Author Topic: Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân ?!  (Read 10649 times)

Description:

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #20 on: October 28, 2005, 05:18 PM »
Logged
Quote
Giả như gã họ Lưu có thành công trong việc bình tam quốc thì sẽ có được một người .   
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16595[/snapback][/div]
Có hai câu mà cậu nên suy nghĩ:
1. Với một chữ nếu, người ta có thể bỏ cả Paris trong túi.
2. Người ta nếu không yêu bản thân thì không thể yêu kẻ khác.
Với câu thứ hai, tớ xin kể lại câu chuyện sau: khi Trọng phụ sắp qua đời, Hoàn Công ngồi xe đến nhà hỏi ông sau khi ông trăm tuổi thì ngôi Tướng quốc nên dùng ai. Trọng phụ khuyên nên dùng Thấp Bằng. Hoàn Công có hỏi vài người, trong đó có Thụ Điêu, kẻ đã giết con mình cho Hoàn Công ăn chỉ vì Hoàn Công từng nói thứ gì cũng từng ăn, chỉ chưa ăn thịt người. Trọng phụ có nói, đến con còn có thể giết thì vua có là gì. Vì vậy, nếu cậu xem gã ngụy quân tử là người giữ được điều nhân thì nguy cho thân cậu lắm.

Quote
Cái này chẳng phải ko ai giàu ba họ , chẳng ai khó ba đời đó sao ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16595[/snapback][/div]
Vậy là cậu hiểu được những gì tớ muốn nói rồi  Có câu "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thứ chi vị đại trượng phu"
Giàu mà không hư hỏng đã có ít kẻ làm được huống chi là làm giàu mà giữ được điều nhân.

Quote
Cái câu này , lão Cuồng có nói sai ko ?
Nếu đời sống vật chất dưới mức trung bình thì có chỗ cho chí tién thủ phát triển .Nhưng tại sao việc cơm áo gạo tiền lại chiến ít thời gian ?

[div align=\\\"right\\\"][snapback]16595[/snapback][/div]

Như tớ đã nói, đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người có mối quan hệ với nhau. Nếu cậu có đời sống vật chất dưới mức xã hội một chút thì đời sống tinh thần tất cũng không đến nỗi nghèo nàn. Khi đó, nhu cầu cơ bản là ăn mặc không còn chiếm nhiều thời gian trong tâm trí cậu vì được ăn học tử tế, tiếp xúc nhiều, có điều kiện quan sát và suy nghĩ thấu đáo. Lúc đó, nếu được rèn luyện tốt sẽ tiến lên thực hiện nhu cầu cao nhất của con người là khẳng định bản thân mình.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #21 on: October 30, 2005, 12:31 PM »
Logged
Mời SongBa tiền bối tiếp tục dùm , những điều Cuồng ca dạy bảo , tiểu tử đã rõ .
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline SongBa

  • *
  • Youngster
  • Posts: 12
  • Joined: Sep 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #22 on: November 03, 2005, 04:51 PM »
Logged
Qua trao đổi lẫn nhau. Chúng ta đã có các ý chính như sau:
Quote
..
với riêng tôi, chữ "tham vọng" có giới hạn.
Thêm nữa, hàng lang luật lệ còn cởi mở, chưa theo kịp với cuộc sống... những cái trước đây thậm chí những cái sau này mới được liệt kê là thuộc loại bất nhân thì hiện tại nó là bất bất nhân. Chúng ta vẫn có thể tận dụng...
...
Tớ xin "phủ quyết" câu này...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16300[/snapback][/div]
Quote
Vả lại, Sông Bà chằn nói sai thì phải. Giữ (Làm) điều nhân thì không làm giàu được. Làm giàu thì không giữ (làm) điều nhân được.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16305[/snapback][/div]
Quote
...
Nói chung là Phật tại tâm!
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16323[/snapback][/div]
Vật chất và tinh thần luôn đi đôi với nhau, thế thì tại sao "nhân" và "phú" lại không thể đi chung cùng nhau, dẫu rằng có khoảng cách đó là ước vọng hay tham vọng của con người.
Ngẫm nghĩ đi...Ngẫm nghĩ lại. Cọp chết để da - Người chết để tiếng. Đó cũng là cách để sống mãi. Hai chữ "Danh" - "Lợi" luôn làm chủ đạo trong cuộc sống bát nháo này.

Một khi chúng ta biết giới hạn của chính bản thân mình ở đâu thì khi ấy chúng ta đã có thể giác ngộ được phần này. Ngay từ bài viết đầu tiên, tôi cũng gợi mở cho tất cả các bạn nhưng quả thật chúng ta bắt nhịp kô kịp rồi, chỉ vỏn vẹn vài anh chị em. Thật Quá Ít cho một sân chơi bổ não như thế.

Quote
...
Quan điểm sống của mình " Không có việc gì không dám làm, chỉ có việc không thích làm mà thôi "
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16486[/snapback][/div]
Quan điểm này quả thật có nhiều vấn đề! Đáng trách!  

Quote
...
Vi nhân bất phú, Vi phú bất nhân:

Người lo làm giàu thì phải bày mưu tính kế, dối gạt thiên hạ, đầu cơ tích trữ, đó là việc bất nhân. Người có lòng nhân từ, lo giúp người đời thì không còn tâm trí để làm giàu được, do vậy mà không làm giàu được. Nhưng người xưa có câu "Trời không phụ kẻ có lòng". Từ xưa đến nay, bậc nhân giả không bao giờ thấy mình nghèo. Không nghèo cả về tiền bạc lẫn nhân nghĩa. Làm điều nhân thì không nghèo nhân nghĩa đã đành. Nhưng kẻ có thể làm được điều nhân tất phải biết tiết chế lòng tham, biết thế nào là đủ nên không lấy việc mình có ít của cải hơn kẻ khác mà lấy làm lo nghĩ.
...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16539[/snapback][/div]
Sao lại đem "dối gạt thiên hạ" vào đây Duong Qua! Chẳng lẽ lại tiêu cực đến thế ư ?
"bày mưu tính kế, đầu cơ tích trữ": Đâu phải là điều tiêu cực...

Ở đây, chúng ta nên bàn đến hành lang chuẩn mực chăng ?

Quote
Trong cuộc đời, tôi căm ghét nhất những thằng, cố tình giảng giải lời của cổ nhân, càng tối nghĩa (được gọi với cái tên mỹ miều là đa nghĩa) càng làm cho bọn hắn cảm thấy khoái trá. Tất nhiên là SongBa chưa đáng đứng vào hàng ngũ những kẻ vô lại đó. Lời nói càng xúc tích dễ hiểu càng tốt. Nhiều người chỉ trích tiếng Việt ngày càng khó hiểu. Nhưng có kẻ lại bảo tiếng Việt phong phú, đa nghĩa. Lời nói mà nói ra ai cũng hiểu cùng một nghĩa thì sẽ tránh được sự hiểu lầm và sẽ hạn chế bọn tiểu nhân ăn nói quàng xiên bậy bạ. Người nước ngoài không học được tiếng Việt phần lớn là do sự rối rắm đó.

Là cổ động viên của Juventus, bản thân tôi càng cảm nhận nhiều về câu: "Đơn giản là đẹp". Sự xảo trá, đa biến của Hoàng Dung chỉ có thể sử dụng trong những việc nhỏ. Chỉ có sự kiên định, thuần nhất, chơn chất thật thà của Quách Tĩnh mới có thể làm nên đại sự. Chính vì vậy mà Hoàng Dung chọn cây đại thụ thô ráp Quách Tĩnh chứ không chọn công tử Âu Dương Khắc đa tình quỷ quyệt.

Đạo của Thánh nhân cũng như của Lão Đam sở dĩ bị bọn hậu nhân xét lại, nghi ngờ là do bọn tiểu nhân dùng lời bậy bạ, diễn giải lung tung mà không thấy thẹn với tiền nhân.

