Author Topic: Thế nào là nhạc "sến" !!?  (Read 6316 times)

Description:

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« on: November 08, 2005, 11:22 PM »
Logged
Tại sao có từ nhạc "sến"này xuất hiện ??!, và khi 1 người nào đó bắt đầu hơi ủy mị 1 tí là thể nào cũng bị gọi "sến vừa vừa thôi"   .

Tuy là thế nhưng số lượng fan của dòng nhạc này cũng khg phải ít, ngay đến giới trẻ cũng có rất nhiều người yêu thích dòng nhạc này. Ca sĩ đc xem là thể hiện thành công dòng nhạc này hiện nay có thể nói đến là: ... TV (ca sĩ hải ngoại, alô alô... ai là crazy fan của ca sĩ này thì vào đây tham gia nha   ), ở Vietnam gần đây xuất hiện Duy Mạnh với những bài hát mang âm điệu nhạc Tàu...

Nếu có điều kiện chúng ta nên nghe và thử phân tích xem thế nào là 1 bài hát "sến"... thật sự nó có tác dụng jì mà lôi kéo đc rất nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội hiện nay thích thú khg kém jì những dòng nhạc khác (nói về âm điệu, cách thể hiện bài hát, khg bàn luận sâu về tư tưởng).

Có lẽ topic này sẽ dành cho những ai muốn khám phá bản thân mình đang "sến" đến cỡ nào tham gia nè nhá  

   

@ Pavel: nghe nói ông cấm khg đc bàn luận về nhạc "gold" , thiết nghĩ đây cũng khg phải là topic mang nội dung "nhạy cảm". Vài dòng gởi ông  
« Last Edit: November 10, 2005, 12:08 AM by blueweb »

Offline GianluigiBuffon

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 739
  • Joined: Jun 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Male
« Reply #1 on: November 09, 2005, 07:42 AM »
Logged
Ka ka, fan ruột của Duy Mạnh đây!
"Người yêu ơi có biết anh nhớ em nhiều lắm, những đêm trong giấc mơ tay nắm tay nghẹn ngào" nhớ nhiều đến mức đêm ngủ ngon và nằm mơ. Hic, chẳng hiểu thế nào nữa.

thằng ku này toàn bài nghe chả ra làm sao cả. Bình luận làm gì cho mất thời gian nhể   Nhưng thôi cứ lôi vài câu sến ra để anh em thưởng thức:

1. "từng con sóng xô ngoài khơi, từng cánh chim bay thấp thoáng đã cho anh sức sống để đi tới tận cuối chân trời" ==> vậy thì em còn tồn tại làm gì khi ngay cả sóng biển và chim trời cũng cho anh được nhiều sức sống đến vậy. Có khi em chỉ có thể cho anh được đủ sức sống để đi tới cuối chân giường thui nhỉ. Thế nên em đành phải ra đi   Lời vừa ngu vừa chả có ý nghĩa gì. Vậy mà các bác vẫn nghêu ngao (đáng buồn là có cả mình  )

2. Giới lô đề cờ bạc có 2 bài hát là "Kiếp đỏ đen" và "Giấc mơ có thật" với ý nghĩa trái ngược nhau. "Giấc mơ có thật" (Mỹ Tâm) còn chấp nhận được chứ "Kiếp đỏ đen" thì đúng là vừa nghe vừa phải nhổ...

Túm lại, nhạc sến là loại nhạc mà khi nghe loáng thoáng thì hiểu nhưng nếu nghe kỹ từng câu, từng chữ thì lại chả hiểu gì. Được cái giai điệu dễ nghe dễ nhớ nên become popular

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #2 on: November 09, 2005, 09:19 AM »
Logged
Phần lớn người nghe nhạc hiện nay là dễ tính nên dễ bị những bài hát đó truyền vào đầu thôi.Chính anh Bufon cũng phải công nhận những bài đấy chả ra làm sao,vừa nghe vừa phải nhổ vậy mà anh vẫn nghêu ngao ,đáng buồn.Nhưng phải nói rằng,một lý do hết sức lớn là hiện nay những thể loại nhạc như vậy nhiều quá,lấn át hết cả dòng nhạc chính thống,không muốn nghe cũng bị nhét vào tai,bực.Ví dụ như những bài hát của Lưu Chí Vỹ, Ưng Hoàng Phúc, nhóm AXN... Từ cách sử dụng các tiết tấu dẫn giai điệu liên tục nhịp 6/8 hoặc 2/2 trên một nền hoà âm đơn giản chu kỳ bậc 4, các bài hát nhạc “dị” này lấp liếm khả năng hát kém cỏi và nhếch nhác của các ca sĩ. Bên cạnh đó, việc khai thác các cụm từ bình dân - không phải là ca từ - mà là những mẩu đối thoại hoặc "triết lý" ngọng nghịu như “tại em nên anh như thế đó” hay “anh không muốn bất công với em”... đã tạo nên một loạt ca khúc nhạt nhẽo, thô thiển.
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #3 on: November 09, 2005, 09:21 AM »
Logged
Nhạc sến và những tranh luận tầm phào

Nếu đã đưa "nhạc sến" ra tranh luận về giá trị và vị trí của nó trong đời sống nhạc Việt thì điều cần thiết hơn cả vẫn phải định nghĩa được thế nào là "nhạc sến", âm nhạc thế nào thì sẽ bị coi là sến, và "sến" so với "sang" khác biệt ra sao. Như vậy sẽ thực tế hơn nhiều những câu chuyện, những điển tích nhằm chứng mình sến đích thực phát sinh từ Marie Schelle hay "con sen"...

