Juventus Fan Club in Vietnam - Bảo tàng JFC

.: Giải trí :. => KIẾN THỨC CHUNG => CÂU LẠC BỘ THƠ VĂN => : emsapyeu January 04, 2006, 12:09 PM

: Tin văn học và sách mới ti iu
: emsapyeu January 04, 2006, 12:09 PM
Alberto Moravia - biểu tượng của văn học ITALIA
 
 Sự diễn đạt của một nghệ sĩ là phương tiện để anh chuyển tải những cảm xúc và ý nghĩ nội tâm. Thật khó mà có thể tưởng tượng được khi quyền diễn đạt ấy của người nghệ sĩ bị tước đoạt. Trong thời kì cầm quyền của chính phủ phát xít Italia do Benito Mussolini đứng đầu, rất nhiều nghệ sỹ nước này đã bị tước đi cái quyền đó. Một trong số họ là nhà văn nổi tiếng theo trường phái hiện thực phê phán Alberto Moravia. Suốt thời kì của Mussolini, Moravia luôn phải sống trong nỗi sợ hãi bị bắt bớ. Hầu hết các tác phẩm của ông bị chính quyền cấm xuất bản vì quan điểm chống chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, bất chấp vô số những trở ngại phải vượt qua, Moravia vẫn trở thành một trong những nhà văn đáng kính trọng và được yêu mến nhất của Italia.
 
Alberto Moravia sinh ngày 28/11/11907 trong một gia đình Do Thái khá giả. Cha của ông là một kiến trúc sư ở Venice còn mẹ xuất thân từ tầng lớp trung lưu ở Anchora. Từ nhỏ, Moravia đã được học hành đầy đủ, được dạy các thứ tiếng Anh, Đức , Pháp. Tuy nhiên, căn bệnh lao khi đó còn là nan y đã trói Moravia vào giường bệnh trong suốt thời thơ ấu và cho tới tận năm 25 tuổi. Để chống lại sự cô đơn, buồn chán, cậu bé Moravia tìm đến với những tác phẩm văn học. Và những Joyce, Molière, Shakespeare, Boccaccio hay Manoniu đã nhập vào máu của cậu. Moravia tìm thấy trong văn học nguồn sống của cuộc đời và quyết định dấn thân vào sự nghiệp sáng tác. Những tác phẩm của ông đã gây rất nhiều tranh cãi bởi ông chối bỏ nguồn gốc tư sản của gia đình mình đồng thời tạo ra 1 làn sóng chống chủ nghĩa phát xít vốn rất "thịnh" ở Italia thời bấy giờ. Moravia cũng viết nhiều về tình dục vốn bị coi là cấm kị. Ông cho rằng mục đích của tình dục không phải là sinh sản hay là để đem đến khoải cảm mà là thể hiện sự lấn át của người này với người kia. Để chuyển tải những thông điệp trên, trong những tác phẩm của mình, Moravia thường che giấu bản thân, hoặc thể hiện quan điểm chính trị khác . Ví dụ trong II Conformista ( " Người theo chủ nghĩa phục tùng" ) , ông tự miêu tả bản thân như một gián điệp phát xít.

 Cũng trong các tác phẩm, Moravia đánh giá rất cao một vài thuyết triết học nhất định ý niệm về hư vô hay về chất lượng hỗn loạn của thế giới hiện đại, vô tình hay hữu ý, đã biến ông trở thành người theo chủ nghĩa hiện sinh ( Existentialism) đầu tiên ở Italia. Tuy nhiên không giống như Albert Camus và các nhà hiện sinh khác, Moravia đến với ý niệm cuộc sống của mình không phải thông qua triết học mà qua khả năng trực giác. Điều này làm cho các tác phẩm của ông hết sức sâu sắc. Chúng tạo nên một dòng văn học phê phán khác biệt đầy sáng tạo cho thấy những nhận thức của Moravia trước xã hội Italia đầy những bất công, mâu thuẫn nội tại.
                   ( tổng hợp...còn tiếp)
: Văn học và sách mới ti iu
: emsapyeu January 04, 2006, 12:42 PM
" Alberto Moravia qua đời năm 1990 do xuất huyết não và cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông ra mắt độc giả năm 1991. Những gì ông đã tạo ra trong hơn 50 năm sáng tác quả là vĩ đại . Ý chí chống chủ nghĩa phát xít mạnh mẽ cùng với những lời cảnh báo về sự thờ ơ, mất phương hướng của con người mà Moravia thể hiện trong các tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn giá trị tới ngày nay."

 Tiểu thuyết đầu tay của Moravia, Gli Indifferenti  ( " Thời đại của sự thờ ơ" ) in năm 1925 khi ông mới 18 tuổi. Nhà phê bình văn học nổi tiếng Sergio Pacifici đã nhận xét : " Giống như Quý bà Bovary của Flaubert, Gli Indifferenti vượt ra ngoài những gì mà nó thể hiện. Nó đặt ra những câu hỏi mà những cuốn sách khác , cho dù có cầu kỳ, phức tạp hơn, không nêu ra được. Rõ ràng là thông qua một loạt những sự kiện bình thường, những câu chuyện sáo rỗng, Moravia đã đặt các nhân vật vào 1 tình trạng khủng hoảng . Và thông qua hành vi của họ, ông đặt ra câu hỏi: " Chúng ta sẽ hành động như nào trước thực tế là chẳng có gì trong cuộc sống còn ý nghĩa với chúng ta nữa ? Chúng ta nên xử sự thế nào trong 1 xã hội mà mỗi người đều thấy rất khó khăn, nếu không nói là không thể , chấp nhận sống bên cạnh một đống những niềm tin xã hội, tôn giáo , đạo đức được để lại từ quá khứ ? ". Bằng việc đặt ra những câu hỏi này Moravia có thể chuyển tải được những cảm nhận của ông về gia đình, về tôn giáo, về giai cấp tư sản Italia thời bấy giờ. " Ross và Freed, hai nhà phê bình văn học nổi tiếng khác trong cuốn sách in năm 1972 cũng đã nhận xét về Gli Indifferenti  : " Đây là  cuốn tiểu thuyết vẽ lên bức tranh hiện thực về sự thối nát của giai cấp tư sản Italia thời bấy giờ.Sự thối nát  này được che đậy  bởi những tác phẩm sáo rỗng, giả dối mà các nhà văn theo đuôi  phát xít viết ra. Gli Indifferenti  coi tình dục như 1 nhu cầu sinh lí cơ bản và là 1 trong những hoạt động có ý nghĩa nhất của con người có ý thức."

Gli Indifferenti   được in trong quá trình kí kết Hiệp định  Vidoni Palace giữa 1 bên là đại diện của các tập đoàn phát xít và 1 bên là Hiêp hội công nghiệp Italia. Đây là bước đầu tiên để những kẻ theo chủ nghĩa phát xít tổ chức lại trật tự kinh tế và chính trị theo ý mình. Và vì tác phẩm của Moravia được ra đời giũa thời kì của phát xít nên nó đã thu hút được sự chú ý đông đảo của độc giả bởi những quan điểm chống phát xít của ông. Cuốn sách đã nhanh chóng thành công bởi công chúng Italia đã trở nên ngap ngán những tác phẩm của phát xít và muốn được kiểm nghiệm 1 dạng thể hiện nghệ thuật mới. Thế nhưng những quan điểm chống chính quyền mạnh mẽ , đả phá những cái xấu xa trong xã hội đã khiến cho cả cuộc đời còn lại của Moravia phải khốn đốn.
: Văn học và sách mới ti iu
: emsapyeu January 04, 2006, 01:13 PM
" Theo dòng hiện thực phê phán, nội dung chính các tác phẩm của Moravia là thể hiện những số phận con người, những mẩu đời buồn tẻ, lạnh nhạt, xa lạ với thế giới xung quanh và xa lại với chính bản thân mình. Các giá trị đạo đức mà nhân loại từng coi là khuôn vàng thước ngọc bị chìm nghỉm trong tiền tài, dục vọng. Và càng chạy theo tiền tài dục vọng con người trong các tác phẩm của Moravia càng thấy cô độc và hoài nghi tất cả. 1 sự hoài nghi vô phương cứu chữa. Lại ngạc ngihên hơn khi biết rằng những tác phẩm hay nhất của Moravia đều ra đời trong thời gian ông nằm trên giường bệnh bởi căn bệnh lao quái ác."

Những quan điểm của Moravia không những thể hiện trong sách của ông mà còn trong những cuộc trả lời phỏng vấn với nhà phê bình Donald Heiney. Ông nói : " Hình thức giáo dục sai lầm nhất là ở nhà. Hầu hết các gia đình Italia chỉ dạy con cái mình những lí luận sáo rỗng, mô phạm về sự thận trọng, khôn ngoan hay kiêu hãnh.. Ngay cả các trường học tồi nhất cũng còn hơn gia đình ." Chính những lời bình luận như vậy cùng với các tiểu thuyết gây tranh cãi của  Moravia đã khiến chính quyền Mussolini gán cho ông cái mác "tiêu cực".
   
Trong suốt thời phát xít, các tác phẩm của Moravia bị cấm đưa ra bình luận trên báo chí. Bản thân ông không được kí tên thật mà chỉ được kí bút danh. Ông luôn sống trong nỗi lo bị bắt giam .Năm 1941 khi cưới bà Elsa Morante là lúc sự khủng bố của chính quyền với Moravia lên đến cao trào. 4 năm liền phải trốn tránh sự săn lùng của chính quyền . Cả ông và vợ đều bị gán cho cái mác " có tư tưởng bạo loạn, lật đổ chính quyền". Hai người chạy đến Fondi, 1 thị trấn nhỏ vùng Ciociara, sống 9 tháng trong 1 cái chuồng lợn. Chính cuộc sống vất vả, tù túng và luôn bị đe doạ như vậy đã tạo cảm hứng cho Moravia sáng tác tiểu thuyết nổi tiếng La Ciociara ( Hai người phụ nữ ). La Ciociara sau này được chuyển thể thành phim rất ăn khách với diễn xuất của diễn viên nổi tiếng Sophia Loren. Mùa đông năm 1943-1944 , Moravia phải sống trong núi, ăn mặc như nông dân để tránh sự truy bắt của quân Đức. Khi trở về Rome, ông đã miêu tả rất thành công những nỗi đau thể xác cũng như tinh thần đã nếm trải trong tiểu thuyết
L' epidemia.

 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quyền tự do ngôn luận được khôi phục trong giới nghệ thuật Italia. Moravia lại được sáng tác và làm việc như 1 nhà văn, nhà báo, nhà phê bình phim cho tạp chí L' espresso. Các tác phẩm của ông được xuất bản sau bao năm bị cấm. Được không khí hoà bình tiếp sức, Moravia đã sáng tác liên tục 20 tiểu thuyết, 7 vở kịch. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng kèm theo đó là những giải thưởng cao quí : Striga năm 1952, Marzott năm 1954. "

Chúng ta cần phải cảm ơn Moravia vì những tác phẩm  của ông đã làm phong phú thêm đời sống văn học Italia, giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn xã hội hiện đại." ( nhà phê bình văn học Pacifici).
: Văn học và sách mới ti iu
: miss1612 November 02, 2010, 12:42 PM
[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận (1/2)
Trịnh Đặng Nguyên Hương

[div align=\\\"right\\\"]"Cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ"
- Trịnh Công Sơn[/div]

Trong số các tác giả hải ngoại tạo được sự chú ý của dư luận từ sau đổi mới, Thuận xuất hiện muộn nhưng nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình.
 
Tu nghiệp tiếng Pháp ở Nga từ thời cải tổ, sau lại định cư và tạo dựng sự nghiệp văn chương ở Pháp, điểm nổi bật trong sáng tác của Thuận là những thể nghiệm, tìm tòi trong lối viết; cùng với đó, là thức nhận về thân phận di dân, tha hương và lưu lạc như một căn cước cố hữu (1). Chỉ có điều, viết về di dân nhưng Thuận đã vượt ra khỏi mặc cảm tha hương, mặc cảm da vàng, để đào sâu vào thân phận người mang tính phổ quát. Ở một khía cạnh nào đó, dưới ngòi bút của chị, ranh giới giữa các lãnh thổ, quốc gia, thậm chí giữa các nền văn hoá được đánh mờ đặng nổi bật một dụng ý nghệ thuật: khắc họa cảm thức lạc loài của con người trong xã hội tiêu thụ (2). Bài viết này, bằng việc phân tích những tác phẩm, hướng tới việc làm rõ dụng ý nghệ thuật ấy, từ đó, đi tìm thông điệp nghệ thuật cũng như những đóng góp của Thuận cho đời sống văn học và tinh thần Việt Nam đương đại.

Từ lạc loài trong tổ ấm

Gia đình, theo quan niệm truyền thống, luôn là tổ ấm được gắn kết bởi lòng yêu thương, là chốn bình yên nhất cho mỗi cá nhân sinh ra, lớn lên và trở về sau những thành công và cả những thất bại cay đắng nhất của chính mình. Gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, tiếp sức, ươm mầm những hạt giống và nhân cách con người. Nhân vật của Thuận không đơn thuần cảm nhận như vậy, thậm chí nó phát hiện ở gia đình - nơi trú xứ bình yên nhất trong quan niệm thông thường - những điều ngược lại. Thuận đã tái dựng những mô hình gia đình độc nhất vô nhị mà ở đó “tổ ấm” biến thành “tổ lạnh” bởi “hôn nhân đồng nghĩa với những phép cộng sinh” theo như cách nói của Phạm Thị Hoài.

Với Liên (Pari 11/8), hình ảnh gia đình khá mờ nhạt, hầu như không được nhắc tới. Người quan tâm đến Liên nhiều nhất và cũng là duy nhất trong nhà chính là anh trai. Khi đang là Bí thư thứ 2 Thương vụ Việt Nam tại Xô-phi-a, anh luôn “viết thư hỏi tin tức học hành của Liên, xong lại bắt Liên viết thư báo cáo” (3, 166) (3), về phép không quên mua quà cho em gái "một đôi mùi xoa in hoa hồng và ba quả táo tây" (3, 165). Liên tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất, trong khi các bạn cùng trường dài cổ chờ việc thì anh đã lo cho cô một chỗ làm trong Xí nghiệp giày vải Yên Viên. Anh cũng "không ngừng theo dõi đường đi của em, xuống tận nơi để trao đổi với ban lãnh đạo" (3, 168). Về hưu, nghĩ đến Liên, anh khóc. Hiếm có một người anh nào chu đáo, trọn vẹn như thế. Khi còn là sinh viên, Liên đã cảm động trước sự quan tâm của anh. Nhưng tại sao, trong những năm tháng vật vờ sống dở chết dở ở Pari, Liên không quay quắt nhớ về gia đình, không một lần viết thư thăm anh chị, cũng không có ý định trở về dù cuộc sống đen sầm trước mắt. Bởi Liên đã biết, đã hiểu sâu sắc cái giá của sự quan tâm ấy là gì? Đó chính là cách trả nợ sòng phẳng của anh trai với Liên - thần nữ cứu mạng đời anh. "Liên không tin vào phép lạ. Nhưng anh thì tin như con ngươi của mắt mình” (3, 168). Phép lạ ấy khiến anh trai Liên "một thằng không đánh vần nổi hai câu tiếng Bun lại ngoi đúng Thương vụ Xô - phi - a", chưa một ngày ra chiến trường lại được kết nạp Đảng, ngồi chưa ấm chỗ trưởng phòng đã lên ghế vụ phó Ngoại thương, vụ lùm xùm với em út không tước mất chức vụ trưởng lại còn được đưa lên hàng thứ trưởng... Phép lạ ấy lá quẻ đền Trần chỉ rõ: "Quan lộ của anh có Liên là thần nữ cứu tinh 24/24" (3, 168). Nhờ Liên mà anh thăng tiến, biến dữ thành lành, đổi hoạ thành phúc. Làm sao anh không quan tâm đến Liên cho được. Sự quan tâm ấy chấm dứt khi Liên đặt chân lên máy bay sang Pháp. Món nợ cuối cùng xem như được trả hết, trả xong cũng đồng nghĩa với việc sự quan tâm chấm hết. Nhận thức được bản chất của tình anh - em, cũng là lúc Liên thấy mình không còn chỗ để trở về. Hà Nội hay Pari, ở đâu cũng không có chỗ cho cô. Liên chọn cuộc sống lay lắt ở Pari, bởi dù sao, ở đây cô còn có tình bạn với Pát. Liên không phải trả giá và cũng không cần ai trả giá cho một tình bạn đơn giản, vô tư và chân thành.

 
[div align=\\\"center\\\"](http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/phe-binh/2010/11/9010-cam-thuc-lac-loai-trong-sang-tac-cua-thuan-1-2/China_town.jpg)
Tiểu thuyết "Chinatown" (Thuận). [/div]

Ngược về phía trước hành trình sáng tạo của Thuận, Chinatown cũng dựng nên trước người đọc những mô hình gia đình phong phú và đặc biệt: gia đình của bố tôi và mẹ tôi, gia đình của cậu mợ tôi, gia đình của hắn với Hêlen, gia đình của tôi và Loan (trong tiểu thuyết I'm yellow), gia đình của tôi và Thuỵ... Dưới sự quan sát của tôi - nhân vật chính, tất cả những mô hình gia đình này đều kỳ lạ và không sao hiểu nổi. Làm sao có thể hiểu được khi trong tư cách một đứa trẻ, "tôi" thấy bố tôi với mẹ tôi luôn là một "từ thú vui hàng ngày (cả hai đều thích ăn su hào luộc) đến tham vọng (trước là cái bằng màu đỏ Liên Xô, sau là luận án cao học Pháp). Từ quan hệ gia đình (cả hai đều nể cậu mợ tôi) đến quan hệ xã hội (cả hai đều thù ghét người Hoa)... Từ lọ tăm đến chai nước mắm, từ cái bô đến tiếng gáy song song” (2, 84).

Cụm từ "bố tôi, mẹ tôi" không phải là "bố mẹ tôi" được day đi dứt lại trong từng trang ký ức được lật giở của tôi. "Bố tôi, mẹ tôi” luôn được đặt trong thế bình đẳng song song, rõ ràng, mạch lạc. Họ là một gia đình nhưng là hai cá thể rã rời, không liên kết. Những cái giống nhau không tạo nên sự đồng cảm, chia sẻ mà biến họ trở thành hai thanh nam châm cùng dấu chứa lực đẩy mãnh liệt khi gần nhau.

"Chưa lần nào tôi được nghe bố tôi phát vào mông mẹ tôi để mẹ tôi quát là đồ động cỡn. Chưa lần nào tôi được thấy mẹ tôi mặt mày xưng xỉa vì bố tôi mải ngắm đôi đùi bà hàng xóm (...) chưa lần nào nửa đêm tôi bị những tiếng hổn hển đánh thức để chỉ cần hé mắt là có thể thấy mẹ tôi rung lên bần bật dưới sức nặng bốn mươi năm cân của bố tôi (...). Chưa lần nào, chưa lần nào, từ khi tai tôi biết nghe, mắt tôi biết nhìn, tai mắt tôi được dịp chứng kiến bố mẹ tôi chăm sóc cho mối quan hệ vợ chồng" (2, 87).

