Author Topic: Hồ sơ Calcio  (Read 2986 times)

Description:

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« on: August 12, 2005, 10:38 AM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Hồ sơ Calcio[/color][/div]

Nếu như người Anh vẫn còn giữ được tinh thần giải trí của bóng đá, ở Tây Ban Nha chỉ những trận thư hùng giữa Barcelona với Real Madrid mới có ý nghĩa vượt ra ngoài bóng đá thì ở Italia, bóng đá từ lâu đã không còn đơn giản là trò chơi giải trí đơn thuần nữa. Biểu hiện đầu tiên là câu nói: “Mỗi người Italia là một huấn luyện viên”. Nhưng nó còn hơn thế. Calcio, bộ mặt của bóng đá Italia, từ lâu đã là nơi để các thế lực chính trị thể hiện sức mạnh của mình. Cuộc chiến bên ngoài sân cỏ ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến các đội bóng. Không ở đâu như Italia, nơi người ta cảm nhận được “Bóng đá chính là cuộc đời”. Sự khốc liệt không chỉ diễn ra trên sân cỏ mà còn có cả những cuộc chiến trước và sau khi trận đấu diễn ra, bóng đá là một cuộc chiến thật sự…
« Last Edit: August 15, 2005, 10:39 AM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #1 on: August 12, 2005, 10:48 AM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Những bí mật của Juve & Moggi
PHẦN 1: GEA WORLD – CÁNH TAY NỐI DÀI CỦA MOGGI
[/color][/div]

Làm thế nào mà một nhân viên đường sắt quèn lại có thể trở thành ông vua trên thị trường chuyển nhượng Italia? Dưới đây là hồ sơ về TGĐ Luciano Moggi của Juventus, người đã có công phát hiện những tên tuổi lớn của bóng đá Italia như Paolo Rossi, Zola, Tardelli, Pruzzo, Del Piero, và công ty Gea World của con trai ông ta bị tố cáo là đã thao túng thị trường chuyển nhượng Italia.

Gea Wolrd - Bạch tuộc Calcio
   Ở tuổi 68, Luciano Moggi vẫn còn rất nhanh nhẹn. Tại Italia, người ta nói rằng chẳng quan chức bóng đá nào có tài nhìn người, đoán suy nghĩ của người khác và nói lấp lửng như ông. Ông vua của thị trường chuyển nhượng Italia hay “giáo chủ Richelieu của Calcio”, như người ta vẫn gọi ông, là một chuyên gia của những cú áp phe, người có mối quan hệ rộng khắp không chỉ trong giới bóng đá. Trong suốt 11 năm Moggi làm TGĐ Juve, CLB này đã hoạt động cực kỳ hiệu quả trên các thương vụ mua bán cầu thủ, luôn giành được lợi thế trong những cuộc thương lượng và kiểm soát được mọi diễn biến trên thị trường. Qua Gea, Moggi và Juve điều tiết thị trường, chuyển đổi cầu thủ theo ý muốn của mình, làm lợi cho Juve và chính ông. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên, kể cả cảnh sát, khi nói rằng Juventus và Moggi mới là ông vua thật sự của bóng đá Italia, bất kể Milan có VĐ hay không và Inter có vùng vẫy đến thế nào, bởi đội bóng khổng lồ thành Turin có một cái vòi bạch tuộc mang tên Gea mà Moggi giữ vai trò quan trọng.

   Gea là gì? Đó là sự kết hợp từ hai công ty tiếp thị thể thao Football Management của Alessandro Moggi và General Athletic của Andrea Cragnotti và Francesca Tanzi. Những cái họ nghe thật quen tai! Alessandro Moggi là con trai thứ 2 của Luciano Moggi; Andrea là con gái của cựu Chủ tịch Lazio và hãng tương ớt Cirio, Sergio Cranotti; còn Francesca là con gái cưng của cựu Chủ tịch Parmalat và CLB Parma Calisto Tanzi. Nhưng chưa hết, cánh tay phải của Alessandro Moggi là Davide Lippi, không phải ai khác mà chính là con trai của cựu HLV Juve và đương kim HLV ĐT Italia Marcello Lippi. Một người phó khác của Alessandro là một cái tên không mấy xa lạ đối với cảnh sát và các tòa án Italia: Riccardo Calleri, từng là nghị sĩ của Đảng Forza Italia do Berlusconi cầm đầu. Nguyên PCT Lazio và Torino này từng vài lần vào tù vì tội biển thủ, hối lộ, tham nhũng và rửa tiền. Ông là người đảm bảo cho Gea về mặt chính trị và nhờ thế đã nhiều lần Gea tránh khỏi những ngón đòn tấn công của các đảng phái đối lập.

[div align=\\\"center\\\"][/div]

   Một điều tra của cảnh sát chống mafia Italia cho thấy, Gea là công ty quản lý hợp đồng và làm đại diện cho 125 cầu thủ ở Serie A. 32 người trong đó là của Juventus trong khi họ kiểm soát đến 60% số HLV ở Serie A và B (HLV Inter, Mancini cũng là người của Gea). Ở Serie A, CLB duy nhất không chịu sự thao túng của Gea là Chievo. Ảnh hưởng của Gea lớn đến mức Nghiệp đoàn những nhà môi giới cầu thủ (Assiprocuratore) đã bị chèn ép, bị tước mất các thân chủ ngay trên tay họ. Những nhà môi giới hoạt động độc lập không tồn tại được đã phải bay sang sống ở nước ngoài và những cuộc điều tra của Viện công tố Turin về hoạt động mờ ám và tranh giành thị phần của cha con Moggi đều đi vào ngõ cụt. Cơ quan chống độc quyền của Nhà nước Italia đã vài lần tấn công Gea một cách vô ích, bởi đánh vào đó không khác gì đi vào một bãi mìn, ai cũng phải văng ra.

   Bao trùm lên tất cả hoạt động của Gea World là Luciano Moggi, người được lợi nhiều nhất trong các vụ thương lượng, bởi con trai ông đã đem đến cho bố mình những hợp đồng giá trị nhất. Không những thế, thông qua đó, Moggi còn có thể tác động làm thay đổi lực lượng nhân sự của cả một CLB. Trụ sở của Gea ở Turin rất gần với trụ sở của Juve, nơi Moggi làm việc. Cây bút Enrico Curro của tờ La Repubblica khẳng định ông đã nhìn thấy những tập hồ sơ cầu thủ ở Gea giống hệt ở trụ sở Juve và Luciano Moggi thậm chí chẳng thèm kín đáo khi đến “thăm con”. Những cuộc nói chuyện giữa họ bao giờ cũng được bắt đầu bằng những câu kiểu như: “Cha có thể trả con bao nhiêu cho Cassano?”

Họ là ai?
TGĐ Gea là Giuseppe De Mita, con trai của Ciriraco De Mita, cố vấn cao cấp dưới thời thủ tướng đầy bê bối Bettino Craxi. Chủ tịch Alessandro Moggi nắm 27% cổ phần Gea; PCT Calleri chiến 22.6%; Franco Zavaglia, cựu đại diện cho Totti và vừa thắng kiện buộc Totti bồi thường 3.16 triệu euro, nắm 18% cổ phần; Chiara Geronzi, vốn là một phóng viên truyền hình, con gái của Chủ tịch Ngân hàng Capitalia, nắm 32.4%. Trong 3 năm qua, Viện công tố Turin với công tố viên Guariniello đã tiến hành nhiều cuộc điều tra nhằm vào Gea nhưng đều thất bại và bị cản trở.

