Author Topic: Về các điển tích  (Read 13192 times)

Description:

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« on: November 17, 2005, 05:28 PM »
Logged
Hum ni hông có thời gian , chỉ mong mọi người chỉ dùm em về mối tình của chàng Tương Như và nàng Trác Văn Quân với , tìm hoài mà chả thấy đâu . Hum nào rảnh em sẽ bù lại bằng các bài khác . Xin cảm ơn các bác trước .
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Metallica21

  • *
  • Youngster
  • Posts: 32
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Female
  • dancer on thin ice
« Reply #1 on: November 17, 2005, 08:56 PM »
Logged
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu


"Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng?"
(câu 475 đến 476)

"Khúc Tư Mã phượng cầu" tức là khúc "Phượng cầu hoàng" (chim phượng trống tìm chim phượng mái) của Tư Mã Tương Như đàn tỏ tình với nàng Trác Văn Quân.

Tư Mã Tương Như tự Trường Khanh, người ở Thành Ðô đời vua Cảnh Ðế (163- 149 trước DL) nhà Hán. Người đa tài, văn hay đàn giỏi.

Khi lìa quê lên Trường An (kinh đô nhà Hán) lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử Kiều" (không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa). Vì quyên tiền, Tương Như được làm một chức quan Lang.

Vốn con người hào hoa phong nhã rất mực, làm quan một thời gian sinh chán, cáo bịnh từ quan qua chơi nước Lương, làm bài "Ngọc như ý" được vua nước Lương ban cho một cây đàn lục ỷ, trên khắc bốn chữ "đồng tử hợp tinh", lại trở về đất Thục. Ðến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.

Khi đến đất Lâm cùng, Tương Như vốn sẵn quen thân với quan Lịnh ở huyện là Vương Cát nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn là viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu Tương Như cho thưởng thức một bài.

Trác ông vốn có người con gái rất đẹp tên Văn Quân còn trẻ mà sớm goá chồng, thích nghe đàn. Tương Như được biết, sinh lòng yêu mến, nhân đó định trêu nàng nên vừa đàn vừa hát "Khúc Phượng cầu hoàng":

"Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tường"

Nghĩa:

"Chim phượng, chim phượng về cố hương
Ngao du bốn biển tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ luống lỡ làng
Hôm nay bước đến chốn thênh thang
Có cô gái đẹp ở đài trang
Nhà gần người xa não tâm tràng
Ước gì giao kết đôi uyên ương
Bay liệng cùng nhau thoả mọi đường"
(Bản dịch của Trúc Khê)

Tiếng đàn lảnh lót, giọng hát thâm trầm, ý đầy tình cảm, con người hào hoa phong nhã, Văn Quân đứng nép bên trong nghe tiếng nghìn người, biết người gợi ý đến mình nên lòng sinh bồi hồi cảm xúc. Rồi một đêm, nàng bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu. Tương Như đưa nàng về nhà mình. Nhà quá nghèo, gió lộng bốn bề. Ông già họ Trác quyết định từ con.

Tương Như nghèo nàn buồn bã, đem chiếc áo cừu túc sương đi cầm cho người ở chợ, để mua rượu về cùng Văn Quân đối ẩm. Văn Quân ôm đầu, khóc nói: "Ta xưa này giàu có, nay đến nỗi phải đi cầm áo mua rượu, buồn biết chừng nào!"

Thế rồi, vợ chồng mở một quán nấu rượu. Văn Quân giữ việc nhóm lò nấu rượu, còn Tương Như thì mặc quần cộc làm lụng rửa vò hủ ở chợ.

Sau Hán Võ đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức quan Lang. Vì muốn thông sứ các dân tộc miền Tây nam, nhà vua phong chức Trang Lang tướng, cầm cờ tiết mao đi sứ. Tương Như vào đến đất Thục, quan lại từ dưới đến Thái thú đều ra tận ngoài thành tiếp rước, quan huyện Lịnh thì vác cung nỏ đi tiền khu; người người đón tiếp long trọng. Trác Vương Tôn bấy giờ không còn dám khinh thường chàng rể nữa. Nhưng Tương Như làm quan ít lâu lại chán, cáo bịnh lui về quê.

"Khúc Tư Mã phượng cầu" tức là khúc "Phượng cầu hoàng" mà Tư Mã Tương Như gảy tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn khá đẹp.

Trong "Bích Câu Kỳ ngộ" của Vô Danh, có câu:

Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào

Qua phút từng bừng rộn rã "tiếng sắt tiếng vàng chen nhau" như "Hán Sở chiến trường", thì bây giờ tình cảm chuyển sang thâm trầm, dịu dàng, đằm thắm, thiết tha, chứa chan mộng đẹp lâng lâng của một mối tình đầu như nụ hoa tình chớm nở buổi sương mai.
"Don't be surprised when a crack in the ice appears under your feet.
You slip out of your depth and out of your mind with your fear flowing out behind you."

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #2 on: November 17, 2005, 09:54 PM »
Logged
Khì, cảm ơn bé về bài viết , nhân tiện xin post luôn một bài về Tín Lăng Quân , một con người rất đáng để kính phục về đối nhân sử thế.



TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN

Tín Lăng Quân là công tử Ngụy Vô Kỵ (người hoàng tộc), vốn là người có tâm hồn cao khiết, nhân hậu, tính thích chiêu hiền đãi sĩ, không phân biệt giàu nghèo, thường lấy lễ để giao tiếp với
kẻ sĩ. Nước Ngụy có kẻ ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, tuổi đã 70, nhà nghèo, làm nghề giữ cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Ngụy công tử nghe tiếng, tìm đến kính cẩn kết giao. Lòng công tử chí thành khiến Hầu Doanh không thể từ chối. Hầu Doanh giới thiệu với công tử một người mổ heo ở chợ tên là Chu Hợi. Ngụy công tử vẫn thành tâm lui tới thăm viếng Chu Hợi, Hợi chưa từng đáp lễ, công tử không hề có ý phiền. Ngày kia, nhà công tử có đặt tiệc mời các tân khách. Công tử tự mình đánh xe mời Hầu Doanh, rồi vào chợ đón Chu Hợi. Giữa tiệc đông đảo mọi người cao quý, hoàng thân quốc thích, Tể tướng, đại phu, tướng quân, phu nhân, kiều nữ vọng tộc... Công tử vẫn
xem Hầu Doanh và Chu Hợi là thượng khách. Nhiều người thấy vậy chửi thầm Hầu Doanh và Chu Hợi.Bấy giờ nước Tần sai Đại tướng Vương Hạt đem quân vây kín Hàm Đan của Triệu đánh phá suốt ngày đêm. Tướng quốc của Triệu là Bình Nguyên Quân Triệu Thắng cứ lăm le đầu hàng.
Trước nay Triệu Thắng vốn kết thân với Tín Lăng Quân (Ngụy Vô Kỵ), lại quen biết với vua Ngụy là An Ly Vương. Triệu Thắng sai sứ giả sang Ngụy vương mượn quân. Vua Ngụy sai tướng Tấn Bỉ đem 10 vạn quân sang cứu Triệu. Vua Tần biết vậy hăm:
- Nước nào cứu Triệu ta diệt nước đó.
Ngụy Vương nghe vậy cả sợ, liền ra lệnh cho Tấn Bỉ án binh bất động ở Nghiệp Hạ. Còn Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ vốn có mối giao tình thâm đậm với Bình Nguyên Quân, nên ông cố vào triều cố thuyết phục vua Ngụy tiến quân. Vua Ngụy quyết khước từ. Tín Lăng Quân đau đớn không biết làm cách nào để giúp bạnmình, liền nói với đám thực khách:
- Các vị có vì ta mà hy sinh cứu Triệu không?
Cả ngàn tân khách đều hưởng ứng lời hiệu triệu đó.
Tín Lăng Quân dẫn đám thực khách đi ngang qua Di Môn, ghé lại thăm Hầu Doanh, Hầu Doanh nói:
- Chúc công tử cố gắng. Doanh này già rồi không theo công tử được.
Thấy Hầu Doanh không nói gì thêm, Tín Lăng Quân từ giã ra đi lòng buồn vẩn vơ. Đi được mấy dặm, Tín Lăng Quân chợt nghĩ điều gì đó, bèn quay lại, thấy Hầu Doanh đứng trước cửa đón mình. Hầu Doanh mỉm cười nói:
- Tôi đoán công tử thế nào cũng trở lại.
Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) hỏi:
- Sao biết?
Hầu Doanh nói:
- Công tử đãi Doanh này rất hậu. Giờ này công tử vào nơi nguy hiểm mà Doanh này không có một ý kiến gì, tất công tử sẽ giận, nên trở lại hỏi cho ra lẽ? !
Vô Kỵ nói:
- Tôi ngờ rằng đãi tiên sinh có điều gì sơ sót nên tiên sinh mới giận mà ghét bỏ, vì thế tôi quay lại hỏi cho biết.
Hầu Doanh nói:
- Công tử nuôi ba ngàn thực khách đã vài chục năm rồi thế mà không có vị nào nghĩ ra diệu kế. Công tử và đám thực khách liều mạng xông vào trại Tần có khác nào ném thịt cho hổ đói? Có phải trước đây công tử có ơn với Vương Phi Như Cơ không?
Tín Lăng Quân chợt nhớ ra... Liền quay về thành Ngụy gặp Vương Phi Như Cơ, nhờ Vương Phi lấy cắp binh phù đưa cho mình rồi tức tốc trở lại gặp Hầu Sinh (tức Hầu Doanh), Hầu Sinh nói:
- Tướng ngoài mặt trận có thể không tuân theo mệnh vua.
Công tử phải mời Chu Hợi mới được.
Tín Lăng Quân cùng Hầu Doanh đến gặp Chu Hợi. Hợi nói:
- Tôi là đứa mổ heo ở chợ, thân phận hèn hạ, bấy lâu đội ơn công tử hạ cố. Sở dĩ Hợi tôi không nói lời ơn nghĩa vụn vặt là đợi đến lúc này đây.
Hầu Doanh nói:
- Binh hung chiến nguy! Doanh này đã già không đi cùngcông tử được. Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này xin lấy cái chết để tạ ơn công tử.
Ba người bái biệt nhau. Tín Lăng Quân đến Nghiệp Hạ cùng với Chu Hợi vào yết kiến lão tướng Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nói:
- Đại vương thấy tướng quân mấy mươi năm dầm sương dãi
gió cực khổ về binh nghiệp, nay sai Vô Kỵ đến cầm quân thay cho lão tướng.
Nói rồi đưa binh phù ra, hai bên so, ăn khớp nhau. Nhưng Tấn Bỉ nói:
- Làm tướng ngoài mặt trận có lúc vì tình thế mà không tuân theo mệnh vua, tuy rằng công tử có binh phù này nhưng hãy chờ ít hôm, tôi làm sổ sách và cho người về hỏi lại nhà vua lần nữa.
Tín Lăng Quân nói:
- Cứu binh như cứu lửa. Thành Hàm Đan đang khắc khoải tứng giây phút lẽ nào phải chờ tin đi tin lại?
Chu Hợi hét:
- Nguyên soái không tuân theo mệnh vua, ý muốn làm phản chăng?
Nói rồi lấy dùi sắt đập đầu Tấn Bỉ chết ngay.
Tín Lăng Quân cùng Chu Hợi đoạt lấy binh quyền, đánh vào trại Tần. Tướng Tần là Vương Hạt đại bại, kéo tàn quân chạy về Hàm Cốc quan đóng kín cửa ải. Công tử Ngụy Vô Kỵ cứu được nước Triệu, danh tiếng lẫy lừng.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #3 on: November 17, 2005, 09:59 PM »
Logged
LỜI BÀN :

Vào cuối thời chiến quốc nhiều ông hoàng thân hay những quan lại cao cấp nhưng trẻ trung, thường hay mở cửa để đón tân khách như: ở Tề có Mạnh Thường Quân Điền Văn, ở Triệu có Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, ở Sở có Xuân Thân Quân Hoàng Yết. Đó là chưa kể những tên vô lại, con buôn như Lao Ái, Lã Bất Vi ở Tần. Thực khách của họ có đến ba ngàn! Đám thực khách ấy bu bám vào các ông hoàng thân ăn ở đến mười mấy năm. Công tử Ngụy Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) là trang công tử tuyệt vời.
Thực khách của ông ta hầu hết là những người có dũng khí. Cứ xem việc ngàn khách đó xung phong cùng Tín Lăng Quân đi đánh bạo Tần, đủ hiểu. Sở dĩ được như vậy là nhờ Tín Lăng Quân
đối xử với họ hết lòng. Điển hình như Hầu Doanh, Chu Hợi. Hầu Doanh là ông già giữ cổng thành Di Môn, Chu Hợi là anh chàng mổ heo ở chợ. Họ sống như những kẻ vô danh. Địa vị của họ thấp hèn, nhưng khí tiết và phẩm chất của họ chưa hẳn đã thấp.Vua Ngụy hứa giúp quân cho Triệu, nhưng vì sợ Tần mà không dám tấn binh. Ngụy Vô Kỵ thuyết phục thế nào cũng không xong. Đám môn khách của công tử không ai có mưu kế gì. Cuối cùng, công tử và đám môn khách đành phải đi liều mạng với Tần. Thử hỏi ba ngàn khách so với 15 vạn quân Tần khác nào ném thịt vào miệng thú dữ? Bấy giờ Hầu Doanh mới bày diệu kế. Nguyên nàng Như Cơ (vợ vua Ngụy) trước đây có một mối thù với kẻ giết cha mình. Mối thù ấy cho đến vua Ngụy cũng trả không được. Thế mà Ngụy Vô Kỵ giúp nàng trả thù được. Việc ấy ít người biết. Dẫu biết chưa chắc ai nghĩ ra được diệu pháp sau đó. Hầu Doanh đã bày cho Vô Kỵ vào thành nhờ Như Cơ trộm binh phù để sai khiến tướng Tấn Bỉ. Ông còn cho biết thêm, có thể Tấn Bỉ không giao binh quyền. Vậy thì làm cách nào? Chu Hợi là người mổ heo ở chợ, có sức khỏe tốt lại gan dạ. Sử nói: "Tín Lăng Quân hạ mình kết thân với Chu Hợi, từng giúp đỡ cho Chu Hợi, nhưng Hợi chưa bao
giờ nói được một tiếng cám ơn, Tín Lăng Quân không để tâm đến việc đó". Giờ này Chu Hợi vì nghĩa mà đi làm việc lớn. Chu Hợi giết Tấn Bỉ để đoạt binh quyền. Tín Lăng Quân kéo 10 vạn binh Ngụy đi đánh giặc Tần. giải vây cho Hàm Đan! Tại sao Hầu Doanh nói: "Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này lấy cái chết để tạ ơn công tử"? Câu nói đó có hai nghĩa. Theo ngày xưa, người ta kết thân với nhau, có việc gì trọng đại mà họ không giúp được, thì người không giúp được phải tự sát để linh hồn yểm trợ người kia. Còn một nghĩa nữa: Hầu Doanh đã bày cho Ngụy Vô Kỵ một việc phạm pháp có tội với triều đình. Tội ấy xử tử cả họ cũng không đủ. Nên Hầu Doanh phải tự sát. Cái chết đó còn chết thay cho Vô Kỵ nữa. Tín Lăng Quân quả thật tuyệt vời mới có những người bạn như vậy.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Duong Qua