Giống như cụm từ "bố tôi, mẹ tôi", "chưa lần nào" cũng trở đi trở lại như một điệp khúc. Điệp khúc này khẳng định sự tồn tại phi lý của một mô hình có tên là tổ ấm. Có thể được gọi là gia đình chăng khi ở đó hoang lạnh tình người và cũng không tồn tại những khao khát bản năng nguyên sơ nhất, nơi con người không có sự hoà hợp về tâm hồn và thể xác để thấy mình được thuộc về nhau.

Tôi - đứa con cứ lạc ra, trượt ra trong "tình yêu thương" của bố mẹ mình. Tôi chua chát nhận ra "những cốc chè đỗ đen mẹ tôi tự tay nấu không phải để thưởng cho một điểm 10 toán mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm 10 vật lý, một điểm 10 thể dục hay một điểm 10 của bất kỳ môn học nào khác", "những bộ óc lợn bố tôi xếp hàng từ sáng đến chiều mới mua được không phải để thưởng cho một điểm 10 văn mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm 10 lịch sử, một điểm 10 tập quân sự" (2, 61). Tôi có nhiệm vụ chuyển "chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm" thành "những điểm 10, thành những lời khen trong học bạ" (2, 62). Tôi âm thầm "ký" vào hợp đồng trao đổi với bố mẹ mình. Nhưng tôi, mãi mãi không thể nào quên. Tôi không thể nào quên được "những cốc chè nấu bằng kẹo mậu dịch vừa lợ vừa ngái, đỗ hầm nát như tương", tôi vẫn nhớ "những bộ óc lợn để trong bát nhôm cho vào nồi cơm hấp, bao nhiêu muối vẫn thấy tanh" (2, 61). "Chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm", "những điểm 10", bản hợp đồng đã ký ấy mãi mãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với "tôi".

Gia đình "tôi" không phải là một ngoại lệ trong xã hội. Bố mẹ "tôi" chính là bản sao của ông bà nội tôi hai mươi lăm năm trước, cậu mợ tôi lại là một bản sao khác của bố mẹ tôi. Bị ám ảnh bởi mô hình gia đình cộng sinh này, tôi đã thấy, đã đặt nhân vật của mình trong tiểu thuyết I'm yellow vào một mô hình gia đình cũng không kém phần dị biệt.

Nhân vật tôi - hoạ sĩ, từng ký hai bản hợp đồng lớn trong đời. Năm năm đại học là hợp đồng đầu tiên anh ta ký với bố mẹ ruột của mình. Trong đó anh ta chịu trách nhiệm về tinh thần còn bố mẹ anh ta chịu trách nhiệm về vật chất. Đó là một thoả thuận khiến cả "đôi bên đều hài lòng" (2, 45). Hợp đồng đó được thanh toán sòng phẳng sau năm năm bằng chính tấm bằng tốt nghiệp đại học của anh ta để lại nhà bố mẹ. Hợp đồng lớn thứ hai anh ta ký với Loan, cô cấp dưỡng đường sắt. Hợp đồng đó được ký kết ngay từ đêm tân hôn, trong đó "Loan gánh vác bên tinh thần, còn tôi chịu trách nhiệm phần vật chất" (2, 44), đứa con gái ra đời sau đó đóng vai trò cảnh sát, luôn nhắc nhở bố mẹ không được quên bổn phận của mình. Với tư cách là một người chồng, một người chủ động ký kết hợp đồng, nhân vật tôi liệu có thoát khỏi trạng thái lạc loài? Năm năm chung sống chỉ mang lại cảm giác "ghê tởm", luôn "âm thầm mong vợ tôi chết", khao khát "cô ấy biến khỏi cuộc đời tôi, biến vĩnh viễn” (2, 50). Vì sao nhân vật "tôi" rơi vào cảnh ngộ này? Lẽ ra anh ta có thể bằng lòng với một người vợ đảm đang, giỏi nắm bắt thị trường, giúp chồng hái ra tiền nhờ hội hoạ, với một đời sống vật chất sung túc, một đứa con gái bụ bẫm,... Nhưng anh ta vẫn lạc lõng, vẫn bơ vơ, vẫn kiên quyết bằng mọi giá chấm dứt hợp đồng đã ký. Tại sao? Có lẽ, là một nghệ sĩ, anh ta nhanh chóng nhận ra: cuộc hôn nhân này tước bỏ của anh ta tự do (tự do trong lối sống và tự do trong sáng tạo). Anh ta không thể tiếp tục sống theo yêu cầu của Loan, sản xuất tranh theo những đơn đặt hàng hàng loạt. Đánh mất tự do đồng nghĩa với việc đánh mất mình.

Ở Vân Vy, hợp đồng hôn nhân được thay thế bằng những thoả thuận. Vy và Vượng từ lâu đã thống nhất hàng tháng chỉ quan hệ hai lần để "đảm bảo chất lượng trứng và tinh trùng". Sống với nhau đã bảy năm, Vy vẫn luôn bất ngờ mỗi khi Vượng vui vẻ: "Không hiểu sao tối nay Vượng nhí nhảnh thế, hay Vượng mới kê được toa thuốc trẻ hoá đặc biệt" (5, 69). Vy về Hà Nội hai tuần mà "Vượng thay đổi không ngờ, lúc nãy thì nhí nhảnh, bây giờ lại hài hước, từ bếp còn toả ra một mùi thơm" (5, 231). Ngược lại, Vượng cũng không mảy may bận tâm Vy sống thế nào trong hai tuần xa Vượng về Việt Nam. Thậm chí, Vượng cũng không một lần gọi điện dù "chỉ nhịn hai mớ rau muống là được một thẻ năm mươi phút về Hà Nội" (5, 151). Sự tồn tại hay vắng mặt của Vy với Vượng và ngược lại không gây bất cứ một xáo trộn nào trong "ao đời" phẳng lặng của cả hai. Hôn nhân trở thành sự gá kết tạm bợ những kẻ xa lạ dưới một mái nhà nên cá thể nào có ý thức về sự tồn tại của mình đều thấm thía nỗi bất an và không tránh khỏi cảm giác lạc loài.

Đây là một mô hình khác mà tính dị biệt đạt đến đỉnh cao. Gia đình T và "tôi" (một nhân viên kế toán người Pháp) trong T mất tích. Họ sống chung trong một căn phòng với "hai chiếc giường cá nhân kê song song cạnh nhau" (5, 62) để "người này không làm phiền người kia" (5, 62). Cuộc sống bình lặng và yên ổn. Họ ít giao tiếp với nhau đến nỗi "tôi chưa bao giờ đọc đúng tên T", "tên riêng của tôi, T chưa gọi bao giờ", "các cuộc đối thoại của chúng tôi trống không" (5, 57). Sự mất tích của T cũng không đem lại bất cứ xáo trộn nào trong tâm hồn phẳng lặng của người chồng. Bởi anh ta nghĩ "T mất tích thì cảnh sát cứ việc đi tìm" (5, 38). Làm sao “tôi” có thể nhớ T, nghĩ về T khi tên riêng của cô ấy “tôi” cũng không phát âm đúng. Có cố gắng anh ta cũng không thể nhớ được một câu nói hoàn chỉnh nào của T. Và chính anh ta cũng không hiểu nổi lý do nào đã khiến họ có thể sống với nhau tới 6 năm liền. Một sự phi lý không sao hiểu nổi. Sợi dây ràng buộc bền chắc nhất giữa các thành viên là tình yêu, tình thương, sự cảm thông, chia sẻ đã bị chặt đứt từ lúc nào không hay. T mất tích phải chăng vì ý thức được sâu sắc sự lạc loài của mình giữa gia đình? Quyết định mất tích của T chính là sự phủ nhận gay gắt đối với cái gọi là tổ ấm.

Sống trong “tổ lạnh” thời hiện đại ấy, mỗi ngày sống là thêm một ngày lạc loài, bơ vơ. Điều đáng sợ nhất mà Thuận cảnh báo trong sáng tác là sự lạc loài của những đứa trẻ. Không được yêu thương, không được sống trông bầu không khí ấm áp, sẻ chia, những đứa trẻ như những mầm cây chưa kịp lớn đã vội héo úa. Chúng trở thành những kẻ lạc loài trong chính gia đình của mình và chấp nhận lạc loài như một tất yếu. Giữa hợp đồng hôn nhân của bố mẹ, nhân vật “tôi” trong Chinatown dù được chăm chút kỹ càng, dù luôn dẫn đầu lớp, là niềm hy vọng của toàn trường không bao giờ có thể nở một nụ cười trọn vẹn, “cái mặt lúc nào cũng khó đăm đăm”. My cô bé 14 tuổi xinh xắn con gái của Mai Lan trong Pari 11/8 sớm tìm đến rượu và giải thoát mình khỏi nỗi thất tình bằng việc tìm đến cái chết. Con gái T trong T mất tích, một đứa trẻ còn đang tuổi mẫu giáo, trước sự vắng mặt bất thường của mẹ cũng chỉ “duy nhất một lần hỏi T đâu”, khi được trả lời là T mất tích thì “cái tin T mất tích dù bất ngờ đến mấy cũng không thể thay đổi bản tính kiệm lời của nó, nếu không nói là con bé trở lên lặng lẽ hơn” (5;45). Sống cạnh một người cha vô cảm, một người mẹ kiệm lời như cái bóng, không biết từ bao giờ con bé cũng trở lên lặng lẽ, thậm chí nó còn biết dấu cả những tiếng thở dài. Những đứa trẻ dù lớn hay bé trong tác phẩm của Thuận đều là những đứa trẻ “chết già”. Nếu không có đôi dòng chú thích về tuổi tác chúng có thể lẫn vào thế giới vô cảm, ảm đạm của những người lớn, trở thành những người lớn “bơ vơ”. Cũng dễ hiểu khi hôn nhân giữa bố mẹ chúng như những bản hợp đồng thì làm sao những đứa con được yêu thương để có thể biết yêu thương và đón nhận. Đọc Thuận, dễ thấy những đứa trẻ không tìm thấy điểm tựa yêu thương trong gia đình là sự cảnh báo đáng sợ về một thế giới tương lai.

Phát hiện sự lạc lõng, bơ vơ của cá thể trong những mô hình gia đình Việt - Việt (bố tôi - mẹ tôi, cậu mợ tôi, tôi - Thuỵ), Pháp - Việt (T - tôi, Mai Lan - kiến trúc sư người Pháp), Việt - Việt kiều (Vy - Vượng)... Thuận cảnh báo sự rạn nứt ngầm của xã hội bắt đầu từ những tế bào gia đình. Thiếu căn cốt vững chắc nhất là tình yêu, mô hình gia đình tất yếu sẽ biến dạng, con người lạc loài chính trong nơi vẫn được coi là bình yên nhất của mình. Bệnh vô cảm, thói giả dối, háo danh, sự hãnh tiến,... trở thành loài nấm độc sinh sôi nảy nở trên mảnh đất gia đình cằn cỗi tình yêu, theo đó, mà nhân lên mảnh đất của cộng đồng.

(Còn tiếp)

________

Chú thích:

1. Tính đến nay, sau gần mười năm viết văn, Thuận đã công bố 1 truyện ngắn (What do you like for your breakfast?) và 5 tiểu thuyết: Made in Việt Nam (NXB Văn mới, California, 2003), Chinatown (NXB Đà Nẵng, 2004), Pari 11/8 (NXB Hội Nhà văn, 2005), T mất tích (NXB Hội nhà văn, 2006), Vân Vy (NXB Hội nhà văn, 2008). Trong đó, trừ T mất tích, các tiểu thuyết còn lại đều trực diện với đề tài thân phận tha hương.

2. Ở đây chúng tôi hiểu: cảm thức lạc loài như là thức nhận về sự bơ vơ, lạc lõng tất yếu của cá thể trong môi sinh của nó. Nghĩa là cá thể xuất phát từ nhận thức về sự khác biệt sâu sắc của bản thân với môi sinh (hoàn cảnh sống, chủng tộc, văn hoá,...) mà chủ động tách mình bởi cảm nhận về sự xa lạ với xung quanh. Sự chủ động này khiến nó bơ vơ, lạc lõng nhưng không rơi vào bi kịch. Nó làm nảy sinh mối hoài nghi khắc khoải về ý nghĩa của sự sống và con người. Nói cách khác, "cảm thức lạc loài" là sản phẩm của xã hội hiện đại, gắn liền với sự phát triển của tư duy, của ý thức cá thể, trong tình cảnh đổ vỡ về ý hướng hợp thức hóa cũng như sự lên ngôi của văn hóa tiêu dùng.

3. Các trích dẫn từ đây đều theo các sách đã dẫn ở trên, chữ số đằng trước trong ngoặc đơn là theo trình tự tác phẩm được công bố, chữ số phía sau là số trang.

[/quote]
VNE
: Văn học và sách mới ti iu
: miss1612 November 11, 2010, 10:41 AM
[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]'Jane Eyre' phiên bản mới tung trailer đầu tiên
http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/San-khau-D...2D03/page_1.asp (http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2010/11/3BA22D03/page_1.asp)

Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn người Anh - Charlotte Bronte - với diễn xuất của ngôi sao trẻ Mia Wasikowska vừa tung ra trailer đầu tiên dài hơn 2 phút tiết lộ phần nào nội dung phim.

Jane Eyre do đạo diễn trẻ Cary Fukunaga thực hiện là tác phẩm điện ảnh thứ sáu được chuyển thể từ một trong những cuốn tiểu tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh. Trailer đầu tiên đã tiết lộ một số cảnh quay trong phim như Jane nổi loạn chạy trốn khỏi những kẻ độc ác trong quá khứ và tới sống tại lâu đài Thornfield - nơi bị ám ảnh bởi những điều bí mật.

[div align=\\\"center\\\"](http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/2D/03/page.jpg)
"Jane Eyre" và "Rochester" của màn ảnh rộng 2011. Ảnh: Focus Features.[/div]

Trailer còn tiết lộ khoảnh khắc đầu tiên mà Jane Eyre gặp gỡ với quý ông Rochester - chủ lâu đài - và nụ hôn lãng mạn tràn đầy cảm xúc của họ. Thể hiện vai nữ chính Jane Eyre là ngôi sao trẻ người Australia Mia Wasikowska. Cô từng được chú ý khi vào vai Alice trong bom tấn 3D Alice in Wonderland của đạo diễn Tim Burton hồi đầu năm nay. Nam diễn viên người Đức Michael Fassbender (phim Inglourious Basterds) sẽ đưa hình ảnh quý ông lịch lãm Rochester lên màn ảnh rộng.

Ra đời vào năm 1847, tiểu thuyết Jane Eyre của nhà văn Charlotte Bronte đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Anh. Nhà văn đã gây xúc động cho biết bao thế hệ bằng câu chuyện cảm động về một người con gái tỉnh lẻ vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt để bảo vệ phẩm giá và tự khẳng định con người của mình.

[div align=\\\"center\\\"](http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/2D/03/jane_eyre_poster01.jpg)
Poster phim "Jane Eyre" phiên bản mới. Ảnh: Focus Features.[/div]

Jane Eyre là một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ được người cậu ruột nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sống với người mợ độc ác Sarah Reed, Jane đã phải trải qua một tuổi thơ cơ cực. Cô thường xuyên bị gia đình người cậu hắt hủi, đối xử tàn nhẫn. Năm lên 10 tuổi, Jane bị tống vào trại trẻ mồ côi Lowood và chịu đựng cuộc sống khắc nghiệt tại đây trong suốt 8 năm. Khi trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, Jane tới làm gia sư tại lâu đài Thornfield và đem lòng yêu ông chủ Rochester. Tuy nhiên, để đến được với hạnh phúc, tình yêu của hai người đã gặp biết bao thăng trầm và mất mát.

Ngoài Mia Kasikowska và Michael Fassbender, Jane Eyre phiên bản 2011 còn có sự tham gia của nữ diễn viên gạo cội Judi Dench và tài tử Jamie Bell. Phim do Focus Features thực hiện và sẽ được phát hành vào ngày 11/3 năm sau. [/quote]
VNE
: Văn học và sách mới ti iu
: miss1612 November 22, 2010, 02:24 PM
[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]
Nước Nga lãng quên Leo Tolstoys
[div align=\\\"right\\\"]Pham Mi Ly[/div]

100 năm sau khi mất, tiểu thuyết gia, nhà hoạt động hòa bình trứ danh của nhân loại được cả thế giới nhớ thương nhưng lại bị hờ hững trên chính quê hương ông. 20/11/1910, cả nước Nga than khóc khi Leo Tolstoy trút hơi thở cuối cùng trại một nhà ga xe lửa miền trung nước Nga. 20/11/2010, dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Tolstoy lạnh lùng trôi qua giữa mùa đông nước Nga.
[div align=\\\"center\\\"](http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2010/11/9096-nuoc-nga-lang-quen-leo-tolstoys/Leo_Tolstoy.jpg)[/div]
Theo AFP, không có một kế hoạch kỷ niệm đặc biệt nào được đề cập đến. Không có công trình tưởng nhớ nào được dựng nên trên các quảng trường. Người Nga vô tình hơn bao giờ hết với một trong những người con lừng danh nhất xứ sở này.

“Ông ấy là một người phiền phức, dù là hôm nay hay một thế kỷ trước thì vẫn thế. Để đánh dấu 100 năm đã qua của nước Nga, chẳng ai muốn tổ chức gì”, Pavel Basinsky, tác giả cuốn Flight From Heaven, cho biết. Trong Flight From Heaven, tác giả kể về việc Tolstoy thường xuyên chạy ra đường giữa đêm khuya khi còn sống trong ngôi nhà ở Yasnaya Polyana.

Một đêm mùa đông năm 1910, Tolstoys chạy trốn khỏi ngôi nhà nơi ông chung sống với người vợ 48 tuổi, chỉ với 50 rúp trong túi. Nhà văn khi đó 82 tuổi, vội vã đến một tu viện xin trú chân qua đêm. Ông bị cảm lạnh lúc đang ngồi trên tàu và qua đời tại ga tàu Astapovo ở Lipetsk. Sau này, vào năm 1918 hoặc 1920, ga Astapovo được đổi tên thành ga Leo Tolstoy.

“Đó là cái chết làm rung chuyển thế giới, một sự kiện lịch sử”, ông Vitaly Remizov, Giám đốc Bảo tàng Leo Tolstoy ở Moscow nói với AFP. Mặc dù vậy, ông này cho biết dịp kỷ niệm 100 ngày mất của nhà văn không được tổ chức rộng rãi trên toàn nước Nga. Các hoạt động đa phần gói gọn trong các viện văn học hoặc bảo tàng. Hầu hết diễn ra bên ngoài thủ đô Moscow nên không thể thu hút số lượng người tham gia đông đảo, trong đó có một bảo tàng mới mở ở Astapovo hôm 13/11, do một diễn đàn sinh viên thành lập.

Bộ phim The Last Station (Ga cuối) do Hollywood sản xuất và nữ diễn viên kỳ cựu Helen Mirren đóng vai chính là tác phẩm điện ảnh mới nhất kể về cái chết bi kịch của Tolstoy, chỉ được công chiếu tại 35 rạp ở Moscow. Trong khi đó, hãng phim Nga, nơi thường rất hào hứng sản xuất các tác phẩm kinh điển kỷ niệm các ngày lễ lớn, lại thờ ơ với sự kiện này.