Từ Gea đến Moggi và Juve
Curro viết trong một bài báo khiến Juve tức giận: “Chỉ tồn tại 2 khía cạnh của các vụ chuyển nhượng ở Italia, Moggi muốn hay không muốn. Ông ta có một kẻ thù lớn là Galliani, nhưng một số vụ chuyển nhượng của Milan cũng chỉ có thể êm xuôi nếu thông qua Gea và Moggi”. 3 năm trước, vụ mua bán Nesta đã được thực hiện một cách kỳ quặc nhờ sự can thiệp của Moggi: Juve muốn mua Nesta tuy nhiên họ không có tiền, nhưng lại không muốn anh đến Inter. Moggi gọi điện cho Dario Canovi, một tay đầu cơ cầu thủ, một quan chức của ngân hàng Capitalia tài trợ cho Lazio. Đó là ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng và trong lúc Berlusconi giả vờ tuyên bố giá của Nesta quá đắt thì Canovi đã bắt cóc Nesta trên chiếc BMW của ông ta. Cuộc thương lượng ngã ngũ ở đó và Nesta sang Milan. Gea hưởng 3 triệu euro hoa hồng. Không rõ bao nhiêu phần trăm trong số đó rơi vào tay Moggi, nhưng dù sao Juve cũng đã tránh được việc tăng cường sức mạnh cho Inter.

   Riêng trong năm 2004, thu nhập của Gea là 12 triệu euro trong khi nhân viên của họ chỉ có khoảng 20 người. Thu nhập của Moggi ở Juve là 2,47 triệu euro, chưa kể phần trăm từ các vụ chuyển nhượng thành công. Trong sổ tay của ông có tên khoảng 100 cầu thủ trẻ Italia. Những cầu thủ hay nhất sẽ đến Juve, số còn lại đến với Gea và sau đó được “phân phối” cho các CLB khác.

   Vinicio Fioranelli, một nhà môi giới nổi tiếng, đã than vãn: “Ở Italia tồn tại một luật bất thành văn. Mọi vụ chuyển nhượng cầu thủ đều phải qua tay họ. Gea khiến tất cả sợ hãi. Nếu một cầu thủ muốn được lăng-xê, nổi tiếng và đến chơi cho một CLB lớn, anh ta phải nói chuyện với con trai của Moggi”. Một người bạn (giấu tên) của ông khi sắp được bổ nhiệm làm GĐ thể thao CLB Triestina thì đã bị ngăn cản vào phút chót bởi một cú điện thoại gọi đến trụ sở CLB này khẳng định ông ta không thể đến Triestina mà không nói tại sao. BLĐ Trinestina im lặng và bất lực. Một ngày sau, một GĐ thể thao mới xuất hiện và mang theo 3 cầu thủ. Tất cả đều có hợp đồng với Gea.

   Khi Siena khủng hoảng vào cuối năm ngoái, HLV Simoni, người mà Moggi rất ghét, bị cách chức. Chủ tịch CLB này, De Luca, đã liên hệ với Gea và HLV De Canio, một khách hàng của Gea, xuất hiện lôi theo một loạt hàng thải là khách hàng của Gea như Tudor, Chiumiento (Juve), Cozza (Reggina), Maccarone (Parma), Pasquale (Inter). Simoni tố cáo: “Chỉ trong một tuần, Siena có được tất cả những cầu thủ mà một năm tôi yêu cầu cũng không có. Tất cả là vì Gea và Moggi muốn hại tôi”. Simoni và nhiều người khác, đặc biệt là HLV Zeman, người mở một cuộc tấn công chống Juve từ gần 10 năm nay, đòi trong sạch cho Calcio, đã lên tiếng nhưng chẳng ai nghe họ vì Chủ tịch LĐBĐ Italia Carraro là bạn của Moggi, còn con trai ông ta, Luigi Carraro, lại là nhân viên ngân hàng Capitalia. Chủ tịch ngân hàng này là cha của Chiara Geronzi, một trong những cổ đông lớn ở Gea!

   Mới nhất là cuộc điều tra về vụ dàn xếp tỷ số giữa Genoa và Venezia ở Serie B. TGĐ Venezia Pagliara, người bị bắt sau khi nhận 250 nghìn của Chủ tịch Genoa Preziosi do Venezia “bán” trận đó, chính là nhân viên của Moggi. Ông chịu trách nhiệm theo dõi thị trường chuyển nhượng của Moggi tại Anh, đã thông báo với Moggi rằng Arsenal muốn bán Vieira, và cũng chính là người đã đưa Maresca, Gattuso từ Anh về Italia, đưa Zola, Cudicini, Panucci và nhiều cầu thủ Italia khác sang Anh. Tất cả các cuộc chuyển nhượng đó đều được sự đồng ý của Moggi và ít nhiều có những sai phạm tài chính.

   Có bao nhiêu cầu thủ là nạn nhân của chính sách chuyển nhượng kiểu mafia của Gea và Moggi? Rất nhiều. Một ví dụ điển hình là Corrado Grabbi, người được Moggi đưa về cùng thời với Del Piero năm 1994 sau khi tỏa sáng với Rimini và Modena, từng khoác áo Juve vài trận và bây giờ thất nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. “Gea bắt tôi đến với CLB Prato nhưng tôi không thích và đã từ chối. Họ bảo: “Nếu thế thì mày chỉ nên đá bóng trong vườn nhà”. Bây giờ, điều đó là sự thật”…

Ai đã đầu quân cho Gea?
Cầu thủ: Maldini, Vieri, Nesta (Milan), Abbiati (Genoa), Toldo, Materazzi (Inter), 32 cầu thủ của Juventus, hầu hết cầu thủ của Lazio, Roma (trừ Totti)...
HLV: Del Neri (Parlemo), De Canio (Siena), Mancini (Inter), Guidolin (Genoa)...


Anh Ngọc - TT&VH, 22.07.2005
« Last Edit: August 15, 2005, 10:45 AM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #2 on: August 15, 2005, 10:37 AM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Những bí mật của Juve & Moggi
PHẦN 2: MOGGI, NHỮNG CÚ ÁP PHE, TRỌNG TÀI VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
[/color][/div]

Tên tuổi của vị TGĐ Juve đã gắn liền với Roma, Lazio, Torino, Napoli trước khi đến Juve. Ở bất cứ đội bóng nào ông cũng tạo ra những vụ chuyển nhượng và luôn bị cảnh sát điều tra về những quan hệ không trong sạch với mafia. Bắt đầu từ chức TGĐ Roma năm 1976 sau khi rời Juve vì một cuộc cãi vả với Chủ tịch Boniperti, người bây giờ vẫn bị ông coi là kẻ thù, Moggi đạo diễn vụ “cuỗm” chân sút Pruzzo ngay trước mũi… Juventus. Năm 1980, ông là phó TGĐ Lazio, bị nghi ngờ dính líu đến vụ dàn xếp tỷ số khiến Lazio bị giáng xuống Serie B. Ông đến Torino năm 1982 và gây ra sóng gió với vụ thụt két nổi tiếng năm 1987.

Năm 1988, ông sang Napoli, đưa về Crippa, Alemao, cách chức HLV Bianchi, bổ nhiệm ông bạn Bigon làm HLV trưởng, người đưa Napoli đoạt Cúp UEFA năm 1989 và Scudetto năm 1990. Nhìn thấy Napoli sẽ lụn bại sau đó, Moggi trở lại Torino một lần nữa và lại dính 2 scandal: vụ dùng ảnh hưởng Chủ tịch LĐBĐ để cứu Torino khỏi phá sản và vụ tăng giá khủng khiếp để đưa Lentini sang Milan ngay trước mũi Juve. Torino thời đó bị điều tra trong vụ “Bàn chân sạch” mà Chủ tịch Borsano bị bắt vì đã tạo ra các cầu thủ “ma”, biển thủ công quỹ.

Moggi rời bỏ Torino năm 1993 và được bổ nhiệm làm TGĐ Juve từ đó đến nay, sau khi xóa đi rất nhiều điều bí ẩn và nghi vấn về các hành động đẩy giá cầu thủ lên chóng mặt với sự hỗ trợ của chính Milan (vụ Lentini) và các quan hệ với trọng tài.

