Author Topic: Trong thế giới sách cũ  (Read 9692 times)

Description: lưu giữ một kho tàng

Offline Exit

  • *
  • Juventini
  • Posts: 814
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 112
  • Thanks: 41
« Reply #40 on: January 11, 2013, 01:14 AM »
Logged
Nhã Nam có nhiều sách hiếm, On The Road của Jack Kerouac(thấy trong list anh đưa forza tìm) em cũng mua ở một hiệu sách của Nhã Nam.
Nhưng đây là sách mới, mà sách Nhã Nam giá hơi mắc hơn bình thường, hồi 2008 cuốn này đã 80K

Các đầu sách do Nhã Nam tuyển chọn đều có gu riêng, chất lượng.    :peace_sign:
I don't need no education.

Offline Laoai_Delpiero

  • *
  • JFC Star
  • Posts: 2,427
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 200
  • Thanks: 79
  • Gender: Male
  • Tiền ko có làm cái gì cũng khó
« Reply #41 on: January 11, 2013, 07:28 AM »
Logged
 :dancing: :dancing: :dancing:Chả bù với mình đọc sách ít, chỉ đọc vài truyện có tiếng như Tam Quốc, Thủy Hử, Bố Già 1-2, Sherlock Holmes  :catch:
Rượu ngon,bạn hiền,nửa chén cũng thiếu
Không hợp,tri kỉ,nửa câu cũng thừa.

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #42 on: January 11, 2013, 10:37 AM »
Logged
Nhã Nam có nhiều sách hiếm, On The Road của Jack Kerouac(thấy trong list anh đưa forza tìm) em cũng mua ở một hiệu sách của Nhã Nam.
Nhưng đây là sách mới, mà sách Nhã Nam giá hơi mắc hơn bình thường, hồi 2008 cuốn này đã 80K

Cái list đó cũng như 100 Greatest Guitar Solo đối với người nghe rock. Anh nghĩ cũng chỉ để tham khảo thôi. Còn hàng vạn cuốn sách hay khác. Mà cơ bản mục đích ở đây là sách cũ, sách rẻ cơ (mà sư bố nó, bây giờ cũng chả rẻ nữa).

Các đầu sách do Nhã Nam tuyển chọn đều có gu riêng, chất lượng.    :peace_sign:
:dancing: :dancing: :dancing:Chả bù với mình đọc sách ít, chỉ đọc vài truyện có tiếng như Tam Quốc, Thủy Hử, Bố Già 1-2, Sherlock Holmes  :catch:

Đọc hết Tam Quốc, Sherlock Holmes là kinh đó. Anh còn chưa đọc :d
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #43 on: January 16, 2013, 02:51 PM »
Logged
Vãi ông anh già keo kiệt  :angach:
Thôi thì giới thiệu cho em mấy ảnh bán sách đê. Em đang tìm cuốn "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" mà tìm chửa ra  :angry:

Anh đã nhắn tin cho em địa chỉ của cuốn "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" rồi nhé. Chịu khó đặt họ chuyển ra cho.  :high_five:
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #44 on: January 29, 2013, 11:13 AM »
Logged
Thông tin hay cho người mê sách cũ:

Quote
Thư ngỏ về phiên chợ Sách Cũ ngày 02 - 02/2013 tại Thư viện Đông Tây
by Book Sale (Chợ Sách)

Các sạp viên yêu quý của Book Sale ^^Chỉ còn ít ngày nữa là Tết, không biết mọi người đã chuẩn bị sách đọc cho kỳ nghỉ dài ngày này chưa? Book Sale thì đã lên kế hoạch cho những phiên chợ Sách Cũ cuối năm để mang đến những cuốn sách hay với giá phù hợp cho mọi người. Sau khi sạp viên Sài Gòn vừa rồi đã mãn nhãn với phiên chợ sách cũ ở Nhã Nam Thư quán, chủ sạp nhận được nhiều PM của các bạn ở Hà Nội "mè nheo" một phiên chợ như vậy ở Hà thành.

Và thật may mắn, trong chuyến ra Hà Nội lần này, chủ sạp đã gặp được đại diện của Nhà Sách Đông Tây. Book Sale sẽ cùng Thư Viện Đông Tây tổ chức một phiên chợ Sách Cũ theo mô hình Open Air cho người đam mê sách ở Hà Nội. Đây cũng là buổi Offline tháng 02 của Book Sale Hà Nội nhé.


