Author Topic: Sự sụp đổ của "Bức tường Conte"  (Read 755 times)

Description:

Offline souslevent

  • *
  • Moderator
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« on: November 10, 2014, 09:35 PM »
Logged
Hôm qua cả nhân loại tưởng niệm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, mở ra một chương mới trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và đánh dấu sự khởi đầu của một đế chế kinh tế mới, nước Đức. Cùng lúc đó, tại Juventus Stadium, một mình Allegri nhốt mình trong phòng tắm, một ly champagne lạnh, ông ta cũng đang ăn mừng một bức tường khác vừa sụp đổ: Bức tường Conte.



Trong 3 năm ở Juve, Conte đã dựng lên bức tường mang thương hiệu bản thân để bao vây Serie A và lập ách đô hộ tại cái ao làng ấy. Bức tường của Conte có nhiều hình thù khác nhau nhưng luôn chắc chắn. Viên gạch đầu tiên chính là Vidal, người có khả năng của một mãnh hổ tướng, dùng chính sức tấn công để bảo vệ hậu phương. Bức tường thứ hai mềm mại hơn, mang tên Pirlo, có khả năng hấp thụ lực tấn công và dội ngược lại đối phương. Bức tường thứ 3 mang tên "The Wall" Barzagli, quét sạch những mối nguy hiểm cuối cùng có thể uy hiếp Gigi Buffon. Hôm qua là lần đầu tiên kể từ 3 mùa giải, cả ba "bức tường ấy" đều không xuất hiện tại Juventus Stadium, nhưng Juve vẫn đứng vững.

Trong 1 tuần, Juve đã trải qua 3 trận đấu với 3 đội hình khác nhau và thu về 3 chiến thắng với hình thái hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu xâu chuỗi những thay đổi ấy lại theo học thuyết "âm mưu" thì ly champagne cho Allegri là điều hoàn toàn xứng đáng. Trận đấu đầu tiên trên sân của Empoli, Juve có đủ 3 trung vệ khoẻ mạnh và một trận đấu quan trọng trước mắt, hai át chủ bài Tevez & Llorente được cất kỹ trên băng ghế dự bị. Juve xuất phát với đội hình 3-5-2 quen thuộc và sự tin tưởng dành cho 2 cầu thủ ít được thi đấu: Morata & Giovinco. Juve chơi bằng lối chơi 3-5-2 cũ nhưng với một ý tưởng mới khi Pirlo vẫn tiếp tục được tin tưởng cho dù chưa có phong độ tốt nhất và chính Pirlo đã dẫn dắt Juve đến chiến thắng. Đó là thành tích của sự ổn định.



Trận đấu với Olympiakos đánh dấu sự "thoát ly" của Allegri khỏi chiếc bóng. Juve chơi 4-3-1-2 với việc dùng Morata thay vì Llorente, Lichtsteiner và Asamoah chơi hậu vệ cánh đúng nghĩa, cho dù họ không phải là những chuyên gia đá cánh trong sơ đồ 4 hậu vệ. Juve làm quen với những thay đổi ấy một cách khá khó nhọc cho dù họ tạo ra một thế trận tấn công nhanh hơn, tốt hơn. Hai trung vệ Juventus tái hiện lại mùa giải đầu tiên họ chơi cùng nhau dưới thời Del Neri khi lần lượt cả hai mắc lỗi vị trí trong 2 bàn thua từ những tình huống đội bạn đánh đầu ghi bàn. Các cầu thủ Juve cũng không quen với việc có quá nhiều cơ hội nên lần lượt đưa bóng ra ngoài. Tình huống thay người cho thấy cách Juve thay đổi lối chơi, Morata di chuyển rộng nhưng việc các cầu thủ Olympiakos chơi thấp thì sự di chuyển rộng ấy không tạo ra đột biến. Llorente tạo ra một áp lực tường xuyên hơn lên hàng thủ và buộc các hậu vệ Olympiakos phải kèm chặt mình đã tạo ra khoảng trống cho các đồng đội. Hai bàn thắng cuối của Juve có sự đóng góp rất lớn của thần may mắn, nhưng đó là ánh sáng giúp Allegri thấy được con đường mà họ cần đi. Oliver Kahn đã chỉ trích mạnh mẽ lối chơi "chậm chạp, lỗi thời của các đội bóng Italia" và Allegri đã tìm ra được lời giải cho căn bệnh ấy, các đội bóng Italia sợ thua hơn là muốn thắng. Nếu muốn thắng, họ phải "take risk" (chấp nhận rủi ro) và kẻ thắng được rủi ro là người thắng to. Đó là chiến thắng của sự liều lĩnh.