Quyền lực, ảnh hưởng và các kế hoạch thôn tính của Luciano Moggi, một người đàn ông rất thực dụng đã 68 tuổi, đối với Juventus và nền bóng đá Italia như thế nào? Rất lớn, cực lớn. Vụ Capello là một minh chứng. Tháng 2.2004, trên giường bệnh, Chủ tịch danh dự Juve và là ông chủ FIAT Umberto Agnelli khẳng định Juve cần phải đưa Capello về thay thế Lippi khi mùa bóng tệ hại đó kết thúc. Lúc ấy, Juve vừa thua Roma 0-4. Ngay đêm 18.02.2004, Moggi gọi điện cho Giorgio Tosatti, một cây bút bình luận khét tiếng, và hỏi về Capello. Tosatti khuyên Moggi nên mua HLV của Roma khi ấy. Moggi điện ngay cho Capello và đến 2 giờ sáng, Capello nói “Si” (đồng ý) với Juve. Không ai ở Roma biết điều ấy. Cả làng bóng đá Italia bị lừa vì cứ nghĩ rằng Deschamps hay Prandelli sẽ thay Lippi. Sáng 19.02, 8 giờ sau khi Capello đồng ý đến Juve, Moggi vẫn ra vẻ này nọ khi công kích Capello và trọng tài đã thổi trận thua 0-4 đó của “Lão phu nhân”, cho rằng họ là “những kẻ tồi tệ của bóng đá Italia”. Một màn kịch được che dấu công phu.

   Sự lớn mạnh của Juve hiện tại có công rất lớn của Moggi, con trai một người thợ làm bánh mì nghèo, 40 năm trước chỉ là một nhân viên quèn ở ga đường sắt Citavecchia, miền Trung Italia, và thời trai trẻ chỉ chơi nghiệp dư cho các đội bóng làng. Juve trả cho ông hơn 2,4 triệu euro/năm, nhưng không ai tính được người đàn ông này đã làm giàu từ những đâu trong suốt gần 4 thập kỷ qua. Moggi có công đưa Alodi, Paolo Rossi, Pruzzo, Giordano, Causio, Scirea, Gentile, Tardelli, Zola, Del Piero và rất nhiều cầu thủ khác trở thành những người nổi tiếng. Ông có một ảnh hưởng cực lớn đến mức có thể chi phối thị trường chuyển nhượng Italia qua công ty môi giới cầu thủ Gea World của con trai mình. Moggi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Al Saadi Gaddafi, con trai của Chủ tịch Libya Muammar Gaddafi, đến Italia trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Juventus.

   Mùa bóng qua, Juve đã mở một cuộc phản công mạnh mẽ vào đối thủ lớn nhất của ông, Galliani và Milan, trong cuộc đua Scudetto bằng việc đóng cửa với báo chí, để những âm mưu chống phá Juve của Milan lộ ra trước ánh sáng. Mối quan hệ của ngài TGĐ Juve với giới truyền thông đủ sức để đánh lại mạng lưới truyền hình của nhà Berlusconi. Mỗi khi Juve có một trận thắng “có vấn đề vì trọng tài”, Moggi lại xuất hiện trên chương trình II Processo Di Biscardi của ông bạn, Aldo Biscardi và sử dụng khả năng hài hước của mình để hướng vấn đề sang Milan. Chương trình của Biscardi là một trong những chương trình ăn khách nhất ở Italia và mỗi khi Moggi xuất hiện, tất cả đều lắng nghe, trừ những kẻ chống ông kịch liệt, như Luciano Gaucci, Chủ tịch của Perugia, kẻ phá đám ở Serie A và hiện đã bị Moggi cùng bạn ông, Chủ tịch LĐBĐ Italia Carraro, dìm xuống vũng bùn, giống như Ermano Pieroni, Chủ tịch Ancona, bị trừng phạt chỉ vì “biết quá nhiều”.

   Trong văn phòng của Moggi vẫn còn những tấm ảnh Baggio, Vialli, Sousa và Vieri, những người đã qua tay ông và trở thành các ngôi sao đắt giá. Năm 1998, vài tuần sau khi bị đẩy từ Juve sang Atlectico Madrid, Vieri bỗng lên tiếng: “Moggi muốn đẩy tôi sang TBN vì tôi biết quá nhiều chuyện làm ăn mờ ám của ông ta”. Moggi trả thù: Vieri không bao giờ trở lại Juve nữa và sống khốn khổ ở Inter. De Sisti, một nhà bình luận truyền hình có tiếng, tiết lộ: “Tôi sẽ mất việc nếu thực hiện một bài phóng sự chống ông ta”. Zeman, người đã tố cáo Juve dùng doping khiến CLB này bị điều tra trong những năm qua, thậm chí không còn đất sống ở Italia và mùa qua, CLB Lecce của ông bị các trọng tài trừng phạt, trở thành CLB bị nhiều penalty nhất (10 quả). Bản thân Zeman bị Lecce sa thải (thay cho Zeman là Gregucci, một người thân tín với Moggi). Còn rất nhiều ví dụ khác nữa. Ở Italia, người ta gọi ông là “Lucianone” (“Luciano yêu dấu”), còn các CLB lại gọi ông là “Al Capone” (một trùm mafia)…

   Việc có quan hệ rộng khắp với các giới đã khiến Moggi trở thành một nhân vật đặc biệt. Ông không phủ nhận mình đã gây ảnh hưởng với Carraro về một số vấn đề. Moggi cũng không từ chối nếu ai đó tố cáo ông và Juve đã làm bóng đá Italia thêm khủng hoảng bằng những hợp đồng truyền hình gấp 20-30 lần giá trị của các CLB nhỏ. Mạng lưới chân rết của ông thông báo cả những vụ chuyển nhượng ở hạng nghiệp dư và ông biết trước CLB nào sẽ sa thải HLV. Một cú điện thoại cho cậu con trai Alessandro Moggi ở công ty môi giới cầu thủ Gea World: “Bảo thằng cha HLV ấy gọi điện cho bố. Bố sẽ tìm cho hắn một CLB khác”. Moggi vẫn hào hứng kể lại rằng, ông đã gọi điện cho Chủ tịch Lazio Lotito sau khi CLB này sa thải HLV Caso. “Này, có thích (HLV) Maifredi không?”. Lotito trả lời: “Không, hãy cho tôi (HLV) Papadopulo”. Papadopulo lập tức đến Lazio theo điều động của công ty Gea World.

Enrico Curro, phóng viên tờ La Repubblica, một trong những người chống Moggi, khẳng định: “Trọng tài nằm trong tay ông ta. Bạn hãy nhớ lại mùa 2004-2005, Juve là đội phạm lỗi nhiều nhất Serie A nhưng họ bị ít thẻ vàng, thẻ đỏ và penalty nhất. Mùa bóng 2004-2005, đã tồn tại một cuộc chiến Milan-Juve. Milan dựa vào chính trị, nhưng đã thua Juve vì chính trị ở trên trời, còn Juve có trọng tài và họ đứng trên sân. Không phải ngẫu nhiên mà Milan đã bị xử ép trong cả 2 trận gặp Juve.” Bạn không thể đổ lỗi cho Moggi. Ông ta là người ngoài cuộc. Nhưng 2 cựu trọng tài quốc tế làm nhiệm vụ phân công trọng tài trước mỗi vòng đấu, Bergamo và Pairetto, là bạn thân của Moggi từ hồi ông làm TGĐ Torino hơn 10 năm trước. Danh sách những người bạn của Moggi rất dài: 6 chủ tịch CLB Serie A (trong đó có Moratti của Inter, nhờ đó mà ông lấy được Cannavaro với giá tượng trưng… 1 euro), chủ tịch một nhà băng, Chủ tịch LĐBĐ Italia Carraro, các nhà báo có tiếng tăm và dĩ nhiên, công ty Gea, vòi bạch tuộc của Calcio.

Hợp đồng của Moggi với Juve kết thúc năm 2006 và có lẽ ông sẽ ra đi sau 12 năm thành công với CLB này. Ông sẽ đi đâu? Inter, và ở đó ông sẽ giúp đội bóng Xanh-Đen đoạt Scudetto sau 18 năm mong chờ?

