Author Topic: Về các điển tích  (Read 13190 times)

Description:

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #20 on: November 30, 2005, 06:29 PM »
Logged
Quote
Hai câu cuối dịch không được chính xác lắm. Không phải "kinh hoàng bỏ gậy..." mà phải là hốt hoảng "rơi gậy". Có lẽ đoạn này cụ Đào Duy Anh dịch chuẩn hơn
[div align=\\\"right\\\"][snapback]23815[/snapback][/div]

 [!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--] Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên [/quote]

 Ặc , " kinh hoàng bỏ gậy ... " và " hốt hoảng rơi gậy ... " khác nhau nhìu nhỉ .
Em chưa đọc bản của cụ Đào Duy Anh , nhưng thấy bản này cũng sát nghĩa lắm mà .
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #21 on: November 30, 2005, 06:45 PM »
Logged
Quote
Ặc , " kinh hoàng bỏ gậy ... " và " hốt hoảng rơi gậy ... " khác nhau nhìu nhỉ .
Em chưa đọc bản của cụ Đào Duy Anh , nhưng thấy bản này cũng sát nghĩa lắm mà .
[div align=\\\"right\\\"][snapback]23820[/snapback][/div]
Mi lại chiến đấu ngôn ngữ với ta rồi  

Vậy khác nhau giữa "kinh hoàng" và "hoảng hốt", giữa "bỏ gậy" và "rơi gậy" là gì?!
Không phải mức độ của "hoảng hốt" nhẹ nhàng hơn "kinh hoàng" hay sao?! Dù là tiếng người có như tiếng st hống thì chắc đã làm cho người ta kinh hoàng như nghe tiếng quân Nguyên thúc ngựa sau lưng?! "Bỏ gậy" chẳng phải là chủ động buông cây gậy trong tay ra hay sao, ngược lại "rơi gậy" chẳng phải là tư thế bị động hay sao. Hơn nữa, "rơi" còn tạo cảm giác hốt hoảng, bất ngờ, run rẩy của người yếu bóng vía  

Bản dịch anh đọc được trong Truyện Kiều (phần khảo cứu)  (NXB VH - HN 1976)
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #22 on: November 30, 2005, 07:00 PM »
Logged
Rứa là " Tâm mang nhiên " = hoảng hốt là chuẩn ?
 Cuồng huynh ơi , vào giúp đệ zới .
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #23 on: November 30, 2005, 07:14 PM »
Logged
CON "QUỐC QUỐC"

Con "Quốc quốc" vốn là chim Cuốc. Tiếng "quốc quốc" do cách tá âm "cuốc cuốc" mà ra. Trong bài "Qua đèo Ngang" của bà huyện Thanh Quan, có câu:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Chim Cuốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ. Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm dưới ao sâu hoặc hồ rộng. Cuối xuân sang hè thì bắt đầu kêu. Giọng thê thảm khiến khách lữ hành động lòng nhớ nhà, nhớ quê hương.

Chim này không tự làm tổ lấy, đẻ trứng vào ổ chim Oanh. Chim Oanh ấp, nuôi cho đến lớn.

Sự tích chim Cuốc có nhiều thuyết.

Có điển cho rằng vua nước Thục là Đỗ Vũ thông dâm với vợ một bề tôi là Biết Linh, Biết Linh dấy loạn. VuaThục thất bại, mất ngôi, chạy trốn vào rừng. Đoạn này sách "Thành đô ký" lại nói: Vua Thục thông dâm với vợ
Biết Linh. Biết Linh biết chuyện, bày kế cho vợ nói khích Đỗ Vũ nhường ngôi cho Biết Linh rồi cùng vợ Biết Linh bỏ nước đi, để sống cho trọn tình chung. Đỗ Vũ nghe theo, giao nước cho Biết Linh nhưng vợ Biết Linh bây
giờ bỏ Đỗ Vũ, trở lại sống cùng chồng.

Buồn khổ, nhớ nước, sau thác, Thục đế hóa thành chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu mãi không thôi.

Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du đoạn tả về khúc đàn của Kiều gảy cho Kim Trọng nghe lúc tái hợp, có câu:

Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ Quyên.

Lại cũng có điển chép: Thục đế An Dương Vương của nước ta (207 trước D.L.?), vì con gái là Mỵ Châu bị lừa, trao nỏ thần cho chồng là Trọng Thủy nên phải thua trận và nhảy xuống biển tự tử. Vì nhớ nước nên hóa thành
chim Cuốc, ngày đêm kêu lên những tiếng não ruột.

Thuyết sau này e không đúng. Vì tiếng Đỗ Quyên", "Đỗ Vũ" nguồn gốc vốn ở Trung Hoa.

Thật không có tiếng gì kêu bi thảm, não ruột cho bằng tiếng chim Cuốc. Những buổi trưa hè nắng chang chang hay những đêm hè tịch mịch, tiếng chim Cuốc trong những bụi rậm hay trong bụi niễng dưới đầm vọng lên làm lòng người cảm thấy bi ai một cách lạ lùng. Nó gợi lên được sự nhớ nhung một thời oanh liệt xa xôi nào; có khi nó thúc giục và làm bừng dậy cái tinh thần ái quốc nồng nàn đương tiềm tàng trong lòng người dân thời nước mất nhà tan.

Thi ca cổ điển Việt Nam dùng rất nhiều điển về chim Cuốc.

Trần Danh An, một di thần nhà Lê (1428-1788), nghe tiếng Cuốc kêu cũng cảm xúc, nhớ lại một triều đại hưng thịnh, một công nghiệp dựng nước của Thái Tổ (1), tài đức Thái Tông (2)... Hôm nay, Chiêu Thống hèn nhát, họ
Trịnh chuyên quyền, lòng ái quốc thiết tha sống động trong tâm hồn thi sĩ; nhưng thi sĩ cảm thấy mình bất lực trước thời cuộc nên đành gói ghém tâm sự di thần của mình trong mấy vần thơ:

Giá cô tại giang Nam
Đỗ Quyên tại giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ Quyên do hữu quốc gia thanh,
Cô thần đối thử tình vô cực.

Nghĩa:

Chim giá cô ở bờ sông Nam,
Chim Đỗ Quyên ở bờ sông Bắc,
Giá cô kêu gia gia,
Đỗ Quyên kêu quốc quốc
Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà
Cô thần đối cảnh tình man mác.

Bà huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang đã mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm trạng thầm kín của mình đối với công nghiệp của triều Lê đã mất:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Nhưng tiếng Cuốc ở đây lại càng lâm ly, não nùng hơn nữa.

Đứng trước thành Cổ Loa, xưa kia nơi đây là cung miếu của vua Thục, nhà thơ Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ. Cung miếu đó, xưa kia tráng lệ huy hoàng bao nhiêu thì ngày nay điêu tàn quạnh quẽ bấy nhiêu. Trong cảnh vắng vẻ lạnh lùng này, dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng cuốc khắc khoải năm canh vọng lên buồn bã.

... Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải Cuốc kêu thâu (3).

Nguyên văn:

... Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu,
Đỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm.

Tiếng Cuốc của quan Án Chu Mạnh Trinh tuy có não nuột thật nhưng chưa sâu xa thấm thía và bi đát bằng tiếng Cuốc kêu của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Tiếng Cuốc của Cụ Nguyễn là tất cả tiếng nói của lòng một người dân tha thiết yêu nước bị mất nước. Tiếng Cuốc đó
còn nói lên một mối đau buồn uất hận của tác giả vì nỗi bất lực trước cảnh đen tối của thời cuộc. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm thôi thúc tác giả xông pha vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc:

Khắc khoải sâu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đừng gọi?
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Ban đêm ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

Mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm sự của một người dân vong quốc vẫn là một thông lệ trong văn chương Việt Nam.

"Thục đế", "Đỗ Quyên", "Quốc quốc" đều do điển tích trên.

(1) Tức Lê Lợi, khởi nghĩa chống giặc Minh 10 năm và giải phóng được đất nước.