Trận đấu thứ 3 trong tuần chính là bước lột xác cuối cùng của Allegri để trở thành "người dẫn đường" đích thực của Juve. Max đã chơi sơ đồ cây thông 4-3-2-1 của Milan thủa nào khi kéo Tevez ra khỏi vị trí tiền đạo cắm như cách anh chàng Argentina chơi trong trận Olympiakos. Đó là cách giúp Tevez thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ đối phương và phối hợp với hộ công thứ 2 Pereyra giúp thể trận của Juve thoáng hơn. Juve đã chơi bóng nhanh hơn, liều lĩnh hơn và ép được Parma vào thế "phải chết". Những bàn thắng của Juve trong hiệp 1 đánh dấu sự "chấp nhận" của các cầu thủ Juve với lối chơi mới. Khi có bóng, họ triển khai bóng nhanh hơn, dồn dập hơn và không bị rập khuôn vào vị trí registra then chốt cho Marchisio án ngữ. Việc thắng một đội bóng bét bảng, mất hết chí khí chiến đấu không có gì là quá lớn lao. Nhưng chiến thắng khỏi lối mòn suy nghĩ về 3-5-2 là một chiến thắng quan trọng của Allegri và "đồng bọn". Các Juventini đã vỗ tay hoan hô Allegri sau trận đấu như một lời chào "chính thức" với Allegri, kẻ luôn được coi là "người ngoài" kể từ ngày đến Juve. Những tràng pháo tay dành cho Allegri còn đến từ việc ông đã tạo điều kiện cho những "đứa trẻ" như Morata, Mattielo, Coman. Đó là chiến thắng của sự đổi thay.


Đó mới chỉ là những bước đầu đáng khích lệ. Muốn trở thành một thủ lĩnh của Juve, Allegri phải dẫn dắt Juve qua được nỗi sợ hãi bị loại tại Champions League. Juve đã thua Galatasaray trong trận đấu mà họ không muốn thua hơn là muốn thắng. Vậy thì nếu Max dẫn dắt Juve thắng được hai trận còn lại tại vòng bảng, ông ta sẽ là thủ lĩnh mới của Juventus. "Bức tường Conte" không sụp đổ để thất bại mà nó cần một thứ keo dính mới để tồn tại lâu hơn, thứ keo dính ấy không đến từ các HLV, họ chỉ là những người thợ xây và sẽ ra đi khi công trình kết thúc. Đó là thứ keo dính trong chính bản sắc của Juve, chiến thắng là điều duy nhất họ quan tâm. Bất kỳ điều gì đưa họ đên chiến thắng đều đáng được vinh danh. Conte đã bắt đầu cho kỷ lục toàn thắng trên sân nhà và 24 trận đấu qua kỷ lục ấy vẫn tiếp tục được kéo dài.
« Last Edit: November 10, 2014, 09:49 PM by souslevent »
Follow members gave a thank you for this useful post:

madkiller_2008

« Reply #1 on: November 10, 2014, 10:50 PM »
Logged
Fan Allegri làm quá. Ngay chính đương sự còn tâm sự là "phải Sờ Cu cái đã"' rồi mới mang Conte ra nói mà. Khéo vài bữa quay lại 3-5-2 thì xấu cái mặt.  :6rlufk:
Follow members gave a thank you for this useful post:

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.