Anh Ngọc - TT&VH, 23.07.2005
« Last Edit: August 15, 2005, 10:44 AM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #3 on: August 15, 2005, 10:47 AM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Khi cầu thủ chết dưới gầm ô tô[/color][/div]

Khi những tên tội phạm hoặc trùm mafia được đưa vào xà lim và sáng hôm sau chúng chết mà không ai rõ nguyên nhân, khi những viên thẩm phán nổ tung cùng với ô tô và vệ sĩ của họ trong những cuộc đánh bom trả thù, thì việc một cầu thủ nằm chết dưới bánh ô tô là chuyện bình thường. Dưới đây là câu chuyện về cái chết của Donato Bergamini, một trong số rất nhiều cầu thủ Italia bị mafia thủ tiêu.

[div align=\\\"center\\\"][/div]

16 năm sau cái chết của con trai là tiền vệ tài năng của CLB Cosenza, thuộc miền Nam Italia, ông Domizio Bergamini vẫn nhớ như in những giây phút cuối cùng của Donato Bergamini: “Trong lễ ăn mừng việc Cosenza từ hạng C1 lên hạng B vào năm 1988, tôi thấy Donato cư xử rất lạ. Nó, tôi và mẹ nó được mời đến ăn tối ở nhà của Phó TGĐ CLB Pagliuso (sau này trở thành chủ tịch Cosenza), nhưng nó nhất định không đi và bảo rằng muốn tránh xa chỗ ấy. Tôi nghĩ là người ta đã mời thì mình nên đi kẻo mang tiếng bất lịch sự, nên cố thuyết phục nó đi. Hôm ấy, hơn 200 người có mặt trong bữa tiệc. Nhưng tôi chợt có cảm giác lo lắng. Một nửa số khách mời có những cử chỉ, điệu bộ và gương mặt của những kẻ tội phạm. Họ khiến tôi sợ hãi.”

Một năm sau ngày ấy, ngày 18.11.1989, người ta tìm thấy xác của Bergamini dưới bánh của một chiếc xe tải tại trung tâm thành phố. Người lái chiếc xe cán Bergamini, Rafaele Pissano, 53 tuổi, đầu tiên bị buộc tội ngộ sát nhưng sau đó đã trắng án do không đủ bằng chứng. Rất nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó người vợ chưa cưới của Bergamini khẳng định tiền vệ 27 tuổi này tự tử. Cảnh sát cho rằng anh dính đến một đường dây cá độ và một giả thiết khác thì cho rằng anh tự tử vì tình. Nhưng tất cả chỉ là giả thiết và bí mật bao phủ lên cái chết của Bergamini chỉ được bóc dần trong những năm qua, đặc biệt là kể từ khi cựu cầu thủ của Milan, Bologna và Roma trong những năm 1970 Carlo Petrni tung ra cuốn sách gây chấn động có tựa đề Cầu thủ tự tử. Petrini, bằng những cuộc điều tra riêng của mình, đã vẽ nên cả một bức tranh sống động về mặt trái bẩn thỉu của bóng đá Italia, nơi “các cầu thủ không nên nói, chỉ nên im lặng và làm”, nơi luôn tồn tại trong bóng tối doping, các trận đấu được dàn xếp, các cầu thủ được trả lương bằng tiền “bẩn”, những nhà văn, nhà báo nói lên sự thật bị trù dập và các quan chức bóng đá quan hệ chặt chẽ với những đường dây rửa tiền của mafia.

Trong cuốn sách của mình, Petrini viết: “Báo chí và dư luận đã cho rằng Bergamini tự tử vì vỡ nợ sau khi thua độ. Nhưng chỉ sau vài ngày ồn ào vì vụ án, người ta đã nhanh chóng quên nó vì còn quá nhiều thứ để quan tâm. Những cuộc điều tra của cảnh sát tỏ ra vội vã, đưa ra nhiều kết luận thiếu cơ sở và những hướng điều tra vào nội bộ đội bóng gặp phải bức tường im lặng đáng sợ của các đồng đội Bergamini. Các công tố viên Cosenza lúc đầu cho rằng anh tự tử, sau đó chuyển hướng sang tội ngộ sát đối với người lái chiếu xe tải, nhưng cuối cùng không đủ bằng chứng. Tiền vệ tài năng 27 tuổi của Cosenza đã chết bi thảm mà không có một lời lý giải tại sao. Vì thế giới Calcio bị chi phối bởi mafia, và luật omerta (luật im lặng)”. Ông viết tiếp: “Tôi đã trở lại nơi ngày xưa Bergamini chết, gặp gỡ những cầu thủ Cosenza, các vị quan tòa của thời đó sau khi cuộc điều tra kết thúc, đã làm những điều mà các nhà báo bị ngăn cản. Tôi đã tìm ra sự thật: Bergamini bị giết bởi mafia!”.

Tại sao một cầu thủ lại bị giết bởi mafia? Anh ta biết quá nhiều. Bergamini không đến dự lễ ăn mừng ở nhà Pagliuso hôm ấy bởi vì anh sợ. Rất nhiều người trong số khách mời của Pagliuso là những nhân vật xã hội đen. Chúng đã liên hệ với anh nhiều trận đấu của Cosenza ở hạng C1 mùa bóng 1987-1988 với sự khích lệ của Pagliuso. Một đồng đội giấu tên của Bergamini kể lại: “Một buổi tối, Bergamini đến gặp tôi và nói một cách hoảng sợ: “Chúng ta cần phải thua trận tới. Tớ đã từ chối nhưng họ không chấp nhận vì tớ là người có ảnh hưởng trong đội. Nếu không chấp nhận, họ sẽ bắn bố tớ”. Anh ấy không nói họ là ai. Nhưng khi tôi và anh ấy kể chuyện này với Pagliuso, ông ta chỉ cười và nói: “Vậy hãy làm theo họ”. Cosenza đã thua trận đó, thắng 2 trận sau, hòa 1 trận nữa, tóm lại là chơi như một con rối”.

Những băng nhóm mafia Cosenza từ lâu đã nổi tiếng là tàn bạo. Cả một vùng Cosenza và xứ Campania rên xiết trước sự hoành hành của chúng. Những năm 1980, đó là một trong những nơi khủng khiếp nhất Italia. Các băng mafia đã thao túng tất cả và khống chế cả thị trường cá độ ở Cosenza. Một người bạn khác của Bergamini kể lại: “Một buổi sáng, chúng bắn chết một người anh họ của tôi trước mắt tôi chỉ vì anh ấy không trả được tiền độ còn nợ chúng”. HLV Zeman và hậu vệ Oshadogan đã từng chứng kiến vụ thẩm phán Cosentino bị bắn khi họ làm việc cho CLB Avellino cách nơi xảy ra vụ án không xa. Khi tòa án địa phương gọi Zeman và Oshadogan đến làm chứng, họ đã không dám có mặt. Một cú điện thoại nặc danh yêu cầu họ phải đi khỏi nơi ấy. Với Bergamini, mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn thế. Bọn mafia đã khống chế cả gia đình anh, dọa giết vợ anh nếu anh không giữ im lặng và liên tục bán độ. Như thế, Bergamini đã chỉ đạo một số đồng đội bán độ trong 2 năm trời.

