vàng châu Âu chỉ là vinh quang ở châu Âu mà thôi. Nó không đủ cứu Juventus ở Serie A, và đội bóng tụt liền 6 bậc trên bảng xếp hạng cuối cùng. Cả đội Juventus thất bại trừ Michael Platini, đoạt ngôi vua phá khung thành Serie A năm thứ 3 liên tiếp bằng 18 bàn thắng.


Quả bóng vàng cho Michel Platini

Nếu một người đã liên tiếp giành được ngôi vua phá khung thành ở tất cả các giải đấu quan trọng mà anh tham gia, giành hết các danh hiệu lớn của bóng đá thế giới liền trong 3 năm thì chẳng có lí do gì để anh thất bại ở cúp C1 châu Âu, đó là một điều may mắn cho Juventus. Những màn đi bóng một mình, những pha đá phạt vòng cung, những quả penalty, và dĩ nhiên là những bàn thắng, tất cả tạo nên thương hiệu riêng cho Michel Platini. Thương hiệu ấy giúp cho Juventus trút bỏ nỗi buồn ở Serie A vào việc vùi nát mọi vật cản trước mặt trên con đường chinh phục cúp C1 châu Âu bằng lối chơi tấn công đẹp mắt và hừng hực khí thế.

Tháng 10 năm 1984, Ilves Tampere của Phần Lan là nạn nhân đầu tiên của đội quân áo đen-trắng (tổng tỉ số 6-1). Tháng 11 năm 1984, tiếp theo là Grasshoppers của Thụy Sỹ (6-2). Tháng 3 năm 1985, Sparta Praga (3-1). Tháng 4 năm 1985, Bordeaux của Jean Tigana, Alain Giresse và Dieter Müller (3-2). Trong cả hai trận với Starta và Bordeaux, Juventus đều thắng trước 3-0 trên sân nhà. Điểm hẹn cuối cùng, ngày 29 tháng 5 là sân vận động Heysel ở Bruxelles, nước Bỉ. Đối thủ: Liverpool.

Nếu như Juventus có Michel Platini, thì Liverpool có Ian Rush, Juventus có Zbigniew Boniek luôn sáng láng ở các giải đấu cup thì Liverpool trình làng John Wark. Nếu Juventus có Paolo Rossi chợt bừng tỉnh ở châu Âu thay vì ủ rũ ở Serie A thì Liverpool có Kenny Dalglish. Hai đội bóng đi những hành trình đầy sức mạnh song song với nhau cho đến trận chung kết. Nếu Juventus thắng hàng loạt trận đấu với tỉ số cách biệt lớn lao thì Liverpool cũng không hề kém cạnh. Và Heysel, nơi đã diễn ra 4 trận chung kết cup châu Âu, đáng ra, như người ta hi vọng, sẽ là một sân khấu lớn, để trình diễn một thứ bóng đá hấp dẫn muôn phần, mà nó đã được khởi động bằng trận siêu cúp châu Âu từ bốn tháng trước.


Những xác người la liệt ở Heysel

Khán đài Heysel 55 tuổi già nua phía sau cầu môn được chia làm hai nửa. Một nửa ngập tràn màu cờ xanh-trắng-đỏ Italia, đen-trắng Juventus và pháo khói. Một nửa rực rỡ màu cờ trắng - đỏ nước Anh và Liverpool. Đó như là một giấc mơ, Heysel ầm ầm như tiếng cơn giông tố, bởi nó như giận dữ truyền đi nguy cơ về một thảm kịch. Những công ty tổ chức du lịch lữ hành quốc tế không biết điều đó, ban tổ chức không biết điều đó, lực lượng an ninh và cảnh sát kỵ binh không biết điều đó. Bên cạnh khu vực dành cho cổ động viên Liverpool phía sau cầu môn, là khu vực dành cho cổ động viên trung lập người Bỉ. Nó được ngăn cách đơn giản bởi hàng lưới B40 cũ nát. Nhưng khu vực cổ động viên trung lập thật ra không có nhiều người Bỉ. Các công ty du lịch lữ hành quốc tế đã bán đến cả nghìn chiếc vé cho những cổ động viên Juventus ở Bỉ, thậm chí cả các cổ động viên Juventus ở Italia, và cả cổ động viên của Liverpool.