Vài lời cùng SongBa.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]16588[/snapback][/div]
Tôi cũng rất muốn hiểu câu này sao cho đơn giản nhất. Nhưng với kiến thức của riêng tôi thì chưa đủ. Vì tôi chưa hiểu Hán Việt nhiều. Mọi người cùng tham gia sân chơi này cho thật đáng một sân chơi "bổ não". Nếu đây là một sân chơi riêng, chắc là tôi sẽ có hướng khác.

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #23 on: November 03, 2005, 05:26 PM »
Logged
Quote
Qua trao đổi lẫn nhau. Chúng ta đã có các ý chính như sau:
Vật chất và tinh thần luôn đi đôi với nhau, thế thì tại sao "nhân" và "phú" lại không thể đi chung cùng nhau, dẫu rằng có khoảng cách đó là ước vọng hay tham vọng của con người.
Ngẫm nghĩ đi...Ngẫm nghĩ lại. Cọp chết để da - Người chết để tiếng. Đó cũng là cách để sống mãi. Hai chữ "Danh" - "Lợi" luôn làm chủ đạo trong cuộc sống bát nháo này.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18115[/snapback][/div]

Tôi đã giải thích ở trên. Hai chữ Nhân và Phú không thể cùng đạt được vì sức người có hạn. Bởi chữ Nhân chứa đựng trong lòng nó sự thiêng liêng mà người ta cần phải phấn đấu cả đời, dành trọn tâm huyết cho nó mới có thể hy vọng đạt được. Thực tiễn cuộc sống là câu trả lời cho điều đó. Có thể trong tương lai, một ai đó sẽ đạt được cả hai, nhưng tôi nghi ngờ điều đó. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tôi chưa thấy bậc vĩ nhân nào "chinh phục được cả hai đỉnh núi đó".

Quote
Một khi chúng ta biết giới hạn của chính bản thân mình ở đâu thì khi ấy chúng ta đã có thể giác ngộ được phần này. Ngay từ bài viết đầu tiên, tôi cũng gợi mở cho tất cả các bạn nhưng quả thật chúng ta bắt nhịp kô kịp rồi, chỉ vỏn vẹn vài anh chị em. Thật Quá Ít cho một sân chơi bổ não như thế.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18115[/snapback][/div]

Tôi nghĩ, đầu tiên chúng ta cần phải thống nhất cách nghĩ đã. Nếu cậu cho rằng cậu chỉ cần thấy đủ thì có thể gọi là Phú theo nghĩa của câu trên thì chúng ta chưa có vấn đề gì để bàn luận. Nói cách khác, đầu tiên cần phải xác định giới hạn của chữ Nhân và chữ Phú ở trên trước khi đi đến những thảo luận sâu hơn. Nếu không, mọi ý kiến đều vô nghĩa vì đã không hiểu ý nhau ngay từ đầu.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Flowersin_ice_2005

  • *
  • Juventini
  • Posts: 217
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #24 on: November 04, 2005, 01:42 AM »
Logged
  hic... cao siêu wá  
DuongQua à: sau này có dịp gặp nhau chắc sẽ dành 1 buổi ngồi nghe anh nói nhiều hơn về vấn đề nhân sinh quan của anh đó. Yên tâm, chỉ nghe thôi, khg nói đâu vì có lẽ suy nghĩ của anh về csống, về con người khá đặc biệt.
 
... em mơ đến 1 nơi bình yên, nơi ấy em với anh như 2 người xa lạ...

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #25 on: November 04, 2005, 08:49 AM »
Logged
Quote
  hic... cao siêu wá  
DuongQua à: sau này có dịp gặp nhau chắc sẽ dành 1 buổi ngồi nghe anh nói nhiều hơn về vấn đề nhân sinh quan của anh đó. Yên tâm, chỉ nghe thôi, khg nói đâu vì có lẽ suy nghĩ của anh về csống, về con người khá đặc biệt.
 
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18201[/snapback][/div]

Ở cấp 3, tôi học tạo nguồn ban A trong đó tập trung vào Vật lý và Toán. Lên đại học, tôi học chuyên ngành Vật lý học. Dân Vật lý ai cũng biết câu: "Hãy làm mọi việc đơn giản nhất có thể" của Albert Einstein. Nếu em cho rằng những điều mọi người nói là cao siêu thì có lẽ bọn anh cần phải xem lại  Thật ra, ban đầu anh quyết định học Vật lý với một mong muốn đơn giản là có thể giải thích cho thằng em (nhỏ hơn anh đến 10 tuổi) những cái mà mọi người vẫn xem là cao siêu theo cách đơn giản nhất mà anh có thể. Với anh, kẻ có học thật sự phải là những người có khả năng nói những điều rắc rối nhất theo ngôn ngữ đơn giản nhất và có thể nói cho bất kỳ tầng lớp, thành phần nào cũng có thể hiểu được  

Về nhân sinh quan, đây là vấn đề mà có lẽ mọi sự tranh luận gần như là vô bổ. Chúng ta chỉ có thể nói lên quan điểm sống của mình để hiểu nhau hơn chứ không nên có cuồng vọng thay đổi quan điểm sống của người khác. Bởi quan điểm sống của một người được hình thành và phát triển dựa trên thực tiễn cuộc đời họ là chính. Nếu không, có lẽ chúng ta sẽ trở thành robot hết vì lý thuyết rất ít khi thay đổi và ai cũng có thể áp dụng (cùng một) lý thuyết thì chẳng còn gì là sự khác biệt giữa hai "thực thể" nữa.

Một điều anh rất không thích ở người khác (nhất là những người mới quen) nhưng đành phải chấp nhận là mọi người luôn có khuynh hướng xem anh là một kẻ lập dị. Tất nhiên, những ai trở thành bạn thân của anh đều xem anh bình thường như mọi người. Họ chấp nhận quan điểm sống của anh vì biết không thể thay đổi được, dù nó có nhiều sự khác biệt so với những người xung quanh. DQ chỉ là một người bình thường như tất cả những người khác. Nếu ai đó cố gắng tỏ ra lập dị, tin rằng họ sẽ cảm thấy thật sự mệt mỏi khi nó kéo dài. Anh chưa bao giờ xem những suy nghĩ của mình là đặc biệt hay tệ hơn nữa là đặc sắc. Chúng ta hãy sống như chính bản thân mình. Anh nói những gì anh nghĩ và cảm nhận từ chính thực tế cuộc sống của anh. Chỉ thế thôi.

Nhưng đúng là cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nói cho công bằng thì tính khí của mình phần tà lấn át phần chính, thiên hạ phê bình cũng không oan uổng chút nào  

Dương Quá.
« Last Edit: November 04, 2005, 09:16 AM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Flowersin_ice_2005

  • *
  • Juventini
  • Posts: 217
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #26 on: November 04, 2005, 10:30 AM »
Logged
Quote
Về nhân sinh quan, đây là vấn đề mà có lẽ mọi sự tranh luận gần như là vô bổ. Chúng ta chỉ có thể nói lên quan điểm sống của mình để hiểu nhau hơn chứ không nên có cuồng vọng thay đổi quan điểm sống của người khác. Bởi quan điểm sống của một người được hình thành và phát triển dựa trên thực tiễn cuộc đời họ là chính. Nếu không, có lẽ chúng ta sẽ trở thành robot hết vì lý thuyết rất ít khi thay đổi và ai cũng có thể áp dụng (cùng một) lý thuyết thì chẳng còn gì là sự khác biệt giữa hai "thực thể" nữa.