Trong khi đó, Alexander Pushkin, tình yêu của nước Nga, được tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh vào năm 1999 rất rầm rộ. “Ngày Pushkin” được chính phủ thành lập với nhiều hoạt động rất sôi nổi. Còn Tolstoy, hiện tại đối với người Nga ông là hiện thân của thứ tư tưởng cực đoan. “Có lẽ thấy nước Nga ngày nay, ông ấy sẽ chẳng hài lòng”, Vladimir Tolstoy, cháu của nhà văn nói. Vladimir đang điều hành một bảo tàng ở Yasnaya Polyana, nơi đại gia đình Tolstoy sinh sống cho đến 1921.

“Ông thích sự thật, còn người Nga hiện nay thích dối trá và đạo đức giả”, Vladimir nói với AFP.

“Ý tưởng từ bỏ của cải vật chất của Tolstoy có vẻ vô lý ở Nga, khi chúng tôi đang trong chế độ Tư bản chủ nghĩa”, Pavel Basinsky nói. Tolstoy từng từ chối một khoản thừa kế khổng lồ trước khi chết. Theo Basinsky, “Chỉ có những người như Bill Gates mới làm được như vậy, các nhà tài phiệt ở Nga thì chưa chắc”.
[/quote]
VNE
: Re: Tiểu thuyết hay, giới thiệu chút nào
: Pavelvnr October 06, 2012, 09:47 PM
'Xem đêm' của Phùng Cung nhận giải Hội nhà văn HN

Hội Nhà văn Hà Nội còn trao giải năm 2012 cho ‘SBC là săn bắt chuột’ - Hồ Anh Thái, ‘Buổi câu hờ hững’ - Nguyễn Bình Phương, ‘Dĩ vãng phía trước’ - Ngô Thảo, bản dịch ‘Lolita’ - Dương Tường.

 Hội nhà văn Hà Nội lần thứ hai vinh danh Trần Dần

Ngày 1/10, tại trụ sở 19 Hàng Buồm, Hội Nhà văn Hà Nội đã họp hội đồng xét giải thưởng và xét kết nạp hội viên năm 2012. Hội đồng có 9 người do nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội, chủ trì. Các tác phẩm được xét giải thuộc phạm vi xuất bản trong mười hai tháng, tính từ quý III năm 2011 đến quý II/2012.

Năm nay, hội đồng quyết định trao giải Thành tựu thơ - giải không nằm trong hệ thống giải thường xuyên - cho tập "Xem đêm" của Phùng Cung (1928-1997). Hội đồng nhận định: "Thơ Phùng Cung cho ta thấy cái tài của ông trong việc sử dụng tiếng Việt thôn quê được nâng lên thành ngôn ngữ thơ, trong cái nhìn cảnh sắc đời sống nông thôn và nông dân, trong sự nén lặng và bùng nổ âm thầm của tâm tư cá nhân nén trong từng câu chữ". "Xem đêm" được xuất bản lần đầu năm 1995 và tái bản bổ sung năm 2012 "là một bằng chứng thuyết phục cho thơ đích thực và sức sống của thơ". Quyết định trao giải Thành tựu thơ cho "Xem đêm" được xem là điều đích đáng của năm nay, theo hội đồng xét giải.

(http://l.f9.img.vnexpress.net/2012/10/02/xem-dem1-jpg-1349175053-1349175148_480x0.jpg)
Bìa tập thơ "Xem đêm" của Phùng Cung.

Ở hạng mục Văn, tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột” của nhà văn Hồ Anh Thái giành chiến thắng với số phiếu 8/9. "SBC là săn bắt chuột" xoay quanh chuyện tiêu diệt chuột, nhưng qua đó, tác giả tái hiện bức tranh hiện thực huyền ảo về cuộc chiến giữa Chuột và Người với tất cả sự thô lậu, xấu xa hiện hữu trong cuộc sống, bằng giọng văn giễu cợt, trào lộng, hài hước sâu cay. Chủ tịch Phạm Xuân Nguyên cho biết, cuốn tiểu thuyết chứng tỏ sự chuyên nghiệp trong nghề của nhà văn Hồ Anh Thái, với việc "luôn đổi mới cách viết, luôn lạ hóa chính mình trong cách khai thác và biểu đạt hiện thực, và luôn cập nhật nắm bắt thực tại đời sống ở những vỉa tầng tươi mới nhất". Cùng vào chung khảo là hai tập truyện “Thành phố đi vắng” của Nguyễn Thị Thu Huệ (NXB Trẻ, quý II/2012) và “Lãng du” của Tạ Duy Anh (NXB Thời Đại, 8/2011).

(http://l.f9.img.vnexpress.net/2012/10/02/hoinhavanhn1-jpg-1349173699_480x0.jpg)
“SBC là săn bắt chuột” đoạt giải ở hạng mục Văn.

Ở hạng mục Thơ, tập thơ "Buổi câu hờ hững" của Nguyễn Bình Phương (NXB Văn Học, 9/2011) không có đối thủ và giành số phiếu tuyệt đối để nhận giải thưởng năm nay. "Buổi câu hờ hững" là tập thơ "nhiều lắng đọng, suy nghiệm được diễn tả bằng một ngôn ngữ và giọng thơ điềm nhiên, tự tại. Nguyễn Bình Phương cách tân thơ không ồn ào ở hình thức mà đi sâu vào cảm xúc và cảm nhận, đem lại cho thơ một vẻ đẹp trầm tư", theo nhận định của hội đồng.

Giải thưởng ở hạng mục Phê bình năm nay thuộc về tập tư liệu chuyện văn chuyện đời "Dĩ vãng phía trước" của nhà phê bình Ngô Thảo (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà văn, quý IV/2012). Theo đánh giá của hội đồng, "phần tư liệu, nội dung chính của tập sách, rất có giá trị ở sự duy nhất của nó, được ghi chép của một người trong cuộc và có thẩm quyền, cung cấp cho người đọc và người làm sử văn học những cứ liệu quý báu". Cùng lọt vào chung khảo là hai tập "Phê bình văn học Việt Nam hiện đại" của Trịnh Bá Đĩnh (NXB Văn Học, 11/2011) và "Bình thơ" của Vũ Quần Phương (Thái Hà Books & NXB Dân Trí, quý II/2012).

Tương tự hạng mục thơ, trong lĩnh vực dịch thuật, đối thủ của "Lolita" là chính "Lolita". Bản dịch từng gây tranh cãi về cách dịch, cách hiểu văn bản nhưng hội đồng nhận định, đây là công trình dịch thuật trực tiếp từ tiếng Anh công phu, tâm huyết của Dương Tường, đưa lại cho độc giả một kiệt tác của văn chương thế giới ở mức cao nhất có thể. Giải thưởng là kết quả xứng đáng cho Dương Tường - người đã mất hai năm liền cho cuốn tiểu thuyết lớn của V. Nabokov. Tác phẩm do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn phát hành tháng 3/2012.


(http://l.f9.img.vnexpress.net/2012/10/02/lolita-jpg-1349173699_480x0.jpg)
Dù gây nhiều tranh cãi, bản dịch "Lilota" của Dương Tường vẫn được đánh giá cao và nhận giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm nay.

Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm nay được đánh giá là thành công khi tìm được những tác phẩm có chất lượng để trao giải và không bỏ trống hạng mục nào. Năm ngoái, giải thưởng thuộc về tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” của Trần Dần (NXB Hội nhà văn), tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” (NXB Thế Giới) của Trương Đăng Dung, “Olga Berggolts của tôi” do tác giả Thụy Anh biên khảo và dịch từ nguyên bản tiếng Nga, trong khi hạng mục phê bình để ngỏ do chưa tìm được tác phẩm thực sự xứng đáng.

Hà An - VNE
: Re: Re: Tiểu thuyết hay, giới thiệu chút nào
: Pavelvnr January 20, 2013, 05:10 PM
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu có chuyện lùng sùng trong HNV Việt Nam.


Nhà văn Y Ban từ chối Giải thưởng Hội nhà văn 2012

(http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2013/01/Nha-van-Y-Ban-1_78627.JPG)
(NLĐO)- Chỉ đúng 1 ngay sau khi giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 được công bố, 2 nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam đã từ chối giải thưởng trao cho mình vì cho rằng không công bằng minh bạch. Trao đổi với Báo Người Lao động chiều ngày 19-1, nhà văn Y Ban cho hay, bà sẵn sàng đương đầu với dư luận sau khi lên tiếng từ chối giải thưởng này. Bà cũng cho hay, đã chính thức từ chối chiếc ghế Ủy viên hội đồng văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam.


“Đã có người nói tôi vì không được giải chính thức thì hờn giận, nhưng câu trả lời của tôi là nếu không vào hang thì sao bắt được cọp. Nếu không ngồi ghế ủy Ủy viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam thì làm sao tôi hiểu được nội tình vụ việc như thế nào” - nhà văn Y Ban nói. Lý giải về lý do từ chối của mình, nhà văn Y Ban cho biết, bà đã trải qua hai mùa giải thưởng. Mùa giải năm 2011, những tác phẩm nhà văn này thích và bỏ phiếu thì không đoạt giải. Nhà văn thẳng thắn: “Việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết”.

Nói thêm về lý do từ chối giải thưởng 2012 của Hội Nhà văn, nhà văn Y Ban dẫn chứng về cách bỏ phiếu: “Có 5 thành viên hội đồng có mặt. Nhà văn  Bão Vũ có bản nhận xét và bỏ phiếu qua e-mail. Nhà văn Thái Bá Lợi xin bỏ sau. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ phiếu qua điện thoại. Một chị ở Hội Nhà văn nghe điện thoại nói lại, anh Tuấn bảo anh ấy bỏ tất cho mọi người vì… chưa kịp đọc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cầm điện thoại nói với nhà văn Trần Văn Tuấn: “Không bỏ thế được đâu”. Ông đọc ai rồi thì bỏ. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ một phiếu duy nhất cho “Thành phố đi vắng”.  Kết quả cuối cùng có 4 cuốn lọt vào chung khảo: “Thành phố đi vắng” 6/7 phiếu, “Một thế kỷ bị mất” 6/7 phiếu, “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 5/7 phiếu và “Sông núi nước Nam” được đề nghị bằng khen”.

 Nhà văn Y Ban cho hay, bà muốn được công khai minh bạch các nhận xét về những tác phẩm lọt vào chung khảo. “Hội nhà văn Việt Nam là hội nghề nghiệp, những người ngồi ghế giám khảo đều là những chuyên gia, vì thế họ phải lên tiếng chính thức chứ không phải bỏ phiếu kín như thế này” - nhà văn Y Ban nhấn mạnh. “Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối Ban giám khảo này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả”, nhà văn Y Ban nói thêm.

 Sau nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng từ chối giải thường dành cho mình.

 Nhà văn Nguyễn Tường Thụy cho hay, ông đã nhận được Thư ngỏ gửi Hội Nhà văn Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam. Bức thư đề ngày 18-1 viết: “Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được Hội Nhà văn Việt Nam công bố  tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế kỷ bị mất” của tôi. Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của Hội Nhà văn. Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn học”.
 
 

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ giành giải

Chiều 16-1, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã công bố chính thức những tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội năm 2012. Theo đó, tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đoạt giải thưởng ở thể loại văn xuôi.

Trong khi đó, ở thể loại thơ, có ba tác phẩm được trao giải: “Trường ca chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo; tập thơ “Màu tự do của đất” của nhà thơ Trần Quang Quý và tập thơ “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương. Cuốn “Đa cực và điểm đến” của tác giả Văn Chinh đoạt giải thưởng ở thể loại lý luận phê bình. Văn học dịch năm nay không có tác phẩm nào được trao giải. Các tác phẩm được tặng bằng khen gồm có: Tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban; Tiểu thuyết lịch sử “Một thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. Tập thơ “Hoa hoàng đàn nở muộn” của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và Tập thơ “Chất vấn thói quen” của nhà thơ Phan Hoàng. Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức cùng với lễ kết nạp Hội viên năm 2012, dự kiến vào ngày 29-1 tới tại hội trường Bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Hà Nội).
 
Yến Anh
http://nld.com.vn/2013011906463774p0c1002/nha-van-y-ban-tu-choi-giai-thuong-hoi-nha-van-2012.htm
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 07, 2013, 02:45 PM

Tiểu thuyết về Adolf Hitler gây sốt tại Đức


Cuốn sách “He's Back” đưa trùm phát xít trở lại làm ngôi sao sau 66 năm ngủ yên dưới mộ.

Bán sách có chữ ký của Adolf Hitler

He's Back (tên tiếng Đức Er Ist Wieder Da) là tiểu thuyết đầu tay của Timur Vermes. Tác phẩm gây ấn tượng mạnh ngay từ trang bìa. Bìa sách mô phỏng gương mặt Adolf Hitler theo cách rất đặc biệt. Gương mặt Hitler chỉ được thể hiện bằng mái tóc đen chẻ đôi hai mái và chỏm ria đặc trưng được sắp xếp từ tên tác phẩm. Các bộ phận còn lại trên mặt được không được thể hiện.

Phát hành từ tháng 10/2012, đến nay, Er Ist Wieder Da đã tiêu thụ được 400.000 bản sách thường và khoảng 100.000 bản sách audio. Dù giá bìa 19,33 euro (540 nghìn đồng) - cho 400 trang sách - được đánh giá là khá đắt, cuốn sách vẫn bán rất chạy. Nhiều nhà xuất bản nước ngoài đã mua bản quyền cuốn sách. Trong đó, bản tiếng Anh sắp sửa phát hành ở Vương quốc Anh.

Er Ist Wieder Da là một câu chuyện giả tưởng. Thay vì đã chết cách đây 67 năm, trong cuốn sách, Adolf Hitler chỉ ngủ quên vào năm 1945 và đột ngột tỉnh dậy năm 2011. Hitler trở thành một ngôi sao của ngành giải trí trước khi bước chân vào "vũ đài chính trị". Ông phát động chiến dịch mạnh mẽ bài trừ tệ nạn chó mèo đại tiện bừa bãi ra đường.

(http://l.f9.img.vnexpress.net/2013/02/07/er-ist-wieder-da-1358228251-540x540-jpg-1360204784_500x0.jpg)
Trang bìa độc đáo của cuốn sách.

Với cốt truyện này, nhà văn chia sẻ: “Người ta đã quen nghĩ về Hitler theo những khuôn mẫu sẵn có. Người ta quen nhìn ông ta như một con quái vật khác xa với số đông. Tôi muốn cho Hitler một cơ hội sống bình thường như mọi người và làm những điều bình thường nhất có thể”.

Trở thành best-seller, cuốn sách đồng thời nhận được những nhận xét trái chiều từ giới phê bình Đức. Nhiều người lo ngại, việc giễu cợt trùm phát xít theo cách đó có thể tạo nên những phản ứng khó lường từ một bộ phận thanh thiếu niên trẻ tại Đức vốn thần tượng Hitler. Timur Vermes là nhà báo người Đức gốc Hungary. Trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay này, ông nổi tiếng với mảng truyện ngắn kinh dị.

Huyền Anh - VNE
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: forza_alex February 22, 2013, 11:12 PM
Em đang hóng cái này nè... :m1205:

Tin vui dành cho các fan hâm mộ nhà văn Dan Brown! Không chỉ giới thiệu tựa đề mà Dan Brown cũng đã lên lịch xuất bản tác phẩm mới nhất của mình.

(http://i1173.photobucket.com/albums/r584/Cloudy_vt/dan-brown-inferno_zps411e3496.jpg)
Quyển tiểu thuyết mới có tựa đề "Inferno", đã được công bố vào hôm thứ ba sau khi cư dân mạng đã phát hiện ra một trong những ảnh bìa của cuốn sách bằng cách vào Facebook hoặc tweet dòng chữ  hashtag #DanBrownToday vào mục tìm kiếm.




Cùng lúc đó, nhà xuất bản cũng thông báo rằng quyển sách sẽ được xuất bản vào ngày 14/5 tới đây.

Inferno* sẽ có bối cảnh tại Italy và giống như những quyển best-seller khác của Dan Brown như : Angels & Demons, The Da Vinci Code và The Lost Symbol, nhân vật chính sẽ là Nhà biểu tượng học Robert Langdon.

Browncho biết : "Mặc dù tôi đã được học về Inferno của Dante khi còn là 1 học sinh nhưng mãi cho tới gần đây, khi nghiên cứu ở Florence, tôi  mới thật sự vô cùng ngưỡng mộ những đóng góp và ảnh hưởng lâu dài của Dante đối với thế giới hiện đại. Với quyển sách này, tôi vô cùng phấn khởi muốn đưa người đọc bước vào 1 chuyến hành trình sâu rộng về lĩnh vực thần bí này....một vùng đất của mật mã, ký tự và còn hơn cả một lối đi bí mật."



* Inferno (tiếng Ý có nghĩa là "địa ngục") là phần đầu của bài thơ sử thi huyền thoại do Dante Alighieri  (1265-1321) - nhà thơ, nhà thần học người Ý- sáng tác vào thế kỷ 14. Đây là câu chuyện ngụ ngôn kể về hành trình băng qua địa ngục của Dante dưới sự hướng dẫn của nhà thơ La Mã Virgil. Câu chuyện có liên quan tới cả thiên đường và địa ngục. (theo Wiki)

[Kites.vn]
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 23, 2013, 09:16 AM
Tiểu thuyết gia mỳ ăn nhanh kiểu Hollywood như Sidney Sheldon à :chatterbox: Nhà văn cái (một từ rất bậy không viết ra được) gì mà cứ sòn sòn mỗi năm một tiểu thuyết như là phác thảo kịch bản phim. Sức làm việc thật phi thường :8onion13:
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: forza_alex February 23, 2013, 06:22 PM
Dan Brown là một cái tên gây nhiều tranh cãi, có nhiều người yêu thích nhưng những kẻ ghét lão cũng đếm không xuể. Đó là hệ quả của việc nổi tiếng quá nhanh và những vẫn đề mà lão đề cập trong tác phẩm của mình quá ư nhạy cảm. Cũng chính vì lẽ đó mà mặc dù cực kỳ thành công với serie tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng nhưng lão vẫn không được xếp vào hàng những tay bút huyền thoại.

Nhưng nếu bỏ qua những chuyện đó, cứ coi Dan Brown là 1 cây bút bình thường để thưởng thức tác phẩm của lão thì lại là 1 điều tuyệt vời. Em đã đọc hết cả 5 cuốn của lão trước đó, từ cuốn đầu tiên (Thiên thần và ác quỷ) đến cuốn gần nhất (The Lost Symbol) và lần nào cũng phải cực kỳ quyét tâm mới có thể buông quyển sách xuống. Không phủ nhận em là fan của dòng tiểu thuyết hiện đại, trinh thám (và cực ghét tiểu thuyết lãng mạn, trước có 1 lần đọc Trà Hoa Nữ mà đến giờ vẫn không hiểu sao mình có thể đọc hết cuốn đó dù nó cũng là 1 tác phẩm kinh điển). Em thích cách giải quyết vấn đề của Dan Brown, nó cực kỳ logic và thông minh. Trí tưởng tượng của lão cũng cực kỳ siêu phàm. Nhưng điểm em thích nhất là trong tiểu thuyết của lão chứa 1 lượng kiến thức cực lớn, từ lịch sử, địa lý, khoa học đến tôn giáo. Vì vậy những người có ý định giải trí bằng những tác phẩm của lão sẽ thất vọng vì đọc tiểu thuyết của lão sẽ cực kỳ đau đầu và tương đối khó hiểu nếu không nắm được lịch sử, khoa học và địa lý. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Dan Brown và Sheldon, một cây bút thị trường chính hiệu.