(2) Vua thứ hai đời nhà Hậu Lê, nối ngôi Lê Thái Tổ.

(3) Bản dịch của Tiền Đàm.

Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #24 on: November 30, 2005, 07:16 PM »
Logged

 
 ĐỘNG ĐÀO NGUYÊN

Động Đào Nguyên còn gọi là động Bích.

Đây là chỗ tiên ở.

Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng, bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa thích thú. Định co người ở gần đấy nên bỏ thuyền, lên bờ. Vượt qua rừng đào, đến một ngọn núi. Dưới chân núi
có một cửa hang nhỏ hẹp, vừa chui được một người. Bên trong thấp thoáng có ánh sáng.

Gợi tính tò mò, chàng lách mình vào cửa hang. Lúc đầu, cửa hang còn hẹp, sau rộng dần, rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp liên tiếp nhau; tiếng gà, tiếng chó nghe rõ mồn một; thanh niên thiếu nữ đều say sưa công việc đồng áng. Trên mặt mọi người hiện nét vui tươi chất phác hồn nhiên. Người già, con trẻ đều có vẻ ung dung thanh thản.

Những người ở đây thấy chàng ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi: làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thực. Các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi khách. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường.

Những bực phụ lão lại nói:

- Tổ tiên chúng tôi tránh loạn đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi không còn biết nhà Hán, huống hồ là nhà Ngụy, và nhà Tấn.

Cuối cùng, họ lại dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây.

Người đánh cá ở chơi một hôm rồi xin cáo biệt.

Từ đời nhà Tần (221 trước D.L.) đến nhà Tấn (419 sau Dương lịch) mà họ đến đây tránh nạn kể ra có trên sáu trăm năm. Người đánh cá cho mình may mắn đã được gặp tiên. Nên khi trở về, nhiều người đến thăm hỏi,
trước còn tìm cách giấu nhưng cuối cùng chuyện thấu đến quan Thái Thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại.

Có tính hiếu kỳ, viên Thái Thú sai người đi theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người bị lạc đường đành phải trở về.

Trong truyện "Hoa tiên" của Nguyễn Huy Tự có câu: "Nào hay là khách Đào Nguyên đã về".

Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du đoạn thuật lại lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng trong khi nhà vắng, nàng lén sang chỗ ở của chàng, có câu: "Xắn tay mở khóa động Đào".

"Động Đào" là động Đào Nguyên, Kiều dùng lối thậm xưng, đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên; và nàng cũng vinh hạnh được vào... cõi tiên ấy.

Trong "Tần cung nữ oán Bái Công văn" của Nguyễn Hữu Chỉnh (?) có câu: "Nếu tuổi xanh chẳng nhuốm bụi hồng, chiếc ngư phủ đã đưa vào động Bích".

"Động Đào", "Đào Nguyên", "động Bích" đều do điển tích trên.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline vizz

  • *
  • Youngster
  • Posts: 44
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #25 on: December 01, 2005, 09:02 AM »
Logged
[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]Ai hiền bằng cư sĩ Long Khâu
Bàn Không thuyết Có suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu [/quote]
The nay nay:

"Ai hien bang cu si Long Khau
Tung kinh thuyet phap suot dem thau
Bong nghe su tu Ha Dong rong
Tay roi chiec gay,long lo au"


Minh thay bac To Dong Pha xay dung hinh tuong "su tu" ko dang so bang Nguyen Du (hoi bi ket bac nay  ). Nguyen Du da hinh tuong hoa nguoi vo le voi than phan tam gui dung truoc ham con su tu dang ha to mieng, cai chet nhu sap do ap xuong. Chua het noi nhuc ay, nguoi vo le phai luon luon song nhin nhuc truoc nguoi vo ca.

"Giam chua lai toi bang ba lua nong"

Y nay duoc lay trong cau "The^' di~ do^' phu. bi? su tu" tuc "Nguoi doi vi dan ba ghen nhu su tu"
Vô ảnh thường giao tâm tựa thuỷ
Hữu ngôn tự giác khí như sương

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #26 on: December 01, 2005, 12:41 PM »
Logged
Quote
Rứa là " Tâm mang nhiên " = hoảng hốt là chuẩn ?
 Cuồng huynh ơi , vào giúp đệ zới .
[div align=\\\"right\\\"][snapback]23832[/snapback][/div]

Tối qua về xem lại, chính xác thì cụ ĐDA dịch thế này:

"Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Gậy chống tuột tay lòng hoang mang"

Chuẩn chưa hà  

Có gì nữa không
« Last Edit: December 01, 2005, 12:42 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #27 on: December 01, 2005, 12:51 PM »
Logged
Quote
Hum nay vao lai thay chu de ni thu vi ghe   

 "Truoc sau nao thay bong nguoi
Hoa dao nam ngoai con cuoi gio dong"


Minh thac mac ve 2 chu "Hoa dao" trong cau tho, hinh nhu theo y tho cua bac nao o doi Duong thi phai?.Ban nao biet dien co nay giai thich ho minh nhe!

  Hiz..net khin, ko oanh co dau duoc 
[div align=\\\"right\\\"][snapback]23809[/snapback][/div]

Quên mất, bàn nốt cái nì. Xin lỗi vì đây không phải là tích mà chỉ là một kiểu như... remix thoai  

Hai câu trên ND phỏng theo ý của Thôi Hộ đời Đường, có câu:
"Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong"


(nghĩa thì hỉu rồi).
Lời bàn của cụ Đào Duy Anh (không có trong " " đâu nhé  ): Hai câu remix của ND có tình hơn của Thôi Hộ. Nếu câu đầu "Nhân diện bất tri hà xứ khứ" chỉ tả mặt người không thấy đâu, thì câu của ND những từ "trước", "sau", "nào thấy" còn tả cảnh người ngó trước nhìn sau tìm kiếm mà không thấy. Câu thứ 2, Thôi Hộ dường như chỉ tả cảnh hoa đào cười gió đông, trong khi chỉ 2 chữ "năm ngoái" của ND cũng gợi nên sự nhớ nhung của chàng Kim, gợi lên cả hình bóng nàng Kiều phảng phất trong hoa đào...  

B/A: Hình ảnh "gió đông" trong VH cổ có khá nhiều nghĩa, các bạn thử xem còn có ở đâu nữa không, và ý nghĩa như thế nào?!
« Last Edit: December 01, 2005, 05:32 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline vizz

  • *
  • Youngster
  • Posts: 44
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #28 on: December 03, 2005, 03:29 PM »
Logged
[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]Hai câu trên ND phỏng theo ý của Thôi Hộ đời Đường, có câu:
"Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong"

(nghĩa thì hỉu rồi).
Lời bàn của cụ Đào Duy Anh (không có trong " " đâu nhé  ): Hai câu remix của ND có tình hơn của Thôi Hộ. Nếu câu đầu "Nhân diện bất tri hà xứ khứ" chỉ tả mặt người không thấy đâu, thì câu của ND những từ "trước", "sau", "nào thấy" còn tả cảnh người ngó trước nhìn sau tìm kiếm mà không thấy. Câu thứ 2, Thôi Hộ dường như chỉ tả cảnh hoa đào cười gió đông, trong khi chỉ 2 chữ "năm ngoái" của ND cũng gợi nên sự nhớ nhung của chàng Kim, gợi lên cả hình bóng nàng Kiều phảng phất trong hoa đào...  [/quote]
xie xie anh Pavel nhe !(moi hoc duoc cua con ban iu quy )

[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]"Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong"
[/quote]
Cai ni theo em biet la duoc dung trong tac pham "Cung oan ngam khuc" cua bac Nguyen Gia Thieu nham to cao toi ac cua ong vua vo tam, vo dao.