Một điều anh rất không thích ở người khác (nhất là những người mới quen) nhưng đành phải chấp nhận là mọi người luôn có khuynh hướng xem anh là một kẻ lập dị. Tất nhiên, những ai trở thành bạn thân của anh đều xem anh bình thường như mọi người. Họ chấp nhận quan điểm sống của anh vì biết không thể thay đổi được, dù nó có nhiều sự khác biệt so với những người xung quanh. DQ chỉ là một người bình thường như tất cả những người khác. Nếu ai đó cố gắng tỏ ra lập dị, tin rằng họ sẽ cảm thấy thật sự mệt mỏi khi nó kéo dài. Anh chưa bao giờ xem những suy nghĩ của mình là đặc biệt hay tệ hơn nữa là đặc sắc. Chúng ta hãy sống như chính bản thân mình. Anh nói những gì anh nghĩ và cảm nhận từ chính thực tế cuộc sống của anh. Chỉ thế thôi.

Nhưng đúng là cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nói cho công bằng thì tính khí của mình phần tà lấn át phần chính, thiên hạ phê bình cũng không oan uổng chút nào  

Dương Quá.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18219[/snapback][/div]
Đúng là trong thực tế chúng ta ít có thể thay đổi được quan niệm sống của người khác hay nói đúng hơn là chúng ta khg có quyền. Nhưng bản tính con người thường là cố chấp, cảm thấy điều gì đúng mà lại thấy người khác khg làm theo điều đúng đó thì lại phát sinh mâu thuẫn, lại có khuynh hướng muốn hướng người ấy đi theo ý mình... tất nhiên em khg có khả năng làm điều đó với bất cứ ai vì em cũng có suy nghĩ tương tự không nên có cuồng vọng thay đổi quan điểm sống của người khác, và chính vì thế điều đó làm cho em không biết bao nhiêu lần phải hối hận, ăn năn.
1 người bạn thân hay 1 người em quan tâm, khi đứng trên 1 góc độ khách quan để cùng đánh giá 1 sự việc họ đang gặp phải, chắc rằng người ngoài cuộc luôn có cái nhìn khách quan hơn người trong cuộc về sự việc đấy. Nhưng khi em chứng kiến chính vì cái quan niệm của họ đang từ từ giết chết suy nghĩ rồi dẫn đến những hành động tiêu cực của họ mà em thì bất lực khi muốn thay đổi 1 điều gì đó, cái cảm giác đó thật là kinh khủng.
Thật sự đâu phải ai cũng có quan niệm sống đúng đắn đâu anh, em khg "chụp mũ" tất cả, nhưng đã có 1 người thì sẽ có nhiều người như thế...
Có dịp đọc những bài viết của anh, có thể khg hiểu nhiều về anh lắm nhưng chưa bao giờ em nghĩ anh là người lập dị trong suy nghĩ hoặc trong tính cách. Điều em cảm nhận là trong anh có sự khắc khổ, điều đó có thể xuất phát từ cuộc sống của anh từ nhỏ đến lớn (Yep, tất cả chỉ là sự suy đoán từ 1 phía). Ngay đến chính bản thân em cũng vậy mà thôi. Em nghĩ ngay chính bản thân em mà em còn khg muốn thay đổi thì làm sao có thể thay đổi người khác đc. Nhưng em có thể cảm nhận đc sự khác biệt trong suy nghĩ của mỗi người, nó có đặc biệt hay khg còn tùy vào cuộc sống của họ sau này như thế nào, bởi vì suy nghĩ hướng con người đến những hành động. Có thời gian tinh thần em bị giảm sút nhiều, nghĩ gì, làm gì, nói gì cũng đầy sự bi quan... có người đã muốn thay đổi điều đó nhưng dường như khg ích jì, người đó đã nói rằng "có cần đánh cho em tỉnh khg ?", rồi em nhận ra rằng khg có ai có thể cứu mình bằng tự bản thân suy nghĩ của mình cứu mình, em thay đổi... nhưng thử hỏi nếu khg có những tác động của những người xung quanh thì em có thể nhận ra điều em phải thay đổi khg ???
Em nhận thấy con người thường hay có những phản ứng ngược lại khi có ai đó đưa ra những suy nghĩ của bản thân về họ, họ luôn phủ nhận và cho rằng người khác khg sống như họ, khg có cảm nhận như cái cách họ cảm nhận, khg nhìn sự vật như cái cách họ nhìn và đánh giá v.v..., vì thế người khác không có quyền nhận định thế này hay thế nọ về tính cách của họ. Họ quên mất rằng đôi khi chính bản thân họ cũng lâm vào bế tắc, khg biết mình đang làm đúng hay khg đúng về 1 vấn đề gì đấy... lẩn quẩn trong vòng tròn của cuộc sống này, điểm kết thúc của 1 sự việc cũng có thể là điểm bắt đầu cho 1 sự việc khác.
... em mơ đến 1 nơi bình yên, nơi ấy em với anh như 2 người xa lạ...

Offline SATHUKHONGVOTINH

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,402
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #27 on: November 04, 2005, 11:49 AM »
Logged
Thế mình hỏi là thế là nào là chữ Nhân ? Và ước mơ của bạn là gì ? thế nào là tham vọng !. Thế nào là vừa đủ ?. Bạn sẵn sàng hy sinh ước mơ của mình để bạn cảm nhận bạn đang sống theo chữ Nhân của mình. Bạn tôn thờ những kẻ ăn không ngồi rồi nói chuyện đạo lý nhân nghĩa. Những người luôn đấu tranh giành giật miếng cơm manh áo, sự no đủ cho gia đình của mình, cho xã hội toàn là kẻ  "phi Nhân".

Theo Bismarck vua nước Phổ người đã thống nhất nước Đức,người đã nói toạc rằng "không có lòng cao thượng vị tha ",  rằng những vấn đề hiện nay phải được định đoạt không phải bằng đầu phiếu và tài hùng biện , mà bằng máu và sắt . Bismarck quả là một cơn lốc tẩy uế cho một Âu châu đã thối rữa vì những ảo tưởng dân chủ và những "lý tưởng" !   .

Chuyện vui :
 Có một chàng trai đến chơi nhà bạn gái. Có gặp ông bố của bạn gái. Ông ta có hỏi. Nếu cho cháu chọn giữa một bao tiền và bao đạo đức cháu chọn cái gì. Chàng trai đó nói rằng cháu chọn bao tiền. Ông bố của cô gái nói nếu là bác bác sẽ chọn bao đạo đức. Chàng trai cười khẩy và nói rằng " Bác ạ theo cháu ở trên đời người ta thiếu thứ gì người ta mời cần thứ đó " !

Offline PhuongDong

  • *
  • Youngster
  • Posts: 20
  • Joined: Oct 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #28 on: November 04, 2005, 11:51 AM »
Logged
Vụ này hay nhỉ lão Thần Điêu. Đừng giận khi tớ nói với giọng hài hước về một vấn đề nghiêm túc như thế này nhé.
 Chữ "Nhân" được hiểu tùy theo thời đại và với mỗi người khác nhau còn chữ "Phú" thì đơn giản hơn là đo được bằng tiền. Để hiểu được con người (ở mức độ nào đó) ta phải sống với người đó rất lâu nên hàng ngày hàng giờ tớ vẫn ngạc nhiên khi người ta lôi tấm gương của những con người đã sống trước đó hàng ngàn năm ra để chỉ bao cho tớ phải sống thế nào. Từ Phương Đông đến Phương Tây, nơi nào cũng thế. Nhân hay không nhân chỉ có mỗi người tự biết bởi mục đích nằm sau hành vi "nhân nghĩa" cũng chỉ có chính người đó biết. Theo chủ quan của tớ, "Nhân" hay không "Nhân" tự mình biết là đủ, và chỉ có mình biết cũng là đủ. Chẳng ai trong cuộc đời này có cái quyền đứng trên muôn người mà xét cái tâm của kẻ khác. Mà tiền bạc vốn là cơ sở của tồn tại cũng như tình dục vốn là cơ sở của sự sống mà sao có nhiều người sợ hãi, tránh né, căm ghét.. (Thật hay là giả vờ) chúng thế nhỉ?
 Còn về cái khái niệm "Hãy làm việc đơn giản nhất có thể" thì theo tớ cũng nên hiểu sâu một chút. Người mới bắt đầu bao giờ cũng làm mọi việc theo những cách phức tạp và rối rắm. Chỉ đến khi nắm được bản chất thật sự của vấn đề thì ta mới có thể làm nó một cách "Đơn giản đến tận cùng". Từ chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao... hay bất kỳ thứ gì khác cũng vậy. Sự phức tạp là con đường dẫn đến sự đơn giản hoàn mỹ mà ai cũng tất yếu phải đi qua. Cho nên đơn giản và phức tạp chỉ là hai mặt của một vấn đề thôi.