Lần này, sách của Chợ Phiên sẽ được bày trên các bàn dài như hình dưới đây, giúp các sạp viên lựa chọn dễ dàng hơn ^^

 
Cụ thể thời gian diễn ra: Từ 09h-16h ngày 02/02/2013

Địa điểm: Thư Viện Cà phê sách Đông Tây: N11A Trần Quý Kiên, Q.Cầu Giấy, Hà Nội


 Đặc biệt, chỉ trong ngày hôm đó, nhà sách Đông Tây sẽ giảm giá 50-60% nhiều đầu sách, và sẽ có gian hàng sách giảm giá 5000-10000đ. Đây là cơ hội "thu gom" của các mọt sách, và cả của chủ sạp nữa :">

Book Sale cũng sẽ giảm giá nhiều đầu sách đang bán trên page ( đã rẻ nay còn rẻ hơn :D). Ngoài ra, chủ sạp cũng cho chuyển một số đầu sách đặc biệt từ SG ra chợ phiên lần này, mọi người nhớ ghé xem nhé ^^

Các chủ sách tại Hà Nội muốn tham gia bán hàng tại phiên chợ này, liên hệ số điện thoại 0902109181/0914830813 hoặc gửi email vào địa chỉ [email protected] nhé.

 Hẹn gặp mọi người thứ 7 tuần này nhé, chủ sạp nôn nao quá, sẽ có quà tặng đặc biệt cho các sạp viên đến sớm, hihi
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #45 on: January 29, 2013, 09:04 PM »
Logged
Nội dung tin nhắn của anh là về cái vụ này hả Pavel  :applause: :applause: :applause:
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #46 on: February 22, 2014, 11:23 PM »
Logged
Sách quý nhờ chữ ký...

Chơi sách cổ/cũ từ lâu đã trở thành thú vui của nhiều người. Rất nhiều cuốn sách cổ có giá trị nhờ lớp bụi thời gian phủ lên nó. Tuy nhiên, những bản sách cũ càng tăng giá nếu có thêm chữ ký, bút tích của tác giả hoặc của những người danh tiếng.

Những cuốn sách có một không hai

Đầu năm ngoái, Công ty sách Nhã Nam có buổi giao lưu và đấu giá sách cũ tại tư quán của đơn vị này tại TP.HCM. Tại buổi đấu giá sách này, tác phẩm bút ký Sông Đà của Nguyễn Tuân được NXB Tác Phẩm Mới (nay là NXB Hội Nhà văn) in năm 1978 được một bạn đọc “đấu” đến 4 triệu đồng trong khi giá khởi điểm chỉ có 150 ngàn đồng. Sông Đà có chữ ký của Nguyễn Tuân trở thành cuốn sách cũ được bán nhiều tiền nhất trong phiên đấu giá hôm đó.

Bút tích của tiến sĩ văn chương Thanh Lãng tặng cụ Á Nam Trần Tuấn Khải

Sông Đà của Nguyễn Tuân được trả giá cao như vậy nhờ vào danh tiếng của tác phẩm kèm với chữ ký của tác giả. Tuy nhiên, một nhà sưu tập sách cho TT&VH biết, ông còn có một bản sách “rất độc” của Nguyễn Tuân với bút tích có một không hai. Cuốn sách mà nhà sưu tập này đề cập chính là cuốn Ký Nguyễn Tuân do NXB Văn học in năm 1986 nằm trong tủ sách “Văn học hiện đại Việt Nam”.

Ký Nguyễn Tuân có bút tích tác giả, như sau: “Tặng anh Hồ Quang Minh. Nguyễn Tuân. Hà Nội, mai là Đại hội Đ VI. 14 XII 1986”. Tìm hiểu chúng tôi biết được, nhân vật Hồ Quang Minh được Nguyễn Tuân tặng sách làm nghề đạo diễn. Hồ Quang Minh là đạo diễn Việt kiều có nhiều phim nổi tiếng, như Con thú tật nguyền, Bụi hồng, Thời xa vắng… Thời gian Nguyễn Tuân tặng Ký Nguyễn Tuân cho vị đạo diễn này trước ngày Đại hội Đảng lần thứ 6 là một ngày. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy cột mốc ngày Đại hội Đảng để ghi dấu lên cuốn sách mà ông tặng bạn. Với cuốn sách Ký Nguyễn Tuân so với cuốn Sông Đà chỉ trơ trọi một chữ ký tác giả, thử hỏi cuốn nào quý hơn?

Nhà sưu tập sách này sưu tầm rất nhiều cuốn sách có chữ ký, bút tích của tác giả hoặc người nổi tiếng. Trong bộ sưu tập có rất nhiều cuốn sách quý với bút tích của các nhân vật tiếng tăm không dễ gì tìm được bản thứ hai. Chẳng hạn như cuốn Abrégé de Grammaire Annamite của nhà bác học Trương Vĩnh Ký in tại Sài Gòn năm 1867. Cuốn sách này được Trương Vĩnh Ký soạn về cách viết chữ Quốc ngữ với nhiều ví dụ sinh động bằng tục ngữ, ca dao Việt Nam. Giá trị học thuật và giá trị thời gian của Abrégé de Grammaire Annamite bản in năm 1867 là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, Abrégé de Grammaire Annamite còn tăng thêm giá trị khi có bút tích của một luật gia nổi tiếng của miền Nam trước 1975.