"Thu nhau chi hoi dong phong?
Goc vuon dai nang cam bong hoa dao"


Ban nao biet them thi chi giao nha'!  

  lai oanh dau ko duoc
Vô ảnh thường giao tâm tựa thuỷ
Hữu ngôn tự giác khí như sương

Offline Pavluchka

  • *
  • Youngster
  • Posts: 20
  • Joined: Aug 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #29 on: December 03, 2005, 06:58 PM »
Logged
Có thể nói rằng, Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu nhằm đánh thẳng vào trung tâm nhận thức của đạo Nho mạnh nhất. Đạo Nho lấy trời làm gốc vũ trụ, lấy vua làm gốc xã hội, lấy nhân nghĩa làm mực thước sinh hoạt. Thế mà chính nhà vua đã bỏ nhân nghĩa để sống với sự thỏa mãn khoái lạc riêng tư, chôn sống biết bao nhiêu người tài sắc, yêu mến, khát vọng trong cung cấm. Tính cách ích kỷ đó của một vị lãnh đạo xã hội sẽ đưa đến cảnh tan nát nhân quần. Chính Trời cũng đa đoan lắm chuyện, bày ra làm chi những cảnh trêu ngươi khốn khổ. Tạo ra loài người (?!) với muôn vẻ tinh anh sắc sảo rồi đày ải người một cách bất nhân. Trời bất nhân. Vua bất nhân. Thì bảo người nhân sao được. Cội rễ của đạo Nho đã bị mục ruỗng rồi:

 "Trên chính bệ có hay chăng nhẽ
Khách quần thoa mà để lạnh lùng
Thù nhau chi hỡi đông phong
Góc vườn dãi nắng cầm bông hoa đào

Tay tạo hóa cớ sao mà độc
Buộc người vào kim ốc mà chơi
Chống tay ngồi ngẫm sự đời
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm".
...........

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #30 on: January 05, 2006, 05:56 PM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"]  Liễu Chương Đài [/div]
 

Liễu Chương ĐàiTrong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn ta nỗi lòng nhớ thương quê hương và tình nhân của nàng Kiều lúc ở lầu xanh, có câu:

Nhớ lời nguyện ước ba sinh,

Xa xôi ai có biết tình chăng ai?

Khi về hỏi Liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!


"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ (tức là nàng Kiều).

Sở dĩ có nghĩa ấy do điển tích ở tình sử:

Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài.

Mấy năm sau, quan Tiết độ sứ ở châu Thanh là Hầu Hy Dật mến tài, tâu vua xin Hàn Hoành làm người giúp việc. Bấy giờ, đương lúc nhiễu loạn, Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:

Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,

Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?

Ví tơ buông vẫn xanh rờn,

Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!


Nguyên văn:

Chương Đài Liễu! Chương Đài Liễu!

Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?

Túng sử trường điều tự cựu thùy,

Dã ưng phan chiết tha nhân thủ.

Liễu được thơ cũng đáp lại:


Xanh non cành liễu đương tươi,

Năm năm luống để tặng người biệt ly.

Thu sang quyện lá vàng đi,

Chàng về biết có còn gì bẻ vin!
(Bản dịch của Trúc Khê)

Nguyên văn:

Dương liễu chi, phương chi tiết,

Khả hận niên niên tặng ly biệt.

Nhất diệp tùy phong hốt báo thu,

Túng sử quân lai khởi kham chiết! .


Lời thơ trao đổi thành một điềm gở báo trước.
Một thời gian, Hàn được trở về triều, tìm Liễu không thấy đâu cả. Dò hỏi tin tức, thì ra Liễu đã bị viên tướng Phiên rất có công trạng với triều đình tên Sa Tra Lợi thấy nàng có sắc đẹp nên cướp mất. Nàng bấy giờ được luyến ái hơn hết cả mọi phòng. Hàn buồn bã vô cùng, nỗi nhớ thương không sao khuây được.

May có một tráng sĩ trẻ tuổi tên Hứa Tuấn thương xót tình cảnh của Hàn, tìm mẹo cứu được Liễu. Bấy giờ vợ chồng được xum họp đầm ấm như xưa.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #31 on: January 05, 2006, 05:59 PM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"] Nghiêng nước nghiêng thành [/div]
 

Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua, Lý Diên Niên được nghe vua thường than thở:

- Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đình có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.

Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên hát:

Phương bắc có giai nhân

Tuyệt vời đứng riêng bực,

Một liếc, người nghiêng thành.

Hai liếc, người nghiêng nước.

Lẽ nào không biết được

Người đẹp thành nước nghiêng,

Người đẹp khó tìm gặp.

Nguyên văn:

Bắc phương hữu giai nhân

Tuyệt thế nhi độc lập.

Nhất cố khuynh nhân thành;

Tái cố khuynh nhân quốc

Khởi bất tri

Khuynh thành dữ khuynh quốc

Giai nhân nan tái đắc.

Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:

- Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?

Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:

- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.

Nhà vua truyền đòi người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên mình nàng, không còn tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.

Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏi. Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:

- Thiếp đau từ lâu, hình dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.

Hán Đế ngậm ngùi bảo:

- Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được thì hãy giở chăn cho ta nhìn mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa lòng sao?

Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:

- Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phụ. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho.

Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì, vẫn giữ chặt lấy chăn.

Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.

Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:

- Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai nhạt, và tình yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xa. Nhìn mặt ta, nhà vua sẽ chán thì khi nào còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.

Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.

Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng... mà nhà vua không tìm thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đã khuất.

Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh Bình điệu". Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,

Thường đắc quân vương đới tiếu khan
.

Nghĩa:

Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,

Để xứng quân vương một nụ cười
.

Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.

Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.




"Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lý Diên Niên.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #32 on: January 05, 2006, 06:02 PM »
Logged
[div align=\\\"center\\\"] Trường Hận Ca [/div]
 

Hoàng đế Đường Huyền Tông, họ tên thật là Lý Long Cơ, sau này hay gọi là Đường Minh Hoàng, nhà vua thứ chín đời nhà Đường (618-907). Lúc thiếu thời là một người anh vũ, có tài thao lược. Dưới triều đại của ông, đất nước được thanh bình. Nhưng mấy năm sau cùng, nhà vua đã 50 tuổi, đâm ra si mê Dương Quí Phi tức Dương Ngọc Hoàn, lại tin dùng bọn Dương Quốc Trung (anh họ của Dương Quí Phi), Lý Lâm Phủ, ... nên quốc chính ngày càng suy tệ.

Lúc bấy giờ có tướng An Lộc Sơn, người Hồ, quê ở vùng Nhiệt Hà là người rất thông minh, được nhà vua tin mến. Nhứt là đối với Quí Phi, họ An rất được yêu thương. An xin làm con nuôi của Quí Phi để được phép ra vào cấm uyển mà khỏi ai dị nghị. Nhà vua mù quáng lại vui lòng ưng thuận.

Vì có sự hiềm khích với Tể tướng Dương Quốc Trung, An Lộc Sơn sợ bị ám hại nên bỏ trốn, rồi cử binh từ quân Ngự Dương, tự xưng hoàng đế, đánh thẳng vào kinh đô Trường An. Binh triều đại bại, vua cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục.

Đến Mã Ngôi, tướng sĩ không chịu đi nữa, lại đồng nhau phải giết chết quyền thần Dương Quốc Trung; và bức vua phải đem thắt cổ con người ngọc thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quí Phi là mầm sinh đại loạn.

Lương thực hết, quân sĩ khổ mệt, căm tức. Gặp bước đường cùng, nhà vua đành giấu mặt, cắt lòng mà "hy sinh người yêu khuynh quốc".

Sau, loạn dẹp xong, Đường Minh Hoàng trở về Trường An. Đế đô còn đó, mà con người ngọc yêu dấu ngày xưa nay đâu còn nữa. Nỗi nhớ thương dào dạt, dằng dặc đầy lòng.

Mối tình vương giả này, rồi sẽ bị chìm trong lãng quên của thời gian, nếu không có ngòi bút tài hoa tuyệt vời của Bạch Cư Dị tô điểm cho thêm phần lâm ly, chua xót.