Đối với em, điểm - trong các tác phẩm của Dan Brown là sự hư cấu, nhiều khi hơi quá mức.
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: emsapyeu February 23, 2013, 08:17 PM
Dan Brown là một cái tên gây nhiều tranh cãi, có nhiều người yêu thích nhưng những kẻ ghét lão cũng đếm không xuể. Đó là hệ quả của việc nổi tiếng quá nhanh và những vẫn đề mà lão đề cập trong tác phẩm của mình quá ư nhạy cảm. Cũng chính vì lẽ đó mà mặc dù cực kỳ thành công với serie tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng nhưng lão vẫn không được xếp vào hàng những tay bút huyền thoại.

Nhưng nếu bỏ qua những chuyện đó, cứ coi Dan Brown là 1 cây bút bình thường để thưởng thức tác phẩm của lão thì lại là 1 điều tuyệt vời. Em đã đọc hết cả 5 cuốn của lão trước đó, từ cuốn đầu tiên (Thiên thần và ác quỷ) đến cuốn gần nhất (The Lost Symbol) và lần nào cũng phải cực kỳ quyét tâm mới có thể buông quyển sách xuống. Không phủ nhận em là fan của dòng tiểu thuyết hiện đại, trinh thám (và cực ghét tiểu thuyết lãng mạn, trước có 1 lần đọc Trà Hoa Nữ mà đến giờ vẫn không hiểu sao mình có thể đọc hết cuốn đó dù nó cũng là 1 tác phẩm kinh điển). Em thích cách giải quyết vấn đề của Dan Brown, nó cực kỳ logic và thông minh. Trí tưởng tượng của lão cũng cực kỳ siêu phàm. Nhưng điểm em thích nhất là trong tiểu thuyết của lão chứa 1 lượng kiến thức cực lớn, từ lịch sử, địa lý, khoa học đến tôn giáo. Vì vậy những người có ý định giải trí bằng những tác phẩm của lão sẽ thất vọng vì đọc tiểu thuyết của lão sẽ cực kỳ đau đầu và tương đối khó hiểu nếu không nắm được lịch sử, khoa học và địa lý. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Dan Brown và Sheldon, một cây bút thị trường chính hiệu.

Đối với em, điểm - trong các tác phẩm của Dan Brown là sự hư cấu, nhiều khi hơi quá mức.

Mình đồng ý về mặc điểm cộng trong tiểu thuyết của Dan Brown của Forza, đúng là cầm lên rồi thì có hôm trắng đêm để nhai hết cuốn.. Tuy nhiên, mình chỉ thấy trong các cuốn của Dan Brown, đáng đọc nhất là Thiên thần và ác quỷ cùng Mật mã Da Vinci, những cuốn còn lại đều na ná như nhau về cốt truyện. Dù sao thì mình vẫn thích và tìm đọc bằng hết, hihi.
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 27, 2013, 09:43 PM
Không biết chuẩn mực để người ta xếp một cây bút vàng hàng ngũ "huyền thoại" như ý Forza_alex là thế nào nhưng anh nghĩ một nhà văn lớn phải viết được những tác phẩm có tư tưởng lớn hay đóng góp một cái nhìn đáng giá vào văn học thế giới, có thể làm thay đổi ý thức của một bộ phận không nhỏ người đọc, thậm chí thay đổi thế giới. Trong khi đó truyện trinh thám hay hư cấu (fiction) xét cho cùng là để giải trí thôi mà, dùng làm phim mì ăn liền rất tốt. :angel: Sorry anh chưa đọc cuốn nào của dan Brown cả, sau hôm nay có lẽ nên tìm vài cuốn :idea:

-------------


(VNN)

Tiểu thuyết về Yersin - người cô đơn vĩ đại

- Để kể lại cuộc phiêu lưu khoa học cũng như cuộc đời của con người tuyệt diệu này, Patrick Deville đã lần theo dấu chân của Yersin trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam.

"Trước khi qua đời tại Nha Trang vào năm 1943, Yersin ý thức được - nhưng không thực sự thấy cay đắng - rằng tên tuổi mình sẽ không có được niềm vinh quang sau khi mất như người thầy Pasteur." - Bình luận của NXB Seuil

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/26/11/20130226112218_IMG_5620.jpg)
Nhà văn Pháp - Patrick Deville

Nhà văn người Pháp Patrick Deville có mặt tại Hà Nội để giới thiệu cho cuốn sách sắp ra mắt của ông tại VN (bản dịch tiếng Việt sẽ phát hành sau khoảng 2 tháng nữa). Đây có thể nói là một sự kiện văn chương không nhỏ. "Yersin - bệnh dịch và bệnh tả" là một cuốn tiểu thuyết tư liệu nghiên cứu kĩ lưỡng về cuộc đời của nhà khoa học, nhà nghiên cứu y khoa lớn của thế giới, người đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch - cũng là người đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân trong suốt cuộc đời mình.

Được xem là người học trò lỗi lạc nhất của Louis Pasteur (tiên phong cho ngành vi khuẩn học), đồng thời cũng là người tự do và cô đơn nhất, Alexandre Yersin chưa bao giờ tìm kiếm sự nổi tiếng và công danh. Cũng bởi thế, nước Pháp xa lạ với ông. Khi mà thầy của ông Pasteur - trở thành biểu tượng của  thành công và khám phá trong ngành y - là một ngôi sao khoa học cuối thế kỉ 19 - thì Yersin hầu như không được biết đến ở nước Pháp và trên thế giới. Thế nhưng thiên tài ẩn dật ấy đã cứu nhân loại khỏi thảm họa dịch hạch - cơn dịch gây kinh hoàng một thời từng khiến loài người ngỡ rằng đó là căn bệnh của sự trừng phạt. Với người dân Việt Nam, ông mang về các cây trồng quý như cây cao su, atiso, xây dựng các cơ sở nông nghiệp, nghiên cứu y tế, khoa học, và khai sinh ra thành phố Đà Lạt. Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại đất nước này, nơi những người gần gũi gọi ông là Ông Năm.

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/26/11/20130226112648_Yersin_1893_bis.jpg)
Yersin thời trẻ

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/26/11/20130226112648_Yersin.jpg)
Alexandre Yersin trên con tem Việt Nam

Không biết lý do gì khiến Yersin chọn Việt Nam trong số rất nhiều thuộc địa của nước Pháp ngày đó. Nhưng ông đã thực sự gắn bó với mảnh đất ấy - không phải với tư cách của một ông chủ hay một kẻ xâm lược - mà là một nhà khoa học say mê xây dựng, nghiên cứu và đặt nền móng cho nhiều ngành nghề và công trình quan trọng. Hầu như không tìm thấy dấu ấn về đời sống riêng tư hay những người phụ nữ trong cuộc đời ông. Nhà văn Patrick Deville - sau khi lần theo dấu Yersin trên khắp thế giới qua từng tập tài liệu, địa danh, nhân chứng, thư tay, ghi chép -  thuật lại rằng, ngoài những bức thư gửi cho mẹ và chị gái, ông tìm thấy rất ít những dấu hiệu về đời tư của Yersin.

Sau khi thu thập đủ tư liệu, Patrick Deville dành 4 năm biệt lập để viết cuốn tiểu thuyết (cùng với 3 cuốn về danh nhân khác). "Yersin - bệnh dịch và bệnh tả" đã thành công vang dội, lọt vào chung khảo giải Goncourt và nhận giải thưởng Femina năm 2012 - hai giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. "Yersin và thầy của mình - Pasteur - là 2 người hoàn toàn khác nhau. Pasteur xây dựng cả cuộc đời của mình như một tượng đài; trong khi đó Yersin lại là một người rất thích sự cô đơn, tránh xa nơi ồn ào, tránh xa nơi có thể đem lại vinh quang cho ông để lui về ở ẩn. Nha Trang trước khi ông đến chỉ là một làng chài. Yersin đã khởi xướng và xây dựng rất nhiều công trình ở đây như dưỡng đường, viện Pasteur. Ông cũng đóng góp vào việc làm những chiếc ô tô đầu tiên chạy trên đường Hà Nội" - nhà văn Patrick Deville nói.

Thật hiếm hoi khi một tiểu thuyết tư liệu về một người vốn xa lạ với công chúng Pháp lại thành công đến thế. Phải chăng do tài kể chuyện của nhà văn, cuộc đời kì diệu của Yersin đã kết hợp đầy may mắn với việc nước Pháp vui mừng khi tìm lại được đứa con lỗi lạc của mình?

Hồ Hương Giang
Ảnh: Angellittlefire

-------------------------------

(VNE) - "Yersin, Dịch hạch & Dịch tả" là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp Patrick Deville viết về cuộc đời thám hiểm và nghiên cứu khoa học của Alexandre John Emile Yersin - người đã tìm ra trực khuẩn dịch hạch ở Hong Kong năm 1894, đóng góp cho sự phát triển của y học nhân loại. Mặc dù là người Pháp, Yersin sớm rời bỏ đất nước mình để thực hiện hành trình thám hiểm những vùng đất mới. Năm 1891, Yersin theo một con tàu đặt chân tới Nha Trang, Việt Nam và ông đã chọn đây làm nơi sống của mình cho tới khi qua đời vào năm 1943.

Ở Việt Nam, Yersin được nhắc tới nhiều như một nhà khoa học xuất chúng - người có công trong việc thành lập Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang. Ông cũng là người đã phát hiện ra Đà Lạt và xây dựng vùng đất xinh đẹp này. Yersin còn gắn bó, giúp đỡ nhiều người dân Nha Trang nơi ông sống để rồi được họ gọi với cái tên thân mật: "Ông Năm". Được vinh danh ở Việt Nam, thế nhưng, tại quê nhà Pháp, tên tuổi nhà khoa học bị lãng quên cho tới khi cuốn tiểu thuyết của Patrick ra đời. Với "Dịch hạch và dịch tả", Patrick Deville đã làm sống lại những chặng đường nghiên cứu khoa học thầm lặng, niềm đam mê thám hiểm và toàn bộ con người Yersin.
Nhà văn Pháp Patrick Deville và cuốn tiểu thuyết sắp phát hành bản tiếng Việt
Nhà văn Pháp Patrick Deville và cuốn tiểu thuyết sắp phát hành bản tiếng Việt "Yersin, Dịch hạch và Dịch tả".

Có mặt tại Việt Nam chiều 25/2, nhà văn Patrick Deville cho biết để viết cuốn sách này, ông đã đi theo hành trình thực địa Việt Nam của Yersin: từ Nha Trang, Đà Lạt, Hà Nội tới TP HCM... đồng thời dựa vào các tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là những thư từ riêng tư của nhà khoa học viết cho mẹ và chị gái trong những năm tháng xa nước Pháp (Yersin mồ côi cha từ nhỏ). Theo nhà văn, cuốn tiểu thuyết hoàn toàn không có chi tiết hư cấu nào. Tất cả đều dựa trên cuộc đời có thật của nhà khoa học, các cột mốc sự kiện, dựng lại một Yersin sống động trước mắt người đọc. Tuy nhiên tác phẩm hoàn toàn không phải một cuốn tiểu sử. Theo Patrick Deville, đó là "một tiểu thuyết được viết theo lối du ký”. Cùng lúc, ông sử dụng nhiều thể loại trong tác phẩm của mình, từ tiểu sử tới tự truyện, ký…

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lại gọi đó là một cuốn tiểu thuyết tư liệu. Tác giả đã dựa trên tất cả chi tiết có thật trong cuộc đời nhân vật để cấu trúc lại, từ đó không chỉ làm rõ hành trạng mà còn cho thấy con người, tính cách của Yersin. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chất tiểu thuyết thể hiện ở lối tự sự sử dụng ngôi thứ ba xuyên suốt tác phẩm. Câu chuyện mở đầu bằng một ông già 77 tuổi từ Paris bay đến Việt Nam để không bao giờ trở lại nước Pháp, bởi bốn năm sau đó, ông qua đời tại Nha Trang. Trên chuyến bay, tất cả hồi tưởng về quá khứ ùa trở lại. Những trang tiếp theo của cuốn sách lần lượt bày ra cuộc đời của Yersin từ những năm tháng là một cậu sinh viên của viện Pasteur nổi tiếng, một môn đồ xuất sắc của nhà khoa học Louis Pasteur; tới việc từ chối tất cả phù hoa, danh vọng đang bày ra trước mắt chỉ để thỏa mãn niềm đam mê thám hiểm các vùng đất mới. Bản tính là người thích sống lặng lẽ, không màng danh lợi, khi tới Việt Nam, ông cũng chọn con đường nghiên cứu thầm lặng, thám hiểm các vùng đất và sống nhân ái với những con người bình thường quanh mình. Một Yersin lặng lẽ hy sinh vì khoa học khi một mình lao vào nhà xác ở Hong Kong nửa đêm để lấy bệnh phẩm từ những thi thể đã phủ vôi bột trắng, từ đó phát hiện ra trực khuẩn dịch hạch cũng được Patrick Deville tái hiện một cách sống động.

Yếu tố thứ hai thể hiện chất tiểu thuyết trong cuốn sách của Patrick, theo Phạm Xuân Nguyên, là việc tác giả đã tạo ra một "bóng ma tương lai" luôn đi theo nhà khoa học. Đây là nhân vật hư cấu tham gia phóng chiếu những sự kiện cuộc đời của Yersin ở các mốc thời gian cụ thể với tương lai. Theo Phạm Xuân Nguyên, "bóng ma tương lai" này nằm trong cấu trúc tiểu thuyết với mục đích nối liền mạch cuộc đời Yersin.

Cuốn tiểu thuyết đã giành giải thưởng Femina năm 2012 và lọt vào chung khảo Goncourt - giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định thành công của cuốn sách có thể do nghệ thuật tiểu thuyết của Patrick Deville nhưng mặt khác, có thể nước Pháp, từ cuốn sách này, đã phát hiện ra Yersin - một người con xuất sắc của họ, một nhà khoa học lỗi lạc mà từ lâu họ lãng quên. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của Yersin, 120 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt và tôn vinh năm “Pháp tại Việt Nam 2013”, "Yersin, dịch hạch &  dịch tả" sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian tới.

Song Ngư
: Re: Tin văn học và sách mới ti iu
: forza_alex February 28, 2013, 12:54 PM
Thực ra trong giới văn chương người ta không dùng từ "huyền thoại" để chỉ một nhà văn xuất sắc, có nhiều đóng góp cho nền văn học thế giới đâu. Em nói thế là do thói quen và cũng để dễ hình dung. Một phần cũng vì lười type, muốn dùng những từ ngắn gọn, dễ diễn đạt ý để diễn đạt thay một câu dài hơn nên mới quăng tạm từ "huyền thoại" vào  :))

Cái mà bác nói (nhà văn lớn phải viết được những tác phẩm có tư tưởng lớn hay đóng góp một cái nhìn đáng giá vào văn học thế giới, có thể làm thay đổi ý thức của một bộ phận không nhỏ người đọc, thậm chí thay đổi thế giới) thì em đồng ý. Những tác phẩm như thế em tạm xếp chúng vào dạng văn học hàn lâm (cái từ này cũng vừa mới nghĩ ra vì chưa tìm được từ nào thích hợp hơn  :d), có giá trịn nghệ thuật và tư tưởng lớn. Nhưng nói thật, em đọc mấy tiểu thuyết loại này không vào được. Trước cũng có thời tìm và đọc những tiểu thuyết được cho là kinh điển, nhưng lần nào cũng phải vật lộn cả tháng mới xong một cuốn, lại không thẩm thấu hết cái giá trị nghệ thuật và tư tưởng to lớn của chúng. Khoảng thời gian đó đủ để cày nát cả 5 cuốn của Brown ra rồi  :))
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr November 28, 2013, 02:06 PM
Proust en vietnamien ou une autre recherche
(Proust bằng tiếng Việt hay một cuộc tìm kiếm khác)

Nhân kỷ niệm 100 năm xuất bản cuốn Bên phía nhà Swann, tập đầu của bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của đại văn hào Pháp Marcel Proust, một cuộc hội thảo quốc tế lấy tên “Dịch Proust như thế nào” (Comment traduire Proust) đã diễn ra vào hai ngày 28 - 29/11/2013 tại Paris.

Dịch giả Dương Tường, với tư cách là khách mời, do không đến dự được vì lý do sức khỏe, đã gửi tham luận dưới nhan đề: Proust en vietnamien ou une autre recherche (Proust bằng tiếng Việt hay một cuộc tìm kiếm khác). Chúng tôi xin giới thiệu trích lược bản tham luận này qua bản dịch của nhà văn Phạm Toàn...

Ngày 19/11/2013, trong khuôn khổ năm Pháp - Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội, đông đảo người đọc đã nồng nhiệt chào đón bản tiếng Việt Bên phía nhà Swann, đánh dấu 100 năm xuất bản tập 1 của bộ Đi tìm thời gian đã mất, kiệt tác của Marcel Proust - tượng đài vĩnh cửu của nền văn chương Pháp và thế giới.

Và quả thực, giờ đây hoàn toàn đúng lúc để bạn đọc Việt Nam làm quen với Proust, mà theo ý tôi, đây là một nhà văn không bao giờ là nhà văn của công chúng đông đảo. Giới thiệu tác phẩm của Proust với khối công chúng đông đảo này cũng không hề là chuyện dễ dàng gì.

Nhìn từ khá nhiều góc độ, đây là một thách thức lớn, thậm chí tôi dám nói là lớn nhất trong sự nghiệp dịch văn chương của chúng tôi.

(http://media.thethaovanhoa.vn/2013/11/28/10/44/proust.jpg)
Bìa cuốn Bên phía nhà Swann

Một trong những khó khăn to lớn là ở chỗ, khác với những tiểu thuyết truyền thống khác, điều hấp dẫn thú vị ở bộ tiểu thuyết này của Proust lại không nằm trong câu chuyện kể, không nằm trong diễn biến các tình tiết kịch tính. Proust không kể một câu chuyện theo tuyến tính với những trường đoạn logic, mà tác giả lại tạo ra cả một thế giới phức hợp...

(...)
Như Annie Ernaux đã nói rất đúng, “đây là một tác phẩm “buộc phải thế”, tôi muốn nói đó là một tác phẩm cấm ngặt sự dễ dãi”.

(...)