Về thói "mari sến", đã có cả một trước tác đầy đặn - tiểu thuyết "Marie Sến" của Phạm Thị Hoài, ra đời hơn chục năm trước, thông qua một hệ thống nhân vật đặc sắc, đã phân tích thói "sến" của lớp công chức, trí thức - những thành phần không được coi là "bình dân". Cũng trong tiểu thuyết của mình, nhà văn Phạm Thị Hoài cũng đưa ra một loạt giả thiết về nguồn gốc cái từ "Sến", có đưa cả Marie Schelle, "con sen"... ra nhưng vẫn khép lại bằng một câu hỏi mở. Và biết đâu "sến" có thể có từ nguyên là một từ thuần Việt mà chẳng ai biết gốc tích.

Thực tế là "sến" đã hiện diện, dính cùng một thứ âm nhạc được gọi là "nhạc sến". Việc tranh cãi nguồn gốc từ nguyên của "sến" là không cần thiết nữa bởi nó chẳng giúp ích gì cho việc xác định giá trị nhạc sến. Nói nhạc sến là thứ nhạc chỉ dành cho mấy con sen, thằng bồi nghe là kiểu nói hồ đồ, tương tự như vậy nếu nói Marie Schelle là nguyên nhân làm phát sinh ra cả một nền văn hoá sến chảy nước.

Đụng đến "nhạc sến", là đụng đến câu chuyện về đẳng cấp: đẳng cấp âm nhạc, đẳng cấp nghe nhạc. "Sến", ngay từ bản chất từ ngữ đã mập mờ, nên thường bị lạm dụng. Những người tự cho mình có thẩm mỹ cao thì cho rằng sến là sản phẩm văn hoá tầm thấp, rằng sến là đặc sản chỉ được giới bình dân ưa thích, rằng sáng tác nhạc sến, nghe nhạc sến tức là dấu hiệu có thẩm mỹ âm nhạc thấp kém v.v. Trong khi "phe" bị kết tội sến thì lại không thanh  minh, lại cho rằng sến là dân tộc, là gần gũi đời sống, là có nhiều khán giả, là sống khoẻ còn hơn thứ sang trọng sống dở chết dở kia v.v Những cuộc cãi cọ đầy tính cá nhân kéo dài bất tận.

Thực tế, không thể chỉ qua việc nghe nhạc mà phán xét mức độ thẩm mỹ của một ai đó. Một người suốt ngày đắm đuối với những Beethoven, Mozart hay mở miệng là tán dương, là phân tích sự sâu sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn chưa chắc đã là người có thẩm mỹ cao, bỏi đó có khi chỉ là một hành vi làm sang, làm dáng. Và ngay cả trong giới trí thức, giới nghệ sĩ âm nhạc bác học, rất nhiều người thích nghe thứ nhạc bị cho là sến, họ thích nghe Chế Linh, Ngọc Sơn, nghe nhạc quê hương mùi mẫn, phải chăng họ có thẩm mỹ thấp? Tương tự, có những người ở tầng lớp lao động nhưng lại thích nghe "nhạc sang", như một sở thích bình thường, vậy mức độ thẩm mỹ của họ ở đâu giữa quan niệm nhạc sến là nhạc của giới bình dân?

Những mâu thuẫn như thế sẽ không thể giải quyết được chừng nào còn chưa có định nghĩa cụ thể về nhạc sến và giá trị của nó. Nếu cho rằng sến là thứ âm nhạc ủ rũ, lê thê làm người nghe chảy nhão ra ra thì hãy nhìn lại kho tàng âm nhạc cổ điển của nhân loại cũng khối tác phẩm bi quan như thế, ngay cả trong tàng thư nhạc của Trịnh Công Sơn cũng có những bài buồn tê tái, ảo não, những thứ nhạc ấy có bị cho là sến không? Hay gần đây, trong chuyên đề về Nhạc đương đại của Bàn tròn Giai Điệu Xanh, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc có dẫn lời nữ nhạc sĩ trẻ Kim Ngọc cho rằng nhạc của Beethoven là "nhạc sến", và hiển nhiên là Kim Ngọc sẽ có cách chứng minh của riêng mình cho luận điểm ấy. Vậy thứ nhạc nào mới thực sự là sến theo cách mà đa số vẫn gọi chung chung "nhạc sến"?

Nếu "sến" chỉ là câu nói cửa miệng, kiểu "Sao mà sến thế?" khi thấy ai đó nỉ non về một chuyện không đáng gì hay lúc xem phim Hàn Quốc, thì mọi chuyện đã đơn giản. Nhưng "nhạc sến" thì không dễ "qua" như thế. Từ bao lâu nay, "nhạc sến" bị kết án mà không rõ tội trạng, trong khi đó "nhạc sang" lên ngôi mà chẳng rõ thành tích. Buồn chẳng phải một cái tội, bi quan thì chẳng ai dám nói trong đời mình không lúc nào rơi vào trạng thái ấy, vả lại chẳng ai dám đảm bảo nghe "nhạc sang" thì người ta sẽ lạc quan hơn. Chuyện bài nhạc sến kinh điển của Tây là Sombre Dimanche (Chủ nhật buồn) khiến bao nhiêu người tự tử e chỉ là một truyền thuyết văn nghệ được cố tình làm cho bí ẩn bởi thói hiếu kỳ muôn thuở của người đời mà thôi. Một khi người ta đã muốn tự tử, vì những chuyện riêng tư, thì có cho nghe bản "Tụng ca niềm vui" của Beethoven trong Giao hưởng số 9 thì người ta vẫn sẵn sàng nhào xuống sông hay uống thuốc ngủ, chẳng ai hay nhạc nào ngăn nổi. Chứ bài Sombre Dimanche vẫn được hát đi hát lại chừng ấy năm, chẳng lẽ nhân loại tuyệt diệt?