Bạch Cư Dị tự Lạc Thiên, người đời nhà Đường, quê ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, đậu Tiến sĩ năm 27 tuổi, nhận chúc Hàn lâm học sĩ. Có lúc ông bị biếm làm Tư mã đất Giang Châu. Sau, ông giữ chức Thứ sử ở Tô Châu, Hàng Châu. Về già, được thăng Hình bộ thượng thư.

Chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng, họ Bạch để lòng cảm xúc bằng bài "Trường hận ca" (Hận tình muôn thuở).

Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc,

Ngữ vũ đa niên cầu bất đắc.

Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành,

Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức.

Thiên sinh lệ chất nan tự khí:

Nhất triêu tuyển tại quân vương trắc.

Hồi mâu nhất tiếu, bách mị sinh,

Lục cung phấn đại vô nhan sắc.

Xuân hàn tứ dục Hoa thanh trì,

Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi.

Thị nhi phù khởi kiều vô lực,

Thỉ thị tân thừa ân trạch thì,

Vân bấn hoa nhan kim bộ diêu.

Phù dung trướng noãn độ xuân tiêu.

Xuân tiêu khổ đoản, nhật cao khởi.

Tùng thử quân vương bất tảo triều.

Thừa hoan thị yến vô nhàn hạ,

Xuân tùng xuân du, dạ chuyên dạ.

Hậu cung giai lệ tam thiên nhân,

Tam thiên sủng ái tại nhất thân.

Kim ốc trang thành kiều thị dạ,

Ngọc lâu yến bãi túy hòa xuân.

Tỉ muội đệ huynh giai liệt thổ,

Khả liên quang thái sinh môn hộ

Toại linh thiên hạ phụ mẫu tâm

Bất trọng sinh nam trọng sinh nữ.

Ly cung cao xứ nhập thanh vân,

Tiên nhạc phong phiêu xứ xứ văn,

Hoãn ca mạn vũ ngưng ti trúc,

Tận nhật quân vương khan bất túc...

Ngư Dương bề cổ động địa lai,

Kinh phá Nghê Thường vũ y khúc.

Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh

Thiên thặng vạn kỵ Tây Nam hành.

Thúy hoa diêu diêu hành phục chỉ,

Tây xuất đô môn bách dư lý.

Lục quân bất phát, vô nại hà,

Uyển chuyển nga my mã tiền tử,

Hoa điền ủy địa vô nhân thâu,

Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu.

Quân vương yểm diện cứu bất đắc,

Hồi khan huyết lụy tương hòa lưu.

Hoàng ai tán mạn phong tiêu tác,

Vân san oanh vu đăng Kiếm các.

Nga mi sơn hạ thiểu nhân hành,

Tinh kỳ vô quan nhật sắc bạc.

Thục giang thủy bích, Thục sơn thanh,

Thánh chúa triêu triêu mộ mộ tình.

Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc,

Dạ vũ văn linh trường đoạn thanh.

Thiên tuyền địa chuyển hồi long ngự,

Đáo thử trù trừ bất năng khứ.

Mã ngôi pha hạ nê thổ trung,

Bất kiến ngọc nhan không tử xứ,

Quân thần tương cố tận triêm y,

Đồng vọng đô môn tín mã quy.

Quy lai trì uyển giai y cựu:

Thái dịch phù dung Vị ương liễu.

Phù dung như diện liễu như my.

Đối thử như hà bất lụy thùy!

Xuân phong đào lý hoa khai nhật,

Thu vũ ngô đồng diệp lạc thì.

Tây cung nam nội đa thu thảo,

Lạc diệp mãn giai hồng bất tảo.

Lê viên đệ tử bạch phát tân,

Tiêu phòng a giám thanh nga lão.

Tịch diện huỳnh phi tứ thiểu nhiên

Cô đăng khiêu tận, vị thành miên.

Trì trì chung cổ sơ trường dạ

Cảnh cảnh tinh hà dục dục thự thiên.

Uyên ương ngõa lãnh sương hoa trọng,

Phỉ thúy khâm hàn thùy dữ cộng

Du du sinh tử biệt kinh niên

Hồn phách bất tằng lai nhập mộng.

Lâmc ùng đạo sĩ Hồng đô khách,

Năng dĩ tinh thành trí hồn phách.

Vị cảm quân vương tuyển chuyển tư,

Toại giao phương sĩ ân cần mịch

Bài vân ngự khí bôn như điện,

Thăng thiên nhập địa cầu chi biến.

Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền,

Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến.

Hốt đăng hải thượng hữu tiên san,

San tại hư vô phiếu diễu gian.

Lâu các linh lung ngũ vân khởi,

Kỳ trung sước ước đa tiên tử.

Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân,

Tuyết phu hoa mạo sâm si thị.

Kim khuyết tây tương khấu ngọc quynh,

Chuyển giao Tiểu Ngọc báo Song Thành.

Văn đạo Hán gia thiên tử sứ.

Cửu hoa trướng lý mộng hồn kinh.

Lãm y thôi chẩm khởi bồi hồi,

Châu bạc ngân bình dĩ lỹ khai.

Vân kế bán thiên tân thụy giác,

Hoa quan bất chính hạ đường lai.

Phong xuy tiên duệ phiêu phiêu cử

Do tự Nghê Thường vũ y vũ,

Ngọc dung tịch mạc lệ lan can.

Lê hoa nhất chi xuân ___ vũ.

Hàm tình ngưng thế tạ quân vương

Nhất biệt âm dung lưỡng diễu mang.

Chiêu dương điện lý ân ái tuyệt

Bồng lai cung trung nhật nguyệt trường.

Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ,

Bất kiến Trường An kiến trần vụ

Duy tương cựu vật biểu thâm tình

Điền hợp kim thoa ký tương khứ.

Điền lưu nhất cổ hợp nhất phiến

Thoa bích hoàng kim hợp phân điện.

Đãn giao tâm tự kim điền kiên,

Thiên thượng nhân gian hội tương kiến.

Lâm biệt ân cần trọng ký từ,

Từ trung hữu thệ lưỡng tâm tri,

Thất nguyệt thất nhật Trường sinh điện,

Dạ bán vô nhân tư ngữ thì,

Tại thiên nguyện tác tị dực điểu,

Tại địa nguyện vi tiên lý chi.

Thiên trường địa cửu hữu thời tận,

Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ.


Tác phẩm này đã có nhiều người dịch ra quốc văn, có bản bằng Pháp văn của Georges Soulié de Morant. Dưới đây là bản dịch của Yã Hạc và Trịnh Nguyên:

Vua Hán ước mơ người quốc sắc,

Bao năm tìm kiếm luống công toi.

Họ Dương có gái hoa đương nở,

Khóa kín buồng xuân, hận lẻ loi.

Sắc đẹp trời sinh khôn bỏ phí,

Ngai vàng một sớm được ngồi chung.

Một cười khêu gợi trăm mê luyến,

Xóa mất hồng nhan ở sáu cung.

Xuân lạnh, Hoa thanh hồ sẵn đó,

Suối tuôn dòng ấm tắm hoa khôi,

Vua ban ân trạch, con hầu nịnh

Sáng dậy phò nâng ẻo lả ngồi.

Ngày dạo sen vàng bay tóc mượt,

Đêm xuân trướng ấm ủ hoa đào.

Mặt trời lên vội, đêm xuân ngắn,

Từ đấy nhà vua nhãng thị trào.

Yến ẩm vui vầy thôi chẳng ngớt;

Đêm đêm xuân tứ lại xuân tình.

Ba ngàn cung nữ, ba ngàn mối,

Sủng ái từ đây thanh hầu thánh chúa,

Anh em nhuần gội ơn mưa móc,

Nhà cửa hàn vi rạng rỡ lây.

Thiên hạ đem lòng mơ phú quý,

Khinh trai trọng gái kể từ đây.

Ly Cung cao tít lồng mây biếc,

Tiên nhạc mê hồn vẳng bốn phương.