Bút tích của nhà văn Nguyễn Tuân tặng đạo diễn Hồ Quang Minh trên cuốn Ký Nguyễn Tuân

Theo những gì thể hiện trên trang lót sau bìa sách Abrégé de Grammaire Annamite, cuốn sách này được người sở hữu tìm thấy ở Paris năm 1967, tức 100 năm sau ngày sách được in. Người sở hữu cuốn sách chính là luật gia Vũ Văn Mẫu (1914 - 1998), ông từng làm Bộ trưởng Ngoại giao thời chính quyền Ngô Đình Diệm và là thủ tướng trong nội các Tổng thống Dương Văn Minh trước khi ra đầu hàng chính quyền cách mạng ngày 30/4/1975. Bút tích trên cuốn Abrégé de Grammaire Annamite được luật gia Vũ Văn Mẫu ghi: “Thân tặng anh Trương Vĩnh Lễ, để lưu niệm công trình một bậc bác học tiền bối trứ danh. Sài Gòn 20-06-1970” kèm chữ ký và con dấu “Luật sư tòa thượng thẩm Sài Gòn – Vũ Văn Mẫu Luật khoa Thạc sĩ”. Từ bút tích của luật gia Vũ Văn Mẫu, có thể hiểu rằng cuốn Abrégé de Grammaire Annamite in tại Sài Gòn năm 1867 được ông tìm thấy ở Paris vào năm 1967 và tặng lại cho ông Trương Vĩnh Lễ - người bà con của Trương Vĩnh Ký vào năm 1970.

Một cuốn sách khác sẽ rất ấn tượng với giới sưu tập sách là Mémoires (hồi ký) của Franz von Papen xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris. Cuốn hồi ký này được Franz von Papen tặng Lam Le - Trinh (Lâm Lệ Trinh) với bút tích và chữ ký của ông. Franz von Papen từng là Thủ tướng nước Đức tiền nhiệm của trùm phát xít Hitler. Giá trị của cuốn sách này sẽ giúp những nhà nghiên cứu sử học biết thêm giai đoạn Hitler lên cầm quyền tại Đức. Tuy nhiên, Lam Le - Trinh là ai thì ngay cả nhà sưu tập được cuốn sách này cũng không rõ, chỉ đoán rằng đây là nhân vật từng làm đại sứ của miền Nam Việt Nam tại Pháp thời chính quyền Bảo Đại.

Những chữ ký bị… thất lạc

Hầu hết các cuốn sách có chữ ký của tác giả được nhà sưu tập này săn tìm đều là những cuốn có chữ ký, bút tích của “văn nhân tặng cho văn nhân”. Việc các nhà văn, nhà thơ tặng sách cho nhau là hết sức bình thường. Và việc những cuốn sách đó bị thất lạc, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, mang theo chữ ký của bạn văn cũng hết sức bình thường. Rất may, các cuốn sách có chữ ký của tác giả đã được sưu tập chứ không trở thành… giấy vụn.


Bút tích của luật gia Vũ Văn Mẫu trên cuốn sách cổ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Trong các cuốn sách bạn văn tặng cho nhau mà nhà sưu tập này tìm được, có thể kể: cuốn Tuổi già (NXB Văn học) của ông già Sơn Nam ký tặng nữ sĩ Hiền Phương tại một trại sáng tác năm 1997; cuốn Hai mươi năm sau (NXB Văn nghệ TP.HCM) của Trần Thế Tuyển tặng Triệu Xuân vào tháng 11/1994; tập thơ Bụi (NXB Hội Nhà văn) của Nguyễn Duy tặng họa sĩ Xuân Doãn vào năm 1997; tập thơ Những vầng trăng chỉ mọc một mình (NXB Trẻ) của Phạm Thị Ngọc Liên tặng Trương Huy San (nhà báo Huy Đức) năm 1989; tập truyện Đời có tên tụi mình (NXB Thuận Hóa) của Võ Phi Hùng tặng Phạm Thị Ngọc Liên năm 1992; tập thơ Thời gian huyền thoại (NXB Thanh Niên) của Thái Thăng Long tặng Lê Thị Kim năm 2000… Rất nhiều cuốn sách có chữ ký của các văn nhân bị thất lạc đã được nhà sưu tập này lưu giữ.