Nhưng có một trận đấu đã không đi theo quỹ đạo của chúng và của Bergamini. Đầu tháng 11.1989, Cosenza để thua Bari 0-1 ngay trên sân nhà San Vito khiến bọn mafia bể độ và thua chừng 100 triệu lira (khoảng nửa triệu euro). Một lá thư đe dọa được gửi đến cho anh: “Mày khá lắm, Donato ạ!”. Điều đó khiến Bergamini hoảng sợ. Anh không biết phải làm gì, rời vào tình trạng trầm cảm, không tiếp xúc với bạn bè. Và rồi, cái chết đã đến 3 tuần sau đó một cách thảm khốc mà cha của anh cho rằng, đó là một vụ trả thù của mafia. 14 năm sau, Pagliuso bị bắt cùng 13 người khác. Lúc đó, ông ta là chủ tịch Cosenza, bị kết án đã làm ăn với mafia, rửa tiền và giết người. Pagliuso đã sai người giết chết Settimo Lore, một doanh nhân muốn mua lại Cosenza, theo lệnh của trùm mafia Franco Muto, chỉ vì hắn không muốn Lore mua CLB. Những cuộc điều tra mở rộng cho thấy chính Muto đã điều khiển đường dây bán độ, khống chế Cosenza suốt gần 20 năm, trong đó có thời kỳ của Bergamini. Pagliuso là người đồng ý “bán” các trận đấu của Cosenza năm 1988 và 1989 cho mafia. Muto còn bảo kê cho 3 đội bóng nghiệp dư và nắm quyền quản lý 15 sân bóng nhỏ. Điều đó đã tồn tại gần 20 năm.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cảnh sát không biết hoặc không một ai tố cáo. Petrini viết: “Bergamini chỉ là một trong số rất nhiều người bị mafia giết hại một cách trực tiếp hay gián tiếp trên đất Italia. Không ai thoát khỏi tay chúng. Sự im lặng đã đồng lõa một cách đáng sợ cho tội ác. Tại miền Nam Italia, không một điều gì thoát khỏi tay mafia. Chúng có mặt ở khắp nơi, kinh doanh cả… rác. Nhưng nguy hiểm hơn, chúng kinh doanh cả sự sống”. Mafia ăn sâu vào bóng đá ở đó, nơi ánh sáng của chính phủ không rọi tới, đã chi phối tất cả và mỗi năm người ta bóc ra hàng chục vụ dính líu của các CLB sử dụng tiền “bẩn” hoặc chơi bóng “cho” mafia. Cuộc chiến chống mafia trong đời sống xã hội và bóng đá Italia vẫn tiếp tục, nhưng không có gì đảm bảo rằng, Donato Bergamini sẽ là nạn nhân cuối cùng.

Anh Ngọc - TT&VH, 02.08.2005
« Last Edit: August 15, 2005, 11:03 AM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #4 on: August 15, 2005, 11:10 AM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]World Cup ’94 đã bị dàn xếp như thế nào[/color][/div]

Đây là một công trình nghiên cứu đặc biệt của các nhà báo nổi tiếng người Italia Marco Liguori, Luca Calamai và Alberto Ceruti đã được xuất bản thành sách có tựa đề World Cup ’94 đã bị dàn xếp như thế nào?. Bạn có thể không tin và cho rằng, người Italia do cay cú với thất bại trong trận CK nên đã bôi xấu ĐT Brazil. Nhưng những gì được viết ra không chỉ là suy luận đơn thuần mà còn dính dáng đến chính vai trò bí ẩn của người Italia.

BRAZIL PHẢI VĐTG
1994 là một năm đặc biệt cho Brazil, đặc biệt đến mức người ta cần phải làm một điều gì đó thật phi thường. Năm 1993, chủ tịch FIFA lúc đó là Joao Havelange, một người Brazil, trong nhiệm kỳ cuối cùng của triều đại huy hoàng và nhiều mờ ám của mình, đã cùng với các nhà chính trị Brazil quyết định rằng Brazil cần phải VĐ World Cup. Một chức VĐ World Cup là cần thiết, bởi nó gắn liền với chính trị (Cardozo, một người rất thân với Havelange, sẽ thắng cử tổng thống nếu Brazil chiến thắng), kinh tế (chức VĐ sẽ đem lại cho nền kinh tế Brazil từ 2-4 tỷ USD bởi đó là một hiện tượng kích cầu) và gia đình (con rể Havelange, Ricardo Texeira, là chủ tịch LĐBĐ Brazil).

Chỉ có những quyết định thiên vị của trọng tài mới có thể giúp ĐT Brazil đi sâu vào giải. “Bộ chỉ huy” của Havelange đã vạch rõ rằng, vào thời điểm ấy, chỉ có Argentina và Italia là những đối thủ thực sự của Brazil. World Cup 1994 được tổ chức trên đất Mỹ và vì có tiền sử dụng doping và cocaine, Maradona không được chính quyền Mỹ cấp visa. Hồi đó, báo chí Argentina và Italia đã cảm thấy ngạc nhiên khi Havelange dùng ảnh hưởng của một chủ tịch FIFA để vận động cho Maradona được đến Mỹ và chơi ở World Cup 1994. Không ai mảy mai nghi vấn, vì lúc ấy, Maradona vẫn là một siêu sao hàng đầu thế giới.

MARADONA VÀ TẤN BI KỊCH DOPING
Ngôi sao sáng người Argentina được hy vọng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa đam mê bóng đá trong lòng người Mỹ. “Cậu bé vàng” đã chơi tuyệt vời và đưa ĐT Argentina trở thành một hiện tượng thực sự ở vòng đấu bảng World Cup năm ấy sau khi chiến thắng Hy Lạp 4-0 và Nigeria 2-0. Nhưng rồi, câu chuyện doping đã xảy ra. Qua một nguồn tin mật (chính là từ người đại diện của Maradona, đã bán đứng anh), FIFA biết chắc rằng, Maradona sẽ dùng doping ở giải đấu này, vì thể lực của anh không còn tốt như trước nữa. Không phải ngẫu nhiên mà tên của “số 10” xuất hiện ngay trong danh sách những cầu thủ được chọn (một cách “ngẫu nhiên”) để thử doping sau trận đấu với Nigeria. Doping (efedrine) bị phát hiện, lá cờ Argentina bị quật đổ, FIFA muốn đóng màn kịch mà họ đã tạo ra.

Không còn Maradona, Argentina sa sút không phanh và bị loại ở vòng 2 bởi Romania. Một mũi tên trúng hai đích: đánh đổ Maradona, FIFA đã loại một đối thủ nặng ký, có lẽ là đáng gờm nhất, trên con đường đến chức VĐ của Brazil. Sau đó, Maradona bị treo giò 16 tháng và đã tuyên bố FIFA muốn trừ khử anh vì anh đã luôn chống lại họ. FIFA và Havelange sẽ không bao giờ quên được rằng, ở Italia ’90, đội mà họ muốn vào đá trận CK với Đức là Italia chứ không phải Argentina, đội đã đánh bại chủ nhà Italia trong loạt sút luân lưu. Nhưng trước đó, 2 hiệp phụ đã kéo dài đến... 40 phút thay vì chỉ 30 phút, không hiểu vì lý do gì. Trong trận CK, Argentina đã bị “tàn phá” bở 2 thẻ đỏ và thua Đức 0-1 từ một quả penalty không rõ ràng khiến Maradona bật khóc tức tưởi.

Ở vòng 2 World Cup ’94, Argentina đã bị loại trong trận đấu với Romania. Trọng tài bắt trận đó, Pairetto, một người Italia, đã không đuổi khỏi sân một cầu thủ Romania và từ chối một quả penalty rõ ràng cho Argentina. Tiếp theo, người ta phải loại nốt Italia, đối thủ còn lại của Brazil. Italia gặp Nigeria ở vòng 1/8 dưới sự điều khiển của trọng tài người Mexico Brizio Carter. Ông này hóa ra lại là một người khá thân với Canedo, chủ của Televisa, hãng truyền hình lớn nhất Trung Mỹ. Canedo lại là bạn làm ăn cũ của Havelange. Carter đã điều khiển trận Italia-Nigeria một cách kỳ quặc, đã đuổi Zola vì một lỗi anh không hề phạm phải. Nhưng ông ta không đánh bật được Italia, vì đội bóng Thiên thanh có một thiên tài là Roberto Baggio. Từ đây, có một chiến dịch từ UEFA ủng hộ Italia tiến sâu.