Gần bảy giờ chiều ở Bruxelles, một giờ trước khi trận đấu diễn ra, trong khi các cầu thủ vẫn ở trong phòng thay đồ thì các khán đài đã chật cứng 60 nghìn người. Ban tổ chức có ý định hâm nóng các cổ động viên (?) bằng một trận đấu giữa các cầu thủ trẻ con. Hai đội thiếu niên mặc áo giống màu áo Liverpool và Juventus ra sân! Đối với các cổ động viên, thì đó là lúc trận đấu tranh cúp đã bắt đầu rồi, chứ không phải đợi đến lúc các cầu thủ lớn tuổi ra sân. Hiệp 1, đội thiếu niên trong màu áo Liverpool dẫn trước. Hiệp 2, đội mặc màu áo Juventus bắt đầu phản công và cổ động viên trên sân bắt đầu mạt sát lẫn nhau. Khoảng 7 giờ chiều, trận đấu của các cầu thủ thiếu niên phải dừng lại. Ở khán đài phía sau cầu môn, cổ động viên Liverpool bắt đầu tấn công những cổ động viên Juventus ở khán đài trung lập bằng gạch đá và vật cứng ném qua hàng rào kẽm B40. Những cổ động viên Juventus cũng đáp trả bằng chính những thứ được ném qua hàng rào. Cơn mưa gạch đá càng khủng khiếp hơn khi hàng trăm cổ động viên Liverpool tràn qua hàng rào sang khu vực cổ động viên Juventus. Lo sợ nên các cổ động viên Juventus đã rút lui, dồn về phía tường ngăn phía góc khán đài để tìm cách thoát thân. Rất nhiều người đã trèo qua tường ngăn và chạy thoát, nhưng cả nghìn người khác thì bị ngăn lại, xổ đẩy nhau ép chặt vào tường ngăn. Bức tường ấy đã 55 tuổi và sập xuống, kéo theo những người ở trên và đổ xuống đầu những người ở dưới, tạo ra một thảm kịch kinh hoàng nhất đối với Juventus và những cổ động viên của họ. Hàng loạt kênh truyền hình đã phải cắt bỏ chương trình trực tiếp của mình.
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Ic_XaAcKbbQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Ic_XaAcKbbQ</a>
Hooligan tấn công cổ động viên Juventus gây nên cảnh chen lấn xô đẩy kinh hoàng
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=F3SEI07hHHw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=F3SEI07hHHw</a>
Đoạn phim Hooligan Liverpool tấn công cổ động viên Juventus, dồn họ ép vào bức tường trước khi nó đổ sập


Trong xô đẩy, dẫm đạp, lèn lấn và tiếng ầm ầm khiếp sợ, hàng chục người đã chết tại chỗ. Hàng trăm người dập nát thân thể. Khi cảnh sát kỵ binh và máy bay trực thăng tiến vào sân bóng, mọi thứ đã quá muộn. Khắp các khán đài nổi loạn, cổ động viên Juventus từ phía những khán đài khác tập trung tấn công lại cổ động viên Anh, bị cảnh sát kỵ binh và an ninh ngăn lại, nên tấn công luôn cả lực lượng an ninh. Sân khấu Heysel biến thành một sân vận động điên loạn. Phía trong đường hầm, cầu thủ hai đội vẫn đang chuẩn bị trận đấu và không lường hết được những gì đang diễn ra trên sân, và hậu quả của nó. Đó là lúc tất cả phải đưa ra quyết định. Giovanni Trapattoni và Joseph Fagan, huấn luyện viên của hai đội muống hủy bỏ trận đấu, dù nó chưa bắt đầu một phút nào. Nhưng Uefa, ban tổ chức và các trọng tài nghĩ khác. Họ lo sợ rằng 60 nghìn người có mặt trên sân sẽ biến thành những cơn sóng bạo loạn khủng khiếp hơn nữa nếu họ không nhìn thấy những cầu thủ ra sân, bởi tất cả những gì đã xảy ra đối với họ là một thảm kịch. Và trọng tài chính người Thụy Sỹ, ông André Daina cùng hai đội trưởng Gaetano Scirea và Phil Neal dẫn hai đội ra sân.


Những gì xảy ra dĩ nhiên tạo ra áp lực lên trận đấu. Hai đội bóng có lối chơi tấn công mạnh mẽ nhất châu Âu đã không thể chơi bóng như những ngày bình thường được, bởi những đôi chân ghê sợ. Đó là một trong những trận chung kết cup C1 châu Âu nghèo nàn nhất trong lịch sử. Phút thứ 56, trận đấu một lần nữa biến thành một trò chơi ám ảnh, Gary Gillespie đốn ngã Zbigniew Boniek ngoài vòng 16m50 đến cả mét, nhưng trọng tài André Daina chỉ tay vào chấm phạt đền. Michel Platini bước lên và đá quả 11m nặng nề ấy. Ghi bàn. Anh ăn mừng, cùng các đồng đội cùng cổ động viên Juventus, rồi dừng lại... Trận đấu kết thúc với tỉ số 1-0 cho Juventus. Hầu hết các cầu thủ Juventus chạy về phía khán đài cổ động viên Juventus và ăn mừng với họ, hét lên những tiếng hét xua tan đi nỗi đau.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=BURxU8spu0k" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=BURxU8spu0k</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=s8_QpNue5S8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=s8_QpNue5S8</a>