Sớm tối ca êm hòa múa dịu

Não nùng tơ trúc đắm quân vương.

Ầm ầm chiêng trống Ngư Dương dấy,

Khúc hát Nghê Thường hoảng vỡ tan.

Thành khuyết xôn xao mù khói bụi,

Xe rồng rong ruổi hướng tây nam.

Khi đi khi nghỉ, cờ phơ phất.

Trăm dặm đường Tây bước gập ghềnh.

Quân sĩ căm hờn, không chịu tiến:

Mày ngài trước ngựa phải hy sinh!

Hoa tai bỏ đất, không người nhặt,

Trăm ngọc thoa vàng lả tả rơi.

Đứt ruột quân vương đành giấu mặt.

Ngoảnh nhìn máu chảy lệ ràn trôi.

Bụi vàng tản mác đìu hiu gió,

Kiếm Các cheo leo sạn đạo dài.

Chân núi Nga Mi buồn bã vắng;

tinh kỳ nhợt thếch, mặt trời phai.

Nước non Ba Thục xanh xanh biếc,

Sớm tối nhà vua trĩu nhớ nhung.

Quạnh quẽ hành cung, trăng gợi thảm,

Đêm mưa chuông vắng tiếng đau lòng.

Trời xoay đất chuyển quày long ngự,

Chốn cũ ngừng thăm dạ ngẩn ngơ.

Mặt ngọc giờ đâu? trơ tử địa,

Mã ngôi ảm đảm đất bùn nhơ,

Vua tôi nhỏ lệ đầm bâu áo,

Kinh khuyết vời trông tế ngựa về,

Về tới, vườn ao như thuở trước.

Vị ương lá liễu giống mày ai,

Phù dung Thái dịch trông như mặt.

Cảnh cũ tình xưa giọt lệ rơi!

Đào lý nở hoa xuân gió thoảng,

Mưa thu đổ rụng lá ngô đồng.

Tây cung Nam nội đầy thu thảo,

Phủ kín thềm hoang lá úa hồng.

Con hát Lê viên sầu tóc bạc,

Tiêu phòng thái giam hận răng long.

Tối nhìn đom đóm bay le lói.

Khêu cạn đèn khuya giấc chửa an.

Dằng dặc năm canh rền trống điểm,

Sông Ngân lấp lánh báo đêm tàn.

Mái lầu thánh thót rơi sương lạnh,

Đắp chiếc mền đơn, nhớ độ nào...

Sống thác bao năm đằng đẵng biệt,

Hương hồn sao chẳng hiển chiêm bao!

Lâm Cùng may có tay phương sĩ,

Một phép chiêu hồn dậy tiếng tăm,

Thương cảm quân vương trằn trọc nhớ,

Mới sai đạo sĩ cố truy tầm.

Cỡi mây lướt gió nhanh như chớp,

Lên tận trời cao xuống đất sâu.

Bích Lạ, Hoàng Thuyền đi khắp chỗ,

Mênh mông nào thấy bóng ai đâu!

Chợt nghe ngoài biển nơi không ảo,

Lơ lửng mơ hồ có núi tiên.

Cung điện chập chờn mây ngũ sắc.

Tiên nga tha thướt dạo trong đền,

Mặt hoa da tuyết riêng nàng nọ,

Phảng phất hình dung, tợ Thái Chân.

Gõ cửa hiên tây vàng rực rỡ,

Báo tin Tiểu Ngọc, nhắn Song Thành.

Nghe tin sứ giả đời vua Hán

Trướng gấm hồn mơ bỗng giựt mình.

Dã dượi ngồi lên, thu vạt áo,

Rèm châu bình lạc, mở lần ra.

Tóc mây lệch nửa, nghiêng nghiêng mũ

Bước xuống thềm loan, dáng thẫn thờ.

Tay áo gió lay bay phất phới,

Tưởng như đang múa Nghê Thường xưa.

Âm thầm mặt ngọc lưa thưa lệ,

In một cành lê điểm điểm mưa.

Ngầm sầu ngưng lệ, tạ quân vương,

Từ thuở âm dương biệt mỗi phương.

Trong điện Chiêu Dương, ân ái tuyệt,

Bồng lai tiên cảnh, tháng năm trường.

Ngoảnh đầu trông xuống nơi trần thế,

Chẳng thấy Trường An, thấy bụi mù.

Gởi tỏ tình tâm trong vật cũ,

Thoa vàng hộp đá kính dâng vua.

Hộp đá thoa vàng đem bẻ nửa,

Nửa thì giữ lại, nửa đưa trao,

Lòng sao chỉ nguyện như vàng đá,

Hạ giới thiên đình sẽ gặp nhau.

Lúc sắp lui về còn nhắn nhủ,

Nhắc lời thệ ước giữa đôi bên.

Năm xưa, trùng thất, Trường Sinh điện.

Vắng vẻ đêm khuya thủ thỉ truyền:

"Trên trời nguyện hóa chim liền cánh,

Dưới đất làm cây nhánh dính liền".

Trời đất lâu bền rồi sẽ tận,

Hận này muôn thuở vẫn miên miên.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #33 on: March 08, 2006, 12:25 PM »
Logged
GẤM NÀNG BAN

Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.

Nàng đẹp, duyên dáng, được nhà vua sủng ái.

Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến. Bị nàng này gièm pha, nàng Ban sợ nguy cho thân nên xin vua cho hầu bà Thái Hậu ở cung Trường Tín. Từ đó, sự sủng hạnh của vua đối với nàng ngày càng phai lần.

Tủi cho thân phận lâm cảnh phũ phàng, nàng buồn bã, lấy một thứ lụa bát tơ trắng gọi là Tề Hoàn (lục nước Tề) do nàng tự dệt lấy và làm thành một cây quạt tròn. Trên quạt, nàng đề một bài thơ để tự ví thân phận mình:

Mới chế lụa Tề trắng.
Trong sạch như sương tuyết.
Đem làm quạt Hợp Hoan,
Tròn hin giống mặt nguyệt
Ra vào trong tay vua,
Lay động sinh gió mát.
Thường sợ tiết thu đến,
Gió mát cướp nồng nhiệt,
Ném cất vào xó rương,
Nửa đường ân ái tuyệt.

Nguyên văn:

Tân chế Tề Hoàn tố,
Hạo khuyết như sương tuyết.
Tài thành Hợp Hoan phiến,
Đoàn đoàn tự minh nguyệt.
Xuất nhập quân hoài tụ,
Động đạo vi phong phát
Thường khủng thu tiết chí
Lương viêm đoạt viêm nhiệt.
Khí nguyên giáp tư trung,
Ân tình trung đạo tuyệt.

Nàng cung nữ họ Ban ấy tự ví mình như cây quạt Hợp Hoan đã từng được nhà vua nâng niu yêu chuô.ng. Nhưng rồi lại ném cất vào xó rương, vì gió thu mát đã cướp mất gió mát của quạt rồi. Thế là mối tình nửa đường
đoạn tuyệt. Nhà vua nỡ say đắm kẻ khác, nghe lời gièm pha để nàng chịu nỗi duyên phận bẽ bàng.

Vương Xương Linh, một thi hào danh tiếng đời Đường (617-907) cảm xúc nỗi duyên phận ghẻ lạnh của nàng cung phi họ Ban, mà đây cũng là số kiếp chung của khách hồng nhan vô phúc sa vào cung cấm, nên có làm 3 bài, đề là "Trường Tín thu từ" để vịnh nàng:

I
Giếng ngọc cành khô rụng lá vàng,
Buông rèm đêm đã lạnh hơi sương.
Lò hương, gối ngọc vô duyên quá,
Lắng giọt đồng rơi xiết đoạn trường (1)

Nguyên văn:

Kim tỉnh ngô đồng lạc diệp hoàng,
Chu liêm bất quyển dạ lai sương.
Huân lung ngọc chẩm vô nhan sắc,
Ngọa thích Nam cung xuân lậu trường.