  • Bàn tay xiết chặt bàn tay...
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,805
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 931
  • Thanks: 528
  • Gender: Male
« Reply #4 on: November 18, 2005, 08:37 AM »
Logged
Khi xưa, Hoàn Công có tính ham chơi mà bỏ bê việc triều chính, mọi sự đều do Trọng Phụ định đoạt cả. Vậy mà thiên hạ không dèm pha Trọng Phụ có ý định thoán đoạt là bởi làm sao? Là vì Di Ngô biết giữ phận bề tôi. Việc ông xây đền đài để ăn chơi, tiếng là để che cái ác của Hoàn Công, nhưng cũng là lo cho thân mình được yên vậy. Ví như thân ông mà sạch quá, thiên hạ tất không coi Hoàn Công là vua nữa, tất có lời dèm pha mà hại đến thân ông.

Bọn công tử đời sau, vì thời thế loạn nên nảy sinh cuồng vọng, thân là bề tôi mà có dã tâm làm bá chủ. Thế nên, có tiền không phát cho dân mà nuôi thực khách. Đó là để làm gì vậy? Là muốn làm cho thiên hạ đại biến rồi giết vua đi, làm việc thoán nghịch. Không lo giữ phận bề tôi cho nước yên, thế thì trách sao thiên hạ không loạn. Ví như đem tiền của trong nhà lo cho cả thiên hạ, mua lấy đức cho thiên tử thì mầm loạn làm sao khởi phát được.

Cứ xét việc nước Tề, Ngụy chia năm xẻ bảy sau này thì thấy tội của Tín Lăng Quân, Mạnh Thường Quân không phải là nhỏ. Những kẻ như Hầu Doanh, Chu Hợi không lý đến cái tâm đáng sợ đó, chỉ biết kẻ ác kia hậu đãi mình thì cúc cung tận tụy. Có biết đâu việc đó là tai họa, chính là tấm gương xấu cho loạn thần tặc tử sau này.

Người đời sau cổ vũ đức đó chẳng phải cũng có ý tạo phản, kéo bè kéo cánh, làm loạn vương pháp hay sao.
Diều hâu tuy nhỏ nhưng hung dữ, bay cao và rất xa

Y!M: tddhduongqua

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #5 on: November 18, 2005, 01:14 PM »
Logged
Rặt một lỗi là chả biết ráo tiệt gì về những điều xấu xa đó cả .
Vậy theo anh là do họ Nguỵ kia thực bụng đối với bạn tốt hay do dã tâm mà đối với họ tốt ?
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Alibaba

  • *
  • Juventini
  • Posts: 999
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #6 on: November 18, 2005, 01:31 PM »
Logged
Quote
Ngặt một nỗi là chả biết ráo tiệt gì về những điều xấu xa đó cả.
Vậy theo anh là do họ Nguỵ kia thực bụng đối với bạn tốt hay do dã tâm mà đối với họ tốt ?
[div align=\\\"right\\\"][snapback]21146[/snapback][/div]

Việc đó thì có quan trọng gì. Tôi thấy lời bàn đó thì mạn phép suy ra không phải là của cậu. Mà lời đó biểu dương bọn Ngụy Vô Kỵ, Hầu Doanh, Chu Hợi thái quá, không lý đến cái hại của nó nên tôi nói ở thái cực ngược lại để cậu thấy cái nguy trong việc đó đối với đại cục. Vì vậy mà bọn Ngụy Vô Kỵ không thể xếp ngang hàng với Thánh Nhân, Lão Đam được. Vì công không lớn, mà đức thì không dày khắp thiên hạ. Dẫu hắn có thực bụng với bọn kia hay không cũng là việc mà người quân tử không nên làm. Chẳng qua xem cậu như em út nên nói ra để cậu đừng nghe thiên hạ tán dương thái quá mà hùa theo, kẻo có kẻ lại cười cho.
Together We're Stronger Everyday
http://vietnamglobalteam.org/index.php

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #7 on: November 19, 2005, 02:08 PM »
Logged
Cuồng lão ca, những lời dạy của lão ca tiểu tử này sẽ ghi nhớ và suy ngẫm , cảm ơn lão ca đã quan hoài .

Xin thêm một giai thoại về Vu Sơn thi phẩm , phần giới thiệu về Vu Sơn Thần nữ và Sở Tương Vương xin được post sau .  


"Bạch Lạc Thiên được thăng chức Thứ sử Tô Châu, theo đường sông tới nhậm chức. Lúc bấy giờ có Bà Tri Nhất ở huyện Thê Quy, nghe tin Cư Dị sắp đi ngang Vu Sơn, bèn tới trước, lấy phần viết lên tường đền Thần nữ một bài thơ bằng chữ lớn rằng

Trung Châu Thứ sử kim tài tử
Hành đáo Vu Sơn tất hữu thi
Vị báo Cao Đường Thần nữ đạo
Tốc bài vân vũ hậu thanh tì (từ)


Dịch nghĩa:

Nay có Thứ sử Trung Châu là tài tử
Đi đến núi Vu Sơn nhất định sẽ làm thơ
Nên báo cho Thần nữ Cao Đường biết
Nhanh chóng bày cuộc mây mưa chờ mghe vần thơ hay


Cư Dị đọc tới đây thấy rất khoan khoái, bèn mời Tri Nhất tới. Tri Nhất nói “Lang trung ở Lịch Dương là Lưu Vũ Tích làm quan ở thành Bạch Đế ba năm, muốn làm một bài thơ về Vu Sơn mà không làm được. Đến khi nghỉ chức qua đây, xóa hết hơn ngàn bài thơ đề vịnh ở đây, chỉ để lại có bốn bài mà thôi”.

1. Thơ của Thẩm Thuyên Kỳ

Vu Sơn cao bất cực
Hợp đạp kỳ trạng tân
Ám cốc nghi phong vũ
U nhai nhược quỷ thần
Nguyệt minh Tam Giáp thự
Triều mãn Cửu Giang xuân
Vị vấn Dương Đài khách
Ưng như nhập mộng nhân?


Dịch nghĩa:

Núi Vu Sơn cao chót vót không thấy đỉnh
Phô bày vẻ thanh tân của vạn vật
Hang tăm tối như chứa mưa gió
Núi âm u như có quỷ thần
Trăng chiếu sáng ngôi nhà ở Tam Giáp
Mùa xuân nước triều dâng ngập dòng sông Cửu Giang
Thử hỏi người khách Dương Đài
Có đồng ý cùng vào giấc mộng hay không?