Câu chuyện về "nhạc sến" sẽ còn kéo dài bất tận chừng nào chúng ta chưa làm rõ được những "công" và "tội" của nó mà cứ nhìn vào đó vừa muốn tránh xa (vì sợ bị quy kết là sến) lại vừa muốn sán đến gần (xem nó thực hư ra sao mà tồn tại dai dẳng thế). Những điển tích về nguồn gốc từ "sến" hiển nhiên là tầm phào, và câu chuyện nhạc sến cũng rất dễ bị tầm phào hoá nếu người ta chỉ đứng từ xa mà phán xét về sến, theo một cách... rất sến.
« Last Edit: November 09, 2005, 09:22 AM by dịu dàng »
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #4 on: November 09, 2005, 09:24 AM »
Logged
Câu chuyện nhạc sến và phần kết (luôn) bỏ lửng...

Những cuộc tranh luận (hoặc thảo luận) về thói sến, về nhạc sến sẽ còn kéo dài bất tận chừng nào những người muốn khu biệt "sến" và "nhạc sến" khỏi những giá trị âm nhạc khác hoặc đã được nhận diện hoặc còn mù mờ - còn tự đặt mình vào thế của những nhân vật trong câu chuyện "Bộ quần áo mới của Hoàng đế"...

Trong câu chuyện kể nổi tiếng của Andersen, bao nhiêu quần thần và dân chúng, rồi cả Hoàng đế nữa, vì không muốn bị mang tiếng ngu dốt nên đã "nhắm mắt" mà khen bộ quần áo tưởng tượng của 2 gã lừa đảo. Câu chuyện ấy cũng không có phần kết trọn vẹn theo... truyền thống, rằng liệu Hoàng đế tỉnh ngộ ra sao, 2 kẻ lừa đảo có bị trừng trị không...

Chuyện này khiến người viết liên tưởng tới những cuộc tranh luận triền miên quanh chữ "sến", nhất là khi nó gắn với âm nhạc thành "nhạc sến". Phải chăng vì sợ bị quy kết là sến mà người ta phải cố tạo ra một khái niệm "nhạc sang" mù mờ để bám vào đó cho ra vẻ không sến? Vì sợ sến mà người ta cố làm mọi cách để chứng tỏ nhạc sến... không sến?

Thực tế, cả "sang" và "sến", nói một cách nặng lời thì đều... vớ vẩn như nhau. Vớ vẩn ở cái cách người ta quan niệm về chúng. Trước nay, người ta vẫn quen đưa ra những thuật ngữ không chuẩn mực và tranh cãi triền miên bất tận về những thứ không chuẩn ấy. Vì không có gì chuẩn mực nên trong khi nhiều người chê những bài hát Mỹ Tâm hát là "nhạc thị trường", "nhạc dành cho trẻ con" thì cô vẫn tự tin phát biểu rằng nhạc của mình là "nhạc salon". Có ai cấm đâu nên nói sao chẳng được? Thế nào là "nhạc salon"? Dám chắc người khẳng định nhạc mình "salon" sẽ không thể trả lời được.

Bởi mãi tranh cãi quanh một chuyện vớ vẩn cho nên mới có những chuyện... tầm phào như mãi mê truy nguyên nguồn gốc từ nguyên của "sến" mà không đưa ra được một định nghĩa nào chính xác hoặc gần sát nhất cho "nhạc sến". Đã vậy, trong suốt cuộc tranh luận, người ta luôn nơm nớp một nỗi sợ bị quy kết là "sến" nên hoặc phải lên án nhạc sến thật dữ dội và bám chặt vào cái phao "nhạc sang", hoặc phải bênh vực "nhạc sến" nhiệt tình để gỡ gạc chút nào hay chút ấy, rằng thứ nhạc được gọi là sến ấy thực ra... không sến. Cuộc tranh cãi sẽ kéo dài bất tận.

Việc định nghĩa nhạc sến không hề đơn giản. Định nghĩa được nó tức là đã xác lập được vị trí của nó như một thể loại âm nhạc (hay nhỏ hơn là thể loại ca khúc). Nhưng chuyện thể loại nhạc Việt, ai cũng đã biết, còn mông lung hơn chuyện "sến" gấp nhiều nhiều lần. Bởi vậy, những nhận định qua loa về nhạc sến với những tính từ chung chung, thường hàm ý tiêu cực, chỉ có tác dụng tham khảo sơ sơ chứ không thể giúp định vị được "nhạc sến" với "tư cách" là một thể loại hay một phong cách âm nhạc. Khi người phê bình đã thủ sẵn trong mình ý nghĩ rằng nhạc sến là thứ âm nhạc cần phải... dẹp bỏ, cho dù chưa rõ bản chất của nó ra sao, thì không mong gì chuyện "sang", "sến" được giải quyết dứt điểm.