II
Ban mai quét tước mở đền vàng,
Nâng quạt nhìn thôi luống thở than.
Mặt ngọc không bằng con quạ rét,
Nó còn sưởi nắng điện Chiêu Dương.

Nguyên văn:

Phụng chửu bình minh kim điện khai
Thả tương đoàn phiến tạm bồi hồi.
Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc,
Do ___ Chiêu Dương nhật ảnh lai.

III
Đã đành phận bạc, ôi đau đớn,
Thấy vua trong mộng, tỉnh nhớ nhung.
Tây cung rộn rực đêm yến tiệc,
Mơ màng nhớ lúc được vua ban.

Nguyên văn:

Chân thành bạc mệnh cửa tầm tư,
Mộng kiến quân vương giác hậu nghi.
Họa chiếu Tây cung tri dạ ấm,
Phân minh phức đạo phụng ân th`.

Ba bài theo điệu nhạc phủ. Tác giả tả tâm trạng u hoài của Ban Tiệp Dư: nỗi buồn đêm thu, mối buồn sáng thu lại mối sầu đêm thu.

Đêm trước u buồn, sáng dậy bâng khuâng, đêm đến sầu não, cả ba bài đều cực tả một nỗi buồn tha thiết. Mà nỗi buồn ấy mãi vương vấn, không bao giờ chịu buông tha người bạc mệnh ở lãnh cung.

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn thuật lời thán oán của nàng cung phi trong cung cấm, có câu:

Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.

"Gấm nàng Ban" lấy ở điển tích trên.

(1) Bản dịch của Lam Giang.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #34 on: March 08, 2006, 12:27 PM »
Logged


 NGÀN DÂU

"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".

Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.

"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.

Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:

[center:15ee3cd024]Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.

Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.[/center:15ee3cd024]

Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" nên
chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về.

Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu cổ nhạc phủ (1) để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.

Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thôn quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.

Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc "Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lự ckhông làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.

Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.

(1) Thể cổ nhạc phủ là một lối thơ cổ của Trung Hoa, những câu ngắn dài không hạn định. Số chữ từ 3 đến 7 hay 11 xen lẫn nhau. Số câu thì 4 câu hay nhiều đoạn 4 câu. Không có niêm luật chặt chẽ, khắc hoạch như lối
cận thể. Thể cổ nhạc phủ có từ đời Hán, Ngụy đến đời Đường. Từ đời Đường về sau, thơ có phép luật nhứt định gọi là Đường luật hay Cận thể. Cổ nhạc phủ gọi là Cổ thể.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #35 on: March 08, 2006, 12:30 PM »
Logged


 HÁT QUAN HỌ

Đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh miền Trung du Bắc Việt có loại dân ca trữ tình gọi là "Hát quan họ".

Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu, về sắc đẹp duyên dáng và tình tứ của phụ nữ, về thông minh hay chữ và thành đạt của danh thần, văn sĩ.

Cũng như hầu hết các loại dân ca trữ tình ở Việt Nam, hát Quan họ vay mượn nhiều ở phong dao. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể. Đó là những bài tình ca do nam nữ thanh niên Bắc Ninh hát lên để ca tụng tình yêu, nói lên những oán trách, hờn ghen và giận tủi về yêu đương hoặc biểu lộ những tâm tình sôi sục về yêu đương.

Tính chất trữ tình của các điệu hát ấy có thể chia thành nhiều loại. Loại bài có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng, lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại bài tình tứ, duyên dáng, thắm thiết, say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài Quan họ, nhiều nhứt là
những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức: khi thổ lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rốt cuộc những câu thổ lộ tâm sự cùng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. Ví dụ:

[div align=\\\"center\\\"]Anh như cây gỗ xoan đào,
Em như câu đối dán vào nên chăng?
Em như cây cảnh trên chùa,
Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?[/div]

Văn thể của hát Quan họ tuy là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên bổng xuống trầm, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời nên loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn đi, hoặc những tiếng dùng để đưa hơi như: y, a, ư, ô, ơ, a ha, ôi hôi, ư hư, ối a, ý a, này a, i ì ... hoặc những tiếng đệm (đệm lót và đệm nghĩa) như: thời, mà, tình chung, ô mấy, ai ơi, là rằng, tình rằng, tình tang, tình bằng... Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà và nhất nhịp điệu tiết tấu của câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong phú vô cùng.

Ví dụ phong dao có bài "Trống cơm":

[div align=\\\"center\\\"]Trống cơm khéo vỗ nên bông,
Một bầy con nít lội sông đi tìm.
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm,
Thương ai duyên nợ tang bồng.[/div]

Khi trở thành hát Quan họ Bắc Ninh là:

1/ (Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2/ Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3/ (Em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ố mấy) lim dim, 4/ Một bầy (tang tình) con nhện (ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm.
5/ (Em nhớ) thương ai duyên nợ (khách) tang bồng.

Đó là chưa kể những chỗ hát lại hai lần như ở phần đầu câu 2 và ở phần cuối những câu 1, 2, 3, 5.

Ngoài những tiếng đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài hát có cả những tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là hò, xự, xàng, xê, cống,... Ví dụ trong bài "Xe chỉ luồn kim":

[div align=\\\"center\\\"]May quần (tình chung là vuông) nhiễu tím (í a, í a).
Gởi ra (gởi ra chồng) cho chồng.
Ứ xáng, ú xáng u cái liu xê phàn
(thời cái nỗi gởi ra cho chồng)[/div]

Ngày xưa, trai gái vùng Bắc Ninh có thể hát Quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ là họ mời nhau đến hát. Cả đến khi không có việc gì, họ cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để cùng nhau vui hát. Chỉ cốt là
trước khi đến, họ bảo cho nhau biết trước để có thì giờ gọi người. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu tháng 8 và nhất là vào tiết xuân trong ba tháng: giêng, hai, ba ...

Dịp hát quan trọng nhứt là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám hội.

Hát Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều loại dân ca khác như hò, hát ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong khi làm lụng. Có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ khao; hay sau khi hát
ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi gái ngồi trong nhà hát ra, và trai ngồi trên bờ hát vọng xuống. Có khi họ cùng ngồi trong thuyền thúng trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè hay một
chiều thu.

Tại hội đình, trai gái hát trước bàn thờ Thanh hoàng. Lắm khi các bài hát, lúc đầu chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính chất tình tứ. Tại hội chùa, họ hát ở trước cửa chùa, giữa sân chùa, có khi cả ở trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn đồi hay giữa các đám ruộng, hoặc trên những bờ đê bên cạnh chùa.

Hát chia làm từng bọn. Mỗi bọn, trai hay gái, phải có ít nhứt bốn người để thay phiên nhau hát, vì hát rất hao hơi. Quan họ phải hát giọng đôi, nghĩa là hai người cùng hát một lúc, một người "dẫn" (chính) và một người "luồn" (phụ). Mỗi bọn quan họ có một người đứng đầu đại diện, được cả bọn tôn làm anh Hai hay chị Hai. Những người khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy tên là anh Ba, anh Tư, anh Năm hay chị Ba, chị Tư, chị Năm. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dự vào cho đông cũng không sao.

Khi hai bên hát với nhau, bên hát trước hát giọng nào thì bên hát sau phải theo giọng ấy để trả lời và phải theo cho đúng; không được bỏ một tí ngân nga. Như thế mới là đối chọi. Không đối được là tỏ cái kém cỏi của mình.

Trai gái hát Quan họ không phải sống về nghề hát, không thể gọi là những người hát chuyên nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai ai cũng có thể hát được Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều kiện, phải có giọng tốt, phải chịu khó luyện tập, phải có trí nhớ và ít nhiều thông minh, nghĩa là có ít nhiều tài đối đáp, biết bình tĩnh để trả lời người đối diện, không những trong ý câu hát mà nhứt là trong giọng bài hát.