FIFA CHỐNG, UEFA ỦNG HỘ
Trước World Cup ’94, mối quan hệ giữa TTK FIFA Blatter với Chủ tịch LĐBĐ Italia Matarese, cũng là PCT FIFA, rất tồi. Tuy nhiên, nhờ sự trung gian của trọng tài Casarin, một thành viên có ảnh hưởng trong UB trọng tài của FIFA, họ lại “hòa thuận” với nhau. Blatter hiểu rằng mình không thể tiếp tục là kẻ thù của LĐBĐ mạnh nhất châu Âu (vì ông biết trước rằng, LĐBĐ Italia sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ông lên chức chủ tịch FIFA năm 1998).

Trong một cuộc họp bí mật với các đại biểu từ châu Phi, Havelange đã tìm mọi cách thuyết phục họ không chấp nhận một trọng tài châu Âu bắt trận CK mà thay vào đó là một trọng tài châu Phi, vì chắc chắn trọng tài châu Âu sẽ ủng hộ một đội bóng châu Âu (Italia) chiến thắng. Điều này đã không thể diễn ra. Casarin và UB trọng tài FIFA muốn trọng tài người Đan Mạch Mikkelsen bắt trận CK (ông này có một mối quan hệ hết sức phức tạp với Casarin) trong khi Havelange muốn Philip Don, trọng tài người Anh.

Giải pháp cuối cùng của họ là trọng tài người Hungary Sandor Puhl, được cả UEFA và FIFA chấp nhận. Cả hai bên đều không muốn gây chiến nữa vì Havelange hiểu là vị TTK của mình, Blatter, đã đứng về phía châu Âu. Cái tê Puhl khiến châu Âu rất hài lòng. Năm 1992, Chủ tịch LĐBĐ Italia Matarese đã thông qua Casarin mời hai trọng tài Puhl và Busjaim bắt chính ở một giải đấu do họ tổ chức. Nói một cách khác, Puhl là bạn của Casarin.

TRỌNG TÀI ỦNG HỘ ITALIA, NHƯNG BRAZIL CHIẾN THẮNG
Trở lại với sân đấu. Sau khi thoát khỏi sự trừng phạt của Brizio Carter, Italia cần phải tiến sâu hơn nữa và cần có sự trợ giúp của trọng tài. Trong trận TK gặp TBN, chính Puhl đã “không nhìn thấy” một cú đánh của Tassotti vào mặt Luis Enrique, một lỗi đáng thẻ đỏ và phạt penalty (sau đó, FIFA mới vuốt đuôibằng cách treo giò Tassotti 8 trận, kết thúc luôn sự nghiệp quốc tế của anh) và trong trận BK gặp Bulgaria, trọng tài người Pháp Quiniou đã không thổi một lỗi trong vòng cấm của Costacurta (trước đó, anh đã dính một thẻ vàng).

Nhưng Brazil cũng được bảo đảm chiến thắng. Trong trận BK Brazil-Thụy Điển, khi tỷ số đang là 0-0, người ta đã đuổi Thern một cách phũ phàng, tạo điều kiện cho Brazil chiến thắng trong thế 11 chống 10.

Vậy là Italia gặp Brazil trong trận CK trên sân Pasadena, một trận CK trong mơ như hồi đó người ta ca ngợi. Italia đã 3 lần VĐTG, Brazil cũng vậy. Sandor Puhl trở thành trọng tài chính trong trận đấu ấy. Liệu ông có thiên vị Italia chút nào không? Câu trả lời là có, nhưng nó không quá lộ liễu. Mỗi khi có một pha va chạm giữa các tiền đạo Brazil và hậu vệ Italia, ông thường phạt các cầu thủ Brazil. Người Brazil lấy làm ngạc nhiên vì chưa một trận đấu nào trong lịch sử ĐT của họ mà Brazil được hưởng ít quả phạt trực tiếp như vậy. Vì đã có thỏa thuận trước với UEFA và ông bạn Casarin, Puhl không muốn làm hại một ĐT Italia đã rất mệt mỏi. Nhưng ông ta không giúp được Italia đoạt Cúp vàng vì họ đã thua trong loạt sút luân lưu. Đó có lẽ là trận CK World Cup duy nhất trong lịch sử mà Brazil không được trọng tài bênh vực.

Người Italia chẳng bao giờ quên được thất bại ấy. Đó là lần gần đây nhất Italia có mặt ở trận CK World Cup. Những năm sau đó, ảnh hưởng của họ trong UEFA và FIFA ngày càng yếu đi, Pháp và Anh ngày càng mạnh lên. Chủ tịch LĐBĐ Italia hiện tại, Franco Carraro, bị chỉ trích là do “quen biết quá ít” nên đã để ĐT Italia thất bại ở World Cup 2002 và EURO 2004. Trong suốt 11 năm qua, Italia đã không còn được sự hậu thuẫn như ở World Cup ’94 nữa. Không còn Pairetto và Casarin, những “người hùng” ở thời kỳ đó, họ chỉ còn một Collina tài giỏi nhưng quá “bôn”. Bài học từ trận CK thất bại ấy đã khiến các nhà báo Liguori, Calamai và Cerruti khẳng định rằng: “Italia có thể mua được tất cả, trừ chính họ”.

Anh Ngọc - TT&VH, 05.08.2005
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #5 on: August 22, 2005, 02:46 PM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Những vị chủ tịch “đen”
CHÚC NGỦ NGON, GAUCCI!
[/color][/div]

Gaucci, người đã làm loạn bóng đá Italia 2 năm qua, giờ đây ở đâu? Trên một chiếc ghế bố bên bãi biển Santo Domingo cách xa Italia hàng nghìn cây số, ông khoan khoái nhấp những ngụm rượu Dom Perignon hảo hạng, không mảy mai nghĩ ngợi đến khung cảnh tiêu điều của bóng đá quê nhà, mà ông là một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm.

[div align=\\\"center\\\"][/div]

Gaucci là ví dụ điển hình về một người Italia vừa bảo thủ, vừa khó tính, to mồm, lưu manh và, dĩ nhiên, có một chút hài hước. Là con trai của một ông chủ đất nhỏ ở miền Trung Italia, người đàn ông thấp bé và có tính cách mạnh mẽ này từng muốn được làm một chính trị gia nhưng rồi lại trở thành một người... phối giống ngựa thành đạt và làm chủ một cơ sở ngựa giống nổi tiếng ở ngoại ô Roma. Khi đã kiếm được hàng triệu bạc từ những con ngựa, Gaucci chuyển hướng sang... rác. Ông mua một công ty vệ sinh nhỏ và sau 5 năm đã biến nó thành công ty dọn dẹp số một của thủ đô Roma với ba nghìn nhân viên. Năm 1995, với sự trợ giúp của ngân hàng Bance Di Roma (nay là Capitalia), Gaucci mua Perugia, lúc đó đang chơi ở Serie C1.

Những năm tháng đầu tiên thật đẹp đẽ. Perugia trở thành một hiện tượng ở các giải hạng dưới, các HLV đến rồi đi, Gaucci sống giàu có và xa hoa trong lâu đài được xây từ thời Trung cổ có tên Torre Alfina. Sau khi li dị người vợ đầu (đã cho ông hai cậu con trai Alessandro và Riccardo), Gaucci sống già nhân ngãi non vợ chồng với một cô gái tóc vàng xinh như mộng là bạn học của... con trai mình. Gaucci đã mang cô đến cả chương trình truyền hình nổi tiếng II Processo Di Biscardi. Cuối cùng, ông đã bắn cô ta bị thương trong một cuộc cãi vã (???), phải ngồi tù mấy ngày trước khi được nộp tiền tại ngoại và bây giờ vợ ông là một cô gái gốc Dominica.

Càng về sau, người ta càng chú ý đến Gaucci ở những khía cạnh khác. Ông bị cảnh sát điều tra vì đã hối lộ trọng tài một con ngựa rất đẹp trước một trận đấu ở hạng B. Năm ngoái, một cầu thủ giấu tên của Sambenetedese, CLB mà Gaucci sở hữu, tố cáo ông bắt họ sử dụng doping trong một thời gian dài: “Ông ta để chất kích thích trong cốp xe Mercedes mỗi lần đến thăm cầu thủ và phát cho chúng tôi, bắt chúng tôi phải dùng”. Gaucci đã thoát tội một cách dễ dàng nhờ các “quan hệ” và tuyên bố có một kẻ nào đó muốn hại ông.