2.Thơ của Vương Vô Cạnh

Thần nữ hướng Cao Đường
Vu Sơn hạ tịch dương
Bồi hồi hành tác vũ
Uyển luyến trục Kinh Vương
Điện ảnh giai tiền lộ
Lôi thanh giáp ngoại trường
Triêu vân vô xứ sở
Đài quán hiểu thương thương


Dịch nghĩa:


Thần nữ hướng về đền Cao Đường
Chiều tà hạ xuống trên đỉnh Vu Sơn
Bồi hồi gieo trận mưa ân ái
Lưu luyến theo mãi Kinh Vương
Ánh chớp sáng rực trước dòng sông
Tiếng sấm vang rền ngoài ngọn núi
Sáng sớm mây trôi bơ vơ không nơi trú ngụ
Rạng đông rêu phủ trên đền một màu xanh xanh


3.Thơ của Hoàng Phủ Nhiễm

Vu Sơn hiện Ba Đông
Thiều thiều xuất bán không
Vân tàng Thần nữ quán
Vũ đáo Sở vương cung
Triêu mộ tuyền thanh lạc
Hàn huyên thụ sắc đồng
Thanh viên bất khả thính
Thiên tại cửu thu trung



Dịch nghĩa

Dãy núi Vu Sơn ở Ba Đông cao sừng sững đứng giữa trời
Mây phủ kín đền của Thần nữ
Mưa rơi mãi đến cung Sở Vương
Sáng lại chiều, vẫn nghe tiếng thác đổ
Trời ấm hay lạnh cỏ cây vẫn cùng một sắc màu
Tiếng vượn không thể nghe được nữa
Bầu trời vĩnh tại trong mùa thu


Cuồng ca hay Mai tỉ có rảnh thì ghé thăm và dịch dùm tiểu tử câu cuối với , tác giả không hài lòng với câu dịch này lắm .

4.Thơ của Lý Đoan


Vu Sơn thập nhị trùng
Giai tại bích không trung
Hồi hợp vân tàng nhật
Phi vi vũ đới phong
Viên thanh hàn độ thủy
Thụ sắc mộ liên không
Bi hướng Cao Đường khứ
Thiên thu kiến Sở cung



Dịch nghĩa:

Mười hai ngọn núi dãy Vu Sơn trập trùng, nổi bật giữa nền trời xanh
Những đám mây hợp lại vây quanh che kín mặt trời
Gió mưa bay hòa quyện nương theo nhau
Tiếng vượn kêu lạnh lùng vang qua sông
Chiều tà, màu của cây cối lẫn với sắc trời
Thần nữ buồn bã trở về Cao Đường
Nghìn năm vẫn ngóng trông nơi Sở Cung


Bạch Cư Dị đọc xong bốn bài rồi cùng Bà sinh đều xuống thuyền, không đề thơ ở Vu Sơn nữa.
Là một nhà thơ tài hoa, cho dù không làm được một bài thơ thật đặc sắc về Vu Sơn, chắc chắn Bạch Cư Dị cũng có thể viết nổi một bài nghe được. Nhưng ông không viết. Người độc giả mang cái tên đầy vẻ ngụ ngôn truyền thuyết Bà Tri Nhất (chữ “Bà” còn có âm là “phiền” (nhiều) - nhiều mà chỉ biết có một) kia đã nhắc khéo ông nếu không làm được thơ hay hơn cả bốn bài nói trên, thì đừng gượng gạo vô ích. Bởi qua tay một danh sĩ Lưu Vũ Tích trăn trở suốt ba năm cho một bài thơ về núi Vu Sơn, bốn bài không bị xóa kia đã trở thành một bài thơ liên hoàn về truyền thuyết cuộc gặp gỡ giữa Sở vương và Thần nữ Vu Sơn trong kết cấu hoàn chỉnh về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Vu Sơn rồi. Và có tài hoa đến mấy thì Bạch Cư Dị cũng không thể vượt lên trên thi tài của cả năm danh sĩ thời Đường, vả chăng cần gì phải làm thêm một bài thơ mà chính những nhà thơ như Lưu Vũ Tích và người đọc như Bà Tri Nhất đều thấy là không cần thiết nữa? Lưu Vũ Tích đã làm một bài thơ về núi Vu Sơn mà không viết, Bạch Cư Dị được đọc một bài thơ về núi Vu Sơn nên không làm. Và Bạch Cư Dị không làm thơ về Vu Sơn, mà người đời được một bài học về việc ông không làm thơ ở Vu Sơn. Kẻ tài sĩ thì khí lượng giống như người quân tử, một bài thơ cũng coi là việc chung của thiên hạ, có ai gánh được rồi thì mình thấy thanh thản; và cũng xử sự như bậc anh hùng, thấy không tiến được thì nên lui ngay, bởi có thừa tài thức nên tự trọng thân phận, quyết không thể khinh dị mà sống chết cầu danh ở một bài thơ như đám tục tử thùng rỗng kêu to được".
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #8 on: November 19, 2005, 02:26 PM »
Logged
Hùi bữa mới đọc được một bài về bài thơ Tương Tư của Lương Ý Nương nhưng hỏng có cả bài , hum ni lang thang một bữa , gặp được cả bài thơ lần nguyên nhân xuất xứ của bài thơ , post lên cho mọi người coi chung vậy .


Vào thời nhà Châu (?), có chàng nho sĩ tên là Lý Sanh yêu một nàng thôn nữ tên là Lương Ý Nương.
Tình yêu của đôi trai gái này rất đậm đà, nhưng vì chàng còn chăm việc sử kinh, nàng còn lo việc tằm tơ, giúp đỡ nuôi nấng mẹ già nên chưa thể nghĩ đến việc riêng.
Tuy chưa là vợ chồng nhưng tình yêu vô cùng thắm thiết, hai bên hẹn ước khi nào Lý Sanh thi cử xong sẽ cử hành hôn lễ.
Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng chiều theo lòng người, những ước mơ của con người đôi khi trở thành những đau thương trong cuộc sống, gió bụI bốn phương ầm ầm nổi dậy, giặc giã tràn lan khắp nước, tình yêu của những đôi trai gái phảo nhường chỗ cho chiến tranh. Mưa gió bao giờ cũng tàn nhẫn trước cảnh trăng trong, hoa nở. Chiếu vua ban xuống, chiêu mộ thanh niên đi đầu quân dẹp loạn, thế là số phận chàng Lý Sanh cũng cùng chung với cảnh đau buồn li biệt, chàng phải dẹp bút nghiên lo việc kiếm cung.
Gia nhập vào đoàn quân viễn chinh, Lý Sanh phảI chuyển lên tận phía Bắc sông Tương.
Ngày tiễn người yêu, nàng Lương Ý Nương phải chia tay trên bờ sông Tiêu Tương để nhận mối sầu cách biệt của người chinh phụ. Nỗi đau buồn của đôi uyên ương không có bút mực nào tả nổi, và sông Tiêu Tương cũng trở thành nơi chưa đựng những mối sầu ly biệt của gái trai.
Sau khi tiễn người yêu qua sông Tiêu Tương để ngược về phía Bắc, nàng Lương Ý Nương đành gạt lệ trở về.
Nhà nàng Lương Ý Nương ở bên bờ sông Tương thuộc mạn hạ lưu, nên mỗi lần nhớ đến người yêu là Lý Sanh, nàng thường ra bờ sông đứng trông về về phía thượng lưu sông Tương mà khóc lóc, thở than.
Đau khổ nhất là những buổi chiều, lúc hoàng hôn xuống, vừng kim ô lăn về phía trời Tây, để lại trên nền trời xanh những tia sáng vàng nhạt, mặt sông Tương trở màu bạc, những khóm trúc bên sông bắt đầu tiễn những đôi chim rủ nhau bay về tổ ấm…
những hình đó gợi lại trong trí nhớ nàng Lương Ý Nương những kỷ niệm về một mối tình êm đềm thơ mộng, và “Tương tư” cũng ra đời từ đấy.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #9 on: November 19, 2005, 02:28 PM »
Logged
Tương tư

Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân

Ngã hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngã thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt

Huề cầm thượng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa mãn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn

Nhân đạo Tương giang thâm
Vị đề tương tư bạn
Giang thâm chung hữu đề
Tương tư vô biên ngạn

Quân tại Tương giang đầu
Thiềp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy

Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngã tương tư môn
Tri ngã tương tư khổ

Trường tương tư hề, trường tương tư
Trương tương tư hề, vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức


-= Lương Ý Nương =-
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #10 on: November 25, 2005, 11:25 AM »
Logged

 
Đào hoa
桃花
[/color]

Ý nói : theo nghĩa thông thường ngày nay là có duyên, được nhiều phụ nữ yêu mến. Số đào hoa.

桃花運 đào hoa vận: Trong tiếng Hán Việt, từ "đào hoa" áp dụng cho cả nam lẫn nữ. Xem điển tích Đào Hoa phu nhân.

桃花星 đào hoa tinh: Theo số Tử Vi, đàn bà đã phải sao Đào Hoa và Hồng Loan chiếu mệnh thì cả đời chỉ giang hồ. Đàn ông bị sao Đào Hoa chiếu mệnh thì chịu bệnh tật. Truyện Kiều có câu: 2151. "Chém cha cái số hoa đào, Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!"

Điển tích
Dưới thời Xuân Thu, nước Sở đang hồi cường thạnh, các tiểu quốc ở vùng Hán Đông đều phải phục tùng cống lễ. Duy có nước Sái không chịu tuần phục vì cậy thế kết thân với nước mạnh Tề.

Nước Sái và nước Tức đều kết hôn với nước Trần, một nước chư hầu nhỏ thuộc địa phận phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam và Bạc Châu. Sái hầu cưới người chị, Tức hầu cưới người em. Tức phu nhân, tên gọi Tức Vĩ, nhan sắc tuyệt vời, tánh tình đoan chính.

Nhân chuyến về thăm cố quốc, Tức phu nhân đi ngang qua nước Sái và được Sái hầu mời vào cung thết đãi. Trong buổi tiệc, Sái hầu tỏ lời trêu ghẹo, Tức phu nhân nổi giận bỏ đi. Khi từ nước Trần trở về nước Tức, nàng không đi qua nước Sái nữa.

Tức hầu hay được chuyện, tức giận nghĩ cách báo thù. Bèn sai sứ sang cống nước Sở, mật cáo Sái hầu không tuần phục vì cậy thế. Lại dâng kế cho Sở Văn Vương giả động binh đánh nước Tức để cho Sái hầu đem quân giải cứu thì sẽ mắc mưu.

Quả thật, quân Sái bị binh Sở phục nơi yếu lộ đánh bại, Sái hầu bị bắt sống. Sở Văn Vương muốn đem giết đi nhưng nhờ có trung thần Dục Quyền can gián nên chịu cho Sái hầu đầu hàng để làm gương cho các nước chư hầu khác. Đoạn truyền mở tiệc tiễn Sái hầu về nước.

Trong yến tiệc, Sái hầu ca tụng với Sở Văn Vương về sắc đẹp của Tức phu nhân : mắt trong như thu thủy, má ửng như nhụy đào, mình mai vóc liễu, gót sen uyển chuyển.

Sở Văn Vương giả kế đi tuần du qua nước Tức để được thấy mặt Tức Vĩ. Tức hầu ra nghinh tiếp rồi mở tiệc. Sở Văn Vương truyền Tức Vĩ ra dâng rượu. Không dám trái ý, nàng ra rót rượu nhưng lại đưa cho cung nữ đệ chung ngọc lên Sở Văn Vương rồi cáo lui.

Sở Văn Vương liền dở giọng say truyền bắt Tức hầu. Được tin, Tức Vĩ đau đớn than :
«Ôi ! Đi rước cọp về nhà nên mới sinh họa.»

Than xong, chạy ra vườn hoa định nhảy xuống giếng tự tử. Tướng nước Sở là Đấu Đan kịp thời cản ngăn :
«Phu nhân không muốn sống để mà cứu mạng cho chồng sao ?»

Tức Vĩ lặng thinh. Đấu Đan dẫn nàng vào nạp cho Sở Văn Vương.

Sở Văn Vương liền phong cho nàng làm phu nhân. Và vì đôi má Tức Vĩ tựa hoa đào nên được gọi là Đào hoa phu nhân.

Tức hầu bị đày ra Nhữ Thủy, chẳng bao lâu vì đau buồn mà chết.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #11 on: November 25, 2005, 11:41 AM »
Logged
Nồi da xáo thịt

Bì oa chử nhục
皮鍋煑肉


Ý nói : thân thích trong gia đình giết hại lẫn nhau.


Ðiển tích
Dưới thời Tây Sơn, có lúc hai anh em Nguyễn Nhạc (Thái Đức hoàng đế 1778-1793) và Nguyễn Huệ (Quang Trung hoàng đế 1789-1792) động binh kiềm chế lẫn nhau để tranh quyền. Khi thành bị vây hãm, Nguyễn Nhạc yếu thế đã khóc than với em rằng :




Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn ?

皮鍋煑肉, 弟心何忍  

Nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ ?




Nhắc đến việc trên, người Bình Định có câu ca dao :




Lỗi lầm anh vẫn là anh,

Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em.


Ở Bình Định, mỗi khi săn được hươu nai, người ta thường lột da làm nồi nấu thịt. Nên có thêm mấy câu ca dao :


Da nai mà nấu thịt nai,

Việc đời như thế không ai động lòng.

Thịt nai mà chín bên trong,

Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #12 on: November 25, 2005, 11:55 AM »
Logged
Tang hồ bồng thỉ
桑 弧 蓬 矢
[/color]

Tang : Cây dâu, lá dùng để chăn tằm, quả chín ăn ngon gọi là tang thẩm 桑 葚
Hồ : Cái cung gỗ
Bồng : Cỏ bồng. Mùa thu thì chết khô, gió thổi bay tung gọi là phi bồng 飛 蓬
Thỉ : Cái tên

Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Tục Trung Hoa ngày xưa, hễ sanh con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; một phát lên trời, một phát xuống đất và bốn phát theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tiếp theo, trước cửa nhà, phía tả treo cung, phía hữu treo tên; cho thiên hạ biết nhà mình mới sanh đặng hoàng nam. Việc làm này ngụ ý khi trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn “hai vai gánh vác sơn hà”, tung hoành ngang dọc bốn phương trời.