Vậy nên, tập đầu Bên phía nhà Swann, sau khi đã bị từ chối năm lần bảy lượt bởi nhiều NXB khác nhau, kể cả nhà Nouvelle Revue Française (sau này đổi tên là nhà Gallimard), tưởng như là đã không bao giờ có thể ra mắt bạn đọc.Vị chủ xuất bản Ollendorff còn thêm dấm ớt vào sự từ chối của mình bằng lời bình luận đượm ý mỉa mai:“Có thể tôi là người thậm ngu, song tôi không sao hiểu nổi chuyện một tiên sinh bỏ ra cả 30 trang chỉ để miêu tả cách thức ông trằn trọc xoay đi xoay lại trên giường trước khi ngủ được”.

Còn Andre Gide, con người đắn đo thận trọng, thì sau khi từ chối xuất bản tác phẩm này, đã ăn năn: “Việc từ chối cuốn sách này sẽ mãi còn là sai lầm trầm trọng nhất của nhà Nouvelle Revue Francaise, và một trong những nuối tiếc, một trong những điều ân hận thấm thía nhất của đời tôi”. Vậy là, cách thức duy nhất để đến được với Proust đòi hỏi chúng ta phải có một sự kiên tâm ngang bằng với sự kiên tâm của Proust khi nhà văn cẩn trọng điều hành và phối kết những câu văn mình viết ra.

Câu văn của Proust, đó có lẽ là bãi đá ngầm lớn nhất chúng ta phải vượt qua để làm cho công chúng Việt Nam quen dần với tác phẩm của ông.

(...)

Điều cuối cùng nhưng không hề kém quan trọng: độ dài của tác phẩm: Đi tìm thời đã mất trải dài trên hơn 3.000 trang. “Đời người thì quá ngắn, mà Proust lại quá dài” - Anatole France nói. Lại nữa, nhân tố thời gian cần được tính đến. Chúng tôi gồm bốn người tự nhận lấy công việc dịch công trình mênh mông này: các bà Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào, đều là giáo sư dạy văn học Pháp lâu năm tại Đại học Quốc gia Hà Nội, và thêm tôi nữa.

Bốn người tuổi đã bát tuần, mà tôi thấy cần nói ra điều này, ấy là người nào cũng gần đất xa trời, và ai cũng thấy mình phải vội vã, ai cũng thấy mình bị săn đuổi vì nỗi sợ hãi đau đớn rằng không muộn hơn ngày mai cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, chấm dứt mọi nỗ lực của mình, để lại dang dở mọi điều mình hết lòng muốn hoàn thành. “Tôi không thể ra đi thanh thản trước khi thấy bản tiếng Việt của Đi tìm…” - giáo sư Đặng Thị Hạnh nói trong cuộc hội họp cách đây hai năm, cuộc họp chúng tôi đã quyết định làm việc này. Và chúng tôi bắt tay vào việc.

Vâng, đúng là tôi có cái cảm giác rằng khi bập vào nhiệm vụ này, chúng tôi đã lao vào một cuộc tìm kiếm khác. Đây không chỉ giản đơn là tìm cách làm ra một phiên bản tiếng Việt của Đi tìm thời đã mất. Công trình dịch Proust, đó là một giấc mơ chúng tôi ôm ấp đã nhiều chục năm trời. Được thêm sức mạnh vì tình yêu của chúng tôi với Proust, thêm nghị lực vì niềm đam mê sùng đạo muốn thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu ấy, để gói lại một cách đàng hoàng nghiệp dịch thuật văn chương của mình (vì đúng là chúng tôi đều cảm nhận đây sẽ là cuốn sách cuối cùng mình làm), không dám có tham vọng diễn tả đến kiệt cùng tinh thần và cái ý nhị của Proust, chúng tôi hy vọng đem lại cho bạn đọc Việt Nam một chút gì đó dù là ít ỏi thuộc cái ngôn ngữ trữ tình và phong phú sắc màu, cái chất hài hóm hỉnh đầy đồng cảm cùng với tư tưởng cao cả của nhà văn này.

Và, được mạnh thêm vì niềm tin này, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi cuộc tìm kiếm của riêng mình.

Thứ văn xuôi mê đắm

“Văn phong của nhà văn cũng như sắc màu đối với họa sĩ là một vấn đề không thuộc kỹ thuật mà thuộc về con mắt nhìn” - Proust viết. Ông cho rằng một câu văn dài chứa đựng một ý trọn vẹn mà ta không thể cắt ra thành những khúc rời. Hình thức của câu văn hôn phối với hình thức của tư tưởng và mỗi từ nhất thiết phải góp phần sao cho tư tưởng đó được thể hiện triệt để.

Mới thoạt đầu thì ta thấy hoang mang lạc lối nhưng không thấy tối tăm, cuối cùng thì câu văn Proust khiến ta càng đọc kỹ thì càng bị thôi miên, khi ta đọc đi đọc lại mỗi từ và bằng cách hoàn toàn thả mình vào thứ văn xuôi mê đắm một cách tinh tế của Proust, để mà khám phá ra cái duyên trong những biến điệu phong phú của Proust, trong những phân tích tâm lý được đào sâu đến kiệt cùng, trong nhịp điệu của kiến trúc, trong cấu tạo của giao hưởng.

Dương Tường
Thể thao & Văn hóa
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit November 28, 2013, 02:40 PM
Bên phía nhà Swann là tập đầu tiên trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Đi tìm thời gian đã mất.

Trọn bộ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust:
 
- Bên phía nhà Swann
- Dưới bóng những cô gái đương hoa
- Về phía nhà Guermantes
- Sodome và Gomorrhe
- Cô gái bị cầm tù
- Albertine biến mất
- Thời gian tìm lại được

Nhã Nam
----

P/s: ngày 10 mới lãnh lương!  :whew:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr November 28, 2013, 05:20 PM
Tiện thể tìm lại 2 cuốn này nè em:

1992, NXB Văn Học

(http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2013/11/21/1bcda-mat.jpg)

2008, Nhã Nam - Hội Nhà Văn

(http://nhasachphuongnam.com/images/thumbnails/12676675224b8f1242cad12.614x927.w.b.jpg)
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr November 30, 2013, 09:04 AM

Chủ nhân Nobel 2006 tự nhận là người cuồng viết


Orhan Pamuk thừa nhận như vậy trong cuốn sách ‘'Những màu khác' vừa được chuyển ngữ và phát hành ở Việt Nam.

(http://m.f9.img.vnexpress.net/2013/11/29/body-1-Pamuk-5839-1385725352.jpg)
Những màu khác - tập tiểu luận dày dặn tiết lộ phần nào con người Orhan Pamuk.



Orhan Pamuk (sinh năm 1952, người Thổ Nhĩ Kỳ) là tiểu thuyết gia có nhiều thành tựu. Năm 2003, ông nhận giải International IMPAC Dublin cho cuốn Tên tôi là đỏ. Năm 2004 cuốn Tuyết phát hành bản tiếng Anh và được ca ngợi là "ấn bản không thể thiếu của thời đại chúng ta". Cuốn hồi ký Istanbul của ông là một tác phẩm cuốn hút. Ông nhận giải Nobel văn chương năm 2006, ngoài ra còn sở hữu những giải thưởng danh giá tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Cuốn Những màu khác được Pamuk xuất bản không lâu sau khi ông nhận giải Nobel.

Những người yêu văn chương từng biết Orhan Pamuk đã thành công với các tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Cuốn sách đen. Nhưng ông là một nhà văn tham vọng, nên "phổ màu" của ông còn bao trùm lên cả lĩnh vực chính trị, hội họa cổ điển, tản văn ngắn.

Những màu khác là một tập tiểu luận của Pamuk. Phần lớn các bài trong sách lấy từ những bài viết ngắn hàng tuần của ông cho tờ Okuz (Bò đực), một tạp chí chuyên về chính trị và hài hước. Bên cạnh các bài viết từ báo chí, cuốn sách còn lấy từ nhiều nguồn khác và biên tập lại như những bài diễn văn nhận giải của Pamuk, những bài trả lời phỏng vấn... Cuốn sách được chia làm chín phần, là những nội dung khác nhau mà Orhan Pamuk bàn đến như: Sống và lo lắng, Sách và đọc sách, Chính trị, châu Âu và những vấn đề khác của việc là chính mình, Sách tôi là đời tôi, Hình ảnh và văn bản, Những thành phố khác, những nền văn minh khác...

Như Pamuk viết: "Đây là một cuốn sách làm từ các ý tưởng, hình ảnh và phân mảnh của cuộc đời chưa tìm thấy lối vào một trong các tiểu thuyết của tôi". Những bài viết trong sách là sự nối dài ngoạn mục, những ngoại truyện bổ sung cho các trang tiểu thuyết thành danh của ông. Ông thể hiện trong cuốn sách những khoảnh khắc, những ý tưởng, những cảnh đời thường nho nhỏ mà ông không đưa vào trong các tác phẩm hư cấu. Pamuk thể hiện sự thích thú với những bài tiểu luận này hơn với các tiểu thuyết của mình, ông cho rằng chúng có chứa những khoảnh khắc vụt hiện, khi chân lý được rọi sáng.

Tuy là một tuyển tập bài viết, song Những màu khác được xây dựng một khung sườn chắc chắn. Các chương trong từng phần được sắp xếp chặt chẽ, khi đọc có thể thấy rõ chân dung nhất quán về một văn nhân với sự thông minh, những quan sát tinh tế, kiến thức thông tuệ.

Orhan Pamuk có nhiều tiểu thuyết lớn được ngưỡng mộ, các tập hồi ký được yêu thích, và gần 500 trang của tập tiểu luận Những màu khác (chưa phải là tất cả những gì ông viết) minh chứng cho một năng lực làm việc dồi dào. Ông viết trong Những màu khác: "Tôi luôn luôn tin rằng ắt phải có một kẻ cuồng viết tham lam và gần như không thể lay chuyển thường trú trong tôi - một sinh vật không thể bao giờ viết cho đủ, kẻ lúc nào cũng biến cuộc sống thành từ ngữ - và để cho hắn ta vui lòng tôi cần phải tiếp tục viết".
body-2-7202-1385725352.jpg

Trong bài trả lời tạp chí Paris Review (là một phần trong cuốn Những màu khác), Pamuk cũng nói ông thường viết 10 tiếng một ngày. Ông coi viết lách như một trò chơi: "Đúng, tôi là người làm việc chăm chỉ. Tôi thích vậy. Có người nói tôi tham vọng, có lẽ trong đó cũng có vài phần sự thật. Nhưng tôi yêu những gì tôi làm. Tôi thích ngồi vào bàn như đứa trẻ chơi với đồ chơi của nó. Thực chất, đó là công việc, nhưng nó vui và cũng là trò chơi".

Bên cạnh những nhìn nhận của Pamuk về các vấn đề chính trị, nghệ thuật, cuộc sống, văn hóa đọc và cách đọc, Những màu khác còn tiết lộ nhiều điều về con người Orhan Pamuk qua những bài viết có tính tự sự. Những màu khác do dịch giả Lâm Vũ Thao chuyển ngữ, nhà xuất bản Văn học phát hành.

Hiền Đỗ
Vnexpress

: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit December 09, 2013, 12:05 AM
Tiện thể tìm lại 2 cuốn này nè em:

1992, NXB Văn Học

(http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2013/11/21/1bcda-mat.jpg)

2008, Nhã Nam - Hội Nhà Văn




(http://www.uphinhnhanh.com/images/64DSC_6873_tn.jpg)

Hôm nay Nhã Nam có lễ hội sách, đã rước em Nhà Swan về!
Mà anh đưa hình cuốn đầu tiên Đi tìm thời gian đã mất là cuốn gì vậy? Em tưởng là đó là tên nguyên bộ sách chứ!
Gái Đường Hoa phải lục hiệu sách cũ thôi anh, không thì chờ mấy bác dịch tiếp vậy.

Mà phải ngâm tới Tết Âm Lịch, để não và các thứ sạch chút mới đọc được!

P/s: Hôm nay tiện thể đang hỏi mua cuốn Trăm Năm Cô Đơn, tự nhiên có bạn kia đứng gần kéo tay áo, nói thích thì mình về nhà tìm rồi lấy cho, mình hỏi bạn bán mình giá bao nhiêu, bạn nói bạn cho mình luôn,  thật dễ thương! :-)
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr December 09, 2013, 12:44 AM

(http://www.uphinhnhanh.com/images/64DSC_6873_tn.jpg)

Hôm nay Nhã Nam có lễ hội sách, đã rước em Nhà Swan về!
Mà anh đưa hình cuốn đầu tiên Đi tìm thời gian đã mất là cuốn gì vậy? Em tưởng là đó là tên nguyên bộ sách chứ!
Gái Đường Hoa phải lục hiệu sách cũ thôi anh, không thì chờ mấy bác dịch tiếp vậy.

Mà phải ngâm tới Tết Âm Lịch, để não và các thứ sạch chút mới đọc được!

P/s: Hôm nay tiện thể đang hỏi mua cuốn Trăm Năm Cô Đơn, tự nhiên có bạn kia đứng gần kéo tay áo, nói thích thì mình về nhà tìm rồi lấy cho, mình hỏi bạn bán mình giá bao nhiêu, bạn nói bạn cho mình luôn,  thật dễ thương! :-)


Đứa đó là con trai hả? :at_wits_end:

Hai cuốn anh đưa lên đó đều là Dưới bóng những cô gái đương hoa, cuốn sau xuất bản lại mà lấy đúng tên.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr December 10, 2013, 01:53 PM
Độc giả Việt Nam sẽ có cơ hội giao lưu cùng nhà văn Pháp hàng đầu hiện nay Patrick Deville - tác giả tiểu thuyết Yersin: Dịch hạch & thổ tả - vào lúc 19 giờ ngày 11.12 tại TP.Đà Lạt (Book Café, số 18-20 khu Hòa Bình, Đà Lạt, Lâm Đồng) tới đây.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201312/Thanh_Luan/6/Bia-Yersin.jpg)
Ngoài ra, còn có chương trình giao lưu được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 12.12 tại Hà Nội (Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền) và lúc 10 giờ ngày 14.12 tại TP.HCM (Viện trao đổi văn hóa với Pháp - IDECAF, 31 Thái Văn Lung, Q.1). Chương trình giao lưu nằm trong khuôn khổ “Năm Pháp-Việt Nam”, 150 năm ngày sinh và 70 năm ngày mất bác sĩ A.Yersin, kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt của UBND tỉnh Lâm Đồng. Diễn giả song thoại với tác giả tại Đà Lạt và Hà Nội là nhà văn Nguyễn Việt Hà. Diễn giả song thoại với tác giả tại TP.HCM là nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thị Từ Huy. Chương trình giao lưu do NXB Trẻ tổ chức.

Tiểu thuyết Yersin: Dịch hạch & thổ tả tái hiện hình ảnh Yersin trong khung cảnh Đông Dương đầu thế kỷ XX, với hai chủ đề lớn: niềm say mê nghiên cứu khoa học và khám phá, thám hiểm những miền hoang sơ, bí ẩn ở Việt Nam. Cuốn sách đã lọt vào chung khảo giải Goncourt và nhận giải thưởng Femina năm 2012, hai giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp cùng nhiều giải thưởng khác.

Bản dịch tiếng Việt của NXB Trẻ ấn hành do Đặng Thế Linh dịch, Đoàn Cầm Thi và Hồ Thanh Vân hiệu đính, lời giới thiệu của Đại sứ Pháp tại VN Jean-Noël Poirier và lời bạt của dịch giả, tiến sĩ văn học Đoàn Cầm Thi.

Ngọc Bi - Thanh Niên
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr December 11, 2013, 04:32 PM
Theo xác nhận của L’Espace thì vụ này là vào cửa tự do. Bạn nào tối mai đi chơi thì liên lạc mình nhé.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Laoai_Delpiero December 12, 2013, 10:09 PM
Theo xác nhận của L’Espace thì vụ này là vào cửa tự do. Bạn nào tối mai đi chơi thì liên lạc mình nhé.
Có vụ gì nó đặc sắc hơn tí ko bác ơi  :dancing:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr December 14, 2013, 06:10 PM
Có vụ gì nó đặc sắc hơn tí ko bác ơi  :dancing:
Mấy thứ này nó cứ buồn buồn vậy thôi chứ ít đặc sắc lắm. :cheer:

Mới vừa nhìn thấy một thứ đặc sắc là một cuốn sách second hand giá 650 euro trên amazon. :bring_it_on:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Laoai_Delpiero December 17, 2013, 09:41 PM
Mấy thứ này nó cứ buồn buồn vậy thôi chứ ít đặc sắc lắm. :cheer:

Mới vừa nhìn thấy một thứ đặc sắc là một cuốn sách second hand giá 650 euro trên amazon. :bring_it_on:
:drooling: :drooling: :drooling: Hôm nào mua xong em muợn chụp hình up FB khoe phát nhé  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr December 17, 2013, 10:40 PM
:drooling: :drooling: :drooling: Hôm nào mua xong em muợn chụp hình up FB khoe phát nhé  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:

Nhìn cho đỡ thèm vậy thôi chứ có nhiều tiền vậy để ăn cho sướng mồm. :d
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr January 01, 2014, 02:40 PM
Tác giả đoạt giải Hội Nhà văn cầm bút từ nỗi đau mất con

Tập truyện 'Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương' vừa được Hội Nhà văn VN trao giải. Đây là vinh dự lớn với tác giả Nguyễn Trí và là một phát hiện của giải thưởng.

(http://m.f9.img.vnexpress.net/2013/12/31/Body-1-7577-1388488332.jpg)

Nguyễn Trí, quê gốc Quảng Bình, sinh năm 1956 tại Bình Định, có cuộc đời phiêu bạt khắp nơi, chịu nhiều vất vả, mất mát. Ông từng trải qua nhiều nghề: đãi vàng, tìm đá quý, khai thác trầm hương, chặt củi, đốt than, nấu đường lậu, dạy tiếng Anh, làm đồ tể, rồi chạy xe ôm ở TP HCM. Cuối cùng ông về Đồng Nai làm công nhân. Và theo lời ông thì hiện ông ở nhà “kẻ chân mày cho vợ”.

Nguyễn Trí kể ông yêu thích, đam mê văn chương từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nhưng cuộc sống vất vả khiến ông không có điều kiện viết lách. Cho tới năm 2009, khi gia đình gặp nhiều chuyện, con trai ông phải vào trại cai nghiện ma túy, con gái bị chết trong một án mạng, ông mới trút nỗi buồn vào trang giấy. Nguyễn Trí kể về lần đầu cầm bút của mình: “Hồi con gái tôi qua đời, tôi buồn nhiều và cầm bút viết. Cô phóng viên Vũ Mai khuyến khích tôi viết những dòng tâm sự sau khi xin giảm án cho kẻ giết con mình, bài viết đăng trên báo VnExpress và được nhiều người chia sẻ. Tôi bắt đầu viết để trải lòng mình”.

Từ đó tới nay, Nguyễn Trí đã cầm bút được hơn hai năm. Ông viết được khoảng 60 truyện ngắn, đăng rải rác trên các báo. Một số truyện ngắn của ông được tuyển chọn in thành tập Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương do NXB Trẻ phát hành tháng 4/2013. Các truyện ngắn của Nguyễn Trí dựng nên những nhân vật giang hồ khét tiếng nơi rừng thiêng nước độc làm nghề đãi vàng, những số phận công nhân, những gái làng chơi dựa vào nhau tìm chút hạnh phúc tạm bợ...