Gaucci tỏ ra mát tay với công việc tìm kiếm và lăng-xê các cầu thủ. Mirko Pieri là một ví dụ. Perugia mua anh về với giá 25 nghìn euro nhưng bán được 7 triệu euro. Nakata đã được mua về với giá chưa đến 1 triệu euro và được bán cho Roma với giá 22 triệu euro sau 2 năm tỏa sáng ở Perugia. Sự hài hước và kỳ quặc của Gaucci được phát huy hết cỡ và được các CĐV tung hô, nhưng các nhà quản lý bóng đá lại nhìn ông với ánh mắt khó chịu: Gaucci đưa Carolina Morace, cựu tiền đạo xuất sắc của ĐT bóng đá nữ Italia, về làm HLV trưởng cho CLB Viterbese mà ông mua được ở Serie C1, biến cô trở thành nữ HLV chuyên nghiệp đầu tiên của Calcio. Năm ngoái, khi Perugia còn chơi ở Serie A, Gaucci đã dọa các cầu thủ của mình rằng: “Chúng mày không phải là người. Nếu là người thì phải có tự trọng. Tao sẽ đưa về đây một nữ cầu thủ”, và nếu như LĐBĐ Italia và FIFA không ngăn cản, Perugia đã có một nữ tiền đạo tóc vàng người Thụy Điển! Gaucci đã sa thải tiền đạo người Hàn Quốc Ahn Jung Hwan chỉ vì cầu thủ này đã ghi bàn tống tiễn ĐT Italia khỏi World Cup 2002. Ông đã đưa Saadi Gaddafi, con trai của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, đến Perugia chỉ vì anh nhà giàu này muốn được xuất hiện trong một trận đấu với Juventus. Cho đến giờ, nhiều CĐV Perugia vẫn chưa quên được dáng vẻ nặng nề và tiếng thét chói tai của Gaucci khi ông thúc các cầu thủ phải chơi hết mình trong trận gặp Juventus ở vòng cuối cùng Serie A 1999-2000 nhằm đưa Scudetto đến cho Lazio, đội bóng do Capitalia rót tiền (ngân hàng này cũng đầu tư vào Perugia). Perugia thắng Juve 1-0, giúp Lazio vô địch. Không ai biết, để trả ơn Perugia, Capitalia đã giảm bớt bao nhiêu khoản nợ của CLB này.

Những trò điên rồ của Gaucci trong 2 năm qua đã góp phần đưa Calcio vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mặt tổ chức. Người ta vừa gọi ông là “Robin Hood” của bóng đá Italia, bởi ông đòi công bằng cho các đội bóng nhỏ, đòi làm trong sạch Calcio, vừa gọi ông là “kẻ phát hoại” vì những vụ kiện cáo ầm ỹ của ông đã khiến bóng đá Italia chìm trong hỗn loạn. Năm 2003, Gaucci mua CLB Catania ở Serie B. Catania bị phạt 2 điểm vì trong một trận đấu đã đưa ra sân những cầu thủ đang thụ án treo giò. Cuối mùa 2002-2003, Catania xuống hạng, Gaucci không chấp nhận nên đã kiện lên tòa án địa phương vùng Catania và được xử thắng. Vụ kiện đã đẩy Calcio đến một tiền lệ xấu: Bất cứ CLB nào bị tòa án thể thao kỷ luật cũng có thể kiện lên tòa án địa phương, một sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc độc lập của tòa án thể thao. Vụ kiện tụng của Catania đã khiến LĐBĐ Italia bối rối, và họ buộc phải để Catania ở lại Serie B khiến giải đấu này tăng lên thành 24 đội và Serie A mở rộng thành 20 đội.

Thừa thắng xông lên, mùa Hè 2004, Gaucci lại xông vào CLB Napoli vừa phá sản, bị buộc phải chơi ở hạng C1 và lại sử dụng tòa án để đòi cho đội bóng cũ của Maradona được chơi ở Serie B. Lần này Gaucci đã thất bại vì người ta không muốn ông làm đảo lộn trật tự được định sẵn của bóng đá Italia. Tất cả các thế lực ở Calcio không muốn Gaucci tiếp tục bành trướng và phát triển triết lý “bóng đá tòa án” của ông để tấn công và sự mục ruỗng của nền bóng đá Italia. Trong cuộc trả thù đó có cả bàn tay của Juventus, đội đã cho Perugia vào “sổ đen” kể từ sau thất bại năm 2000. Ba năm sau khi Perugia giúp Lazio, mối quan hệ giữa Perugia và Capitalia (và qua đó là Chủ tịch LĐBĐ Italia Carraro kiêm người điều hành ngân hàng này) rạn vỡ, vì trong “vụ Catania”, Gaucci đã đòi trừng phạt Napoli, đội bóng “ruột” của Carraro. Chính vì thế, khi Perugia vỡ nợ, nếu mọi chuyện vẫn còn tốt đẹp, Carraro đã không dìm chết Perugia như thế và ngân hàng Capitalia đã đổ tiền để cứu họ.

Giờ đây, Perugia đã bị đánh tụt xuống Serie C1 và sẽ được bán cho một chủ sở hữu mới, Gaucci nhìn tất cả sụp đổ và 50 triệu euro đầu tư vào CLB này trong 10 năm qua tan thành mây khói. Công ty dọn rác của ông cũng đang nợ như chúa Chổm và phải sa thải hàng loạt nhân viên. Gaucci sang Caribe để trốn tránh thực tại ê chề đó, để lại đằng sau một núi nợ, những tiếng nguyền rủa của các CĐV và tiếng thở phào nhẹ nhõm từ các thế lực đã bị ông làm cho điêu đứng những năm qua.

Gaucci đã thua vì bị tất cả hùa vào tiêu diệt, nhưng tinh thần của ông không chết. Gaucci đã mua một đội bóng đá trong nhà có tên Erregi và tặng nó cho cậu con trai Riccardo, 30 tuổi. Tháng trước, Riccardo đã nhảy ngay xuống sân sa thải HLV và bổ nhiệm chính mình làm HLV mới sau khi đã mắng nhiếc ông HLV xấu số kia không tiếc lời. Đó là sự bắt đầu của một Gaucci mới. 20 năm nữa, anh ta sẽ lại tấn công vào Calcio?

Anh Ngọc - TT&VH, 29.07.2005
« Last Edit: August 22, 2005, 02:57 PM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #6 on: August 22, 2005, 02:48 PM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]Những vị chủ tịch “đen”
PIERONI: “TÔI ĐÃ PHẢI TRẢ GIÁ”
[/color][/div]

Người lập ra quỹ đen để trả lương cho cầu thủ, làm giả hóa đơn tài chính, “bịa ra” các cầu thủ “ma”, đã sám hối sau khi bị bắt và phải ngồi tù. Bây giờ ông tố cáo các thế lực của Calcio đã tìm cách hại ông.

[div align=\\\"center\\\"][/div]

Chỉ trong 3 tuần của tháng 7.2004, Ermanno Pieroni đã bất lực nhìn đội bóng Ancona của ông tụt hai hạng từ Serie A xuống C1 sau khi CLB này phá sản, trong khi chính ông trở thành một trong những người phải trả giá quá đắt cho cuộc khủng hoảng trầm trọng của Calcio đã kéo dài qua 3 mùa hè. Vị Chủ tịch CLB Ancona, cựu TGĐ Perugia, đã bị bắt giam 53 ngày, bị điều tra vì rất nhiều tội danh, chủ yếu là gian lận tài chính, “tạo ra” những cầu thủ không hề tồn tại trong đời thực để lập ra một quỹ lương khổng lồ nhằm che giấu cho tình trạng vỡ nợ của CLB và hành động biển thủ của mình. Trước khi bị bắt và sau khi được thả, Pieroni luôn sống trong vương giả. Ông tiêu mỗi tháng hàng trăm nghìn euro, đi trên một chiếc Mercedes cáu cạnh và theo lời bạn bè Pieroni, có một đêm ở Florence, ông đã “đầu tư” 9 nghìn euro vào bữa ăn tối, khách sạn và khoái lạc! Trên thực tế, Pieroni là một người săn lùng tài năng có tiếng của bóng đá Italia. Chính ông đã phát hiện ra Marchegiani, đã biến Ravanelli thành một cầu thủ được nhiều người biết đến, đã nuôi dưỡng Toto Schillaci thành một cầu thủ lớn, đã thực hiện vụ chuyển nhượng Nakata từ Nhật sang Perugia và sau đó 2 năm bán anh sang Roma.