Thỏa (phỉ) chí tang bồng
“Tang bồng” vốn là cách nói vắn tắt của thành ngữ “Tang hồ bồng thỉ”. Với nghĩa ấy, “tang bồng” thường kết hợp với các đơn từ khác để tạo thành những câu như “Chí tang bồng”, “Nợ tang bồng”.
Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay “phỉ chí tang bồng” dùng để diễn tả sự toại ý trong công cuộc thực hiện chí lớn.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #13 on: November 25, 2005, 12:01 PM »
Logged
Hà Đông sư tử
Sư tử Hà Đông


Hà Đông : một địa danh bên Trung Quốc. Sư tử : một loài thú được xem như chúa tể sơn lâm.
Ý nói : Những phụ nữ có tính hung dữ. Còn đàn bà hay ghen tương, trong văn học Việt-Nam, thường được ví với Hoạn Thư.

Ðiển tích
Thành ngữ trên nguyên từ một bài thơ của Tô Đông Pha viết tặng bạn thân mà ra. Bạn ông ở đất Vĩnh Gia (Trung Quốc), đời nhà Tống, họ Trần tên Tháo, tự Quý Thường, hiệu Long Khâu cư sĩ; cũng được gọi là Phương Sơn Tử. Vợ của Trần Quý Thường tên gọi Liễu Thị, tánh nết hung dữ, thiếu nhã nhặn.
Thuở tráng niên, Trần Quý Thường thích việc kiếm cung, mỹ tửu và bằng hữu. Quá nửa đời người, công danh không thành toại, ông lui vê sống ẩn dật, chuyên tâm về bút pháp và đạo Phật.

Dẫn giải 1
Mỗi lần nhà mở yến tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui thì Liễu Thị, viện cớ này cớ nọ, quát tháo om sòm để đuổi khách. Trần Quý Thường có lúc hốt hoảng, lơi tay rớt gậy. Tô Đông Pha nhân đấy, có làm bài thơ sau để bỡn bạn :

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Ai hiền bằng cư sĩ Long Khâu
Bàn Không thuyết Có suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu


Dẫn giải 2
Trần Quý Thường quá say mê theo Phật học nên ít quan tâm đến vợ con. Liễu Thị lấy làm phiền lòng, thường hay quát mắng chồng, ngay cả trước mặt bạn bè, chẳng chút nể nang.
Trong những tháng ngày cơ cực khi bị lưu đày ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha có làm một bài thơ dài gửi Trần Quý Thường để cười cho cái thân phận khổ lụy của hai người bạn thân. Bài thơ được mở đầu với những câu sau :

Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền
Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
Hoàng kim khả thành hà khả tắc
Chỉ hữu sương bính vô do huyền
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
.....

Đông Pha tiên sinh không một tiền
Mười năm đèn lửa xin hai bên
Hoàng kim làm được sông lấp được
Chỉ có tóc sương không chịu đen
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên
Bàn Không bàn Hữu thức suốt đêm
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền
.....

Một cách khôi hài đầy triết lý. Đông Pha tiên sinh có tài tạo vàng, lấp sông, nhưng không giữ được nét thanh xuân trên mái tóc. Long Khâu cư sĩ luôn bàn luận về đạo lý thượng thừa, nhưng để hồn siêu phách lạc khi nghe tiếng sư tử Hà Đông rống, đến nỗi làm rơi thiền trượng.

Tô Đông Pha còn có viết về tiểu sử của Trần Quý Thường như sau :

"Phương Sơn Tử, người ẩn cư trong khoảng Quang Hoàng. Thiếu thời, hâm mộ Chu Gia và Quách Giải. Bọn hào hiệp trong làng xóm đều qui phụ theo. Hơi lớn, biết chiêu lựa người, và đọc sách; muốn lấy việc đó mà chen chân với đời. Nhưng rồi không gặp. Đến tuổi xế, về ẩn lánh trong khoảng Quang Hoàng, nơi chỗ gọi là Kỳ đình. Ở nhà tranh, ăn rau trái, không giao thiệp với người đời. Bỏ xe ngựa, vứt áo mão, đi bộ. (.)
"Tôi bị biếm trích ở Hoàng châu, qua Kỳ đình, thì thấy. Mới kêu : Hỡi ôi ! Đó là cố nhân của tôi, Trần Tháo Quí Thường đó. Sao lại ở đây ? Phương Sơn Tử cũng kinh ngạc, hỏi tôi tại sao đến đây. Tôi nói duyên cớ. Ông cúi đầu không đáp; rồi ngửa lên trời mà cười. Gọi tôi ngủ lại nhà. Tường vách xơ xác, nhưng vợ con trông chừng có vẻ thoả ý. Tôi giật mình lấy làm kinh ngạc.
"Tự nghĩ, Phương Sơn Tử khi thiếu thời, ưa rượu và thích kiếm, xài tiền như đất cát. (.)
"Tôi nghe nói trong khoảng Quang Hoàng có nhiều dị nhân, thường thường giả bộ ngây dại, dơ bẩn, khó gặp được. Phương Sơn Tử cũng trong hạng đó ư ?"

Chú thích thêm
Hai chữ "Hà Đông" dựa trên một câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường để ám chỉ Liễu Thị.

"Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu"
(Có gái Hà Đông người họ Liễu)


"Sư tử hống" có nhiều cách diễn giải khác nhau :
(1) Trong kinh Phật, sư tử là chúa tể sơn lâm, tiếng rống làm khiếp đảm muôn thú, để vừa chỉ tánh hung tợn của Liễu Thị vừa chỉ Quý Thường là tín đồ Phật giáo.
(2) Giọng thuyết pháp của Phật tổ, âm thanh uy nghiêm làm chấn động thế giới.
(3) Xưa, một số kinh sách nhà Phật bên Trung Quốc, lấy hình đầu sư tử há miệng rống làm phù hiệu. Đồng thời, cũng có một quyển kinh tên gọi "Liễu nghĩa kinh", dạy tánh hạnh cho nữ Phật tử. Kinh đó thường được gọi là "Sư tử hống, Liễu nghĩa kinh".

Tú Xương :
Hậu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #14 on: November 25, 2005, 04:48 PM »
Logged
Mai thê hạc tử
梅 妻鶴子
[/color]

 Mai : Cây mai, hoa mai.
 Thê : vợ.
 Hạc : chim hạc.
 Tử : con.
Mai thê hạc tử nghĩa đen là lấy cây mai làm vợ, lấy chim hạc làm con. Ý nói : Người ở ẩn, cao khiết thoát tục.

Điển tích xưa : Lâm Hòa Tịnh, ẩn sĩ đời Tống, tên Bô, tự Quân Phục, mồ côi từ nhỏ, rất chăm học, tánh không màng công danh phú quý, ở ẩn trong núi Cô Sơn vùng Tây Hồ, 20 năm không bước chân ra thị thành. Ông làm thơ rất hay, có tài vẽ đẹp, và chữ viết thật tốt. Ông sống một mình, trồng mai và nuôi hạc làm bạn.