 
...và Thanh Tuyền
Sến đã là một thuộc tính tình cảm của con người và người ta có quyền đòi hỏi tìm ở âm nhạc, phim ảnh những gì đáp ứng được trạng thái tình cảm ấy. Chừng nào người ta còn "sến" thì nhạc sến sẽ không thể mất đi. Ở góc độ khác, "sến" trong nghệ thuật còn do những quan niệm hay định kiến cố hữu. Chẳng hạn so sánh hai trường hợp ca sĩ: Thái Thanh và Thanh Tuyền. Thái Thanh luôn được coi như đại diện ưu tú của "nhạc sang" vì bà toàn hát những bài hát được xếp là "sang", còn Thanh Tuyền được coi như một ca sĩ cực sến vì chuyên hát nhạc sến. Nhưng khi Thanh Tuyền hát một số bài của Trịnh Công Sơn (tức "nhạc sang" - theo quy ước) thì thấy chẳng khác bao nhiêu cách Thái Thanh vẫn hát, thậm chí Thái Thanh còn "chảy" hơn cả Thanh Tuyền. Ai sến hơn ai trong trường hợp này? Định kiến sẽ đứng ra phân xử và thường là Thái Thanh sẽ thắng vì có thành tích hát "nhạc sang" nhiều hơn. Đó cũng là cách để các ca sĩ hát "nhạc sến" mãi mãi không thể với tới "nhạc sang" được trong khi ca sĩ hát "nhạc sang" vẫn có thể hát những bài rất sến dưới chiêu bài "sang trọng hoá", như cách mà ca sĩ Quang Dũng giải thích gần đây khi hát những bài như Thành phố mưa bay, Tôi vẫn nhớ...

Cứ như thế, chuyện "sang", chuyện "sến" sẽ mãi tụ quanh trong một cái vòng luẩn quẩn. Bởi vậy, có chăng để câu chuyện này có một phần kết tạm là nên khép lại những tranh cãi vòng vo thế nào là sang thế nào là sến, để rồi sau đó, chuyển sang một câu chuyện khác, ở đó, "sến" được soi dưới những góc nhìn có tính chuyên môn về âm nhạc chứ không phải bằng những định kiến cũ kỹ. Câu chuyện của Andersen về bộ quần áo của Hoàng đế cũng không có phần kết trọn vẹn - tức là câu chuyện về bộ quần áo vô hình sẽ còn kéo dài nếu thiên hạ vẫn sợ ngu dốt, thì nên chăng ta viết thêm một câu chuyện khác để giải thích chuyện đó thay vì cố mà nghĩ ra một đoạn kết khiên cưỡng và để lại nhiều... ấm ức. Câu chuyện về sến chắc chắn sẽ còn trở lại trên Bàn tròn Giai Điệu Xanh nhưng dưới một cơn cớ khác.

Nguyễn Minh
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline GianluigiBuffon

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 739
  • Joined: Jun 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Male
« Reply #5 on: November 09, 2005, 10:40 AM »
Logged
Thui thui, tóm lại là sến hay ko cũng được. Nhưng mà có hai trào lưu âm nhạc. Một là dành cho niềm đam mê và một là để kiếm tiền. Mà đã kiếm tiền thì cứ loại nào nhiều người nghe, dễ sáng tác là họ chơi thôi. Nếu là tui tui cũng chạy theo nhạc sến.

Duy Mạnh muôn năm!!! Ka ka ka

Offline Flowersin_ice_2005

  • *
  • Juventini
  • Posts: 217
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #6 on: November 09, 2005, 12:35 PM »
Logged
Nhạc "sến" là nhạc gì?

"Nhạc sến": Ai nghe và vì sao gọi là sến?

Có lẽ trong đời bạn đã hơn một lần "bị" người khác bình phẩm: Sao mà "sến" quá đi! Khi bạn chỉ vừa mới hát một câu, thốt dăm ba tiếng hoặc ngay cả bộ đồ bạn đang mặc, bức tranh bạn vẽ, món quà bạn chọn... cũng có thể bị coi là "sến". "Sến" quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: "Sến" là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng... ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng. Ở phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về "nhạc sến" - một thực thể luôn hiện hữu trong dòng chảy âm nhạc mấy chục năm qua...

Tản mạn về nhạc sến

Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...). Vậy thì "sến" là gì?

 

Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ". "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!

 

Hãy tạm bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...

 

"Tạm bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những người hát (không cứ gì phải là ca sĩ). Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm" đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa! Thế thì sao lại gọi là “nhạc sến” ?". Người hát thì cải chính: "Sến thế nào được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”.

 

Xem ra, cuộc tranh luận về "nhạc sến" chưa chắc đã dừng lại ở đây !

Hà Đình Nguyên

(Theo ThanhNienonline)
... em mơ đến 1 nơi bình yên, nơi ấy em với anh như 2 người xa lạ...

Offline Flowersin_ice_2005

  • *
  • Juventini
  • Posts: 217
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #7 on: November 09, 2005, 12:42 PM »
Logged
Sến là gì? Tại sao? Như thế nào?

Giáo sư Ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo:



"Theo tôi, gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ chữ "sen" trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 - 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ "sen" đọc trại thành "sến" bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ "sến" trong "nhạc sến", tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm".

Dịch giả Nhật Chiêu :



"Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể thiếu. Không chỉ VN mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!). Sự thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm Những nỗi đau của chàng Goet-thơ của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai".