Tình bạn hữu, tình anh chị em giữa những người cùng chung "gia đình" Quan họ thật thân thiết. Họ coi cha mẹ của nhau như cha mẹ của mình. Những dịp hiếu, hỷ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, biếu tặng. Cha mẹ bạn có yếu đau, họ tìm đến săn sóc an ủi.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #36 on: March 08, 2006, 12:35 PM »
Logged

TIẾNG ĐÀN TRI ÂM

Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát, ông bảo quân dừng thuyền lại để uống rượu thưởng trăng. Thừa hứng, Bá Nha đem đàn ra gảy.

Nhưng bản đàn chưa dứt, dây đàn bỗng đứt. Bá Nha lấy làm kinh ngạc, nghĩ thầm:

- Chỗ này núi cao, non thẳm, sông dài, lẽ đâu có người biết nghe đàn làm cho dây đàn vội đứt. Hẳn đây là quân trộm cướp chăng?

Đoạn truyền quân lên bờ tìm bắt. Bỗng có tiếng một chàng trẻ tuổi vọng xuống:

- Xin đại nhân chớ nghi, tôi là đứa trẻ đốn củi mộc mạc, thấy khúc đàn hay nên dừng chân nghe thử.

Bá Nha mỉm cười, bảo:

- Có lẽ đâu một tên tiều phu mà lại biết nghe đàn!

Chàng tiều phu đáp:

- Xin lỗi đại nhân! Đại nhân nói như vậy chẳng là lầm lắm. Thánh nhân xưa có nói: Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa có quân tử đến. Nếu đại nhân khi chỗ núi non rừng bụi không có người biết nghe dàn thì ở nơi sông vắng đêm khuya này chẳng lẽ có khách biết đàn.

Nghe có chiều hữu lý, nhưng Bá Nha lại hỏi:

- Ngươi bảo nghe được đàn, vậy ta đàn bài gì đây?

- Dạ, đại nhân đàn bài Đức Khổng Tử than tiếc thày Nhan Hồi. Bài ấy như vầy:

Khả tích Nhan Hồi mạng tảo vương,
Giao nhân tư tưởng mấn như sương.
Chỉ nhơn lậu hạng đơn biều lạc,
Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương (1)

Bá Nha cho là hay, mời khách xuống thuyền đàm đạo. Nhưng nhìn thấy khách là một chàng trai trẻ tuổi, quần bô áo vải thì có vẻ xem thường. Bá Nha không nói gì, ôm đàn sửa dây gảy một bản hướng về ý cao siêu. Bản đàn vừa dứt, chàng tiều phu cười nói:

- Hay! Hay! Ý đại nhân vọi vọi ở non cao (Nga nga hề chỉ tại sơn).

Bá Nha lại gảy một bản đàn khác hướng về tình cảm mênh mang, khoáng đãng. Chàng tiều phu cười nói:

- Hay! Hay! Ý đại nhân cuồn cuộn nơi nước chảy (Dương dương hề chí tại lưu thủy).

Bá Nha lấy làm khâm phục, đứng dậy xốc áo xin lỗi và hỏi danh tánh. Chàng tiều phu xưng là họ Chung tên Tử Kỳ.

Cả hai trò chuyện, lấy làm tương đắc. Bá Nha lại mời Tử Kỳ cùng theo mình về triều để hưởng cuộc sống giàu sang. Tử Kỳ thở dài, bảo: Vì còn cha mẹ già, phận làm con phải ở bên quạt nồng ấp lạnh, thần tỉnh mộ quang phụng dưỡng.

Vì việc quan cần cấp, Bá Nha phải sớm về triều. Lại ước hẹn với Tử Kỳ là sang năm ngày này, tháng này, Bá Nha sẽ đem thuyền đến đón cả gia quyến của Tử Kỳ về triều, vậy chàng hãy chờ đợi tại đây.

Đoạn hai người từ giã nhau.

Rồi đến mùa thu năm sau, Bá Nha đem thuyền đến đón tại vàm sông Hán Dương cạnh núi Mã An. Bá Nha chờ đợi mãi nhưng không thấy Tử Kỳ đến. Buồn bã, Bá Nha lại ôm đàn gảy. Tiếng đàn hôm nay sao lại ai oán vô cùng. Lòng Bá Nha nghi hoặc một điềm bất thường xảy đến.

Sáng lại, Bá Nha lên bờ, lần bước thăm hỏi nhà Tử Kỳ. Đến nơi mới hay Tử Kỳ vừa chết trong một cơn bạo bịnh. Chung ông lại cho biết rằng: Trước khi chết, TửKỳ lại trối phải chôn chàng bên mé sông Hán Dương, cạnh núi Mã An để chàng giữ lời hẹn với Bá Nha năm xưa là đến đó đón người.

Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, rồi lấy đàn gảy một bài ai điếu và khóc lóc thảm thiết. Đàn xong Bá Nha bèn đập đàn vào đá tan nát, thề trọn đời không đàn nữa vì đã hết bạn tri âm.

Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu có câu:

[div align=\\\"center\\\"]Than rằng lưu thủy cao san,
Ngày nào nghe đặng tiếng đàn tri âm.[/div]

Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn Kim Trọng yêu cầu Kiều đánh đàn cho nghe, có câu:

[div align=\\\"center\\\"]Rằng: "Nghe nổi tiếng cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ".[/div]

Cổ thi cũng có câu: "Bất tích ca giả khổ, Đãn thương tri âm hy" nghĩa là: "Không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau đớn người tri âm ít mà thôi".

"Lưu thủy, cao san, tri âm, Chung Kỳ" đều căn cứ điển tích trên.

(1) Nghĩa là:

Khá tiếc Nhan Hồi mạng vắn ôi!
Nhớ thương mái tóc bạc như vôi.
Giỏ cơm bầu nước, vui quê hẹp,
Để tiếng hiền danh biết mấy đời.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #37 on: March 08, 2006, 12:39 PM »
Logged


 TRÚC MAI

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du,
đoạn diễn tả lúc nàng Kiều bán mình chuộc cha, đành lỗi ước với Kim Trọng, nàng than thở có câu:

[div align=\\\"center\\\"]Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai[/div]

Và, đoạn diễn tả cảnh của Kiều lúc sống đầm ấm với Thúc Sinh:

[div align=\\\"center\\\"]Một nhà xum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.[/div]

"Trúc mai" là cây trúc và cây bương.

Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh. Thân to dùng làm cột nhà. Cây bương già có hoa, gần giống bông lau nhưng dài hơn, người ta gọi là bông mai, thường bó làm chổi, gọi là chổi bông maị Mai này không phải cây mơ, nở hoa trắng về mùa xuân.

Măng bương to và mập, người ta gọi là măng maị Trong ca dao "Lính thú ngày xưa" có câu:

[div align=\\\"center\\\"]Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.[/div]

"Trúc mai" ở đây chỉ người bạn tình chung thủỵ Vì trúc và mai là giống cây có đốt thẳng lóng ngay (tiết thẳng); và suốt đời không thay đổi đốt, lóng ấỵ Người ta mượn "trúc mai" để chỉ người bạn suốt đời giữ được trọn tiết (tiết nghĩa đen là đốt, như đốt trúc), không thay lòng đổi dạ, không nghĩ quanh co (tre bao giờ cũng thẳng) tức là người giữ trọn được lời thề.

Hai người thề bồi với nhau, người này không giữ được lời thề, tức là mang nợ (lời thền) với người kia. Và, theo thuyết luân hồi của đạo Phật: người mắc nợ kiếp này thì kiếp sau phải làm trâu ngựa để trả cái nợ cho người chủ nợ, như thế là tức là người giữ trọn lời thề.

Hình dung bằng cây trúc, cây mai là những người trọn đời giữ vững lòng ngay tiết thẳng.

Nhưng "Trúc mai" còn có một nghĩa khác hơn.