Điển tích nay : Một người đàn ông thời nay, lúc đầu nghe qua câu "Mai thê hạc tử" cũng chỉ hiểu đại khái vậy thôi. May quá, một hôm đi lang thang trên bờ sông, gặp một người đàn ông khác cũng đi lang thang mà dáng điệu còn buồn hơn. Hai người làm quen nhau và người đàn ông đau khổ kia giảng câu ấy bảo rằng chính mình cũng đang ở trong hoàn cảnh của Lâm Bô. Anh chàng nầy vì ngấy gia đình đến tận cổ nên mới lên núi tu tiên. Người ấy đoán thêm rằng hẳn Lâm Bô cũng vì bị một cô vợ có đủ bảy cái tội trọng : kiêu hãnh, thèm khát, hà tiện, vật chất, tham ăn, giận dữ và lười biếng, nên mới bỏ đi "mai thê hạc tử" như thế. Còn cái thân tôi, khổ hơn Lâm Bô là vì cộng thêm với bảy cái tội trọng mà vợ tôi có đủ, nàng lại còn xấu, đằng trước lép, đằng sau bẹp, miệng cười một cái thì kê được vào cả bộ sa-lông, đôi tai khi nóng có thể mượn làm cái quạt. Thế mà nàng cứ tưởng mình là Tây Thi nên cuộc sống khó chịu vô cùng. Thấy người bạn mới quen u sầu quá, người đàn ông để cho anh ta đi "mai thê hạc tử" một mình.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #15 on: November 25, 2005, 04:50 PM »
Logged
Ba sanh (Ba sinh)
Tam sanh
三 生
[/color]

Sanh hay sinh là sống.
Ba sanh hay Ba sinh là ba kiếp sống.

Nợ ba sinh : Món nợ tình ái giữa hai người Nam Nữ trong ba kiếp luân hồi phải gặp nhau.
Ðiều nầy phù hợp với luật Nhân Quả. Trong chuyện tình yêu, một câu thề nguyền hẹn hò giữa hai người Nam và Nữ, không phải nói rằng chơi mà có Thần Thánh chứng biết, nếu cuộc tình dang dở không kết thành chồng vợ được trong kiếp nầy thì nội trong ba kiếp tới, hai người cũng phải tái kiếp để gặp nhau mà kết thành chồng vợ.
Trong văn học, Ba sinh là để chỉ mối duyên vợ chồng ràng buộc hai người từ kiếp trước.

Ðiển tích 1 : Theo sách "Truyền đăng lục", xưa có chàng Tỉnh Lang, một hôm đến Nam Huệ Tự. Nằm chơi, bỗng ngủ quên và chiêm bao thấy mình dạo non Bồng. Nhìn thấy một nhà sư ngồi niệm kinh trước một nén nhang đang cháy, Tỉnh Lang lấy làm lạ hỏi. Nhà sư đáp :
- Khi trước có một người đi cúng chùa, thắp nén nhang nầy, khấn nguyện. Nhang chưa tàn mà người ấy đã trải qua ba kiếp. Kiếp đầu nhà Đường, đời vua Huyền Tông, làm quan Phủ sứ đất Kiến Nam. Kiếp thứ hai cũng đời Đường, đời vua Hiến Tông, làm quan đất Tây Thục. Kiếp thứ ba, sinh ra tên gọi Tỉnh Lang.

Tỉnh Lang nghe đến tên giật mình tỉnh giấc. Lòng bán tín bán nghi.

Ðiển tích 2 : Theo Cam Trạch Dao, Lý Nguyên đời Ðường kết bạn thân với ông sư Viên Trạch chùa Huệ Lâm. Một hôm hai người cùng đi chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà đi gánh nước. Sư Viên Trạch nói:
- Bà đó là nơi thác thân của tôi. Mười hai năm sau, bạn sẽ gặp lại tôi tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu.

Ðêm hôm đó, Viên Trạch chết. Mười hai năm sau, Lý Nguyên nhớ lời hẹn ước, liền tìm đến Chùa Thiên Trúc, gặp một đứa trẻ chăn trâu. Ðứa trẻ ấy cất tiếng hát:

Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luận,
Tàm quí tình nhân viễn tương phỏng,
Thử thân tuy dị tánh trường tồn.


Nghĩa là:
Tinh hồn cũ gởi trên đá ba sinh,
Thưởng trăng ngâm gió không bàn định,
Thẹn với bạn tình xa đến thăm,
Thân tuy khác, tánh vẫn trường tồn.


Nghe lời đứa trẻ hát, Lý Nguyên hiểu ngay đứa trẻ ấy chính là Viên Trạch tái kiếp.

Hồ Xuân Hương :
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
Cái nợ ba sinh đã trả rồi !


Kinh Hôn Phối : Ðốt cho nồng từ bữa ba sanh

Truyện Kiều của Nguyễn Du : Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Tiểu Phương

  • *
  • Youngster
  • Posts: 26
  • Joined: Nov 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #16 on: November 28, 2005, 11:09 AM »
Logged
Tiểu nữ có một số tích truyện bằng thơ . Xin post lên , ai có nhã ý xin mời thưởng thức .



(điển tích nầy được trích lục từ quyển Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển)

[div align=\\\"center\\\"]
Ðường hải-lộ từ Nam ra Bắc,

Khỏi Ba Ngòi, trước mặt: Qui Nhơn.

Dọc bờ biển, nước xanh dờn,

Có hai ngọn núi cao hơn cả vùng.

 

Ngọn lớn: hai ngàn năm mươi mét,

Ngọn kia lối mươi mét thấp hơn.

Từ xa, nhìn thấy chập chờn,

Bóng hình người mẹ nuốt hờn bế con.

 

Từ ngoài khơi, bốn mươi cây số,

Nhìn vào bờ lố nhố rừng cây,

Trông mập mờ, giữa đám mây,

Tượng người thiếu phụ đứng đây trông chồng.

 

Tương truyền rằng thuở xưa, xa tít,

Ðôi vợ chồng khắn khít bên nhau.

Ðược hai con, quý biết bao,

Ðầu lòng trai trưởng, tiếp sau một nàng.

 

Ðôi trẻ sống hoàn toàn no ấm,

Khi lớn không, tuổi nhắm mười lăm,

Một hôm cãi vã, lỡ lầm,

Anh gây thương tích, chém nhằm cô em.

 

Một nhát dao bủa ngay mái tóc,

Máu đào tuôn, chảy dọc, chảy ngang.

Em đau , la khóc, kêu vang,

Người anh hoảng sợ, tìm đàng thoát thân.

 

Chạy một hơi tới bờ biển rộn,

Gặp thương thuyền điều động nhổ neo.

Cậu bé nài nỉ xin theo,

Miễn cơm đủ sống, chẳng nèo đồng lương.

 

Phần cha mẹ cố tìm không gặp

Trai duy nhút, bất cập vắng tin.

Già, yếu, hiu quạnh mãi nhìn

Ðường mòn, cảnh cũ, bóng hình thấy đâu ?

 

Không bao lâu, ông bà tạ thế,

Người con gái khóc kẻ thảm thương.

Một mình côi cút đảm đương,

Ði từng thôn ấp tìm đường nuôi thân.

 

Chục năm sau, người con trai trưởng

Nhờ siêng năng, kỹ lưỡng, khôn ngoa,

Thu hoạch vốn liếng bộn bàng,

Tìm về quê cũ, hỏi han gia đình.

 

Ðược hung tin mẹ cha khuất bóng,

Người em gái tìm sống tỉnh ngoài,

Chàng trai thất vọng, u hoái,

Vội vàng lìa xứ, đắng cay não nề.