Chữ ký, bút tích của tác giả trên cuốn sách không chỉ lưu dấu sự “kỷ niệm” mà còn mang nhiều thông tin bổ ích với người chơi sách. Chẳng hạn, cuốn Văn chương Nam bộ và cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1950 của Nguyễn Văn Sâm do NXB Lửa Thiêng ấn hành năm 1972 tại Sài Gòn được tác giả tặng cho cụ Vương Hồng Sển. Bút tích của Nguyễn Văn Sâm thể hiện sự kính trọng với cụ Vương: “Bản kính tặng thầy Học giả Vương Hồng Sển với lòng mến trọng”. Học giả Vương Hồng Sển tiếp nhận cuốn sách này và đóng dấu hình bầu dục “Vương Hồng Sển Sóc Trăng” đồng thời ký tên mình ngay mộc đỏ để lưu vào tủ sách gia đình. Điều này chứng tỏ người tặng và người được tặng rất trân trọng cuốn sách và trân trọng nhau.

Bút tích, chữ ký của tác giả còn mang thông tin ngắn gọn về đời sống một thời của người cầm bút. Người yêu văn chương Việt đều biết cụ Á Nam Trần Tuấn Khải với các câu trở thành ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”. Vậy cụ Á Nam từng sống như thế nào? Thì đây, trong cuốn Khởi thảo Văn học sử Việt Nam Văn chương bình dân in lần thứ hai, tác giả Thanh Lãng viết: “Kính tặng Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Đây cảnh cây nhà lá vườn mà các bậc quân tử Đông Phương cảm mộ. Tại biệt thự tư của cụ tại Bình Thới. Ngày 19/9/58”. Tác giả Thanh Lãng là tiến sĩ văn chương từng giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Căn cứ theo bút tích của Thanh Lãng, có thể đoán biết cụ Á Nam Trần Tuấn Khải từng sống trong “biệt thự tư”.

Đến đây, hẳn nhiều người thắc mắc, những cuốn sách quý có chữ ký, bút tích nêu trên thuộc sở hữu của nhà sưu tập nào? Dù nhà sưu tập không muốn lộ danh tính nhưng chúng tôi nghĩ cần phải ghi ra: các cuốn sách vừa nêu đang thuộc bộ sưu tập của nhà văn trào phúng Lê Văn Nghĩa - Chủ biên báo Tuổi trẻ cười.

Trần Hoàng Nhân
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #47 on: November 28, 2014, 04:34 PM »
Logged
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #48 on: December 12, 2014, 03:11 PM »
Logged
Tìm sách quý? Hãy gõ cửa nhà tư nhân


Những cuốn sách tiếng Pháp thuộc loại quí hiếm trong kho sách gia đình thầy Nguyễn Hữu Châu Phan - Ảnh: Minh Tự

TT- Dưới thời nhà Nguyễn, sách vở cả nước đều tập trung ở Huế. Trước đây, phần lớn sách trong các thư viện của nhà Nguyễn như thư viện nội các, hoàng gia, Quốc sử quán đã bị người Pháp lấy đi. Người ta kể rằng năm 1945, sau khi Bảo Đại thoái vị, thiên hạ đã vào Tàng thư lâu gánh sách (chủ yếu là sách Hán Nôm in trên giấy bổi) về để chụm lửa, hút thuốc, giấy rơi trắng cả đường trong kinh thành.

Rồi tiếp đó là những lần mất sách không thể quên: 1968, 1972, 1975 và mới đây là cơn lụt lịch sử 1999. Các gia đình chủ nhân “quí sách như con” nên đã cứu được. Cũng phải nhắc đến phong trào tiêu hủy văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, nô dịch sau 1975, đã có không ít sách bằng tiếng Anh, Pháp bị đốt nhầm…

Quote
Các ngôi chùa và tu viện cũng là những kho sách quí giá của Huế, trong đó sách nhiều là chùa Từ Đàm, Linh Mụ, Trúc Lâm; các tu viện dòng thánh Phaolô ở Kim Long, dòng Chúa Cứu Thế, đan viện Thiên An. Ở đây chủ yếu là sách chuyên về Phật học, Thiên Chúa giáo, và tất nhiên tủ sách về tôn giáo của các thư viện nhà nước không thể sánh nổi.