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #29 on: November 04, 2005, 01:13 PM »
Logged
Quote
Vụ này hay nhỉ lão Thần Điêu. Đừng giận khi tớ nói với giọng hài hước về một vấn đề nghiêm túc như thế này nhé.
 Chữ "Nhân" được hiểu tùy theo thời đại và với mỗi người khác nhau còn chữ "Phú" thì đơn giản hơn là đo được bằng tiền. Để hiểu được con người (ở mức độ nào đó) ta phải sống với người đó rất lâu nên hàng ngày hàng giờ tớ vẫn ngạc nhiên khi người ta lôi tấm gương của những con người đã sống trước đó hàng ngàn năm ra để chỉ bao cho tớ phải sống thế nào. Từ Phương Đông đến Phương Tây, nơi nào cũng thế. Nhân hay không nhân chỉ có mỗi người tự biết bởi mục đích nằm sau hành vi "nhân nghĩa" cũng chỉ có chính người đó biết. Theo chủ quan của tớ, "Nhân" hay không "Nhân" tự mình biết là đủ, và chỉ có mình biết cũng là đủ. Chẳng ai trong cuộc đời này có cái quyền đứng trên muôn người mà xét cái tâm của kẻ khác. Mà tiền bạc vốn là cơ sở của tồn tại cũng như tình dục vốn là cơ sở của sự sống mà sao có nhiều người sợ hãi, tránh né, căm ghét.. (Thật hay là giả vờ) chúng thế nhỉ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18277[/snapback][/div]

Sở dĩ con người có thể nói chuyện được với nhau là dựa trên những nguyên tắc, sự giả định. Nếu không có điều đó, tất cả chúng ta sẽ không hiểu nhau và mạnh ai nấy nói cũng như ai muốn hiểu thế nào cũng được vì không có chuẩn mực nào để đo lường nữa. Okie, thiên hạ có khá nhiều định nghĩa về chữ nhân, vì động cơ chính trị và kinh tế của các thế hệ đi trước nên đã sản sinh ra những định nghĩa đó, nhằm làm lợi cho chính họ, cho giai cấp của họ. Vậy, đầu tiên phải xem chúng ta hiểu hai chữ "Nhân" và "Phú" là gì đã và phải dựa trên sự giả định đó nhằm có những thảo luận sâu hơn.

Thời thế thay đổi thì cách ứng xử thay đổi. Nhưng những nguyên tắc cơ bản là bất biến ít nhất là đến hiện tại. Tôi chưa bao giờ nghe thiên hạ ủng hộ con đánh cha, trò nhục mạ thầy. Lời của người xưa là đúc kết từ những quan sát của chính họ. Chúng ta, kẻ hậu nhân dựa vào đó để có những hành động, suy nghĩ sao cho thích nghi với hiện tại. Bác bỏ quá khứ là bác bỏ hiện tại, vì không có quá khứ sẽ không có hiện tại. Những kinh nghiệm của người xưa là kho tàng tri thức cho chúng ta. Dựa vào đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Tất nhiên chúng ta không có quyền phán xét người khác bởi đơn giản ngay chính bản thân ta chưa chắc đã tốt hơn họ khi đo bằng những chuẩn mực do chính ta đề ra. Nếu đo bằng những chuẩn mực khác nhau, câu chuyện lại càng trở nên phức tạp. Nhưng con người là một động vật xã hội, chúng ta sống cùng và sống với chứ không sống một mình. Nên để không thấy thẹn với chính mình thì chỉ có bậc thánh nhân hoặc thằng điên mới có thể làm được.

"Mà tiền bạc vốn là cơ sở của tồn tại". Câu này của lão Đông Phương Bất Lực nên hiểu thế nào nhỉ  Vì chưa hiểu nên chưa dám lạm bàn. Còn bản thân tôi không "sợ hãi, tránh né, căm ghét.. (Thật hay là giả vờ) chúng". Tiền là phương tiện, không phải là mục đích. Bản chất của tiền là một phương tiện trao đổi, tự thân nó không bao giờ có tội. Có chăng là người ta dùng nó để làm gì.

Quote
Còn về cái khái niệm "Hãy làm việc đơn giản nhất có thể" thì theo tớ cũng nên hiểu sâu một chút. Người mới bắt đầu bao giờ cũng làm mọi việc theo những cách phức tạp và rối rắm. Chỉ đến khi nắm được bản chất thật sự của vấn đề thì ta mới có thể làm nó một cách "Đơn giản đến tận cùng". Từ chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao... hay bất kỳ thứ gì khác cũng vậy. Sự phức tạp là con đường dẫn đến sự đơn giản hoàn mỹ mà ai cũng tất yếu phải đi qua. Cho nên đơn giản và phức tạp chỉ là hai mặt của một vấn đề thôi.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18277[/snapback][/div]

Oh, nếu thế cậu hãy quan sát một đứa trẻ hành động. Chúng hoạt động không dựa trên bất kỳ một chuẩn mực nào. Đó là cách đơn giản nhất. Chính vì người lớn có một thú vui là làm cho mọi việc càng rắc rối càng tốt, và họ truyền cái đó vào đầu của bọn trẻ nên khi lớn lên, bọn chúng cũng làm theo đúng như thế. Nhưng khi về già, khi mà tất cả cảm thấy quá mệt mỏi với những nguyên tắc, quy ước họ lại tìm về với sự hồn nhiên ban đầu. Người già và trẻ em chơi được với nhau là vì cả hai đều không quan tâm đến sự ràng buộc, những chuẩn tắc rối rắm. Trẻ con không có tham vọng nên không cần giết người, do đó chúng không cần phải sống theo nguyên tắc. Nguyên tắc đặc ra để mọi người theo. Và xuất phát điểm của nó chính là do tham vọng, người ta sẵn sàng giết nhau vì lợi ích của mình. Vì thế mới phải đặt ra nguyên tắc, luật lệ. Vì vậy mà người ta sinh ra khái niệm Vương đạo và Bá đạo. Nếu tất cả mọi người đều không có tham vọng, không xâm phạm đến người khác có lẽ đến khái niệm Đế đạo cũng không cần sinh ra.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #30 on: November 04, 2005, 01:29 PM »
Logged
Quote
Thế mình hỏi là thế là nào là chữ Nhân ? Và ước mơ của bạn là gì ? thế nào là tham vọng !. Thế nào là vừa đủ ?. Bạn sẵn sàng hy sinh ước mơ của mình để bạn cảm nhận bạn đang sống theo chữ Nhân của mình. Bạn tôn thờ những kẻ ăn không ngồi rồi nói chuyện đạo lý nhân nghĩa. Những người luôn đấu tranh giành giật miếng cơm manh áo, sự no đủ cho gia đình của mình, cho xã hội toàn là kẻ  "phi Nhân".