Nguyễn Trí từng trải qua nhiều nghề, có nhiều trải nghiệm nên những câu chuyện viết ra thu hút độc giả về độ chân thực. Tác giả chia sẻ về quá trình viết của mình: "Tôi am hiểu tường tận những chuyện đó: đào vàng, tìm trầm, chuyện đời công nhân... Vì thế tôi viết nhanh lắm, không gặp nhiều trở ngại".

Nhà văn Hồ Anh Thái là người đầu tiên phát hiện ra văn chương Nguyễn Trí. Ông nhận xét về Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương: “Chùm truyện thực sự là nếm trải của người trong cuộc. Văn chương tưng tửng, tung tẩy đối đáp giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với người đọc, giữa người viết với người đọc. Không cần rạch ròi phân định, bởi sự chồng mở, chèn lấn tạo nên nhiều sắc độ hơn và mở rộng liên tưởng hơn… Tác phẩm của Nguyễn Trí gây hấp dẫn bằng chất sống thực và sự từng trải”. Tác phẩm của Nguyễn Trí thành công không chỉ bởi những trải nghiệm lăn lộn của ông. Các truyện ngắn được đánh giá là có giọng văn và lối viết riêng. Lời giới thiệu về Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương viết: “Nguyễn Trí dường như kế thừa mạch văn của Sơn Nam, có chút kỳ bí xa xưa hơn của truyện đường rừng Thế Lữ, Thanh Tịnh. Những câu chuyện thô phác nhưng kỳ thực lại rất có ý thức về chữ, những con chữ cứ tự nhiên xô đẩy mà dậy gắt lên xung đột mạnh mẽ”.

Tác giả Nguyễn Trí hiện đã 58 tuổi, do tuổi cao nên đã thôi làm việc trong nhà máy. Ông kể, nhờ tiền nhuận bút của các truyện ngắn mà ông cũng sắm được cái laptop và hiện giờ cứ ôm laptop viết. Ông còn cho biết vừa được kết nạp vào Hội Văn nghệ tỉnh Đồng Nai và sẽ viết nhiều hơn nữa.

Hiền Đỗ - VNE

: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr January 02, 2014, 11:55 PM
'Thư chết' của Linda Lê đã tới Việt Nam

Đương thời, dịch giả Nguyễn Khánh Long luôn âm mưu (đúng nghĩa đen của từ này) chuyển ngữ Thư chết (Lettre Morte, 1999) sang tiếng Việt, dù nó khá mỏng. Nay âm mưu ấy đã thành sự thật qua người khác, khi Thư chết do Bùi Thu Thủy chuyển ngữ đã được NXB Văn học cho ra mắt.

(http://media.thethaovanhoa.vn/2013/12/29/06/55/Thu-chet-Custom.JPG)

Không phải ngẫu nhiên mà Baptiste Liger đã nhận định trên tờ Lire danh giá: “Thứ ngôn từ tinh khiết và năng lượng của sự tuyệt vọng nơi Linda Lê trao cho khúc độc thoại này một sức mạnh hiếm thấy, ngang ngửa Thomas Bernhard hay Stig Dagerman”.

Trong giới cầm bút chuyên nghiệp trên thế giới, họ luôn biết phân định rõ về đẳng cấp của mình và của đồng nghiệp, mà Thomas Bernhard (1931-1989), Stig Dagerman (1923-1954) vốn thuộc “chiếu trên”. Có thể độc giả bình thường ít biết đến, nhưng giới nghề luôn xưng tụng họ là “nhà văn của nhà văn”. Đặt Linda Lê cạnh những bậc thầy này hiển nhiên Baptiste Liger có lý lẽ để bảo vệ danh dự ngòi bút của mình.

Có lẽ đây là lý do đầu tiên và sau cùng khiến Nguyễn Khánh Long - dù mê say văn chương Linda Lê - mới chỉ mơ về việc chuyển ngữ Thư chết, nó quá khó. Như nhà phê bình văn học Czarny Norber đã nhận định: “Tuy vậy, người đọc sẽ nhầm nếu chỉ nhận ra trong Thư chết câu chuyện bệnh hoạn hay u tối. Cuốn sách tang tóc này còn là cuộc tìm kiếm một tuổi thơ đã mất, một thiên đường không bao giờ tình tứ, vốn được dệt nên bởi tình yêu giữa đứa trẻ và cha của nó”. Cuộc song thoại mà như độc thoại giữa tôi với cha tôi, giữa tôi với nhân vật Nhà Xác vừa hòa quyện như một dòng ý thức miên viễn, khó tách biệt, vừa rời rạc, ơ hờ như sống và chết chẳng hề muốn quen nhau.

Đã viết thư thì phải có ý định gởi đến ai đó, dù người nhận có thể là chính mình. Người nhận trong Thư chết khá rõ ràng: người cha vừa qua đời sau hơn 20 năm cách biệt. Mà người chết nhận thư thì chẳng khác chi người mơ hồ, không xác định, hoặc không tồn tại. Chọn đối tượng đọc thư như vậy, rõ ràng Linda Lê không đơn giản muốn viết cho người đọc cụ thể nào. Viết ở đây quay về thành cuộc truy vấn chính mình, nơi tình yêu trong sáng và ẩn ức tính dục sâu thẳm cùng hiện diện trong tiềm thức của người con gái. Diễn đạt vừa rõ ràng vừa sâu lắng trạng thái mâu thuẫn này rất khó khăn, phải cần đến bút pháp của cao thủ. Linda Lê rất tinh tế ở khả năng này, để chuyển ngữ cho đạt, vốn chẳng dễ dàng gì.

Cuối cùng, thật khó để xếp Thư chết vào thể loại nào, dù từng câu thì nó là văn xuôi, nhưng suốt 100 trang chẳng xuống dòng, liền một khối ngay thẳng, diện mạo chung lại nghiêng về thơ xuôi nhiều hơn. Khá mỏng manh, nhưng phải có một khí lực sung mãn và một chất thơ tự do chảy dạt dào trong nhịp chữ thì mới viết nổi Thư chết. Cho nên đâu phải ngẫu nhiên mà văn đàn Pháp ngữ, vốn không thiếu sự kì thị giống nòi và giới tính, lại tôn vinh Linda Lê như một bậc thầy đang ló dạng.

Nhà văn Pháp gốc Việt  Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống ở Pháp. Chị đã nhận được rất nhiều giải thưởng văn chương: Giải thưởng tài năng (1990), giải văn chương sáng tạo (1993), giải fénéon (1997). Đặc biệt là giải Prix Femina cùng giải nhất của giải Grand Prix do Viện Hàn lâm Pháp trao tặng cho tác phẩm Hồi tưởng (2007).

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit January 04, 2014, 08:59 PM
Hôm qua mò mẫm web Nhã Nam tự nhiên lòi ra cái nhà sách Phương Nam ngay cạnh nhà, lâu nay nó ẩn mình trong Parkson làm mình không biết.

Đang chán cái nhà sách bé xíu cũng bên cạnh nhà, nằm trong Coop Mart , chợt thấy em Phương Nam này mình chỉ biết nói một câu: mừng-hét-lớn!!!   :gift:

Thế là tối nay cuối tuần, tản bộ thêm 500m, vào Parkson ngắm gái rồi lượn lờ thử xem nó có gì, rồi cũng tha được cái này về:

(http://vovworld.vn/Uploaded/thuyha/2012_09_22/Phuong%20Dong%20luot%20ngoai%20cua%20so.jpg)


định lấy thêm cuốn Lưới trời ai dệt , mà thôi, sắp hết tiền rồi.  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit January 06, 2014, 12:17 PM
Với những ai đã kinh qua Bắt Trẻ Đồng Xanh, Trên Đường hay Kafka bên bờ biển, và vẫn đang thẫn thờ cần đi tìm kiếm gấp một thế giới có chung bầu khí quyển như vậy đế sống.
Thì đây chính là Một cuốn sách tiếp theo đáng để đọc.
"Lời Exit"  :))

------------

(http://data.kenhsinhvien.net/files/2013/01/23/KenhSinhVien-thanh-pho-va-lu-cho.jpg)
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr January 07, 2014, 10:12 PM
Exit chắc chịu khó mua sách mới nhất forum.  :cheer:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover January 08, 2014, 09:38 AM
Exit nhà ở 3-2 ah?
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit January 08, 2014, 03:19 PM
Exit nhà ở 3-2 ah?
Ở trọ ngay đối diện SVĐ Thống Nhất đó Lover. 
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover January 08, 2014, 03:53 PM
Ơ, thế mà không thấy giao lưu với anh em bao giờ???
Mình cũng hay vào nhà sách Phương Nam đó, mà chưa mua cái gì bao giờ, haha  :juve4:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit January 08, 2014, 04:54 PM
Ơ, thế mà không thấy giao lưu với anh em bao giờ???
Mình cũng hay vào nhà sách Phương Nam đó, mà chưa mua cái gì bao giờ, haha  :juve4:

Mình nhút nhát lắm, sợ mấy chỗ đông người.
Vậy mục đích bạn Lover vào đó làm gì?  ;))
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover January 08, 2014, 04:59 PM
JFCSG có mấy mống thôi, làm gì mà đồng  :m1205:
Mình vào đó với bạn thôi, không có mục đích gì đặc biệt  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Laoai_Delpiero January 09, 2014, 08:57 AM
JFCSG có mấy mống thôi, làm gì mà đồng  :m1205:
Mình vào đó với bạn thôi, không có mục đích gì đặc biệt  :hee_hee:
Vào đó chim chích với cây khế cưa gái chứ làm gì, toàn M88 thì đâu ra mà sách với tiểu thuyết. Exit xe nick CDVN đi  :6rlufk:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover January 09, 2014, 05:22 PM
Trong đầu em là 1 trời những lãng mạn và miên man, đọc tiểu thuyết làm gì nữa cho nổ đầu anh  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit January 09, 2014, 09:13 PM
Vào đó chim chích với cây khế cưa gái chứ làm gì, toàn M88 thì đâu ra mà sách với tiểu thuyết. Exit xe nick CDVN đi  :6rlufk:
:)) Em có mấy cái lận, 2 cái cùng là Thần Tài & Thần Thánh. Nhưng bỏ chơi cũng được 1 năm rồi.
Anh 2013 làm ăn sao, bữa kể 2012 lời được con Vespa phải không?  :))
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Laoai_Delpiero January 10, 2014, 10:09 AM
:)) Em có mấy cái lận, 2 cái cùng là Thần Tài & Thần Thánh. Nhưng bỏ chơi cũng được 1 năm rồi.
Anh 2013 làm ăn sao, bữa kể 2012 lời được con Vespa phải không?  :))
Làm vài trăm xong cũng nghỉ rồi :))
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 06, 2014, 01:40 PM
Trào lưu mới: Người Việt đọc văn học Việt bằng tiếng nước ngoài

Gần đây một số nhà sách ở TP.HCM, Hà Nội đã nhập, thậm chí tái bản nhiều bản dịch anh ngữ các sách văn học Việt để bán, mà người mua không chỉ là người nước ngoài. Người Việt đọc văn học Việt bằng anh ngữ đã cho thấy khả năng dùng ngoại ngữ của họ, bên cạnh đó, còn cho thấy sự chuyển hướng về tâm thế, về mỹ học tiếp nhận, bởi nguyên tác và bản dịch chưa bao giờ là một.

(http://media.thethaovanhoa.vn/2014/01/03/13/02/So-do-Custom.jpg)

Nếu nói nặng nề, thì người Việt thích đọc văn học Việt bằng ngoại ngữ cũng là biểu hiện cho tư tưởng sính ngoại, nhưng nhìn cách khác, đây lại là một cơ hội mới của nền văn chương còn ở bên lề như Việt Nam.

Từ thay đổi tâm thế tiếp nhận

Nhà xã hội học Trương Thị Kim Chuyên (nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV TP.HCM) có một phân tích thấu đáo về tình trạng giới thiệu, tiếp nhận và bảo tồn văn hóa, nghệ thuật của những nước đang phát triển như Việt Nam - từng dẫn lời in trên TT&VH. Đầu tiên, vì tâm lý vị chủng tộc (ethnocentrism) mà xem văn hóa của mình cao hơn các dân tộc khác, nên thấy không cần thiết phải tiếp nhận, sẻ chia. Kế đến, vì tâm lý sính ngoại (xenocentrism) mà xem văn hóa của mình là thứ đáng bỏ đi, nên chỉ có “Tây mới hay, ngoại mới quý”. Và cuối cùng, do quá trình “McDonald’s hóa” mà những thứ có tính máy móc tự động, rập khuôn, hiệu năng cao, có thể dự đoán trước kết quả... là đáng xài, nó thủ tiêu dần sự đa dạng và dị biệt văn hóa, thủ tiêu sự sáng tạo riêng lẻ.

Từ phân tích trên cho chúng ta thấy rằng các hành vi tiếp nhận và tiêu xài không đơn thuần là biểu hiện của thói quen, mà còn do quan niệm, thậm chí triết lý sống. Ngày càng có nhiều độc giả người Việt tìm mua những bản dịch tiếng Anh của văn học Việt Nam. Trong tháng 12/2013, tại một, hai nhà sách cá biệt ở TP.HCM, có tuần, bản tiếng Anh của Nỗi buồn chiến tranh (Sorrow Of War), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Last Night I Dreamed Of Peace)... còn bán chạy hơn cả nguyên tác tiếng Việt!


Không chỉ nhập bán, hệ thống Art Book còn tiên phong trong việc mua bản quyền in lại các quyển Dumb Luck (Số đỏ), Lục xì của Vũ Trọng Phụng, The General Retires (Tướng về hưu) của Nguyễn Huy Thiệp, A Time Far Past (Thời xa vắng) của Lê Lựu... để bán cho thị trường nội địa. Họ đang khá hứng thú với kế hoạch này, nên đang gia tăng tìm kiếm bản thảo, tổ chức bản thảo, để tương lai gần, họ sẽ có nhiều đầu sách. Họ cũng hướng đến những tác giả đã có bản dịch như Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thân... và cả những tác giả Việt kiều, gốc Việt có tác phẩm giá trị để xin phép nhập và tái bản.

Nhiều câu nói nghe có vẻ chói tai đã vang lên trong vài nhà sách, kiểu như: “Tui bây giờ chỉ thích đọc sách tiếng Anh thôi”, “Văn học Việt đọc bằng tiếng Anh vẫn thấy khoái hơn”... Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều. Bởi suy cho cùng, quyền đọc và chọn đọc là thứ rất căn bản của mỗi người, cần phải được tôn trọng. Nhưng dù lý do là gì đi nữa thì không thể phủ nhận được thực tế rằng số độc giả này đang ngày càng nhiều lên. Theo khảo sát chớp nhoáng tại một cửa hàng của Art Book trên đường Đồng Khởi (TP.HCM), hiện nay bản Lục xì (trong tiếng Anh để nguyên văn như vậy) của Vũ Trọng Phụng đang được nhiều độc giả người Việt tìm đọc, có tuần họ bán được hơn 150 quyển.

Sở dĩ có sự thay đổi tâm thế này, vì đây là hệ quả của hơn một thế kỷ “đem chuông” văn học Việt đánh rải rác trong các thứ tiếng, nay tiếng chuông ấy mới vọng về. Đầu thế kỷ 20 là tiếng Pháp, giữa thế kỷ 20 là tiếng Nga, gần đây là tiếng Anh, tiếng Pháp và vài thứ tiếng khác như Nhật, Đức, Trung Quốc, Hàn, Thái Lan... Trong một vài năm qua, nỗ lực của những cá nhân như Peter Zinoman, Đoàn Cầm Thi, Đinh Linh, Nguyễn Đỗ... trong việc chuyển ngữ và giới thiệu văn học Việt Nam ra tiếng Anh, tiếng Pháp đã thực sự có kết quả. Với uy tín và thẩm quyền riêng về văn học, họ không những chỉ cho quốc tế thấy rằng văn học Việt cũng không đến nỗi nào, mà còn tìm được sự đồng điệu trong việc mở hướng nghiên cứu, dịch thuật mới.

Nếu nhà thơ Đinh Linh giới thiệu được nhiều nhà thơ cách tân tiêu biểu như Thanh Tâm Tuyền, Phùng Cung, Trần Vàng Sao, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Quốc Chánh, Đỗ Kh., Trần Tiến Dũng, Inrasara, Trần Wũ Khang, Ngu Yên, Phan Nhiên Hạo, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Phan Bá Thọ, Miên Đáng, Lynh Bacardi... thì nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi giới thiệu được những nhà văn cách tân như Thuận, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Vũ Đình Giang, Nguyễn Danh Lam... và còn 5-7 tác giả khác nữa.

... đến thay đổi mỹ học


Người châu Âu thường dùng thành ngữ “dịch thuật là phản”, gốc từ Italy và nhà thờ, - dù châu lục này làm công việc dịch thuật từ rất sớm, rất nhiều và hiệu quả vào bậc nhất thế giới. Câu này cho thấy những nguy cơ và thách thức của việc dịch, đây là tầng nghĩa thấp nhất. Tầng nghĩa sâu hơn là mỗi nền ngôn ngữ có một bề dày văn minh và triết lý, gộp chung là mỹ học riêng, khó thể nào chuyển nguyên vẹn qua ngôn ngữ khác. Và cuối cùng, nghĩa then chốt nhất, vì những thứ xứng đáng chuyển dịch đều có giá trị, mà thời trước những ai sở hữu điều này cũng đồng nghĩa với quyền lực, lợi ích nên muốn độc quyền chân lý, ai chuyển dịch là làm phản. Không phải ngẫu nhiên mà những người như Martin Luther (1483-1546), Phan Khôi (1887-1959)... khi dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức mới, tiếng Việt mới, họ vừa bị quy vào phản đồ, vừa được tôn vinh là nhà cách mạng ngôn ngữ.

Nhìn một cách rốt ráo thì văn chương nói chung, văn chương cách tân và đặc biệt là thơ, thì khó mà dịch được. Thế nhưng không thể không dịch văn chương được, nên cuối cùng, bản dịch với nguyên tác không bao giờ là một, đọc mỗi bản cần một tâm thế và thước đo mỹ học riêng. Chính nhà văn Umberto Eco (người am tường nhiều ngôn ngữ) bằng nghiên cứu chuyên sâu đã kế thừa để kết luận rằng: dịch là quá trình thương lượng giữa hai nền văn hóa. Trong cuốn Mouse Or Rat?, Umberto Eco “đau khổ” khi thấy tác phẩm của mình được dịch ra một ngôn ngữ khác mà mình cũng biết, mà không như ý mình. Cho nên những Số đỏ, Lục xì, Thời xa vắng, Tướng về hưu, Cơ hội của Chúa... dù có được những dịch giả tuyệt vời đảm trách, thì khoảng cách vẫn luôn hiện diện. Hay như Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch ra cả chục thứ tiếng, mà chính yếu dịch từ bản tiếng Anh, thì khoảng cách ấy lại càng xa. Vì vậy mà, những người Việt biết thông thạo hai ngôn ngữ khi quyết định chọn bản dịch để đến với văn học Việt, không chỉ vì sính ngoại, mà họ muốn vượt qua khoảng cách và thay đổi cả tâm thế, mỹ học tiếp nhận.