Và cuối cùng, do thư viện nhà nước bị ràng buộc vào cơ chế vòng vo về tài chính nên không thể bỏ ra vài triệu bạc để sở hữu ngay một cuốn sách quí. Đó là lý do mà khi tìm kiếm sách quí, các nhà nghiên cứu từ Hà Nội vào, TP.HCM ra Huế đều tìm đến các tủ sách gia đình. Ông Hồ Tấn Phan còn một tủ sách đặc biệt quí về Huế. Ông khiêm nhường cho hay ông chỉ có chừng một vạn cuốn, bao gồm sách Hán Nôm, tiếng Pháp, Anh, Latin, Việt, trong đó vài trăm cuốn vào loại quí hiếm thật sự. Trong kho sách ngồn ngộn của ông Phan có những cuốn rất độc đáo mà dân chơi sách nhìn thấy “thèm”: các bản Kiều,Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc in trên giấy bổi từ thế kỷ 18, các châu bản giai đoạn “bốn tháng ba vua” (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc) có chữ ký của các hoàng tử trình triều đình để phế và lập vua mới...

Tủ sách thứ hai phải kể đến là của gia đình thầy Nguyễn Hữu Châu Phan. Tủ sách này được gây dựng từ thời cụ thân sinh thầy Phan là nhà lâm học Nguyễn Hữu Đính. Tiếp đó là nguồn sách do thầy Phan, một người suốt đời gắn bó với sách, gom góp được. Trong ngôi biệt thự số 18 Nguyễn Huệ, một thời là nhà Sùng Chính Huế, tổ chức nghiên cứu văn hóa do cụ Đính sáng lập đã từng xuất bản sách giáo khoa trung học trước 1975 do thầy Phan chủ biên (chữ Sùng Chính lấy từ “Sùng Chính thư viện” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nhằm mục đích cải cách sự học dưới thời Tây Sơn), bây giờ là Trung tâm Nghiên cứu Huế, đầy ắp những tủ, kệ, sập đựng sách, báo, tạp chí mà thầy Phan khoe với chúng tôi như một thứ của cải quí giá.

Hơn 10.000 cuốn, chủ yếu là sách lâm học, mỹ thuật, khoa học nhân văn và đặc biệt vẫn là sách về Huế bằng đủ thứ tiếng. Trong đó có những bộ sách quí như từ điển hoa, chim Đông Dương, bộ hồi ký của các toàn quyền Đông Dương... Thầy Phan nói sẽ đặt một máy photocopy và cử vợ làm thủ thư, để những cuốn sách quí không chỉ có trong tủ sách của thầy. Sau những tủ sách gia đình đồ sộ nổi tiếng trước 1945 của Phạm Quỳnh, Đào Đăng Vỹ, Đào Duy Anh là tủ sách của nhà giáo kiêm nhà thơ của phong trào thơ mới Phan Văn Dật. “Theo tôi, đó là tủ sách tầm cỡ ở Huế” - dịch giả Bửu Ý nói.

Nhưng sau khi ông Dật mất, tủ sách đó cũng trôi dạt, và may mắn là đã về tay một số người biết quí sách, trong đó có cụ Cả Nghị ở đường Đặng Thái Thân, nguyên làm quan trong triều đình Huế (1944). Tủ sách của cụ Cả Nghị có những cuốn quí như Từ điển Hán - Pháp in ở Trung Quốc 1890, Collection du vieux Hue - in 1923.

Thầy Châu Tăng (nguyên giáo sư Trường Quốc học) cũng là một người chơi sách có tiếng một thời, có những cuốn sách mà thầy gọi là “của gia bảo” do ông sơ đi sứ Trung Quốc mua về như: bộ Tứ thư, Ngũ kinh in từ thời nhà Minh trên giấy bổi. Cách đây mấy năm thầy Châu Tăng có nói với chúng tôi: “Nếu muốn tìm những cuốn cổ thư, hãy đến các gia đình dòng họ Nguyễn Khoa, Hồ Đắc. Những dòng họ đó có nhiều người làm quan nên sách Hán Nôm xưa nhiều lắm”.

Và không thể không kể đến tủ sách của bậc thức giả của Huế như thầy Tôn Thất Quị, hoặc ông trưởng ban trị sự Nguyễn Phước tộc - Tôn Thất Hanh, thầy Lê Văn Lợi. Hoặc nói về sách ngoại văn thì phải nhắc đến tủ sách của anh em thầy giáo ngoại ngữ Nguyễn Tư Trưng, Nguyễn Tư Triệt, gia đình thầy Phạm Kiêm Âu, thầy Trần Văn Phương ở Đại học Sư phạm Huế, dịch giả tiếng Pháp Bửu Ý... Người Huế vốn quí sách vở, nổi tiếng với việc nhịn đói mua sách. Họ xem đó như là một thứ của cải để lại cho con cháu đời sau. Chỉ lo là con cháu sau này cũng biết thứ của cải đó là có giá nhưng không giữ lại nổi.