Theo Bismarck vua nước Phổ người đã thống nhất nước Đức,người đã nói toạc rằng "không có lòng cao thượng vị tha ",  rằng những vấn đề hiện nay phải được định đoạt không phải bằng đầu phiếu và tài hùng biện , mà bằng máu và sắt . Bismarck quả là một cơn lốc tẩy uế cho một Âu châu đã thối rữa vì những ảo tưởng dân chủ và những "lý tưởng"!.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18275[/snapback][/div]

Tôi biết cậu rất thích Hitler. Nhưng anh bạn ạ, sự khác nhau giữa người tốt và kẻ xấu là người tốt không vì quyền lợi của họ mà làm xâm hại quyền lợi của người khác. Kẻ xấu thì ngược lại. Người ta giết Hitler không phải vì Hitler đáng chết mà đơn giản là ông ta đã xâm phạm đến quyền lợi của quá nhiều người. Do đó, những kẻ bị ông ta xâm phạm quyền lợi đã lấy đầu ông ta. Tất cả chúng ta đều vì chính mình trước tiên. Nhưng không vì vậy mà chúng ta, bất kể là ai trên thế giới này, có quyền tiêu diệt kẻ khác. Bởi nếu làm điều đó, bản thân ta sẽ là kẻ gánh chịu hậu quả đầu tiên.

Quote
Thế mình hỏi là thế là nào là chữ Nhân ? Và ước mơ của bạn là gì ? thế nào là tham vọng !. Thế nào là vừa đủ ?. Bạn sẵn sàng hy sinh ước mơ của mình để bạn cảm nhận bạn đang sống theo chữ Nhân của mình. Bạn tôn thờ những kẻ ăn không ngồi rồi nói chuyện đạo lý nhân nghĩa. Những người luôn đấu tranh giành giật miếng cơm manh áo, sự no đủ cho gia đình của mình, cho xã hội toàn là kẻ  "phi Nhân".
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18275[/snapback][/div]

Một trong những điều khiến quan điểm của cậu không được người khác đánh giá cao là do cậu luôn tìm cách bẻ cong ý nghĩa trong lời nói của đối phương. Hành động là cách tốt nhất để thể hiện chính mình. Từ xưa đến nay, chưa có nhà ngụy biện nào được tôn thờ như một kẻ có lòng nhân. Nếu không, có lẽ thánh nhân đầy dẫy trong thế giới này.

Quote
Chuyện vui :
Có một chàng trai đến chơi nhà bạn gái. Có gặp ông bố của bạn gái. Ông ta có hỏi. Nếu cho cháu chọn giữa một bao tiền và bao đạo đức cháu chọn cái gì. Chàng trai đó nói rằng cháu chọn bao tiền. Ông bố của cô gái nói nếu là bác bác sẽ chọn bao đạo đức. Chàng trai cười khẩy và nói rằng " Bác ạ theo cháu ở trên đời người ta thiếu thứ gì người ta mời cần thứ đó " !
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18275[/snapback][/div]

Đúng thế Sát thủ à. Người ta cảm thấy thiếu thứ gì họ sẽ nỗ lực để có nó. Do đó, có những kẻ giết người không gớm tay nhưng vẫn chẳng thấy lương tâm ái náy chút nào. Vì họ không cảm thấy họ thiếu lòng nhân. Tôi nghĩ cậu kể thiếu rồi. Nếu không, thật đáng tiếc cho thằng đó và cho cả ông già kia nữa vì họ làm việc quá nửa vời.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline SATHUKHONGVOTINH

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,402
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #31 on: November 04, 2005, 02:50 PM »
Logged
Quote
Tôi biết cậu rất thích Hitler. Nhưng anh bạn ạ, sự khác nhau giữa người tốt và kẻ xấu là người tốt không vì quyền lợi của họ mà làm xâm hại quyền lợi của người khác. Kẻ xấu thì ngược lại. Người ta giết Hitler không phải vì Hitler đáng chết mà đơn giản là ông ta đã xâm phạm đến quyền lợi của quá nhiều người. Do đó, những kẻ bị ông ta xâm phạm quyền lợi đã lấy đầu ông ta. Tất cả chúng ta đều vì chính mình trước tiên. Nhưng không vì vậy mà chúng ta, bất kể là ai trên thế giới này, có quyền tiêu diệt kẻ khác. Bởi nếu làm điều đó, bản thân ta sẽ là kẻ gánh chịu hậu quả đầu tiên.
Một trong những điều khiến quan điểm của cậu không được người khác đánh giá cao là do cậu luôn tìm cách bẻ cong ý nghĩa trong lời nói của đối phương. Hành động là cách tốt nhất để thể hiện chính mình. Từ xưa đến nay, chưa có nhà ngụy biện nào được tôn thờ như một kẻ có lòng nhân. Nếu không, có lẽ thánh nhân đầy dẫy trong thế giới này.
Đúng thế Sát thủ à. Người ta cảm thấy thiếu thứ gì họ sẽ nỗ lực để có nó. Do đó, có những kẻ giết người không gớm tay nhưng vẫn chẳng thấy lương tâm ái náy chút nào. Vì họ không cảm thấy họ thiếu lòng nhân. Tôi nghĩ cậu kể thiếu rồi. Nếu không, thật đáng tiếc cho thằng đó và cho cả ông già kia nữa vì họ làm việc quá nửa vời.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18294[/snapback][/div]
Hình như cậu cũng bẻ cong lời nói của mình đấy. Mình đang nói về Bismarck thì cậu đẩy câu chuyện đến Hitler. Sao cậu không đẩy nó đến Napoleon hay Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ hay ....đi để minh hoạ cho câu chuyện của mình.
Theo tôi không có khái niệm giữa kẻ xấu và người tốt ở trong cuộc sống này. Nó không phải là mã số trong máy vi tinh với 1 và 0. Thế cậu thử kể ai là một vĩ nhân về chính trị mà là người tốt trên thế giới ?
Tôi nghĩ mình làm cái gì mình cho là đúng thể là được rùi. Còn thiên hạ phán xét thế nào là quyền của họ. Tổng thống Bus có phải là xấu không ? Bill Gate có phải là xấu không ? Bin la den có phải là xấu không ? Có thể đối với người này là xấu nhưng đối với người khác thì đó là niềm tự hào, sự kiêu hãnh. ! Chữ Nhân của họ là gì ?

Offline PhuongDong

  • *
  • Youngster
  • Posts: 20
  • Joined: Oct 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #32 on: November 04, 2005, 03:03 PM »
Logged
Quote
Thời thế thay đổi thì cách ứng xử thay đổi. Nhưng những nguyên tắc cơ bản là bất biến ít nhất là đến hiện tại. Tôi chưa bao giờ nghe thiên hạ ủng hộ con đánh cha, trò nhục mạ thầy. Lời của người xưa là đúc kết từ những quan sát của chính họ. Chúng ta, kẻ hậu nhân dựa vào đó để có những hành động, suy nghĩ sao cho thích nghi với hiện tại. Bác bỏ quá khứ là bác bỏ hiện tại, vì không có quá khứ sẽ không có hiện tại. Những kinh nghiệm của người xưa là kho tàng tri thức cho chúng ta. Dựa vào đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Ok! Đúng là không nên bác bỏ quá khứ mà dù có muốn bác bỏ cũng không được bởi mỗi hành vi của hiện tại dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Soi rọi quá khứ để thích nghi với hiện tại cũng không có gì để bàn cãi. Kinh nghiệm người xưa cũng là điều đáng quý bởi thực ra nền văn minh của loài người được dựng nên có gì khác ngoài sự kế thừa kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Nhưng bây giờ thử lật lại ví dụ của lão Thần Điêu một chút. Trên nguyên tắc đúng là con đánh cha, trò nhục mạ thầy là hành vi vô đạo đức và không thể chấp nhận được ở bất kỳ thời đại nào nhưng mệnh đề đảo của nó là "cha đánh con, thày nhục mạ trò" có phải bao giờ cũng bị phản đối.   . Mỗi con người là một chủ thể độc lập có quyền tự quyết định con đường của mình và được (chịu) trách nhiệm hoàn toàn về kết quả (hậu quả) mà sự chọn lựa mạng lại. Vậy tại sao người cha có quyền đánh con (nhưng điều này vẫn chấp nhận được ở mức độ nào đó nếu xét mục đích của hành động đó của người cha) còn việc thày nhục mạ trò thì sao? Khi còn là học sinh tôi vẫn tự hỏi là tại sao thày giáo tôi có quyền chửi bới tôi thì không ai xung quanh (thiên hạ) có ý kiến gì còn tôi chỉ quên không chào thầy khi gặp mặt thì bị cho là vô lễ. Có sự vô lý ở đây chăng. Không nói đến những thày giáo, cô giáo mắng mỏ học sinh chỉ nhằm mục đích thúc đẩy chúng học tập hay ngăn chúng rớt xuống đáy xã hội. Tôi rất tôn trọng những con người đó nhưng còn những thày giáo bất tài đe nẹt học sinh chỉ nhằm che cái dở của mình mà học sinh phát hiện ra. Các thày cô cứ nghĩ rằng học sinh không hiểu gì nhưng trẻ con ít phức tạp nên chúng nhậy cảm hơn người lớn nhiều. Câu hỏi thứ nhất nhé!