Họa sĩ Trịnh Cung



"Trong tranh vẫn có "sến” chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ ! “Nhạc sến” thường tập trung vào điệu boléro. Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ “nhạc sến”. Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống thị dân”.    

Ca sĩ nói gì về “nhạc sến” ?

Ca sĩ Hương Lan: Âm nhạc có nhiều dòng khác nhau: nhạc dân ca, nhạc trữ tình..., nhưng không có dòng nhạc sến. Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu "sến" là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là "sến". Cũng như từ "cải lương" vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa. Nhưng đó là khán giả chê. Đáng buồn hơn, ngay cả người trong giới cũng nói như vậy. Các em dù có nổi tiếng đến đâu, hát nhạc sang thế nào thì cũng đừng nên coi thường các loại nhạc khác .

 

Ca sĩ  Ngọc Sơn: Đáng ngạc nhiên là nhạc trẻ, nhạc pop hiện đại đôi khi cũng bị người nghe "liệt" vào hàng “sến” (vì họ không thích). “Sến” là hình thức áp đặt, và những người nói từ này thường hiểu “sến” là nhà quê, là nghèo; chẳng lẽ nhà quê hay nghèo là có tội, là bị chê? Có "quê" thì mới phân biệt được với "tỉnh" chứ! Mà tôi cũng coi mình và âm nhạc của mình là sến đấy, hay nếu ai có nói tôi sến, tôi càng thích; vì tôi luôn đứng về phía người dân lao động nghèo - họ cũng thường bị gọi là sến khi hay nghe loại nhạc tình cảm ướt át, và tôi luôn bảo vệ loại nhạc đó.

 

Ca sĩ Thùy Trang: Người ta hay dùng từ "sến" khi nói đến những ca khúc trữ tình ủy mị. Nhưng lời của nhiều bài nhạc trẻ bây giờ nghe còn... (nếu được nói) sến hơn dòng nhạc tôi đang hát. Nhiều người vẫn cho rằng nhạc trẻ mang tính thị trường, nhưng thực tế chỉ tồn tại một thời gian nào đó; còn nhạc quê hương, trữ tình, mà bị gọi là sến, thì vẫn sống mãi đó thôi. Âm nhạc như một món ăn tinh thần, mà 9 người 10 ý, làm sao chiều hết được! Cho đến giờ này, tôi vẫn rất tự tin khi hát loại nhạc mà tôi đã chọn.

 

Ca sĩ Quang Dũng: Tôi không hề phân biệt sang - sến, quan trọng là ca sĩ hát như thế nào để lay động được cảm xúc của người nghe. Có những bài bị cho là sến nhưng tôi vẫn chọn để hát lại (như bài Thành phố mưa bay của ca sĩ Tuấn Vũ), theo cách của mình, và vẫn được đón nhận. Mà nhạc bị quy vào sến vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả suốt mấy chục năm nay. Chị Hương Lan là một thần tượng của tôi, và tôi thường nghe những bài nhạc quê hương trữ tình của chị.  

(Theo ThanhNienonline)
... em mơ đến 1 nơi bình yên, nơi ấy em với anh như 2 người xa lạ...

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #8 on: November 09, 2005, 12:48 PM »
Logged
Sến mà không sến, không sến mà sến

Sang hay sến ?

"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. Tôi, người viết xem chừng đề tài hấp dẫn nên cũng đề nghị thẳng thừng theo kiểu  "những nốt nhạc vui": "Mời bạn nói". Và tôi đã lắng nghe. Ra là thế ! Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao:  "thà như thế, thà rằng như thế...", "không yêu hết tình còn nghĩa...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến".

 

Vậy là rõ! Chỉ mới 2 thập niên thôi, Phượng hồng của Vũ Hoàng từng làm thổn thức bao nhiêu thế hệ nay đã trung niên. Hóa ra vụ "nhát gái" có vô khối người giống như gã nhà thơ họ Đỗ. Người bạn U60 của tôi gầm lên: "Nó dám nói thế à? Âm nhạc của tụi nó nghe tai này lọt qua tai kia, có ai nhớ nổi một câu không chứ?...". Tôi can rằng đừng nổi nóng, thế hệ khác nhau là tất yếu. Cũng nên lắng nghe ý kiến khác với mình chứ. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có buồn không? Tôi thì không, tôi cần nghe ý kiến của những 8X hôm nay.

Sến hay sang ?

Vậy, các bạn trẻ. Tôi tạm tiếp nhận những ca khúc sôi động, tưng bừng hôm nay của các bạn là sang nhé. Tôi chỉ kể một câu chuyện cũ, chuyện của một người đã từng có thời tuổi trẻ.

 

Thuở ấy, tôi nghe Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên... tôi cũng đã từng cười vào những bài hát boléro: "Mưa ướt lạnh trong đêm... Đứng bên thềm ga vắng… hắt hiu ngọn đèn vàng em tiễn anh…". Tôi từng bĩu môi: "Gác lạnh về khuya cơn gió lùa… trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa… nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt… gác trọ buồn đơn côi, phố nhỏ vắng thêm một người…" và tất nhiên sẽ lắc đầu khi nghe: "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…", "anh nghèo nên không nhẫn kim cương, tặng em nhẫn cỏ bình thường…". Và thêm nữa, một ca khúc không sang dù chưa chắc sến: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào... tình mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào… lời ru man mác êm như sáo diều rì rào… tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên…" vân vân và vân vân... - những ca khúc lời lẽ không ẩn dụ tượng trưng, không triết học cao siêu chỉ được xếp vào loại bình dân hay gọi là sến cũng được.