Sự thay đổi tâm thế gợi cho chúng ta nghĩ về cột mốc dịch thuật của nước Nhật hồi thập niên 1850, dưới thời Tokugawa, người lập ra Trường học tập phương Tây (Yogakko) năm 1855 để dạy ngoại giao và thông dịch viên. Chính ngôi trường này đã góp phần to lớn vào việc canh tân đất nước, mà lớn hơn nữa là canh tân tư duy, ngôn ngữ, đưa nền văn học Nhật ra thế giới, vì vậy mà ngày nay họ có vô số bậc thầy, vài thể loại văn học được thế giới ngưỡng mộ, ảnh hưởng.

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Duong Qua February 08, 2014, 09:37 AM
Bài này mình thấy khó hiểu. Người Việt đọc tác phẩm văn học Việt bằng tiếng nước ngoài, (phần lớn?) do người Việt dịch với mục đích gì? Nếu muốn tìm hiểu về người Việt, văn hóa Việt, xã hội Việt một thời sao không đọc bản gốc để dễ dàng cảm nhận. Nếu muốn biết về văn hóa, xã hội, con người các nước khác sao không đọc thẳng các tác phẩm của nước đó cũng bằng bản gốc nếu có khả năng.

Liên hệ với việc làm ngược đời này với việc dịch thuật của người Nhật Tokugawa e rằng khập khiễng. Người Nhật tổ chức dịch các tác phẩm kinh tế, triết học, kỹ thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật để học hỏi tinh hoa của nước ngoài chứ chưa thấy ai nói họ dịch các tài liệu tiếng Nhật sang tiếng nước ngoài cho người Nhật đọc là một phần (quan trọng) trong công tác dịch thuật giúp nước Nhật cường thịnh.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit February 08, 2014, 10:11 AM
Sách này chắc chắn là dành cho mấy bạn Việt Nam không đọc được tiếng Việt,
nên phải đọc bằng tiếng Anh,
có thể mấy bạn là người nước ngoài... nhập quốc tịch Việt,
hay người Việt nhập... quốc tịch nước ngoài (hoặc đang sống như người nước ngoài, chờ ngày đổi quốc tịch),
nên mấy bạn đang cố gắng quên tiếng Việt.
Hoặc cũng có thể do tiếng Việt quá hay và phức tạp, bản thân mấy bạn Việt đọc hông hiểu, phải hiểu qua một ngôn ngữ khác.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 08, 2014, 11:06 AM
Bài này em thấy cái nhìn lạ lạ nên post lên đây cho anh em đọc, chứ thực ra chỉ thấy mỗi hiện tượng các nhà xuất bản đang in các bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Việt là bài viết phản ánh đúng. Cách làm này của NXB nghe có vẻ ngược đời, nhưng chắc họ cũng có cái lý của họ khi làm như vậy, họ nhắm đến những nhóm người đọc là người nước ngoài hay người Việt biết tiếng nước ngoài. NXB chạy theo doanh số, họ làm cái gì để bán được nhiều sách và thu về nhiều tiền, những lý tưởng cao sang xin để lại phía sau.
 
Còn nhiều điều khác trong bài viết mình chưa đồng ý. Bản thân mình không chấp nhận một bài viết mà tác giả chỉ tìm hiểu qua loa như thế này:

1. Trong tháng 12/2013, tại một, hai nhà sách cá biệt ở TP.HCM, có tuần, bản tiếng Anh của Nỗi buồn chiến tranh (Sorrow Of War), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Last Night I Dreamed Of Peace)... còn bán chạy hơn cả nguyên tác tiếng Việt!

2. Nhiều câu nói nghe có vẻ chói tai đã vang lên trong vài nhà sách, kiểu như: “Tui bây giờ chỉ thích đọc sách tiếng Anh thôi”, “Văn học Việt đọc bằng tiếng Anh vẫn thấy khoái hơn”... Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều.

3. Theo khảo sát chớp nhoáng tại một cửa hàng của Art Book trên đường Đồng Khởi (TP.HCM), hiện nay bản Lục xì (trong tiếng Anh để nguyên văn như vậy) của Vũ Trọng Phụng đang được nhiều độc giả người Việt tìm đọc, có tuần họ bán được hơn 150 quyển.

Chưa thể tìm hiểu qua loa như vậy hay dựa vào một hai hiện tượng đơn lẻ như vậy để kết luận cho một vài suy đoán nào đó. Cần phải đào sâu hơn nữa, hỏi cả người bán và người mua để xem họ nói gì chứ không chỉ nhìn bên ngoài và nghe sau lưng. May mà tác giải bài viết đã cài câu này: "Phê phán đơn thuần thái độ sính ngoại này rất dễ, nhưng để cắt nghĩa rốt ráo và cảm thông được chọn lựa của họ thì khó hơn rất nhiều." Nhưng đã cài câu này thì xem ra bài viết chỉ viết để viết thôi.

Thời gian gần đây mình cũng hay tìm đọc các nguyên tác của các tác giả Âu - Mỹ (không phải sách Việt dịch ra tiếng Anh) thì với một vài mục đích thế này:

Thứ nhất là để học tiếng nước ngoài.

Thứ hai là đọc nguyên tác để  xem chính xác tác giả viết gì, so sánh với bản dịch tiếng Việt xem dịch có hay không.

Thứ ba là để đọc những đoạn mà khi xuất bản ở Việt Nam đã bị cắt mất hay dịch giảm tránh đi, nhất là những đoạn nhạy cảm liên quan đến văn hóa, tính dục và chính trị.

Thứ tư là để cho tủ sách hay cái đầu mình nó phong phú một chút.

Nếu đứng trước 2 cuốn sách, một là nguyên tác tiếng nước ngoài, hai là bản dịch tiếng Việt thì mình sẽ ưu tiên mua nguyên tác trước (nếu biết đọc cái thứ tiếng chết toi đó), có tiền thì mua cả hai. Đơn giản là đọc nguyên tác vừa đọc vừa dịch có cái khoái của nó. Ở đây không có gì gọi là sính ngoại hay dân tộc hẹp hòi như bài viết có nói đến.

Nếu một hôm nào đó có mua một cuốn sách Việt dịch ra tiếng nước ngoài thì có thể là vì muốn xem người ta dịch như thế nào một cuốn sách mình đã biết và đã thích, và để học tiếng nước ngoài. Còn nếu như ai đó người Việt đứng trước 2 cuốn sách, một là nguyên bản tiếng Việt, hai là bản dịch tiếng nước ngoài mà lại đi mua cuốn bản dịch tiếng nước ngoài đọc trước thì rõ là người đó có vấn đề. :clown:


: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit February 09, 2014, 08:34 PM


CHÚA RUỒI

(http://a9.vietbao.vn/images/vn905/Truyen_Hay/50855338_chuaruoi.jpg)

Có bao giờ bạn đặt nghi ngờ vào câu “nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra có bản tính lương thiện)? Tôi thì có. Không phải vì trót tin vào học thuyết “tính ác” của Tuân Tử, mà tôi tin Max rằng “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Môi trường xã hội, dù ít hay nhiều, cũng sẽ tác động vào biểu hiện ác hay thiện của một con người. Một lần đùa với cô bạn thân, tôi bảo, nếu có thể viết tiểu thuyết, tôi sẽ viết về những con người tưởng chừng như rất yêu thương nhau, khi lạc trên hoang đảo với cuộc đấu tranh sinh tồn, tình yêu thương, tính lương thiện sẽ có chỗ đứng hay không?

Và một ngày của năm 2010, tôi mới biết có một Chúa ruồi (Lord of the Flies) xuất bản năm 1954, đã giải đáp hộ tôi “nỗi ám ảnh” đó, tất nhiên là bằng suy tư của tác giả - William Golding, chủ nhân của Nobel văn chương năm 1983. Rốt cục, bản tính con người là Thiện như Khổng Tử tin hay Ác như Tuân Tử cả quyết? Không quan trọng, nó luôn là cuộc tranh cãi bất tận và mỗi người đều có lý lẽ cho riêng mình. Tôi thì tin rằng, con người, về bản chất, có kẻ thiện người ác, thậm chí thiện - ác tồn tại song song. Có những hoàn cảnh người ta rất dễ dàng làm người thiện, và ngược lại. Bản chất và sự bộc lộ là hai vấn đề.

Chúa ruồi mở màn như một câu chuyện phiêu lưu trẻ con, như Đảo Châu Báu. Chuyện về một nhóm trẻ con trên chuyên cơ rơi xuống một hòn đảo hoang, không còn người lớn. Bọn chúng phải sống sót đề chờ người lớn đến cứu. Chúng bắt đầu bằng việc chọn thủ lĩnh (Raph), những quy tắc luật lệ của một “xã hội” thu nhỏ. Và rồi thiên nhiên khắc nghiệt, một môi trường sống không sự kiểm soát mà chúng có thể tự do, thậm chí thay vai trò của “người lớn”, một nơi mà chúng có quyền tạo lập chứ không phải chỉ sinh ra, lắng nghe để sống… Tất cả đã buộc từng người bộc lộ cái tận cùng trong bản ngã của mình trước cuộc đấu tranh sinh tồn đó. Và trên hết, đó là sự thoái hóa của nền văn minh, khi cái phần “thú tính” của bản năng sơ khai vẫn chưa kịp chết hẳn sau ngàn năm, lại được dịp trỗi dậy khi gặp môi trường quá đỗi “hồng hoang” này... Tác giả không phán xét ai cả, nhưng tôi tin Raph và Piggy có bản tính tốt, vẫn giữ được sự ám ảnh của lương tâm khi bị đẩy đến giới hạn cuối cùng giữa Người - Thú.

Mặt ngoài của cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện phiêu lưu cũng khá hấp dẫn. Đó là những câu chuyện về cuộc sống ở đảo, giữ lửa và cầu cứu, săn bắn và vui chơi, chuyện chiến tranh của bọn trẻ. Nhưng Chúa ruồi không dừng lại ở đó và đó cũng không phải là mục đích thực sự của tác phẩm. Những người thích suy ngẫm có lẽ sẽ “mê” Chúa ruồi, bởi bàng bạc khắp truyện là những hình tượng đầy tính ẩn dụ và tượng trưng, gợi mở được nhiều suy tưởng của người đọc. Ví dụ như Raph là nhân vật tượng trưng cho tinh thần dân chủ, Jack tượng trưng cho sự độc tài chuyên chế, Piggy là nhân vật của trí tuệ, Roger là kẻ nổi loạn, hành động vẽ mặt của lũ trẻ do Jack cầm đầu tượng trưng cho sự buông thả nhân cách của con người… Đặc biệt là hình ảnh chủ đề của tác phẩm: Chúa ruồi. Chúa ruồi là cách cậu bé Simon nhìn về cái đầu heo do lũ Jack cắm trên cọc nhằm tế quỷ trên đảo, bị bầy ruồi nhặng bu chằng chịt. Chúa ruồi là cái Ác, tồn tại ở mỗi con người.

Kết chuyện, khi cái ác thắng thế và được kích thích thêm bằng máu, những trang viết càng trở nên kinh khủng và nghẹt thở. Cuối cùng, nhóm của Raph không còn ai, Piggy chết thương tâm, 2 thằng bé sinh đôi bị buộc phải theo nhóm hung hãn của Jack và chúng đốt cả khu rừng để đuổi giết cho bằng được Raph bởi cơn say máu. Lúc Raph tưởng chừng như bị giết, thì nhân vật người sĩ quan xuất hiện (éo le thay, chính nhờ hòn đảo bị đốt tan hoang mà tàu họ mới thấy khói), ông hỏi “chơi vui quá hả”. Tôi rất thích đoạn kết này, những câu đối đáp rất gợi mở mà thật cô đọng. Và nhất là trong giây phút lẽ ra phải “tố cáo tội ác” của lũ kia thì Raph chỉ bật khóc: “khóc than cho sự thơ ngây đã chết và lòng dạ đen tối của con người”.

Nhiều nhà phê bình bảo truyện kết thúc không có hậu, bởi lũ trẻ thoát khỏi cuộc chiến trên hoang đảo nhưng lại sa vào cuộc chiến tranh thực sự của người lớn trên đất liền (do bối cảnh ra đời, cuốn tiểu thuyết này được kết nối khá nhiều với ý tưởng chống chiến tranh). Cá nhân tôi thì thấy truyện không có hậu thật, đơn giản vì lũ trẻ đã phải sớm nhìn thấy và mãi mãi bị ám ảnh bởi sự ghê tởm của chính chúng, điều mà cuộc sống êm ấm trên đất liền sẽ che lấp hết. Sự ngây thơ của chúng cũng đã chết, chết cùng với những con heo bị săn, với Simon và Piggy. Bỏ lại hòn đảo hoang sau lưng, và mang theo Chúa ruồi.

Lâu rồi mới lại được đọc một cuốn sách đúng nghĩa.

sachhay.org

: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover February 09, 2014, 10:22 PM
Cái vụ kết tiểu thuyết tiếng Việt dịch ra tiếng Anh hơn là nguyên tác nghe nó hơi bị khắm nhỉ?
Mình mà nghe thấy đứa nào ngoài tiệm sách phát biểu mấy câu như trên chắc cầm dép đáp vào mặt chúng nó.
Người viết bài trên cũng rõ là vớ vẩn, chả ra làm sao.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover February 09, 2014, 10:25 PM
Exit xem có quyển nào mà ngồi ban công cafe và đọc cùng gái cho lãng mạn không? Mỏng mỏng thôi  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit February 09, 2014, 11:14 PM
Exit xem có quyển nào mà ngồi ban công cafe và đọc cùng gái cho lãng mạn không? Mỏng mỏng thôi  :hee_hee:

(http://img2.news.zing.vn/2013/01/17/50-sac-thai-tap-2.jpg)
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Laoai_Delpiero February 09, 2014, 11:52 PM
 Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 10, 2014, 12:15 AM
Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
Thôi xin xin, chắc cũng chỉ vì cái mở đầu của cái bài Exit vừa post, mình cũng chả (muốn) hiểu. Không nuốt trôi được cái kiểu dẫn chuyện bằng dăm ba loại triết tàu cộng với liên hệ Marx Engels các kiểu.

Nhưng mà sẽ đọc cuốn này nếu thấy :p
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit February 10, 2014, 08:55 AM
Mình mà lên chủ tịch... việc đầu tiên cần làm là lock topic này  :fight: đọc khó hiểu vãi hành  :hypnotized: :hypnotized: :hypnotized:
Đề xuất tặng một quyển cho chủ tịch mới.

@anh Pavelvnr: nghe nói cuốn sách này đang cứu vãn các cuộc hôn nhân, làm giảm tỉ lệ li dị trên thế giới đó anh!  :devil:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover February 10, 2014, 02:52 PM
Quyển "50 sắc thái" này mua tặng gái được chứ hả? Có 3 phần sao mày chọn cho anh phần 2?
Nhỏ trong truyện này giống nhỏ ngoài đời, lúc nào cũng đuổi anh đi rồi lại không từ chối được  ;))
Đọc cùng nhau thì có khi lại giải phóng cho nhau quá  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover February 10, 2014, 09:26 PM
Hồi chiều mò vào mấy trang đầu đọc mà toát mồ hôi, thằng Christian này giống thái độ của mình thế không biết.
Sách này mà đưa con kia đọc nghi nó bảo mình bắt chước quá  :at_wits_end:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Exit February 12, 2014, 09:51 PM
Nói chung chú muốn theo chủ nghĩa hiện thực hay siêu hình?
Muốn bạn gái đọc mà phải còn suy nghĩ thì anh đề cử chú tìm tập thơ "Lá Hoa Cồn" của Bùi Giáng vậy.

Mồi trước cho chú một bài của tập thơ này nhé.


Trẫm ghé thăm
   
Trẫm ghé thăm em
Một bận này
Mai sau Trẫm sẽ
Nhớ hôm nay
Một lần Trẫm ghé
Thăm em thế
Suốt một bình sinh
Trẫm nhớ hoài

Em mở hai hàng
Cỏ mọc ra
Trẫm nhìn thơ mộng
Cỏ chan hòa
Um tùm một cõi
Hương lồng lộng
Phơ phất tà xiêm
Phe phẩy hoa

BG.
: Tin văn học và sách mới ti iu
: The_Lover February 12, 2014, 10:49 PM
Thơ này thì để lúc nghỉ giải lao mới xài được  :hee_hee:
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr April 04, 2014, 01:17 PM
Bộ VH-TT-DL, Cục Xuất bản, Vụ Thư viện, Thư viện quốc gia và các bên liên quan đang chuẩn bị cho Ngày sách Việt Nam đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Dự kiến ngày 21.4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) sẽ tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201404/Minh_Nguyet/ngaysach.jpg)
Nhiều độc giả háo hức tới Hội sách TP.HCM lần 8 - Ảnh: Ngọc Bi

Nội dung hoạt động tại Ngày sách Việt Nam gồm: triển lãm, giao lưu tác giả - tác phẩm, hội chợ sách, giới thiệu những cuốn sách hay được xuất bản trong năm, trình diễn thơ, văn xuôi, chương trình giao lưu, tọa đàm, kể chuyện theo sách, quyên góp sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Phố Tràng Tiền đang được đại diện Sở TT-TT Hà Nội trình UBND TP.Hà Nội chọn làm Phố sách. Tại các địa phương, Ngày sách Việt Nam, Phố sách và Tuần lễ sách cũng sẽ được tổ chức và thực hiện. Dịp này, Bộ TT-TT phát động cuộc thi sáng tác logo, hình ảnh biểu tượng cho Ngày sách Việt Nam.

(Thanh Niên)
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr April 04, 2014, 01:24 PM
Tại Hội sách TP.HCM lần thứ 8 vừa qua, độc giả không mấy khó khăn khi bắt gặp những cuốn sách có tên gọi hay chủ đề Sài Gòn, bởi trong mấy năm qua, đã có cả hàng trăm đầu sách như vậy được xuất bản, mặc dù không có một sự kiện rầm rộ như Sài Gòn 300 năm…

Trong lời ngỏ của cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố Nhà xuất bản Hội Nhà văn & Phương Nam Book 2013), Phạm Công Luận cảm thán: “Ở Sài Gòn lâu năm, dễ thấy khi người ta vỗ ngực xưng tên, có thể tự hào mình là “dân Cầu Muối”, “dân khu Mả Lạng”, “dân hẻm Cây Điệp”, “dân chơi Cầu Ba Cẳng”, hay “dân Xóm Mới”, “dân Thủ Thiêm”… Không mấy ai xưng mình là “dân Sài Gòn” như một niềm tự hào, như một thứ giá trị. Người lục tỉnh khi nói về Sài Gòn, cũng chỉ gọi là “thành phố”: đi thành phố, về thành phố… Và ai đó lìa bỏ quê nhà để lên Sài Gòn sống, khi quay về cố hương có thể bị, hay được gọi là dân “Sè Ghềnh” rồi. Thực ra, cũng không có gì là quan trọng! Nên có chút bất ngờ khi giá trị “người Sài Gòn” bây giờ càng lúc càng được bàn luận và đề cao nhiều như vậy, chẳng khác gì các niềm tự hào khác, như người Hà Nội, người cố đô…”.

Bất ngờ thật!