Các cầu thủ Juventus và cổ động viên sau bàn thắng và tiếng còi mãn cuộc

Sau này nhiều người đã không đồng tình với Michel Platini và các đồng đội. Michel Platini nói rằng, anh thực sự không biết rằng thảm kịch xảy ra nặng nề đến vậy vì lúc đó cả đội đang trong phòng thay đồ. Còn nhiều người vẫn coi Heysel là một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nhiều tháng sau, những cuộc điều tra về thảm kịch mới khép lại, rất nhiều bản án đã nêu ra, trong đó có cả việc cấm bóng đá Anh tại châu Âu vô thời hạn, cách chức hàng loạt thành viên liên đoàn bóng đá Bỉ và đội trưởng an ninh. Hoàn thành quả penalty đó, Michel Platini khép lại cúp C1 năm đó với vị trí vua phá lưới (7 bàn) cùng với Torbjörn Nilsson còn Juventus lần đầu tiên đoạt danh hiệu vô địch Coppa dei Campioni, và cũng là đội bóng đầu tiên thâu tóm cả ba chức vô địch châu Âu.

Nhưng đối với Michel Platini và nhiều người khác, danh hiệu ấy dường như không hề tồn tại. Bởi vì nó phải trả một cái giá quá lớn. Đó là hơn hai mươi năm đợi chờ, 39 người chết trong đó có 34 người Italia (cổ động viên Juventus), 4 người Bỉ, 2 người Pháp và một người Bắc Iranda. Sáu trăm người bị thương. Một lần nữa vinh quang của Juventus có ám ảnh của người còn sống với những người đã chết. Trở về từ Heysel với chiếc cúp C1, Juventus chỉ tung ra đội hình dự bị cho hai trận tứ kết Coppa Italia, và thua AC Milan 0-1 (bàn thua duy nhất do cựu tiền đạo Juventus, Pietro Virdis ghi) và khép lại mùa giải trong lặng lẽ, như chính cuộc sống của rất nhiều cầu thủ Juventus sau ngày ấy.
« Last Edit: February 07, 2014, 01:38 PM by Pavelvnr »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #58 on: December 21, 2012, 02:43 PM »
Logged
Khi nhà vua biết mình sắp phải nhường ngôi


Sau chiều Heysel ấy, Juventus có rất nhiều thay đổi. Những người hùng 1982 vẫn lần lượt ra đi. Sau Dino Zoff, Roberto Bettega, Giuseppe Furino và Claudio Gentile, giờ đây đến lượt Marco Tardelli, Zbigniew BoniekPaolo Rossi chia tay sân bóng Comunale. Marco Tardelli chuyển đến với đội bóng kình địch Inter Milan, trong khi Zbigniew Boniek sang As Roma để thay cho Falcão còn Paolo Rossi đến AC Milan. Ngay cả những cầu thủ dự bị cũng tìm đường rời khỏi Torino. Cesare Prandelli, sau 6 năm làm dự bị (và cũng có ngần ấy huy chương như các cầu thủ đá chính) quay lại với Atalanta cùng Bruno Limido; Beniamino Vignola về Empoli. Tất cả những người đã chia tay Juventus sau chiều Heysel ấy, dù đã thành công hay thất bại, thì vì ám ảnh Heysel, vì những lí do nào đó, mà mối quan hệ giữa họ với Juventus về sau này không còn sâu đậm nữa. Thậm chí có người còn dần trở thành kẻ thù của các cổ động viên như Zbigniew Boniek. Một mùa hè với 6 người ra đi, chỉ còn lại hàng hậu vệ nguyên vẹn cùng thủ môn Stefano Tacconi, chẳng khác gì một cuộc chia li lớn. Serie A cũng chứng kiến những vụ đổi người ồn ào nhất. Nó chia tay Falcão và Socrates và lại có thêm những niềm hi vọng mới, như Roberto Baggio.