 

Ta hãy thử làm một sự sắp xếp nho nhỏ: đặt những ca từ sến ấy bên cạnh những ca từ được gọi là sang.

 

Quả thật, thế giới trong thời đại ta đang sống đã trở nên nhỏ hẹp, đời sống sôi động, nhịp sống nhanh, tiện nghi, phương tiện vật chất nhiều. Cách sống, cách nghĩ cũng đã khác thì âm nhạc chẳng cần phải cứ là boléro, thành ngữ chỉ nhạc sến mới là sến. Ngay đến: "Trả lại em yêu khung trời đại học...", "Em tan trường về… anh theo Ngọ về... chân anh nặng nề, lòng anh nức nở…", rồi: "Gửi gió cho mây ngàn bay… gửi bướm đa tình về hoa…" và "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ" trong cách suy nghĩ nhanh gọn lẹ, hiệu quả hoặc không hiệu quả của số đông nhạc sĩ trẻ, một bộ phận người nghe trẻ thì hôm nay, những Phạm Duy, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh,... đều thành sến tất tần tật chứ còn gì nữa.

 

Bao nhiêu thập niên trôi qua, người ta thường quan niệm sến là dùng cho bình dân, là nông thôn, là ngoại ô đèn vàng hiu hắt... Thật vậy không? Đúng thế không? Người viết không dám kết luận, chỉ thấy rằng có vô khối người "con nhà giàu học giỏi" hẳn hoi, có bằng cấp hẳn hoi, ở ngay giữa lòng thành phố rực sáng hẳn hoi, cứ bật karaoke lên là nhạc sến đấy thôi! Mà "sến" không chừng đã trở thành "sang" mất rồi. Ai dám bảo chỉ dành cho người bình dân nữa nào.

Đỗ Trung Quân

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #9 on: November 09, 2005, 01:25 PM »
Logged
Nhạc trẻ đang “sến” dần.

“Có lẽ anh và em chia tay sẽ đẹp hơn nếu ta sum vầy” (Yêu trong mù lòa) hay “Giờ đây mới được em yêu kề bên anh mà ngu sao làm chi để vụt bay mất tình sẽ đau” (Tình yêu trong âu lo). Đúng là “có lẽ” nghe xong những lời hát đó, không ít khán giả có lý trí sẽ cảm thấy thực sự “âu lo” vì mình sẽ bị “ngu” thật! Nhiều ca khúc nhạc trẻ có ca từ quá bặm trợn, hát mà như cãi nhau ngoài chợ cái - Thật không muốn đâu em ơi, tình đã hết ta chia tay. - Tình yêu với anh mong manh vậy sao? Thì như thế thật là, thật bất công với em. Lại nữa: - Giờ anh nói chính anh lại không muốn, chẳng lẽ em lại muốn thế, anh đổ lỗi cho em vậy sao? - Đổ lỗi để làm gì... anh chắc không phiền em nữa đâu. Kỳ lạ thay, những lời ca đốp chát, dị hợm kiểu ấy lại đang rất thịnh hành trong giới trẻ. Tôi cam đoan rằng, những người rành tiếng mẹ đẻ sẽ phải xấu hổ khi nghe những lời ca vô nghĩa như: Người ấy và chính tôi trong cuộc tình chúng ta. Em phải nhận ra một người thôi (Người ấy và tôi chọn ai). Từ “nhận ra” ở đây chắc là “chọn ra” chứ không phải em bị “mù màu”! Khi nghe ca sĩ hát rất hào hứng: “Oh, first kiss, you make me crazy, chẳng muốn ta rời bước đi, chỉ muốn tan vào với nhau. ố ố...” (Nụ hôn bất ngờ), thật không còn lời nào để miêu tả sự “bất ngờ” đến hoảng loạn với thứ ca từ hổ lốn đó.

Với một số nhạc sĩ trẻ, bài hát được đặt tên theo kiểu “nhân bản vô tính”. Đã có “Người đàn ông chân thật”, lập tức có ngay “Người đàn bà tự tin” hay “Anh chàng đẹp trai” đang “đắt hàng” liền có “Cô nàng đẹp gái” nhảy vào ngay. Sự lặp lại sáo rỗng đến nhàm chán, nhưng dường như giới trẻ đang gặp khủng hoảng thiếu với nhạc trẻ nên đành phải nghe những bài hát vô nghĩa lý đến thế. Không những mất đi chất lãng mạn trữ tình, ca từ nhạc trẻ giờ đây còn bị lạc hướng vào bùn lầy của nhạc sến, với những câu chữ mà theo cách gọi của giới trẻ bây giờ là “vô cùng chuối”.

...