[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]"Mà tiền bạc vốn là cơ sở của tồn tại". Câu này của lão Đông Phương Bất Lực nên hiểu thế nào nhỉ  Vì chưa hiểu nên chưa dám lạm bàn. Còn bản thân tôi không "sợ hãi, tránh né, căm ghét.. (Thật hay là giả vờ) chúng". Tiền là phương tiện, không phải là mục đích. Bản chất của tiền là một phương tiện trao đổi, tự thân nó không bao giờ có tội. Có chăng là người ta dùng nó để làm gì.

[/quote]

"Tiền bạc" hiểu theo nghĩa của tôi là tất cả những gì phục vụ cho cuộc sống của chúng ta mà có thể mua được bằng tiền (cơm ăn, nước uống, quần áo, nhà cửa...). Cũng đồng ý luôn với lão Tiền là phương tiện, không phải là mục đích. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta (không phải tất cả) không dám nói về tiền. Đơn giản cái chuyện đi xin việc thôi chẳng hạn thì không nhiều ngưòi dám nói là tôi làm việc để kiếm tiền mà toàn lảng tránh nó (kinh nghiệm cá nhân thôi). Trên các phương tiện thông tin thì càng nhiều. Người ta lao động, kinh doanh, hoạt động chính trị, nghiên cứu... vì cho dân cho nước, giúp ích xã hội, nâng cao kiến thức, vì các em học sinh thân yêu nhưng không ai dám nói là tôi làm vì tiền cả.

[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]Oh, nếu thế cậu hãy quan sát một đứa trẻ hành động. Chúng hoạt động không dựa trên bất kỳ một chuẩn mực nào. Đó là cách đơn giản nhất. Chính vì người lớn có một thú vui là làm cho mọi việc càng rắc rối càng tốt, và họ truyền cái đó vào đầu của bọn trẻ nên khi lớn lên, bọn chúng cũng làm theo đúng như thế. Nhưng khi về già, khi mà tất cả cảm thấy quá mệt mỏi với những nguyên tắc, quy ước họ lại tìm về với sự hồn nhiên ban đầu. Người già và trẻ em chơi được với nhau là vì cả hai đều không quan tâm đến sự ràng buộc, những chuẩn tắc rối rắm. Trẻ con không có tham vọng nên không cần giết người, do đó chúng không cần phải sống theo nguyên tắc. Nguyên tắc đặc ra để mọi người theo. Và xuất phát điểm của nó chính là do tham vọng, người ta sẵn sàng giết nhau vì lợi ích của mình. Vì thế mới phải đặt ra nguyên tắc, luật lệ. Vì vậy mà người ta sinh ra khái niệm Vương đạo và Bá đạo. Nếu tất cả mọi người đều không có tham vọng, không xâm phạm đến người khác có lẽ đến khái niệm Đế đạo cũng không cần sinh ra.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18291[/snapback][/div]
[/quote]

Trẻ con và người già có thể so sánh như nước lã với rượu trắng. Nhìn bề ngoài hai thứ đều trong suốt nhưng bản chất sự trong suốt ấy là khác nhau.
 Không nói đến vấn đề chuyên môn cũng như nhân tình thế thái bởi lão với tôi đều chưa đến cái tuổi mệt mỏi với nguyên tắc, quy ước (thế thì chít à!). Tôi xin đưa ra ví dụ.
-  Đội bóng của JFC hay AFC có phải là chơi đơn giản không. Có
-  Juve có phải chơi đơn giản không. Có

Nhưng mà sự khác biệt giữa JFC và Juve cũng tựa như Rượu với Nước vậy. JFC chơi đơn giản bởi nó không làm khác được ( Có biết gì đâu mà chẳng đơn giản). Còn Juve thì sự đơn giản là sự kết tinh của hơn 100 năm phát triển với hai ông sao sáng ở trên ngực. Bergy trong pha xử lý nổi tiếng ở WC98 không phải là cực kỳ đơn giản sao. Nhưng nó là đỉnh cao của sự hoàn hảo. Còn PD mà đá bóng thì cũng cực kỳ đơn giản luôn. Nhưng không ai nói PD giống Bergy cả. Có hai kiểu đơn giản.
- Kiểu thứ nhất là không biết nên đơn giản
- Kiểu thứ hai là biết quá rõ nên đơn giản
 Sự phức tạp nằm trong quá trình tiến từ cái đơn giản này đến cái đơn giản kia.

Còn vấn đề nguyên tắc, luật lệ của lão thì tớ thấy gần với thuyết Nhân, quả hơn. Nhưng mà nó khá phức tạp nên chúng ta cứ bàn cho xong mấy vấn đề ở trên trước đã.

Offline PhuongDong

  • *
  • Youngster
  • Posts: 20
  • Joined: Oct 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #33 on: November 04, 2005, 03:07 PM »
Logged
Quote
Hình như cậu cũng bẻ cong lời nói của mình đấy. Mình đang nói về Bismarck thì cậu đẩy câu chuyện đến Hitler. Sao cậu không đẩy nó đến Napoleon hay Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ hay ....đi để minh hoạ cho câu chuyện của mình.
Theo tôi không có khái niệm giữa kẻ xấu và người tốt ở trong cuộc sống này. Nó không phải là mã số trong máy vi tinh với 1 và 0. Thế cậu thử kể ai là một vĩ nhân về chính trị mà là người tốt trên thế giới ?
Tôi nghĩ mình làm cái gì mình cho là đúng thể là được rùi. Còn thiên hạ phán xét thế nào là quyền của họ. Tổng thống Bus có phải là xấu không ? Bill Gate có phải là xấu không ? Bin la den có phải là xấu không ? Có thể đối với người này là xấu nhưng đối với người khác thì đó là niềm tự hào, sự kiêu hãnh. ! Chữ Nhân của họ là gì ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18346[/snapback][/div]

Kỹ thuật đẩy câu hỏi sang đối phương. Cậu này đang nguỵ biện rồi.

Offline PhuongDong

  • *
  • Youngster
  • Posts: 20
  • Joined: Oct 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #34 on: November 04, 2005, 03:31 PM »
Logged
Quote
Chuyện vui :
 Có một chàng trai đến chơi nhà bạn gái. Có gặp ông bố của bạn gái. Ông ta có hỏi. Nếu cho cháu chọn giữa một bao tiền và bao đạo đức cháu chọn cái gì. Chàng trai đó nói rằng cháu chọn bao tiền. Ông bố của cô gái nói nếu là bác bác sẽ chọn bao đạo đức. Chàng trai cười khẩy và nói rằng " Bác ạ theo cháu ở trên đời người ta thiếu thứ gì người ta mời cần thứ đó " !
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18275[/snapback][/div]

Trả lời một cách vui vẻ nhé. Ông bố chọn bao đạo đức bởi ông là một ông già, chàng trai chọn bao tiền bởi đó là một thanh niên. Joke

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #35 on: November 04, 2005, 04:03 PM »
Logged
Quote
Hình như cậu cũng bẻ cong lời nói của mình đấy. Mình đang nói về Bismarck thì cậu đẩy câu chuyện đến Hitler. Sao cậu không đẩy nó đến Napoleon hay Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ hay ....đi để minh hoạ cho câu chuyện của mình.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18346[/snapback][/div]

Okie, xin lỗi vì tôi đã không đề cập đến Bismarck. Nhưng như những gì cậu viết, Bismarck và Hitler có cùng một phong cách. Ưu tiên giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Do đó, việc tôi đề cập đến Hitler hay Bismarck ở trong câu chuyện của chúng ta thiết nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều.