 

Theo thời gian, nỗi buồn tan biến,

Nhờ cần mẫn, nổi tiếng giàu sang,

Gầy dựng cơ nghiệp khang trang,

Nơi một vùng nọ, nơi làng chôn nhau.

 

Lại may mắn gặp trang thiếu nữ,

Người đẹp xinh, hằng giữ nếp nhà,

Ðôi bên kết hợp mặn mà,

Trở thành phu phụ, thật là xứng đôi!

 

Chỉ năm sau, trổ sinh một gái,

Gia đình thật êm ái, thuận hoà,

Thỉnh thoảng chàng phải đi xa,

Theo nghề buôn cũ, thật là hỉ hoan.

 

Một hôm nọ, sau thời gian vắng,

Chàng trở về, lúc nắng ban mai,

Tóc nàng rơi xõa khỏi vai,

Mới vừa tắm gội, trải dài chờ khô.

 

Xa cách lâu, trùng phùng mừng rỡ,

Nàng nhanh nhẹn hớn hở bới đầu,

Chợt hình chàng thấy vết sâu,

Một lằn thẹo lớn trên đầu phu nhân.

 

Ngạc nhiên , chàng hỏi liền người vợ:
"Lý do nào, thẹo ở giữa đầu ?

Em đã có, từ bao lâu?

Nay anh vừa thấy, lo âu vô cùng !"

 

Giọng thân yêu, nàng cười đáp lại:

"Việc xảy ra lúc hãy còn thơ.

Hơn mười năm trước bây giờ,

Do người anh cả bất ngờ gây ra."

 

"Hôm ấy, hai anh em ăn mía,

Anh cầm dao ró, tỉa gọn gàng.

Phần em , với tánh ngang tàng,

Ngồi kề bên cạnh, lẹ làng giành ăn."

 

"Người anh tánh hiền lương , phúc hậu,

Rất thương em, nhanh nhẩu nuông chìu.

Lần ấy, đã cảnh cáo nhiều,

Nhưng em ranh mãnh , vẫn liều trêu anh."

 

Mãi bị ghẹo, anh càng phẫn nộ,

Ðang cầm dao, nhẹ bỗ đầu em.

Máu me tuôn chảy tèm lem,

Anh quá sợ hãi, chẳng thèm cứu nguy!"

 

"Từ ngày ấy, anh đi biền biết,

Cha mẹ già buồn kiệt sức luôn.

Ðêm, ngày dòng lệ mãi tuôn,

Nhớ đứa con trưởng là nguồn sống vui."

 

"Vì lẽ ấy, ông bà mất sớm,

Mấy lần, em cũng giợm ra đi,

Vì nghèo khó, chẳng mấy khi,

Cơm không no dạ, lấy chi sống còn ?"

 

"Em tìm cách di cư nơi khác,

Cố làm thuê để đạt miếng ăn.

Lúc ban đầu, thật khó khăn,

Nhưng nhờ Trời độ, cũng hằng ấm no."

 

"Ơn Trên thương, ban em diễm phúc

Gặp anh đây, cúc trúc đoàn viên

Lại sanh bé gái hữu duyên,

Gia đình hạnh phúc, mãn nguyền lòng em !"

 

Khi nghe qua, người chồng kinh ngạc,

"Tủi nhục thay! Lầm lạc đớn đau.

Chính nàng: em gái thuở nào,

Cùng chung cha mẹ, lẽ nào kết duyên?"

 

Nhưng sau đó, chàng liền quyết định:

Giữ bí mật cho chính mình thôi.

Tránh cho nàng khỏi bồi hồi,

Tâm tư dày xéo, đứng ngồi khó yên !

 

Vì lễ nghi gia đình, tôn giáo,

Không thừa nhận táo bạo sai lầm,

Từ đây, chẳng thể âm thầm,

Dẫm trên vết cũ, sắt cầm yêu đương !

 

Tội loạn luân vô tình vướng mắc,

Khó dung tha, dằng dặc lương tâm.

Xã hội không biết, chẳng tầm,

Nội tâm cắn rứt, đứng nằm không an.

 

Ngày hôm sau, chàng từ giã vợ,

Viện cớ phải đòi nợ phương xa.

Cần đi gâp, chẳng dần dà,

Vợ con vĩnh biệt, thiết tha u buồn !

 

Chàng khuất dạng, lướt theo mây gió,

Mãi lê chân, rày đó mai đây.

Vợ con thương nhớ , khó khuây,

Trở về sum họp, vui vầy: chẳng nên !

 

Phần phu nhân, mong chờ trong ngóng,

Ðợi chồng về, chiếc bóng cô đơn,

Thương nhiều rồi lại nghe hờn,

Hay chàng phụ bạc ? Thiệt hơn khó tường !

 

Trải bao năm, ác tà thỏ lặn,

Mỏi mắt nhìn, thấy đặng gì đâu ?

Lòng rầu nhìn cảnh thêm sầu,

Bồng con , đứng đợi, bạc đầu không hay!

 

Lòng uất hận , sục sôi quá độ,

Nỗi khổ tâm hết chỗ tung hoành!

Hay là Thiên Ý đã dành

Thân nàng hoá đá biến thành Thần Linh ?


 

[/div]
[div align=\\\"right\\\"] " Điệu Hàm Chương mai hoa còn rớt ngọc,
Xiêm nghê nàng ven vén để hương lay..."  

[/div]

Offline vizz

  • *
  • Youngster
  • Posts: 44
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #17 on: November 30, 2005, 05:17 PM »
Logged
Hum nay vao lai thay chu de ni thu vi ghe  

 "Truoc sau nao thay bong nguoi
Hoa dao nam ngoai con cuoi gio dong"


Minh thac mac ve 2 chu "Hoa dao" trong cau tho, hinh nhu theo y tho cua bac nao o doi Duong thi phai?.Ban nao biet dien co nay giai thich ho minh nhe!

  Hiz..net khin, ko oanh co dau duoc  
« Last Edit: November 30, 2005, 05:26 PM by vizz »
Vô ảnh thường giao tâm tựa thuỷ
Hữu ngôn tự giác khí như sương

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #18 on: November 30, 2005, 06:04 PM »
Logged
Quote
Hum nay vao lai thay chu de ni thu vi ghe   

 "Truoc sau nao thay bong nguoi
Hoa dao nam ngoai con cuoi gio dong"


Minh thac mac ve 2 chu "Hoa dao" trong cau tho, hinh nhu theo y tho cua bac nao o doi Duong thi phai?.Ban nao biet dien co nay giai thich ho minh nhe!

  Hiz..net khin, ko oanh co dau duoc 
[div align=\\\"right\\\"][snapback]23809[/snapback][/div]

Cả câu sau là một điển tích, nhưng thường người ta quan tâm đến "gió đông" nhiều hơn là "hoa đào".
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #19 on: November 30, 2005, 06:09 PM »
Logged
Quote
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Ai hiền bằng cư sĩ Long Khâu
Bàn Không thuyết Có suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu


Hai câu cuối dịch không được chính xác lắm. Không phải "kinh hoàng bỏ gậy..." mà phải là hốt hoảng "rơi gậy". Có lẽ đoạn này cụ Đào Duy Anh dịch chuẩn hơn
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

0 Members and 2 Guests are viewing this topic.