(Theo TiepThi)

Offline Nuage

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 195
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #10 on: November 10, 2005, 06:14 PM »
Logged
Nhạc sến định nghĩa đơn giản: Nó là nhạc dễ nghe, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát...và dễ quên
NHạc sến chiếm một số lượng đông khán giả nghe nhạc, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Nhạc sến--> thể loại nhạc không kén chọn người nghe.
[span style=\\\'color:gray\\\'][span style=\\\'font-size:10pt;line-height:100%\\\']Nếu thời gian có quay trở lại.....Em sẽ vẫn bước về phía ấy....[/span][/span]

Offline alexthuyduong

  • *
  • Juventini
  • Posts: 432
  • Joined: Sep 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #11 on: November 11, 2005, 11:08 AM »
Logged
Ặc!
Nghe mấy cái nhạc trẻ bây giờ thì người bình thường cũng muốn tìm cái oto đang chạy để đâm vào  
Ngày nào cũng bị tra tấn bởi Duy Mạnh, Quang Hà... Ta gần điên rồi    
Em đến bên đời... hoa vàng một đóa...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #12 on: November 11, 2005, 06:42 PM »
Logged
Quote
@ Pavel: nghe nói ông cấm khg đc bàn luận về nhạc "gold" , thiết nghĩ đây cũng khg phải là topic mang nội dung "nhạy cảm". Vài dòng gởi ông 
[div align=\\\"right\\\"][snapback]19322[/snapback][/div]

Động đến tên người ta thì làm ơn để màu đậm lên một chút (tưởng nói thầm  )
Lần trước quản lí Box Âm nhạc, Pavel đã loại bỏ hoàn toàn các thể loại như trữ-tình-sến (chẳng biết gọi là gì, tạo ra khái niệm này vậy), các loại nhạc chế, nhạc ngoài luồng, etc. Đó không phải là hành động của một kẻ fan nhạc này hay nhạc kia, mà trên quan điểm của người quản lí, muốn có một môi trường âm nhạc lành mạnh, chất lượng để các bạn tham gia thôi.

Mỗi người có một sở thích riêng, một cái nhìn riêng, không thể cưỡng ép được họ phải nghe cái này, bỏ cái kia. Nhưng sinh hoạt cộng đồng thì phải theo các quy định có lợi cho cộng đồng. Như thế, bạn muốn nghe nhạc trữ-tình-sến, nhạc chế, thậm chí... phản cách mạng, okie, nhưng xin mời về nhà. Còn ở đây không có  

B/A: Mà các bạn đang chuyển từ thảo luận sang... copy & paste các phân tích của chuyên gia rồi đó. Thế cũng hay, đỡ phải cãi nhau  

Sign: Metal và tất cả những gì liên quan đến Metal, Juve và tất cả những gì thuộc về Juve. Âm nhạc là bạn, Juve là tri kỉ
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #13 on: November 11, 2005, 07:05 PM »
Logged
Quên mất, HN đang mưa gió ầm ầm, có suy nghĩ này hay hay:

+ Con người thường mắc chứng bệnh ương bướng và kém chịu tiếp thu, thế nên bạn có phân tích giời bể, khen chê giời bể, thậm chí chửi bới đánh lộn gì thì cũng khó khiên cho người ta bỏ nghe những thể loại chát-bùm-chát-bùm-bùm (phối khí kém) hay "ối giời ơi người yêu tôi tỏ tôi rồi, hề hề" (nội dung yếu) để nghe một cái gì khác khá hơn.
+ Ấy vậy mà con người ta lại có tính vụ lợi và tham  . Thế nên, một chàng trai nghiền nhạc sến nặng, nhìn thấy một cô gái xinh xinh rồi thích. Một ngày kia, cô gái vô tình nói bâng quơ rằng mình không thích nhạc sến, thế là chàng trai chẳng bao giờ nghe nó nữa cả, đến khi được cầm tay cô gái thì cũng có thể quay đầu chửi mấy ông ca sĩ  

+ Bản thân mình đã vài lần suýt đánh nhau vì nghe nhạc, cuối cùng rút ra được kết luận là mặc xác chúng nó. Thỉnh thoảng cho nó nghe nhạc mình thích, bâng quơ bình luận khen chê, rồi nó cũng nghiện
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline alex110105

  • *
  • Youngster
  • Posts: 34
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #14 on: December 29, 2005, 10:32 PM »
Logged
Nhạc nhiều người nghe là nhạc thời thượng , nhạc ko ai buồn nghe là nhạc sến , đơn giản là như vậy ( theo ý kiến riêng của tui ).Kể cả nhạc chế mà lớp thanh niên hiện nay đang "ưa thích " cũng có thể là nhạc thời thượng đc . Chửi rủa khác gì Eminem đâu  
   HÔM QUA EM ĐỐT NHÀ,  MẸ ĐÁNH EM GẦN CHẾT.. Ớ..Ơ
            HÔM NAY MẸ LÊN NƯƠNG , Ở NHÀ EM..ĐỐT TIẾP ...
 -> Một ví dụ bài hát đang được ưa thích

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #15 on: December 30, 2005, 03:37 PM »
Logged
Quote
Nhạc nhiều người nghe là nhạc thời thượng , nhạc ko ai buồn nghe là nhạc sến , đơn giản là như vậy ( theo ý kiến riêng của tui ).Kể cả nhạc chế mà lớp thanh niên hiện nay đang "ưa thích " cũng có thể là nhạc thời thượng đc . Chửi rủa khác gì Eminem đâu  
   HÔM QUA EM ĐỐT NHÀ,  MẸ ĐÁNH EM GẦN CHẾT.. Ớ..Ơ
            HÔM NAY MẸ LÊN NƯƠNG , Ở NHÀ EM..ĐỐT TIẾP ...
 -> Một ví dụ bài hát đang được ưa thích
[div align=\\\"right\\\"][snapback]30511[/snapback][/div]
Một quan niệm hết sức lệch lạc,nhạc sến mới đang là nhạc được nhiều người nghe(hợp với tâm trạng nhiêu thanh niên trẻ thời nay),còn nhạc thời thượng thì trái lại,rất kén người nghe ( đấy là dịu dàng hiểu nhạc thời thượng là nhạc sang nhé,còn nếu không phải thì coi như chưa nói gì  )
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline tiamo