Sự ra đi của Zbigniew Boniek mở đường cho Michael Laudrup trở về từ Lazio để sát cánh bên cạnh Michel Platini. Hết, Juventus không còn thêm một ngôi sao nào nữa. Những người mới đến chỉ là những tài năng ở mức trung bình, như là tiền vệ Massimo Mauro, cựu cầu thủ U-21 Italia từ Udinese; tiền vệ dày dặn Lionello Manfredonia từ Lazio; tiền vệ Gabriele Pin, một cựu cầu thủ trẻ vô danh của chính Juventus; cuối cùng là tiền đạo hạng trung Aldo Serena, người đã trải qua hàng loạt đội bóng khác trước khi đến Torino. Juventus không còn mạnh mẽ nữa, sự thật là nó chỉ còn lại một vài cá nhân có thể kéo cả đội đi lên. May mắn, Juventus có những bánh xe khỏe mạnh như thủ môn Stefano Tacconi, hậu vệ Antonio Cabrini, đội trưởng Gaetano Scirea, Michel Platini và Michael Laudrup. Trong cái năm mà Michel Platini lần thử 3 liên tiếp giành Quả bóng vàng châu Âu, huấn luyện viên Giovanni Trappattoni đã xây lên một đội Juventus khác đi rất nhiều cho mùa giải 1985/86.

Không còn lối chơi tấn công đẹp mắt nữa, Juventus quay về với hàng phòng ngự chắc chắn, một đội bóng của Michel Platini (đã bước sang tuổi 31) và những người còn lại. Sản phẩm của hàng phòng ngự chặt chẽ Juventus là một serie 8 trận thắng liên tiếp ngay lúc mở đầu Serie A mùa giải 1985/86. Loạt điểm đầu mùa này tạo ra cho Juventus một khoảng cách khá xa với các đội đứng sau là Inter Milan, AS Roma và SS Napoli. Nó tạo ra một sự hưng phấn trong lòng các cẩu thủ Juventus, nhất là những người mới đến như Michael Laudrup và Aldo Serena. Tháng 11 năm 1985, với tư cách là ĐKVĐ, Juventus đánh bại ĐKVĐ Serie A Hellas Verona tại vòng 1/8 Coppa dei Campioni bằng hai bàn của Michel Platini và Aldo Serena.


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Yg1xDQiCnEE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Yg1xDQiCnEE</a>
Coppa Intercontinentale tháng 12 năm 1985 - full match

Tháng 12 năm 1985, Juventus đến Tokyo để gặp đội vô địch Nam Mỹ Argentinos Juniors trong trận tranh cúp Liên lục địa Coppa Intercontinentale. Hai bàn thắng của Michel Platini và Michael Laudrup đã giúp Juventus cầm hòa đội bóng Argentina trong 2 hiệp chính. Sang loạt đá luân lưu 11m, lại chính Michel Platini đá quả cuối cùng giúp cho đoàn quân đen-trắng lần đầu tiên giành được danh hiệu Liên lục địa từ Tokyo. Chiếc cúp cho lần đầu tiên Juventus được coi là vô địch thế giới, tiếp thêm niềm tin mạnh mẽ về một mùa giải thành công nữa.

Nhưng nó cũng đánh lừa cảm giác của mỗi người. Juventus bắt đầu đánh mất một vài điểm số, thua một đôi trận đấu quan trọng. Tháng 3 năm 1986, đội bóng bị đánh bại bằng một bàn cách biệt tại tứ kết Coppa dei Campioni bởi những người đến từ thành phố Catalunya, Barcelona, nghĩa là cơ hội bảo vệ chức vô địch đã không còn. Ở Serie A, một cách rất chậm chạp, AS Roma dần dần cũng bắt kịp số điểm của Juventus ở vòng đấu thứ 28, lúc chỉ còn hai trận đấu nữa là kết thúc mùa giải. Suýt chút nữa cảm giác chiến thắng đã ru ngủ Juventus, nếu như không có cái tên Lecce xuất hiện. Vòng đấu 29 áp chót, trên sân Olimpico ở Roma, Lecce, đội bóng đã xuống hạng và chỉ thắng được đúng 4 trong tổng số 28 trận trước đó, đã bất ngờ quật ngã AS Roma. Cùng lúc đó, trên sân nhà Comunale, Michael Laudrup đã ghi bàn thắng ở phút thứ 89 giúp đội nhà đánh bại AC Milan của Paolo Rossi và những cầu thủ trẻ như Paolo Mandini, Franco Baresi lẫn tân chủ tịch Silvio Berlusconi. Cuộc đua giữa Juventus và AS Roma bất ngờ chấm dứt bởi một trận thua đau đớn của kẻ bám đuổi. Vòng đấu cuối cùng AS Roma tuyệt vọng thua nốt trên sân Como còn Juventus nhẹ nhàng vượt qua... Lecce cũng với tỉ số 3-2 trên sân Via del Mare.