MINH TỰ
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #49 on: December 12, 2014, 03:36 PM »
Logged
Thư viện cá nhân tầm cỡ... quốc gia

GS.TS Nguyễn Tiến Hữu bên gian sách kê tạm của mình - Ảnh: L.Đ.


TT - Cách đây ba năm, giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tiến Hữu từ Đức chuyển về một container chứa đầy sách. Đây là những gì tích góp, sưu tầm được trong quá trình đi học, định cư và dạy học tại Pháp, Đức và một số nước châu Âu trong suốt 40 năm của ông.

“Trong thời kỳ Việt Nam chia hai miền Nam Bắc, tôi đang sống tại Paris. Và tôi mua được rất nhiều sách, tạp chí của cả hai miền. Ví dụ, ở miền Bắc lúc đó có tạp chí Văn Học, tôi mua đủ bộ. Còn miền Nam có các tạp chí rất hữu ích như Văn Hóa nguyệt san, Bách Khoa... tôi cũng mua đủ bộ. Trong khi đó, ở trong nước, vì điều kiện chiến tranh người dân hai miền khó có thể mua sách của nhau được”, thầy Hữu hào hứng nói về quá trình sưu tầm sách của mình. Thư viện của giáo sư Nguyễn Tiến Hữu hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu quí giá. Trong đó có thể kể đến các tài liệu viết về lịch sử VN giai đoạn 1930-1931 và thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Chu Trinh hiện đang được cất giữ tại kho lưu trữ của Pháp ở Paris. “Những tài liệu này chỉ phục vụ giới nghiên cứu, tôi phải lấy tư cách giáo sư để xin phép photocopy và chụp phim lại tất cả những tài liệu này. Có đến 85% tổng số tài liệu về chiến tranh Việt - Pháp được lưu trữ tại kho lưu trữ quốc gia Pháp”.

Không những thế, thư viện của giáo sư Nguyễn Tiến Hữu còn ba bộ sách rất quí dưới dạng microfilm. Một bộ là 52 tập của tạp chí Bulletin de l’Ecole franaise d’Extrême - Orient. Đây là tờ báo của Viện Viễn Đông bác cổ - Pháp xuất bản từ 1901-1965. Bộ thứ hai là tạp chí về Đông Dương tên Revue Indochinoise, in tại Hà Nội, từ 1893 - 1932. “Đây là tạp chí viết về tất cả lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội của Đông Dương, thật hữu ích cho công tác nghiên cứu”.

Tập thứ ba là tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương, xuất bản từ 1883-1932. Bản này giáo sư Hữu mua tại Thụy Sĩ. “Tất cả những bản sách dạng microfilm này đều rất khó tìm, mà lại rất đắt”. Miệng nói, tay thầy rút ra một tập sách photocopy bằng tiếng Việt chép tay, nhan đề Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương - chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản, xuất bản lần thứ nhất năm 1932, sách chép tay, chữ rất đẹp. “Quyển này tôi cũng photocopy lại từ kho lưu trữ của Pháp”.

Và, tủ sách của giáo sư còn rất nhiều tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp; lại có một bản sách đặc biệt viết bằng tiếng Hà Lan có tựa là Tonkin - 1644-45 của tác giả A. Van Broukhrst viết về VN từ thế kỷ 17. Nhìn dáng thầy thoăn thoắt đi lại giữa bốn bề toàn những sách và sách trên gian lầu rộng, mới biết sức làm việc của vị giáo sư 65 tuổi này thật sung mãn. Gian kệ để các sách thầy viết đã lên quyển thứ 14, bằng nhiều thứ tiếng, nhiều nhất là tiếng Đức. Trong phòng ngủ, trong nhà bếp, bên cạnh bàn ăn, nơi đâu cũng có sách, tài liệu của thầy. Mà mọi thứ vẫn rất gọn gàng, tài liệu đâu ra đấy, có chia danh mục hẳn hoi.

Những đầu sách quí như các bản sách bằng microfilm của thầy Hữu chắc cả VN chỉ có thư viện quốc gia may ra mới có, giới tư nhân khó lòng sưu tầm được một thư viện quí giá như vậy. Đến nay, 8.000 bản sách của thầy Hữu đã được tập kết đầy đủ về VN - tại nhà riêng của vị tiến sĩ khả kính này trên đường số 45, Q.4, TP.HCM. “8.000 quyển chất đầy một container 40 feet, nếu không nhờ sự giúp đỡ của ông Trần Bạch Đằng chắc tôi không thể đưa về VN trọn vẹn được. Bây giờ tôi đang nghĩ cách khai thác, sử dụng hiệu quả kho sách này”.

________________

Truyền thừa ông - cha - con

Chị Hoàng Anh bên bức thư ngự bút của vua Khải Định - Ảnh: L.Đ.