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,591
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 1
  • Gender: Male
« Reply #16 on: December 30, 2005, 03:39 PM »
Logged
Quote
Một quan niệm hết sức lệch lạc,nhạc sến mới đang là nhạc được nhiều người nghe(hợp với tâm trạng nhiêu thanh niên trẻ thời nay),còn nhạc thời thượng thì trái lại,rất kén người nghe ( đấy là dịu dàng hiểu nhạc thời thượng là nhạc sang nhé,còn nếu không phải thì coi như chưa nói gì  )
[div align=\\\"right\\\"][snapback]30770[/snapback][/div]


  Nhạc sến là nhạc mà bọn sến nghe
YM:nguoixaytoam

Mobile: 0912714242


      ===================================

.......Dù cho sau này cuộc sống có ra sao và chúng ta có trở nên như thế nào thì anh vẫn mãi yêu em......

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #17 on: December 30, 2005, 05:11 PM »
Logged
Quote
Một quan niệm hết sức lệch lạc,nhạc sến mới đang là nhạc được nhiều người nghe(hợp với tâm trạng nhiêu thanh niên trẻ thời nay),còn nhạc thời thượng thì trái lại,rất kén người nghe ( đấy là dịu dàng hiểu nhạc thời thượng là nhạc sang nhé,còn nếu không phải thì coi như chưa nói gì  )
[div align=\\\"right\\\"][snapback]30770[/snapback][/div]

Không nên quan niệm thế, nhạc sến cứ nói toẹt ra là nhạc thị trường cái thứ nhạc xuất hiện khắp nơi trong 1 vài tuần và sau đó biến mất ko đứa nào thèm nghe nữa, ko hề hợp với tâm trạng của nhiều thanh niên trẻ thời nay đâu. Nó chỉ dễ nghe ngôn từ chả có tí gì gọi là nghệ thuật, dễ thuộc mau quên chứ thanh niên thời nay ai cũng thất tình cũng ỷ ôi đau xót thế thì cái xã hội này còn ra cái gì nữa. Dễ thấy nhất là mấy em mấy cháu lớp 5 lớp 6 đã yêu bao giờ mà vông vổng hát mấy bài của Ưng Hoàng F**k đầy não nề và tâm trạng nhưng đâu có phải là tâm trạng của chúng nó   . Còn tùy người hiểu nhạc thời thượng là thế nào. Cũng phải nói 1 điều là giáo dục văn hóa ở VN xuống cấp, đâu có thể nói là họ không thích nghe hay ko nghe được những loại nhạc như nhạc cách mạng truyền thống. Chẳng qua là họ ko còn thời gian để nghe vì thời gian nghe mấy thứ nhạc kia chiếm hết thời gian rồi.
Anh đã từng bắt mấy thằng bạn nghe Trọng Tấn mấy ngày liền kết quả là suốt ngày: "Em ơi anh còn đi xây nhiều nhà khắp nơi ....  "
Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #18 on: December 31, 2005, 07:51 PM »
Logged
Quote
Cũng phải nói 1 điều là giáo dục văn hóa ở VN xuống cấp, đâu có thể nói là họ không thích nghe hay ko nghe được những loại nhạc như nhạc cách mạng truyền thống. Chẳng qua là họ ko còn thời gian để nghe vì thời gian nghe mấy thứ nhạc kia chiếm hết thời gian rồi.
Anh đã từng bắt mấy thằng bạn nghe Trọng Tấn mấy ngày liền kết quả là suốt ngày: "Em ơi anh còn đi xây nhiều nhà khắp nơi ....  "
[div align=\\\"right\\\"][snapback]30830[/snapback][/div]
Chính xác,phải nói là giới nghe nhạc VN hiện nay có một bộ phận thật sự là "dễ tính" đến mức thành ra dễ dãi,thậm chí có những người khi nói về âm nhạc không hiểu giọng Tenor là giọng gì   ,có những người nhầm cả giao hưởng với Ôpêra,chịu thật...
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline GianluigiBuffon

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 739
  • Joined: Jun 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Male
« Reply #19 on: December 31, 2005, 09:03 PM »
Logged
Quote
Chính xác,phải nói là giới nghe nhạc VN hiện nay có một bộ phận thật sự là "dễ tính" đến mức thành ra dễ dãi,thậm chí có những người khi nói về âm nhạc không hiểu giọng Tenor là giọng gì   ,có những người nhầm cả giao hưởng với Ôpêra,chịu thật...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]31037[/snapback][/div]

Nói như vậy thì quá là vô lý. Nghe nhạc là nghe nhạc, việc gì phải biết đến tenor. Anh nghe nhiều loại nhạc nhưng anh cũng chẳng biết tenor là cái quái gì. Em có thể hỏi nhiều người ở JFC để biết anh nghe những loại nhạc gì.

Nói thẳng ra sến hay không là ở người nghe. Có người (mặc dù là vẫn nghe) nhưng tỏ ra coi thường nên gọi là nhạc sến. Chứ thực ra nó là loại nhạc pop phổ thông chứ nhạc gì nữa. Cái nhạc sến mà mọi người đang nói đến nó chẳng khác gì nhạc pop ở Châu Âu và Mỹ cách đây khoảng 5-7 năm.

0 Members and 2 Guests are viewing this topic.