Không ai biết trận thua của AS Roma trước Lecce có liên quan gì đến những cầu thủ cá độ trong vụ Totonero thứ 2 vỡ lở ngay trong tháng 5 năm 1986 hay không. Bởi vì người ta không điều tra trận đấu đó. Danh sách các quan chức và cầu thủ dính dáng đến cá độ dài đến cả trang giấy đã phải chịu án cấm hoạt động thể thao, nhưng không có ai là người của Lecce hay Roma cả. Và scudetto là của Juventus, lần thứ 22. Lần đầu tiên Michel Platini không giành được danh hiệu vua phá khung thành sau 3 lần liên tiếp. Nó thuộc về Roberto Pruzzo của AS Roma. Ở cái nơi mà bóng đá bắt đầu tràn ngập những anh tài trên khắp năm châu, Juventus vẫn đánh chiếm lại được scudetto. Có lẽ, scudetto này dành cho Michel Platini, bởi vì đó là lần cuối cùng của người hùng đến từ nước Pháp (nhưng anh thực ra là một oriundo). Có lẽ, scudetto này dành cho Michael Laudrup, bời vì đó là lần đầu tiên của niềm hi vọng tương lai đến từ Đan Mạch.

Cúp thế giới mùa hè năm 1986 đến trong lúc thoái trào của đội tuyển Italia và huấn luyện viên Enzo Bearzot. Cái gọi là blocco-Juve trong lòng đội quân áo thiên thanh gần như không còn nữa. Chỉ còn 3 cầu thủ Juventus góp mặt trong số 23 người là hậu vệ Antonio Cabrini, Gaetano Scirea và tiền đạo dự bị Aldo Serena trong khi Marco Tardelli và Paolo Rossi đã mang màu áo khác. Trong đội hình Italia trong buổi thoái trào ấy có đến 6 cầu thủ khoác áo Inter Milan, nhưng tài năng và nghị lực của họ không đủ để đưa Italia đi xa. Và, khi mà dấu ấn của Juventus ở đội tuyển quốc gia trở nên nhạt nhòa, thì có nghĩa là Italia không còn là chính mình nữa. Còn đội Pháp của Michel Platini, bộ tứ huyền ảo Michel Platini - Jean Tigana - Luis Fernández - Alain Giresse vẫn còn đó nhưng tất cả họ đã ở phía bên kia sườn dốc của dự nghiệp của mình, mà đỉnh cao là 2 năm trước với chức vô địch Euro 1984, bốn năm trước ở Spagna 1982. Họ không còn đủ sức nữa trong khi những tài năng như tiền đạo trẻ Jean-Pierre Papin (giống Gianluca Vialli của Italia) còn chưa bùng nổ. Italia cũng vậy. Đội bóng già nua, cả trong suy tính của ông Enzo Bearzot đôi chân của những người trên sân, ì ạch vào đến vòng hai và thua đội Pháp của Michel Platini 0-2. Rồi đội Pháp cũng thua người Đức ở bán kết trong trận đấu được coi vào loại hay nhất Mexico 1986, trong trận mà Michel Platini đã đá hỏng một quả 11m. Đó là màn trình diễn lớn cuối cùng của Michel Platini. Anh không còn là vua phá lưới ở tất cả các giải đấu mà anh tham gia nữa. Sức lực anh đã hao dần và quá khứ vinh quang mới ngày hôm qua đã bắt đầu lùi dần ra xa.

Cúp thế giới năm ấy chứng kiến một tài năng phi thường bùng nổ. Diego Maradona dẫn kéo cả đoàn quân Argentina giành lấy vinh quang cuối cùng. Con người ấy, có mặt ở Italia từ hai năm trước, 1984, khi anh rời xứ Catalunya và Barcelona đến Napoli. Mà trong hai năm ấy, chính anh, phải chịu khuất bóng dưới Michel Platini ở giải Serie A. Tài năng và niềm kiêu hãnh của Michel Platini khiến cho anh cảm thấy sợ. Sau này, nhiều lần anh vẫn nói, "Michel Platini, tôi không hiểu anh ấy, tôi chỉ thấy anh ấy là một người lạnh lùng, rất lạnh lùng trên sân cỏ". Michel Platini đã khiến cho Diego Maradona có cảm giác sợ hãi mỗi khi đối đầu với nhau, nhưng Mexico 1986 đã đẩy Diego Maradona lên một tầm cao mới, anh sẽ không còn sợ ai nữa. Giây phút Diego Maradona giương cao chiếc cup vô địch thế giới cũng là giây phút Michel Platini và calcio biết rằng Serie A sẽ có một nhà vua mới.
« Last Edit: January 02, 2013, 02:38 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #59 on: December 21, 2012, 05:47 PM »
Logged
Calcio chỉ còn biết mỗi một mình Diego