Quote
Theo tôi không có khái niệm giữa kẻ xấu và người tốt ở trong cuộc sống này. Nó không phải là mã số trong máy vi tinh với 1 và 0. Thế cậu thử kể ai là một vĩ nhân về chính trị mà là người tốt trên thế giới ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18346[/snapback][/div]

Nếu không có khái niệm người tốt và kẻ xấu, thì chúng ta dựa trên những chuẩn mực gì để đi về phía trước và phấn đấu. Cái mà cậu cho là đúng dựa trên những cơ sở nào nếu nó không được căn cứ vào những thứ cậu học và trải nghiệm. Và, những thứ đó tự bản thân nó không có tính đúng sai. Con người cho nó là đúng thì nó là đúng, cho nó là sai thì nó là sai. Do đó, nếu có một người không chấp nhận những nguyên tắc do xã hội đưa ra và không sống theo những nguyên tắc đó, anh ta sẽ khốn khổ. Albert Einstein không đoạt giải Nobel vì thuyết tương đối mặc dù nó là công trình vĩ đại nhất của ông, đơn giản vì nó thách thức tất cả những chuẩn mực của thời đại đó và do đó, nó bị hất hủi. Bản chất sự việc không có tính đúng sai, tốt xấu. Nhưng con người cần những quy ước đó để tự điều chỉnh mình, không xâm hại lẫn nhau. Nếu không ai muốn tiêu diệt kẻ khác, mọi nguyên tắc đều không còn cần thiết và tự nó sẽ biến mất. Nguyên tắc đặt ra để mọi người dựa vào đó hành xử theo một quy phạm rõ ràng. Do đó, sự phân biệt kẻ tốt người xấu, một phần của nguyên tắc, có ý nghĩa tương đối, nhưng nhất thiết phải có nếu chúng ta vẫn sống trong xã hội mà sự tranh danh đoạt lợi là biểu tượng của sự thành công.

Quote
Tôi nghĩ mình làm cái gì mình cho là đúng thể là được rùi. Còn thiên hạ phán xét thế nào là quyền của họ. Tổng thống Bus có phải là xấu không ? Bill Gate có phải là xấu không ? Bin la den có phải là xấu không ? Có thể đối với người này là xấu nhưng đối với người khác thì đó là niềm tự hào, sự kiêu hãnh. ! Chữ Nhân của họ là gì ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18346[/snapback][/div]

Tất cả chúng ta đều làm những gì mà họ cho là đúng. Đáng tiếc là không phải ai cũng nhận thức được rằng bản thân họ và chỉ duy nhất chính họ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về những gì họ đã làm. Nhưng, như đã nói, chúng ta sống cùng và sống với. Vì vậy, đặt mình vào vị trí của đối phương để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình đồng thời không xâm hại đến quyền lợi của người khác là việc mà một con người cần phải làm.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline SongBa

  • *
  • Youngster
  • Posts: 12
  • Joined: Sep 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #36 on: November 04, 2005, 05:07 PM »
Logged
Vài lời tâm sự cùng các cậu!

Phuong Dong! Chào cậu! Mong được đọc các bài viết của cậu nữa. Và tớ sẽ còn giao lưu với cậu dài dài.

Duong Qua! Cậu hơi quá mức tự tin vào chính cậu. Dần dần sẽ trở nên tự cao chăng? hay cuồng ngạo ?  Trong các bài viết của cậu, tớ thấy có tự tin hơn mức bình thường. Không nên viết quá dài.

Quả thật, trong cuộc sống, đúng sai - tốt xấu là các khái niệm do chúng ta đặt ra. Con người đặt ra ở từng thời kỳ và không phải là bất biến. Đi chi tiết hơn thì mỗi lãnh thổ, mỗi nơi, mỗi vùng sẽ khác. Có chăng chúng ta chỉ nên dung hoà ? "Phú" hay "Nhân" cũng vậy! Đó là các chuẩn mực, hành lang ở thời kỳ trước và tuyệt đối không nên áp đặt. Chỉ nên tham khảo, thế nên ngay từ bài đầu tớ có đề cập đến khái niệm "hành lang" và "bất bất nhân".

Lịch sử sẽ ghi nhận và đánh giá...Cũng như hôm nay, lũ hậu bối chúng ta đánh giá các tiền bối. Và cũng sẽ có ngày, con cháu chúng ta sẽ đánh giá lại lịch sử.

Offline SATHUKHONGVOTINH

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,402
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #37 on: November 04, 2005, 05:15 PM »
Logged
Quote
Okie, xin lỗi vì tôi đã không đề cập đến Bismarck. Nhưng như những gì cậu viết, Bismarck và Hitler có cùng một phong cách. Ưu tiên giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Do đó, việc tôi đề cập đến Hitler hay Bismarck ở trong câu chuyện của chúng ta thiết nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều.
Nếu không có khái niệm người tốt và kẻ xấu, thì chúng ta dựa trên những chuẩn mực gì để đi về phía trước và phấn đấu. Cái mà cậu cho là đúng dựa trên những cơ sở nào nếu nó không được căn cứ vào những thứ cậu học và trải nghiệm. Và, những thứ đó tự bản thân nó không có tính đúng sai. Con người cho nó là đúng thì nó là đúng, cho nó là sai thì nó là sai. Do đó, nếu có một người không chấp nhận những nguyên tắc do xã hội đưa ra và không sống theo những nguyên tắc đó, anh ta sẽ khốn khổ. Albert Einstein không đoạt giải Nobel vì thuyết tương đối mặc dù nó là công trình vĩ đại nhất của ông, đơn giản vì nó thách thức tất cả những chuẩn mực của thời đại đó và do đó, nó bị hất hủi. Bản chất sự việc không có tính đúng sai, tốt xấu. Nhưng con người cần những quy ước đó để tự điều chỉnh mình, không xâm hại lẫn nhau. Nếu không ai muốn tiêu diệt kẻ khác, mọi nguyên tắc đều không còn cần thiết và tự nó sẽ biến mất. Nguyên tắc đặt ra để mọi người dựa vào đó hành xử theo một quy phạm rõ ràng. Do đó, sự phân biệt kẻ tốt người xấu, một phần của nguyên tắc, có ý nghĩa tương đối, nhưng nhất thiết phải có nếu chúng ta vẫn sống trong xã hội mà sự tranh danh đoạt lợi là biểu tượng của sự thành công.
Tất cả chúng ta đều làm những gì mà họ cho là đúng. Đáng tiếc là không phải ai cũng nhận thức được rằng bản thân họ và chỉ duy nhất chính họ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về những gì họ đã làm. Nhưng, như đã nói, chúng ta sống cùng và sống với. Vì vậy, đặt mình vào vị trí của đối phương để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình đồng thời không xâm hại đến quyền lợi của người khác là việc mà một con người cần phải làm.
Ranh giới giữa xấu và tốt mong manh lắm. Nếu cái gì cũng rõ ràng giữa xấu và tốt thì tốt và có tiêu chí rõ ràng thì tốt. Và đôi khi vì đại cục có thể làm những việc không tốt. Và việc này đối với người này là tốt, đối với người khác là xấu. Bin la den đối với nhiều người là xấu nhưng đối với người hồi giáo thì đó là anh Hùng, thần tượng của rất nhiều người. Rất nhiều việc không thể không xâm hại đến quyền lợi của người khác. Giống như đá bóng vậy. Bạn phải thắng dù bất kỳ tiểu sảo gì kể cả chơi xấu. Tại sao họ không nghĩ đến người khác sẽ đau khổ tức giận ? Nếu sống mà không xâm hại đến quyền lợi của người khác chắc là sống không để làm gì hoặc đi tu ở chùa !
Cuộc sống mà !Cậu nói cũng có cái đúng nhưng nếu bạn kinh doanh bạn có muốn sản phẩm mình tốt nhất,bạn có muốn tất cả mọi người đều mua hàng của bạn không...khi bạn chiếm hết phần bánh của họ thì có phải là xâm phạm quyền lợi của họ không ? Hay là yếu thì phải chết. ?