Người chơi đồ cổ ở Sài Gòn không ai không biết hai vợ chồng anh Trần Đình Sơn và chị Hồ Hoàng Anh. Là dòng dõi quan đại thần của triều đình Huế, anh Sơn đã thừa hưởng một lượng sách Hán Nôm đáng kể. Kế tục cha ông, anh Trần Đình Sơn tiếp tục sưu tầm sách quí, hình thành nên một thư viện gia đình có dấu son ký tên Anh - Sơn đóng trên mỗi bản sách.

Những giai thoại về việc sưu tầm sách rất kỳ thú. Đặc biệt nhất có lẽ là những lần đổi sách giữa anh Trần Đình Sơn và cụ Vương Hồng Sển. Vốn thân nhau như bạn vong niên, một lần cụ Sển đổi quyển sách ảnh Annam - Tonkin nhận chiếc tô cổ của ông Đặng Vương Hưng (nguyên của bà thái hậu Từ Dũ trao lại); một lần anh Sơn đổi chiếc chóe Phán Nuôi để nhận từ cụ Sển 30 tựa sách Hán Nôm cụ mua tận Đài Bắc. Hiện nay, thư viện gia đình Anh - Sơn được chia theo thể loại: sách lịch sử, văn chương, kinh truyện, y học và luật lệ. Trong đó, sách Hán Nôm chủ yếu là phần lịch sử và kinh truyện, sách Phật giáo. Ngoài ra tủ sách tiếng Pháp có nhiều quyển về mỹ thuật Đông Dương, rất nhiều bản sách cổ, quí hiếm như quyển Annam - Tonkin, Giáo trình lịch sử, văn học Việt Nam và Trung Quốc của Trương Vĩnh Ký in từ 1876; quyển Le rituel funéraire des Annamites (nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Việt ở miền Bắc) in tại Hà Nội năm 1904....

Tủ sách gia đình của Anh - Sơn có một nội dung đặc biệt là có bộ sưu tập các thủ bút. Hiếm nhất là ngự bút (bằng chữ quốc ngữ) của vua Khải Định - là bức thư gửi cho quan Trần Đình Bá - cụ tổ của anh Trần Đình Sơn. Sau nữa là thủ bút của các tao nhân mặc khách như: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Quách Tấn, Nguyễn Ngu Í, Vũ Hoàng Chương và nhiều nhất là thủ bút của cụ Vương Hồng Sển. Hai lần dự thi “Những cuốn sách vàng” do NXB TP.HCM tổ chức, tủ sách Anh - Sơn đã có hai giải nhất. Trong thư viện của mình, anh Sơn để một tủ thư mục hẳn hoi, trong đó phân loại các tác phẩm “để con mình dễ sử dụng”. Chị Hoàng Anh rất quan tâm đến việc truyền thụ cho con một niềm yêu sách vở: “May mắn là hai con của mình cũng rất thích đọc sách, vẫn thường giúp ba mẹ bảo quản sách hằng năm”.

LAM ĐIỀN
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #50 on: December 19, 2014, 10:13 AM »
Logged
Sách 'tuyệt tích giang hồ' xuất hiện

(Thanh Niên) - “Triển lãm sách xưa của Nhã Nam lần này có những bản sách hiếm đến mức tưởng đã tuyệt tích giang hồ”, nhà sưu tập sách Yên Ba đã nhận xét như thế.


Một số cuốn sách quý khác trong triển lãm - Ảnh: Hồng Nhung

Ông Lưu Trọng Dương mắt rưng rưng khi nói về những cuốn sách của cha mình - nhà thơ Lưu Trọng Lư. Ông Dương nói ngắn gọn rằng ông chỉ là người cầm vô lăng, không theo nghiệp văn chương chữ nghĩa như các anh em. Nhưng những bản sách của tác giả bàiTiếng thu trong triển lãm “Những cuốn sách vang bóng một thời” đã đưa ông về với thời mình đôi mươi. “Tôi như thấy bố mình”, người đàn ông đã gần 70 tuổi nói.

Báu vật với dân sưu tầm
   
Quote
Nhà sưu tập Nguyễn Bình Phương: Hiện nay rất nhiều tác phẩm có tiếng của văn học VN đã bị thất truyền hoặc được in ấn với chất lượng kém, không được đầu tư xứng đáng. Là một nhà nghiên cứu, sưu tầm lâu năm, tôi cảm thấy có phần thiệt thòi cho những tác giả, tác phẩm đó.