Sau cúp thế giới 1986, Michel Platini chỉ gia hạn hợp đồng với Juventus thêm một mùa giải nữa. Anh đã quyết định treo giày khi mùa bóng 1986/87 khép lại. Dù thế thì Juventus vẫn có rất ít sự thay đổi. Chỉ duy nhất có 3 người mới và đều là những cầu thủ dự bị, là hậu vệ Roberto Soldá, tiền vệ Beniamino Vignola trở lại sau một năm đi cho mượn ở Hellas Verona và tiền đạo U-21 Italia mới 17 tuổi Renato Buso đến từ thành phố Montebelluna xứ Veneto. Người đến thì không có nhiều hi vọng, mà người đi lại tạo ra một nỗi hoang mang.

Sau đúng mười năm đến và giành lấy tất cả các danh hiệu mà một huấn luyện viên có thể giành được với một câu lạc bộ, Giovanni Trapattoni ra đi! Và ông trở thành huấn luyện viên thứ 2 của Juventus rời đội bóng sang thành phố Milano với Inter Milan sau người đầu tiên Heriberto Herrera hồi năm 1969. Có thể nói việc Giovanni Trapattoni ra đi là cú bắn phá mạnh nhất vào con tàu Juventus, trên cả sự già nua và mệt mỏi của những bánh xe chủ như Michel Platini, Antonio Cabrini hay Gaetano Scirea. Từ đây, Juventus chạy qua một đường hầm tăm tối dường như không biết bao giờ có thể thoát ra được.


Giovanni trapattoni trở thành huấn luyện viên thứ 2 sang Inter Milan sau Heriberto Herrera

Juventus mất phương hướng, chủ tịch Giampaolo Boniperti giới thiệu một người mới nhằm bẻ ghi cho Juventus tránh được đường hầm ấy. Người đó có tên là Rino Marchesi người Milano xứ Lombardia, lúc đó đã 60 tuổi. Ông là một cầu thủ hạng trung bình và một huấn luyện viên tầm thường ở Serie A đã mấy mươi năm, đã trả qua hàng chục đội bóng. Ông có kinh nghiệm, rất nhiều, nhưng không có đủ tài năng, và cả sức mạnh để cứu thoát Juventus khỏi một viễn cảnh mờ mịt đã nhìn thấy trước. Cả đội bắt đầu mùa giải mới chỉ được suôn sẻ cho đến cuối tháng mười. Trong quãng thời gian ấy, cả Michel Platini và Michael Laudrup không phải là ngôi sao dẫn dắt được hàng tấn công.

Họ chơi bóng không phụ thuộc vào Platini nữa mà đồng đội hơn, dựa nhiều vào hàng thủ hơn, nơi mà Antonio Cabrini, Geatano Scirea và Stefano Tacconi chấn giữ. Nhiều cầu thủ góp mặt trong danh sách ghi bàn hơn. Nhưng họ cũng chỉ chịu được hai tháng, cho đến cuối tháng 10, Juventus bị Real Madrid đánh bại 1-0 tại Santiado Bernabeu trong trận lượt đi vòng 1/16 Coppa dei Campioni ngày 22 tháng 10 năm 1986. Từ đó Juventus gục ngã rất nhiều lần trước các đối thủ quyết định trên đường đua của mình. Bị Inter Milan của Giovanni Trapattoni cầm hòa 1-1 ở sân Comunale ngày 26 tháng 10. Mười ngày sau, dù thắng lại Real Madrid của Hugo Sánchez 1-0 vẫn ở Comunale nhưng đội Juventus lại chịu thua 1-3 trong loạt đá 11m. Bốn ngày sau, Juventus tiếp SS Napoli trên sân nhà Comunale, ngày 9 tháng 11 năm 1986. Và đây là lúc người ta chính thức nói rằng, thời của Michel Platini đã hết. Đây là lúc người ta nói rằng, Napoli và Diego Maradona là vua mới ở Serie A, Ciro Ferrara (20 tuổi) sẽ là một hậu vệ đầy tương lai.