Đây không phải là cây tre và cây mơ (bamboo et abricotier), cũng không phải là cây tre và cây bương. Mà chính do tiếng "Mai trúc" đảo ngược. Nghĩa là Tre làm mai mối.

"Mai trúc" do điển tích chép trong sách "Lưỡng ban thu vũ am tùy bút":

Ở cửa sông Liêu Khê, huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một cái đầm (hồ), tên là "Đỗ Phụ đàm" (nghĩa là đầm đánh đố được vợ).

Tương truyền ngày xưa có một cậu và một cô bé trạc tuổi nhau, thường ngồi chơi bên mé đầm. Hai trẻ rất thân. Một hôm cả hai bảo nhau:

- Chúng ta bây giờ chơi thân nhau nhưng không biết có được thân với nhau mãi chăng? Đây rồi khi lớn lên, kẻ nơi người ngả.

Hai trẻ đều buồn. Nhưng rồi lại nghĩ ra một cách đánh đố nhau, chẻ một lóng tre ra làm đôi, mỗi người cầm một mảnh liệng xuống giòng nước, nguyền với nhau rằng: hễ hai thanh tre ấy mà trôi khép lại làm một thì
hai bên kết làm vợ chồng. Có thế mối tình thân mật, gần gũi nhau được mãi mãi.

Cả hai thực hành, quả nhiên hai mảnh tre trôi xuôi và khép liền nhau như lóng tre chưa chẻ.

Thế là cô cậu lấy nhau làm vợ chồng. Và, đầm ấy có tên là "Đỗ Phụ đàm". Giống tre mọc ở trên bờ đầm gọi là "Mai trúc" nghĩa là giống tre làm mai mốị

Đời Thanh (1644-1909), thi hào Khuất Ông Sơn có thơ vịnh trúc mai:

[div align=\\\"center\\\"]Một đôi thanh trúc khép như in
Thanh trúc xe nên duyên bách niên.
Mai trúc trên đầm nay vẫn tốt,
Rườm rà cành nhánh cháu con hiền (1)[/div]

Nguyên văn:

[div align=\\\"center\\\"]Lưỡng biên sinh trúc hợp vô ngần,
Sinh trúc năng thành phu phụ ân.
Đàm thượng chí kim mai trúc mỹ,
Chi chi từ hiếu cánh đa tôn.[/div]

"Một nhà xum họp trúc mai" là mai trúc ở chung nhau tức là vợ chồng xum họp, căn cứ vào điển cố trên.

(1) Bản dịch của Vân Hạc Lê Văn Hòe.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #38 on: March 08, 2006, 12:40 PM »
Logged
NGỌC HOÀN DƯƠNG QUÍ PHI

Dương Quí Phi là một cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông). Nàng được liệt vào một trong bốn người đẹp nhứt ở Trung Hoa ngày xưa (Tứ đại mỹ nhân).

Quí phi tục danh là Ngọc Hoàn sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (Thiểm
Tây) là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.

Năm 727, Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Huyền Tông đi tuần tiễu miễn Tứ Xuyên đến tiếp xúc với gia đình nàng. Rồi 9 năm sau, nàng được tiến cung hầu Lý Dục, kết duyên cầm sắt.

Có sách lại chép: Thọ vương Lý Dục tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Dục được ba năm, nhưng tình chăn gối chẳng bao giờ có vì Lý Dục còn nhỏ. Giữa lúc ấy, Ngọc Hoàn lại xinh tươi
lộng lẫy trong tuổi dậy thì.

Sắc đẹp của nàng đã làm cho một đại thi hào lúc bấy giờ là Lý Bạch phải ca tụng bằng ba bài "Thanh bình điệu". Đây là bài thứ nhứt:

Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.
. . . .
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Nguyên văn:

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.

Đời nhà Đường, Huyền Tông là một ông vua tương đối trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con. Trong số đó có 30 trai và 29 gái. Nàng cung phi đu8ợc nhà vua sủng ái rất mực là Vũ Huệ Phi. Nàng sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ.

Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua buồn bã nhớ thương người cũ bèn tìm đủ mọi cách
làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ chọn đến hầu hạ gối chăn, không ai làm khuây khoả được nỗi lòng nhớ thương người cũ của nhà vua cả.

Một hôm Cao Lực sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn tư dung mỹ lệ, cốt cách thanh kỳ, thật là một giai nhân tuyệt đẹp trên đời có một, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi.

Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.

Trông thấy Ngọc Hoàn, vua Huyền Tông bỗng thấy lòng rung động xao xuyến, hình ảnh Huệ Phi phai mờ, rồi nỗi buồn rầu thương nhớ người cũ tiêu tan để nhường lại những nụ cười cởi mở, những cái liếc nhìn say đắm... Rồi từ đó, Huyền Tông đâm say mê, thường triệu nàng vào hầu hạ mình rồng, tình ngày một mặn nồng, ý ngày thêm đượm sắc.

Nhà vua say đắm Ngọc Hoàn còn hơn Vũ Huệ Phi nữa, nên sáng lập nàng làm quí phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho
xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quí phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung, uy quyền nghiêng đổ thiên hạ. Còn riêng về Dương Quí Phi thì không cần phải nói, nhà vua chiều chuộng mọi điều, luôn luôn làm thỏa mãn ý muốn của con người đẹp. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người, nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc
rẻ.

Dương Quí Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, tỏ ra giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho lòng của một ông vua nghệ sĩ cang thích thú say sưa.

Huyền Tông gặp Dương Quí Phi bấy giờ nhà vua tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá ... Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" để có nhiều sức khỏe được
hòa hợp vui say cùng mỹ nhân.

Minh Hoàng say đắm Dương Quí Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng Phiên, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình.

Có sách lại chép An Lộc Sơn được Dương Quí Phi nhận làm con nuôi, được tự do ra vào cung cấm để cùng thông dâm với quí phi. Nhà vua mù quáng, không hiểu biết gì cả.

Bấy giờ, Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lến đến bực thượng thư và hai con trai la Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc,
có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An cử binh từ quận Ngư Dương (có sách chép là Phạm Dương) đánh thẳng vào kinh đô Trường An.

Binh triều đại bại.

Đường Huyền Tông lúc bấy giờ đã 70 tuổi.

Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến đến Trường An. Nhà vua và Dương Quí Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lịnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm
phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân lại bức vua đem thắt cổ Dương Quí Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng quí phi là mầm sinh đại loạn.

Nhà vua không thể làm thế nào hơn, đành giấu mặt cắt lòng mà hy sinh nàng cung phi họ Dương, một trang quốc sắc thiên hương giữa thời 38 xuân xanh!

Mộng chiếm đoạt ngai vàng chưa bằng mộng chiếm đoạt con người đẹp, nhưng nay người yêu đã mất, mộng tình tan vỡ, An Lộc Sơn tức giận sinh cuồng, ra lịnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Sử chép: "Có 36 triệu sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Rợ Phiên gặp
ai cũng chém cũng giết, thực là một cuộc đổ máu không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn".

Sau An Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng là Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự mà hàng nhà Đường. Minh Hoàng khôi phục sự nghiệp, trở về Trường An để mục kích cảnh điêu tàn nơi đế khuyết.

Đế đô còn đó mà con người ngọc yêu dấu ngày xưa nay đâu còn nữa. Nỗi nhớ thương dào dạt, dằng dặc đầy lòng. Và đôi mắt già nua kia càng mờ đi vì đọng lệ.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Offline Pinturicchio

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,108
  • Joined: Nov 2004
  • Thanked: 5
  • Thanks: 4
« Reply #39 on: March 08, 2006, 12:41 PM »
Logged


 VẠN LÝ TÌM CHỒNG

Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.

Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đại. Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý
Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.

Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tô. Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.

Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.

Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vua. Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thơ. Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.

Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết
sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.

Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở (1) lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về
hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông.
Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.

Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trời. Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.

Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, rỏ máu vào những đống xương.

Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng rỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của
chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.

Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:

- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!

Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!

Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.

Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).

Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.

Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang.

(1) Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam ngày nay.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.