Pieroni có một “lỗi” lớn, đó là biết quá nhiều về những căn bệnh của Calcio mà chính ông cũng có một vai trò không nhỏ trong đó. Ngay sau khi ra tù vào tháng 9/2004, Pieroni tiết lộ nguyên nhân dẫn đến sự kết thúc của ông: “Tất cả những nỗi đau khổ của tôi bắt đầu từ trận Perugia-Juventus hồi tháng 5/2000”. Đó là ngày 14.05.2000, vòng đấu cuối cùng của mùa giải và Juventus có một trận đấu quyết định. Chỉ có chiến thắng chủ nhà Perugia, Juve mới đảm bảo đoạt Scudetto. Hôm ấy, điềm gở bắt đầu từ cuối hiệp 1: Trọng tài Collina đã cho hoãn trận đấu hơn một giờ đồng hồ vì trời mưa quá to. Khi trận đấu trở lại được 5 phút, đội trưởng Perugia Calori ghi bàn duy nhất để dâng Scudetto cho Lazio của ông trùm Cragnotti. Lúc đó Pieroni là GĐ thể thao của Perugia. Bây giờ, ông khẳng định: “Moggi đã bắt tôi phải trả giá cho chiến thắng đó”. Ông kể rằng PCT Juve Giraudo và Bettega, bằng một giọng nói ngọt như mía lùi, đã gặp gỡ ông trước trận đấu và thuyết phục: “Perugia không cần phải chơi hết sức làm gì”. Trên thực tế, đã luôn có một mối quan hệ tốt đẹp giữa ông với các quan chức Juve. Nhưng hôm ấy, Perugia còn chơi cho chính số phận của họ. Một chiến thắng không chỉ giúp Lazio đăng quang mà còn đủ sức thuyết phục ngân hàng Capitalia, đầu tư vào cả Lazio và Perugia, hài lòng rót thêm tiền giúp Perugia thoát khỏi khủng hoảng tài chính. “Những người Juve rất tàn nhẫn, đặc biệt là TGĐ của họ, Moggi. Ông ta không bao giờ tha thứ và tôi đã bị trả thù vì trận thua đó của Juve”.

Kể từ sau trận đấu ấy, mối quan hệ giữa Perugia và Juventus xấu đi trông thấy. Những cuộc trả thù của Juve đã theo Pieroni đến tận Ancona, CLB mà ông được bổ nhiệm làm chủ tịch vào năm 2003. Sai lầm lớn của Pieroni là ngay khi đến với CLB nhỏ xứ Marche, ông bắt đầu “nói nhiều” và điều đó khiến các “ông lớn” của Calcio khó chịu. Sau một vòng đấu ở Serie A, khi Ancona bị xử ép, Pieroni đã hét lên trên ti vi: “Mỗi Chủ nhật các trọng tài luôn được quay vòng. Nhưng ai có thể giải thích cho tôi rằng, tại sao hết trận đấu này đến trận đấu khác trên sân của Juve và Milan, các trợ lý trọng tài luôn luôn chỉ là một vài người?”. Không ai trả lời được cho ông, nhưng tên của Pieroni đã được ghi vào “sổ đen” một lần nữa bởi ông ta dám đương đầu với các thế lực lớn. Cuối mùa bóng 2003-2004, Ancona của ông không chỉ chơi một cách tồi tệ, xuống hạng B mà còn dính vào scandal dàn xếp tỷ số khi người ta tố cáo Ancona đã cố tình để thua trong một trận đấu với Chievo.

Nhưng cuối cùng, Pieroni trắng án và Ancona cũng vậy. CLB này lúc đó còn nằm trong những cuộc điều tra khác, trong đó có việc lập hóa đơn giả. “Tôi đã trả lương cho các cầu thủ bằng những con số ma”, ông nhớ lại. Pieroni đã chỉ đạo các kế toán làm 2 sổ lương, một với những con số thật, một với những con số bịa đặt, cao hơn thực tế. Khoản tiền chênh lệch ấy lên tới hơn 9 triệu euro, không rơi vào ví cầu thủ, mà vào tay Pieroni. Với số tiền đó, Pieroni đầu tư vào CLB Taranto ở Serie C1. “Trong bóng đá Italia, tất cả các CLB đều thực hiện việc trả lương cho cầu thủ bằng những con số không có thật, trừ các đại gia”. Ancona lúc ấy nợ chồng chất, nhưng vẫn có thể trả ngôi sao hết thời Hubner những 1,3 triệu euro/năm; Di Francesco, một cầu thủ rất bình thường 1,2 triệu euro/năm. Nhưng con số thực sự là bao nhiêu thì chỉ có Pieroni mới biết.

Những cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy một sự thật đáng kinh ngạc: Chiếc vòi bạch tuộc của mafia đã ăn vào tận xương tủy Ancona. Pieroni điều phối một công ty môi giới cầu thủ (thực ra là buôn bán các cầu thủ Đông Âu như một dạng nô lệ) có trụ sở ở Zagreb (Croatia) và để hợp thức hóa các sai phạm tài chính, ông ta đã chuyển rất nhiều tiền cho một công ty đầu tư khác có tên Kruger Investment để rồi từ đó, điều hành Ancona từ tận... Wyoming trên đất Mỹ. Ancona ngày ấy gây chú ý vì những cái tên rất lạ lùng trong danh sách nhận lương, những “cầu thủ” mà chưa ai biết mặt và nghe tên, như Ardit Bequiri, Garcia Troisi... “Họ” có tên trong sổ lương nhưng không hề tồn tại. Sổ sách của Pieroni có ghi những khoản hoa hồng mà Ancona trả cho các công ty môi giới ở Nam Mỹ và Đông Âu. Nhưng trên thực tế, số tiền đó không bao giờ đến được nơi cần đến, mà vòng ngược trở lại Italia, được hợp thức hóa trong những khoảng tiêu pha khác do Pieroni tưởng tượng ra, có vai trò đánh lừa kiểm toán, giúp cho Ancona lãi 800 nghìn euro trong một mùa bóng dối trá với khoản nợ thực lên đến 40 triệu euro.

Những kẻ thù chung của Pieroni và Gaucci đã hả hê trước thất bại của hai người đàn ông này. Năm 2004 định mệnh đó, cả Pieroni và Gaucci, những nhân vật chủ chốt của Perugia đánh bại Juventus năm 2000, đã phải trả một cái giá cực đắt: Ancona bị tuyên phá sản, và trong khi Pieroni tìm mọi cách để CLB được hưởng quy chế đặc biệt từ Chính phủ giúp Roma, Lazio, Parma không bị phá sản, thì ông ta bị bỏ tù. Sau khi ra tù, đến phút cuối cùng, Pieroni vẫn chiến đấu vì Ancona, nhưng thất bại do có ai đó đã ngăn cản các ngân hàng cho ông vay tiền khiến Ancona, CLB có 100 tuổi, chính thức phá sản. Còn Pieroni tiếp tục bị điều tra vì những bê bối khác và lại vào tù.

Anh Ngọc - TT&VH, 30.07.2005
« Last Edit: August 22, 2005, 02:50 PM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

0 Members and 11 Guests are viewing this topic.