Bây giờ có một miếng bánh một là bạn chết hai là đối thủ của bạn sẽ chết nếu không  giành được miếng bánh này. Bạn sẽ làm gì ? Miếng bánh này  không thể chia đôi được ?

Hoặc bạn yêu một người đã có bạn trai hoặc có chồng rùi ! bạn có nghĩ rằng như  thế là xấu không ? nếu đó là một tình yêu đẹp và thật sự hai người không thể sống thiếu nhau ?
« Last Edit: November 04, 2005, 05:19 PM by SATHUKHONGVOTINH »

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #38 on: November 04, 2005, 06:11 PM »
Logged
Quote
Vài lời tâm sự cùng các cậu!
...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18414[/snapback][/div]

  Trước tiên, phải nói một chút đến cái nick DQ đã nhỉ  Trong tính cách của DQ, sự cực đoan là một trong những điều nổi bật nhất. Dễ thấy nhất là hắn tốt với ai thì thật tốt, mà ghét ai thì ô hô ai tai. Tớ lấy cái nick đó cũng có nguyên nhân của nó. Hoặc là tớ không nói, còn khi đã nói thì... chắc chắn là rât cực đoan, phát xít. Và DQ là thằng luôn xem nguyên tắc, luật lệ là những thứ rác rưởi, chả có gì đáng quan tâm. Đơn giản vì tôi không cảm thấy cần phải ràng buộc mình vào những nguyên tắc mà vẫn có thể sống tốt. Nhưng không vì vậy mà tôi phỉ báng hay nghi ngờ những đóng góp của nguyên tắc, chuẩn mực đối với xã hội.

Mặt khác, không nên xem tranh luận là một điều gì đó xấu. Tớ chỉ nói rõ chính kiến của mình với một thái độ tôn trọng những người đang tranh luận. Và tớ bảo vệ quan điểm của mình. Nó có thể đúng hoặc sai, nhưng tớ suy nghĩ cẩn thận về nó rồi mới phát biểu. Và tớ cần phải nói cho rõ ràng chính kiến của mình.

Một lần nữa, nếu chúng ta không thống nhất định nghĩa của chữ Nhân và Phú, các tranh cãi sẽ chỉ đi bên lề vì không thể đi vào chi tiết khi hai bên chưa thống nhất được những giả định cần có trong cuộc tranh luận này.

Quote
Ranh giới giữa xấu và tốt mong manh lắm.
...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18416[/snapback][/div]

Tôi không phủ nhận việc ranh giới của tốt và xấu là rất mong manh và nguyên tắc rốt cuộc lại, vẫn chỉ là nguyên tắc vô hồn. Nó là vật chết, việc áp dụng nó như thế nào tùy thuộc vào con người. Ai khư khư ôm lấy nguyên tắc, làm nô lệ cho nó thì chắc là khổ cho thân họ. Nhưng tôi muốn nói lại một lần nữa. Theo quan điểm của tôi, xã hội chúng ta có những nguyên tắc và chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc đó khi nào chưa đưa ra được nguyên tắc khác thay thế. Tôi nghĩ cậu đã đi quá xa vấn đề. Chúng ta phải hiểu rõ mỗi hành động của mình sẽ có sự tác động nhất định đối với những đối tượng xung quanh. Do đó, dù muốn hay không, chúng ta cũng cần phải xét đến những tác động đó và cố gắng không gây tổn hại cho kẻ khác. Ngược lại, người đầu tiên chịu hậu quả là chính chúng ta. Ngay cả thầy tu cũng không đi ra ngoài quy luật đó. Và vì vậy mà có sự xuất hiện của những nguyên tắc, định nghĩa rách việc.

Về những ví dụ của cậu. Tôi chỉ nói về Bin Laden thôi, kẻo SongBa lại bảo tôi lắm lời  . Tôi tin chắc hắn là một người xấu và sẵn sàng bảo vệ quan điểm đó. Một người Hồi giáo chân chính không ủng hộ Bin Laden bởi phần lớn con người đều muốn chung sống hòa bình. Nếu đa số người Hồi giáo là những kẻ hiếu chiến, họ đã bị tiêu diệt từ lâu.

Ngoài ra, tôi muốn nói một điều nữa vì tôi cảm nhận cậu nói nhiều về những con người thích sử dụng bạo lực. Với tôi, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạo lực đã - đang và sẽ không được phép là giải pháp đầu tiên cho một vấn đề. Bạo lực đồng nghĩa với sự bất lực của chủ thể sử dụng nó. Nếu anh ta có thể sử dụng phương pháp khác, chắc chắn anh ta sẽ không sử dụng bạo lực. Nó là giải pháp cuối cùng và với bất kỳ một lý do nào, dù là tốt đẹp nhất, nó vẫn thể hiện sự bất lực của chủ thể trước vấn đề mà anh ta gặp phải. Bạo lực là sự bất thường. Do đó, ai có ham muốn sử dụng nó như giải pháp đầu tiên để giải quyết vấn đề thì đầu óc anh ta chắc chắn là không bình thường.
« Last Edit: November 04, 2005, 06:37 PM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #39 on: November 04, 2005, 06:22 PM »
Logged
Quote
Ok! Đúng là không nên bác bỏ quá khứ mà dù có muốn bác bỏ cũng không được bởi mỗi hành vi của hiện tại dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng bởi quá khứ.
...
Câu hỏi thứ nhất nhé!
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18357[/snapback][/div]
Uhm, vậy là tôi với lão vẫn chưa hiểu nhau rồi. Không, tôi không bàn đến việc một nguyên tắc cụ thể nào đó đúng hay sai. Con người đã đặt ra những nguyên tắc và chúng ta phải tuân thủ nó nếu không muốn xã hội đảo lộn hết cả. Tất nhiên, không có nguyên tắc bất biến và do đó, có những người sẵn sàng nghi ngờ những nguyên tắc của thời đại họ để đề ra một nguyên tắc mới. Nguyên tắc mới này có thể được áp dụng hoặc không. Có một ông thầy tôi nói thế này. Có hai dạng người không bình thường. Một là những người phi thường. Nếu bạn là một người không bình thường và cũng không thể trở thành người phi thường, bạn chỉ có thể là một thằng điên trong con mắt của mọi người. Và, những kẻ phi thường ít lắm thay. Những nguyên tắc cơ bản kia sở dĩ còn tồn tại vì người ta còn thấy nó đem lại ích lợi trong xã hội chúng ta.

Quote
Trẻ con và người già có thể so sánh như nước lã với rượu trắng. Nhìn bề ngoài hai thứ đều trong suốt nhưng bản chất sự trong suốt ấy là khác nhau.
...
[div align=\\\"right\\\"][snapback]18357[/snapback][/div]

Ở đây tôi và cậu có sự khác nhau về quan điểm  . Đối với tôi, "sự trong suốt" của trẻ con là sự trong suốt thật sự. Nó là những phản xạ tự nhiên vô điều kiện, chỉ tuân theo những quy luật tối cao của tự nhiên mà con người là một thực thể trong thế giới tự nhiên đó. Người già muốn trở lại trạng thái đó nhưng quá trình đó sẽ không bao giờ thành công vì quá trình "phức tạp hóa" đã gây ra những biến dạng vô phương cứu vãn
« Last Edit: November 04, 2005, 06:38 PM by Duong Qua »
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.