Khoảng 60 bản sách được trưng bày tại triển lãm này. Nhóm trưng bày chủ yếu là tác phẩm của các tác giả tiền chiến, nổi lên trong thời kỳ từ năm 1930 - 1945 khi văn học VN đổi mới mãnh liệt. Đó hầu hết là những bản in quý hiếm.
Nổi bật trong số này là Vang bóng một thời (tác giả Nguyễn Tuân, Nhà xuất bản Tân Dân ấn hành năm 1940), Việc làng (tác giả Ngô Tất Tố, ấn bản đầu năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản), Tắt đèn (tác giả Ngô Tất Tố, ấn bản năm 1939 do Mai Lĩnh xuất bản), Lều chõng (tác giả Ngô Tất Tố, Mai Lĩnh xuất bản năm 1941), Kép Tư Bền (tác giả Nguyễn Công Hoan, ấn bản năm 1935 do Tiểu thuyết thứ Bảy xuất bản), Hà Nội băm sáu phố phường (tác giả Thạch Lam, ấn bản đầu năm 1943 của Đời Nay), Số đỏ (tác giả Vũ Trọng Phụng, bản đặc biệt in năm 1946, bản in lần 2 do Minh Đức ấn hành)...

“Có một bản sách cực hiếm là Điêu tàn của nhà sưu tập Hoàng Minh mang tới”, ông Yên Ba nói và nhận xét thêm: “Bản đó hiếm lắm. Nó tương đương với những bản được coi là tuyệt tích giang hồ mà rồi bỗng dưng nó lại xuất hiện. Sách xưa thực sự là sự ngẫu nhiên của số phận. Chiến tranh, ẩm mốc, gia đình không có điều kiện lưu giữ. Vô số yếu tố có thể làm nó mất đi”.

Một bản sách khác, theo ông Yên Ba, cũng vô cùng quý hiếm là bản chép tay một cuốn sách của Nguyễn Bính. Bản sách này do nhà sưu tập Nguyễn Bình Phương mang tới. “Một bản chép tay cực hiếm. Vì các bản chép tay của các nhà văn nhà thơ thời trước 1945 là báu vật với dân sưu tầm do quá khó kiếm. Nó liên quan đến các thủ bút, dấu ấn cá nhân. Dĩ nhiên nó là độc bản”, ông Yên Ba nói.

“Trục vớt” di sản văn học

Ông Nguyễn Bình Phương nhận xét việc trưng bày này giúp tư liệu văn học được tôn vinh đúng mức. “Hiện nay rất nhiều tác phẩm có tiếng của văn học VN đã bị thất truyền hoặc được in ấn với chất lượng kém, không được đầu tư xứng đáng. Là một nhà nghiên cứu, sưu tầm lâu năm, tôi cảm thấy có phần thiệt thòi cho những tác giả, tác phẩm đó”, ông nói.
Cuốn Điêu tàn cực quý hiếm được một nhà sưu tập TP.HCM mang tới   

Còn nhớ, nhà văn bản học Lại Nguyên Ân thường coi các văn bản quý này như những di sản quý cần được trục vớt. Việc trục vớt di sản văn học này chỉ có thể thực hiện được khi những miếng ghép văn bản xưa được chắp lại. Việc chắp nối này, hiện các nhà nghiên cứu phải nhờ vả nhiều vào tư liệu của các nhà sưu tập sách.

Những cuốn sách xưa ở đây sẽ dần dần giúp các nhà nghiên cứu tìm lại nguồn của các tư liệu mình cần phân tích. TS Phạm Xuân Thạch từng “vỡ mộng” khi mua tuyển tập 10 tập Nguyễn Công Hoan. Những gì in trong đó đều không có nguồn. Một lần khác, sinh viên của ông mang về tới 5 - 6 bản Thi nhân Việt Nam khác nhau. “Những trưng bày thế này giúp chúng ta nhìn đúng giá trị của tư liệu, của văn bản học”, ông Thạch nói.
Quote
   
Trưng bày Những cuốn sách vang bóng một thời diễn ra tại hiệu sách Nhã Nam tại Q.Cầu Giấy, Hà Nội từ 18 - 22.12. Đây cũng là hoạt động để giới thiệu bộ Việt Nam danh tác - những cuốn sách giới thiệu bản in đầu của nhiều tác phẩm để đời văn học thời kỳ 1930 - 1945.

Ngữ Yên - Hồng Nhung
« Last Edit: December 19, 2014, 10:19 AM by Pavelvnr »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #51 on: December 19, 2014, 09:51 PM »
Logged
Nhã Nam là NXB tuyệt vời nhất VN hiện nay.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #52 on: December 22, 2014, 10:39 AM »
Logged
Nhã Nam là NXB tuyệt vời nhất VN hiện nay.

Lại quá khen rồi :d Nhã Nam là nhà sách chuyên liên kết xuất bản chứ có phải Nxb đâu.

 
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.