Dù Diego Maradona không ghi bàn, nhưng nhà vô địch thế giới mới đã dẫn dắt đội bóng của mình đánh bại ĐKVĐ Serie A 3-1 ngay tại sân chơi của họ. Trước ánh mắt hồi hộp và lo âu của ông Gianni Agnelli từ trên khán đài danh dự, Michel Platini tập tễnh bước đi trên sân cỏ. Thêm 2 tuần nữa để Juventus thua nốt As Roma của Zbigniew Boniek 0-3, thua Sampdoria của Roberto Mancini và Gianluca Vialli 1-4 và lụi tàn ước mong bảo vệ scudetto vừa lúc lượt đi còn chưa kết thúc. Aldo Serena đá rất lên chân, nhưng mọi cố gắng bám đuổi ở lượt về của Juventus đều thất bại, mà trực tiếp lại là 2 trận thua cùng với tỉ sổ 1-2 trước Inter Milan và SS Napoli ở San Siro và San Paolo.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Gmi2HH66JNs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Gmi2HH66JNs</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=XmgaZ-mnRb4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=XmgaZ-mnRb4</a>

Hai trận thua của Michel Platini trước Diego Maradona trong mùa bóng 1986 - 1987

Huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm, rất nhiều kinh nghiệm Rino Marchesi có thể làm gì? Ông không thể làm gì được. Vì Michel Platini đã cháy hết sức lực rồi (anh chỉ ghi được 2 bàn thắng), vì Micheal Laudrup (chỉ có 3 bàn) chưa tích lũy đủ sức nặng để đánh bại Diego Maradona, vì Gaetano Scirea (34 tuổi) đã già, vì Antonio Cabrini đã bị chấn thương hành hạ cả một mùa giải (chỉ chơi được 17 trận), vì Stefano Tacconi không thể chịu đựng được toàn bộ áp lực mà các đồng đội đẩy đến cho anh để rồi anh mắc những sai lầm ngỡ ngàng trong khung gỗ. Cuối cùng, ĐKVĐ Juventus tụt xuống thứ 2 trên bảng xếp hạng cuối cùng của Serie A, kém đội vô địch 3 điểm (2 điểm cho một trận thắng).

Thật kỳ lạ, trong cái mùa giải mà Michel Platini chỉ có được 2 bàn thắng ấy (vua phá lưới là Pietro Virdis có 17 bàn) thì Juventus lại là đội ghi nhiều bàn thắng nhất (42 lần bắn vỡ khung gỗ đối phương). Inter Milan lại là đội phòng thủ tốt nhất, chỉ chịu có 17 bàn thua. Nhưng Inter Milan cũng chỉ đứng thứ 3, còn SS Napoli mới là đội vô địch, vì họ có hiệu số bàn thắng-bàn thua cao nhất + 20, và vì, họ có Diego Maradona.

Mùa hè năm 1987, Michel Platini từ giã sân cỏ, chia tay Juventus, chia tay đội bóng anh đã mang đến mọi thứ và nhận được mọi thứ mà cuộc đời một cầu thủ chuyên nghiệp mơ ước. Anh, thần tượng của cả một thế hệ những cầu thủ như Alessandro Del Piero sau này, không còn xuất hiện thêm một lần nào nữa. Cũng giống như khi mà Dino Zoff treo găng, các cổ động viên chỉ còn lại hụt hẫng. Một cầu thủ nước ngoài khác sẽ được mang về để lấp vào chỗ của anh, lấp đầy nỗi nhớ những bàn thắng, những cú đá phạt, những quả penalty của anh. Nhưng không phải một người trẻ tuổi, mà là một ngôi sao thực sự, Ian Rush 26 tuổi, người vừa đoạt ngôi á quân vua phá khung thành tại giải vô địch Anh với tận 30 bàn thắng, đã từng gặp Juventus ở chiều Heysel hai năm trước trong màu áo Liverpool. Thực ra, Ian Rush đã là người của Juventus từ một năm trước. Ngay lúc mà Michel Platini quyết định rằng anh sẽ chỉ chơi thêm một mùa nữa rồi giải nghệ thì Ian Rush đã được mua với giá 3 triệu bảng và để lại cho Liverpool mượn 1 năm. Có vẻ như, những người Juventus đã tính toán kỹ càng, rằng khoảng trống mà Michel Platini để lại sau lưng sẽ không rộng mênh mông vì sự có mặt của cầu thủ người xứ Wales này và kỳ vọng anh sẽ là một John Charles, một người khổng lồ xứ Wales thứ hai.

Vụ chuyển nhượng Ian Rush cũng được hiểu như một nỗ lực dàn xếp để hàn gắn vết thương lòng giữa những người Juventus và Liverpool từ chiều Heysel ấy. Và hình ảnh Ian Rush vượt biển sang lục địa già cũng là hình ảnh tiêu biểu cho một dòng chảy những cầu thủ người Anh phiêu bạt sang lục địa già để được thi đấu ở cup châu Âu vì án cấm của Uefa đối với các đội bóng Anh chưa được gỡ bỏ. Cuộc chia tay của Michel Platini và sự xuất hiện của Ian Rush là minh chứng cho dòng chảy không ngừng nghỉ của bóng đá, của thể thao, của cuộc sống. Người ta không thể cứ mãi giữ lấy một hình ảnh từ năm này qua năm khác, bởi người ta già đi theo năm tháng, và Juventus cần phải đổi thay theo.



Ian Rush - người hàn gắn vết thương Heysel

Nhưng Juventus đổi thay quá chậm so với các đối thủ, hoặc giả, thay đổi rất nhiều nhưng không đúng hướng. Lúc ấy, Serie A giữa những năm 1980s trở thành giải vô địch náo nhiệt nhất châu Âu. SS Napoli của chủ tịch Ferlaino như là đội bóng đi đầu trong phong trào đổ tiền mua danh hiệu, một cách chơi bóng đá điên rồ của những nhà tư bản kiểu mới, theo sau là Sampdoria của Mantovani, AC Milan của Berlusconi. Trong khi hàng loạt các ngôi sao tên tuổi như Careca, Van Basten, Ruud Gullit, Rudi Völler, Hans Briegel đến với những đội bóng kia, thì Juventus cũng có Ian Rush. Nhưng nếu các đối thủ tập hợp được trong lòng nó một khối Italia trẻ trung và mạnh mẽ, thì Juventus lại không có được điều đó. Geatano Scirea không còn đá chính nữa. Để bù đắp cho điều đó, gần như cả hàng hậu vệ thay đổi. Trong đó có ba cái tên mới (trừ Antonio Cabrini và đội phó Sergio Brio) là Luigi De AgostiniRoberto Tricella từ Hellas Verona; cộng với Pasquale Bruno từ Como và Nocolò Napoli từ Messina. Cả ba đều đang thời gian sung sức nhất cuộc đời bóng đá chuyên nghiệp của mình.

Trên hàng tiền vệ, tuyến quan trọng nhất của đội bóng, cầu thủ U-23 Italia Angelo Alessio được gọi về từ Bologna, thêm tân binh 29 tuổi Marino Magrin từ Atalanta. Còn lại, ở chiều kia, một cách đáng tiếng mà vì lí do nào đó, hai cá nhân nổi bật nhất của Juventus ở mùa giải trước ra đi. Lionello Manfredonia quay về thành phố Roma còn tiền đạo Aldo Serena quay về Inter Milan với Giovanni Trapattoni. Đó là một điều đáng tiếc, bởi vì dẫu có thay đổi quá nhiều, hi vọng rất nhiều thì nhưng con người mới cũng không thể nào khỏa lấp đi bóng dáng của những người đi trước, với cả huấn luyện viên Rino Marchesi cũng thế. Ngay từ đầu mùa giải Serie A 1987/88, Rino Marchesi đã phải chứng kiến đội bóng của mình biến thành một đội bóng trung bình và túng túng bằng những trận đấu xen kẽ, thắng đội nhỏ rồi thua đội lớn, liên tục cho đến lúc... thua cả các đội nhỏ.

Khi mà Ian Rush còn đang phải gồng mình lên để tìm lấy tiếng nói của mình trong phòng thay đồ và hòa nhập với lối sống của người Italia (như sau này anh kể trong cuốn sách ‘My Italian diary’ của mình), thì Michael Laudup cũng không thể làm cách nào để lĩnh xướng hàng tấn công, anh thậm chí còn không có nổi một bàn thắng. Khi mà Geatano Scirea không còn đá chính nữa, thì Stefano Tacconi chỉ còn biết đứng nhìn khung gỗ rộng mênh mông. Ở Coppa Uefa, bị Panathinaikos Atene đánh bại ngay ở vòng 2, trở về Serie A, Juventus chịu tụt xuống thứ 6, sau tất cả các đội bóng đối thủ lớn khác, và suýt cả đứng thứ 7 chung cuộc nếu không thắng đội cùng thành phố AC Torino trong trận play-off tranh vị trí cuối cùng dự Copa Uefa 1988/89. Vô địch Serie A mùa bóng 1987/88 là AC Milan của huấn luyện viên Arrigo Sacchi cùng dàn cầu thủ tài năng nhất mà họ từng có trong lịch sử, có phần còn hơn cả SS Napoli. Đó là những năm tháng mà bóng dáng con tàu Juventus mất tích vào một vùng hoang mạc nào đó. Thế giới calcio chỉ còn biết đến Napoli và AC Milan, chỉ biết mỗi Diego Maradona.
« Last Edit: January 29, 2013, 11:07 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

0 Members and 2 Guests are viewing this topic.