Vừa trẻ trung vừa lâu đời


Nếu nhìn Sài Gòn (TP. HCM) với ký ức từ dân nhập cư thì thành phố này quá trẻ trung, mới mẻ. Còn nếu nhìn với ký ức hơn 310 năm (kể từ 1698) thì thành phố này không còn trẻ nữa. Nhưng nhìn xa hơn, từ thế kỷ 5, Sài Gòn - Gia Định chính là hai nước: Thù Nại và Bà Lị (tên phiên âm). Sau đó bị nước Phù Nam thôn tính, để bước sang thế kỷ thứ 6, Phù Nam lại bị thôn tính, tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên. Nước này chia Sài Gòn - Gia Định thành hai khu vực, miền khô gọi là Lục Chân Lạp, miền trũng nước gọi là Thủy Chân Lạp.

“Đây là vùng đất hoàn toàn không “mới” như chúng ta vẫn nói, vẫn nghĩ. Ở đây có một hệ thống di tích khảo cổ niên đại từ 3.000 năm trước đến ngày nay. Đặc biệt những di tích tiền sử phân bố trong hệ sinh thái ngập mặn ở ven biển Đông Nam Bộ, những di tích kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ những thế kỷ đầu Công nguyên... rất tiêu biểu cho tiến trình lịch sử vùng đất này”, Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu nhận định.

(http://media2.thethaovanhoa.vn/2014/03/31/13/45/Sach-Sai-Gon-Custom.jpg)

Trong sách Sài Gòn năm xưa (xuất bản năm 1960), chương thứ 8, Vương Hồng Sển có đoạn mô tả: “Đầu thế kỷ 20, ra khỏi Sài Gòn hai mươi cây số đã là xa xôi lắm. Tha hồ săn bắn: heo rừng, nai, cà tong... Xa chút nữa thì trâu rừng, cọp, voi... không thiếu gì. Hoàng tử Henri d’Orléans dòng dõi vua Henri IV, thái tử xứ Đan Mạch Waldemar và công tước Duc De Montpensier đua nhau thường năm dứt mùa mưa lối tháng mười ta là có mặt tại Sài Gòn, lấy sự săn bắn thú dữ làm món tiêu khiển phong lưu. Công tước Duc De Montpensier xài tiền như nước, mua nhà hàng Continental tặng cho cô nhơn tình là bá tước Comtesse de B.”.

Cũng theo Vương Hồng Sển: “Xe tự động (ô-tô) sơ khởi là xe hiệu Peugeot, Panhard, Delage, muốn chạy phải đốt cho máy nó nóng!!! Mui vải bố có dây da kéo chằng chịt ra trước ra sau, cửa xe thì không có... Những người có xe ô-tô buổi đầu toàn những cự phú và các Lang Sa sang trọng, trong số có ông Lê Phát An là một. Năm 1923, xe chánh phủ chỉ có độ một trăm chiếc, ghi số từ C-1 đến C-100, chiếc Delage C-100 của Thống đốc Nam Kỳ là “chiến” nhứt hạng”.

“Chẳng hạn, ở Sài Gòn, 146 năm trước, me là cây đầu tiên được người Pháp mang trồng ở hai bên đường. Hầu hết các con đường trên địa bàn thành phố đều có bóng me; me đã là nhạc, là thơ, là hơi thở của người dân xứ này! Đến Sài Gòn mà được tản bộ trên con đường mang tên Lá Me Bay và giơ tay bắt những lá me chao trong gió, nếm vị rôn rốt của trái me thì thật là ấn tượng đặc biệt. Ai biết ở Sài Gòn, từ giữa tháng 5, trái dầu rái bứt khỏi cành, tạo thành những chiếc chong chóng xoay tít khắp phố phường để mơ về một con đường mang tên Dầu Rái?”, dẫn theo Hàn Mai Tự trong Gọi tên là biết Sài Gòn.

Tất cả những điều vừa đề cập ở trên, độc giả đều có thể tìm thấy lại trong các sách về Sài Gòn có mặt trong Hội sách TP.HCM năm nay. Có những sách của “người xưa” được tái bản, có những sách của người mới vừa in. Qua các sách này, Sài Gòn hiện ra không chỉ bằng vẻ xô bồ, xa hoa, nhộn nhịp, kim tiền…, mà còn cả sự lắng đọng, thanh lịch, trọng nghĩa khinh tài, có trước có sau.

Một dịp để sưu tập

Với những người mới bắt đầu công việc sưu tập, việc tìm một chủ đề để theo đuổi vốn không dễ dàng gì. Nhìn một lượt Hội sách TP.HCM lần này, sách chủ đề Sài Gòn là một gợi ý lý thú, có thể giúp người chơi tránh được sự phung phí về thời gian và tài lực, dễ tập trung và chuyên sâu hơn.

Bản thân các sách như Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển, hay Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn của Sơn Nam đã có nhiều lần in, nếu sưu tập thì cũng cần tìm lại cho đủ các bản. Rồi qua những sách như Chuyện tình nghệ sĩ của Hà Đình Nguyên, Sài Gòn chuyện đời của phố của Phạm Công Luận, Mặc khách Sài Gòn của Tô Kiều Ngân, Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi của Hiền Hòa…, người chơi sách gặp lại bao nhiêu chân dung Sài Gòn ngày trước và bây giờ, mà kèm theo là những sách của họ, hoặc viết về họ - ấy cũng là chỉ dẫn để sưu tầm. Rồi những cái tên có thể vừa quen vừa lạ với độc giả trẻ ngày nay, nào Nguyễn Vỹ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Lê Thương, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Nguyên Sa…; nào Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly, Châu Kỳ... Có khi là việc Phạm Thiên Thư đưa người đẹp Hoàng Thị Ngọ vào thơ; có khi là Bùi Giáng yêu đơn phương nghệ sĩ Kim Cương… Có khi vừa “mơ màng vừa cụ thể như việc Phạm Công Luận “luận” về phong thái Sài Gòn qua: phương Đông trên chiếc đĩa Tây, tác giả bức tranh Bình Ngô đại cáo, xe điện Sài Gòn, giai nhân một thuở, nhà sách ở đường Sabourain, bến xe thổ mộ, nhà cổ ven đường, con đường ký ức, bìa báo Xuân xưa, nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn, xóm ngụ cư…

Sài Gòn có khi chỉ là những ngày tháng mưu sinh nhọc nhằn của nhà văn Sơn Nam; là bà bán hột vịt lộn ở khu Đề Thám (trong Sài Gòn chuyện đời của phố). Có khi là đời buồn của một ca sĩ phòng trà, là chuyện một nhà thơ lạc thời (trong Mặc khách Sài Gòn). Có khi chỉ là cuộc dạo bước ngang qua của một nữ điêu khắc vĩ đại, hay cái chết của một nhà sưu tập nghệ thuật trẻ tuổi (trong Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi). Có khi là những nghĩa hiệp giang hồ, những cái bang đâm chém (trong Giang hồ Sài Gòn). Có khi chỉ là tuyển tập các ca khúc về Sài Gòn (trong Sài Gòn tôi yêu). Có khi là một trải nghiệm sâu sắc về một cuộc chia ly, vượt thoát, dằn vặt (trong Thang máy Sài Gòn)…

Có thể lấy lời cảm nhận của nhà văn Đặng Nguyễn Đông Vy để nhìn về Sài Gòn qua những trang sách: “Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần cao nhất nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt, nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần”.

Đa diện Sài Gòn

Sách có tính “tạp văn, tản văn”: Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi, Sài Gòn chuyện đời của phố, Mặc khách Sài Gòn, Sài Gòn úm ba la, Sài Gòn sau màn bụi, Ve vãn Sài Gòn, Chuyện nhỏ Sài Gòn, Mùa Hè năm Petrus, Vespa du ký - Từ Roma đến Sài Gòn, Ăn vặt Sài Gòn, Hẻm phố thông ra thế giới, Ngon vì nhớ, Những câu chuyện Sài Gòn, Sài Gòn yên và yêu, Không gian tiệm nước, Tìm nhau giữa Sài Gòn, Chuyện tình nghệ sĩ, Giang hồ Sài Gòn…

Sách có tính “hư cấu, sáng tác”: Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết), Sài Gòn tôi yêu (75 ca khúc đặc sắc), Sài Gòn đẹp lắm (sách ảnh), Bởi Sài Gòn nhiều nắng (truyện ngắn), Sài Gòn ngày ấy bây giờ (hợp tuyển), Người tình Sài Gòn (tiểu thuyết), Ở trọ Sài Gòn (truyện dài), Thơ tình với Sài Gòn (thơ)…

Sách nghiên cứu: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn tạp pín lù, Đất Gia Định - Bến Nghe xưa và người Sài Gòn, Sài Gòn xưa, Hạ tầng đô thị Sài Gòn, Khám lớn Sài Gòn, Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975, Mỹ thuật ở Sài Gòn - TP.HCM, Tuổi trẻ Sài Gòn Mậu Thân 1968, Nam Bộ xưa & nay, Tiếng Sài Gòn…
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr April 14, 2014, 04:09 PM
Chuyện ít người biết về 'Mặc khách Sài Gòn'


(http://media2.thethaovanhoa.vn/2014/04/13/06/23/mac-khach-Custom%20(2).jpg)

NXB Hồng Đức và Nhã Nam vừa ấn hành tập sách Mặc khách Sài Gòn của Tô Kiều Ngân. Cuốn sách cung cấp cho người yêu văn nghệ chân dung và sự nghiệp của 15 gương mặt văn nhân, thi sĩ một thời.

Tác giả Mặc khách Sài Gòn sinh năm 1926 tại Huế, mất năm 2012. Ông viết văn, làm thơ, thổi sáo, ngâm thơ nổi tiếng tại miền Nam những năm 1950 – 1970. Trong thời gian hoạt động nghệ thuật, Tô Kiều Ngân đã chơi thân với nhiều văn nghệ sĩ. Mặc khách Sài Gòn như một loại hồi ký viết về những người nổi tiếng trong giới văn nghệ miền Nam trước 1975.

Người yêu văn chương có thể gặp lại những tên tuổi trong cuốn sách này, như: Nguyễn Vỹ, Lê Thương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Mai Thảo, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tô Thùy Yên, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Phạm Thiên Thư. Nhắc đến những tên tuổi vừa nêu, hẳn người đọc sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm tiêu biểu của họ đã vượt qua sự sàng lọc của thời gian.

Tuy nhiên, Mặc khách Sài Gòn còn cung cấp thêm nhiều thông tin ít người biết về những “mặc khách” từng vắt tim óc cho ra những tác phẩm bất hủ. Ví dụ về Nguyễn Vỹ, nhiều người biết ông qua thơ: “Bây giờ thời thế vẫn thấy khó. Nhà văn An Nam khổ như chó – Gửi Trương Tửu”; hoặc tiểu thuyết Tuấn, chàng trai nước Việt… Nhưng ít người biết Nguyễn Vỹ là một nhà báo dấn thân và sự nghiệp của ông không thua bất kỳ một tác gia nào.

Người dắt Nguyễn Vỹ vào làng báo chính là cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh đã phát hiện và kêu Nguyễn Vỹ viết cho báo Tiếng dân lừng danh một thuở khi Vỹ mới mười sáu tuổi. Năm 1937, Nguyễn Vỹ ra tờ báo in song ngữ Việt – Pháp có tên Bạch Nga, in nhiều bài đả kích thực dân Pháp. Kết cục sau một năm, báo Bạch Nga bị đóng cửa và Nguyễn Vỹ thì ngồi tù. Nhà thơ viết về cảnh tù tội của mình: “Trăng với chó tự do ngoài sân ngục/ Tôi bị giam sau bốn bức tường cao”. Sang thời phát xít Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương, Nguyễn Vỹ lại làm báo, viết sách chống phát xít. Kết cuộc là ông lại tiếp tục ngồi tù. Cho đến khi qua đời vào năm 1971 do tai nạn giao thông trên tuyến đường Sài Gòn - Tiền Giang, Nguyễn Vỹ bị phiền hà rất nhiều do ông làm báo chống chính quyền đương thời.

Nhiều người biết nhà thơ Đinh Hùng với nhiều câu thơ in sâu vào trí nhớ, nhưng ai là người phát hiện ra nhà thơ này? Mặc khách Sài Gòn trong bài viết Trời cuối Thu rồi, em ở đâu?, cho biết: “Theo lời Đinh Hùng kể thì hồi mới bắt đầu làm thơ, làm được bài nào anh cũng đưa nhà thơ Thế Lữ đọc và cho ý kiến. Nhưng lần nào Thế Lữ cũng lắc đầu. Mãi đến khi Đinh Hùng đưa ra bài Kỳ nữ, Thế Lữ mới vui vẻ gật đầu, lại khuyến khích nhà thơ trẻ hãy khai thác thế giới sơ khai. Và chính Thế Lữ đã mượn của Đinh Hùng trọn vẹn bài Kỳ nữ in vào truyện Trại Bồ Tùng Linh, khiến cho cái tên Đinh Hùng nổi bật lên từ đó”.

Những thông tin trên về Nguyễn Vỹ, Đinh Hùng và các “mặc khách Sài Gòn” sẽ là nguồn tư liệu quý được viết bởi chứng nhân Tô Kiều Ngân.

TRẠC TUYỀN
Thể thao & Văn hóa
: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr January 02, 2015, 04:06 PM
Ra mắt tiểu thuyết Thái Lan kinh điển 'Đằng sau bức tranh'

(http://media.thethaovanhoa.vn/2014/12/28/07/59/Thai-Lan-Custom.jpg)

(Thethaovanhoa.vn) - “Ta chết mà không có được người yêu ta. Nhưng cũng mãn nguyện vì đã tìm được người ta yêu” của nhân vật chính trong sách từng là tuyên ngôn sống của những người thất tình, cô đơn ở Thái Lan. Đằng sau bức tranh là tiểu thuyết đã ăn sâu vào trái tim của nhiều thế hệ độc giả Thái Lan của nhà văn lớn Sri Boorapha. Cuốn sách là câu chuyện tình đẹp nhất và buồn giữa công nương Kirati và chàng trai trẻ Nopporn, hai con người chênh lệch về tuổi tác đến địa vị. Một tình yêu đậm sâu và khắc ghi trong tim.

Tác phẩm ra mắt năm 1936, đã 2 lần được dựng phim và một lần dựng kịch. Bản tiếng Việt Đằng sau bức tranh do Quỳnh Trang dịch, Quảng Văn và NXB Văn học ấn hành.

Hạ Huyền

: Tin văn học và sách mới ti iu
: Pavelvnr February 04, 2015, 02:51 PM
Sẽ xuất bản 'phần tiếp theo' của cuốn 'giết con chim nhại'

(Thethaovanhoa.vn) - giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird) sẽ không phải là cuốn sách duy nhất từng được xuất bản của nhà văn Harper Lee. Nhà xuất bản Harper tuyên bố hôm 3/2 rằng Go Set a Watchman, một cuốn tiểu thuyết khác mà nhà văn đoạt giải Pulitzer này viết trong những năm 1950 và rồi... dẹp sang một bên, sẽ được phát hành trong ngày 14/7/2015. Go Set a Watchman được tìm thấy vào mùa Thu năm ngoái, gần như là một phần tiếp theo (sequel) của giết con chim nhại, dù nó hoàn tất trước cuốn sách này.

(http://media.thethaovanhoa.vn/2015/02/04/06/51/Lee480.jpg)
Nhà văn Harper Lee

Phản ứng của độc giả dao động từ vui thích cho tới nghi ngờ rằng cuốn sách mới cũng sẽ hay như giết con chim nhại. Nhà viết tiểu sử Charles J. Shields còn thận trọng lưu ý rằng Lee là một "văn sĩ mới chập chững vào nghề" khi bà viết cuốn Watchman. Nếu được xuất bản như kế hoạch, cuốn sách dày 304 trang này sẽ là tác phẩm thứ 2 của Lee. Nó cũng là tác phẩm sách in mới đầu tiên của bà trong hơn 50 năm qua.

"Trong những năm 1950, tôi đã hoàn thành một cuốn tiểu thuyết có tên Go Set a Watchman" - Lee, 88 tuổi, nói trong một thông báo do NXB Harper công bố - "Nó có nhân vật Scout khi đã trưởng thành. Biên tập viên của tôi, thích thú với những đoạn Scout nhớ lại về thời thơ ấu, đã thuyết phục tôi viết một cuốn sách khác, dựa trên quan điểm của Scout khi còn bé (chính là cuốn giết con chim nhại)".

"Lúc ấy tôi mới là một nhà văn trẻ nên đã làm như được bảo. Tôi không nghĩ rằng cuốn sách gốc vẫn còn tồn tại tới nay, nên đã rất ngạc nhiên và vui sướng khi bạn thân của tôi, luật sư Tonja Carter tình cờ tìm thấy nó. Sau khi suy nghĩ và cân nhắc, tôi đã chia sẻ cuốn sách với vài người mình tin tưởng. Tôi hài lòng khi họ nói rằng cuốn sách này xứng đáng được xuất bản. Tôi rất vui rằng cuốn sách này giờ sẽ được xuất bản, sau ngần ấy năm trời" - bà cho biết.

Hiện các thỏa thuận về tài chính liên quan tới cuốn sách chưa được tiết lộ. Bà Carter đã trực tiếp thương thảo với Michael Morrison, lãnh đạo công ty mẹ của NXB Harper là HarperCollins Publishers. Watchman sẽ được NXB William Heinemann xuất bản tại Anh. Theo NXB Harper, Carter đã tìm thấy bản thảo cuốn sách mới nằm cạnh một bản thảo đánh máy, chứa nội dung cuốn giết con chim nhại. Cuốn sách mới có bối cảnh ở vùng Maycomb, Alabama, trong giai đoạn giữa những năm 1950, tức 20 năm sau cuốn giết con chim nhại. Khi ấy các phòng trào đòi dân quyền đang tăng mạnh tại vùng đất này. Nhân vật Scout đã trở lại Maycomb từ New York để thăm cha đẻ, Atticus. Cô buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề, cả cá nhân lẫn chính trị, khi cố tìm hiểu thái độ của cha với xã hội và khám phá cảm xúc bản thân về nơi cô sinh ra và đã dành cả tuổi ấu thơ ở đó.

Tới trưa ngày 3/2, Watchman đã lập tức nằm trong top 10 cuốn sách được đặt trước của trang bán sách barnesandnoble.com. Nhà xuất bản Harper đã có kế hoạch in 2 triệu cuốn Watchman trong đợt xuất bản đầu tiên, tức bằng với mức của một tiểu thuyết do John Grisham hoặc Stephen King viết. Ngoài bản sách in, cuốn Watchman còn được xuất bản dưới dạng sách số.

(http://media.thethaovanhoa.vn/2015/02/04/06/51/kill480.jpg)
giết con chim nhại đã đưa bà Lee tới chỗ nổi tiếng toàn cầu

giết con chim nhại hiện vẫn nằm trong nhóm tiểu thuyết được ưa thích nhất thế giới. Đã có hơn 40 triệu bản in của cuốn sách được bán ra trên toàn cầu. Sách ra mắt vào ngày 11/7/1960, đã mang về cho Harper Lee 1 giải Pulitzer và được chuyển thể thành phim vào năm 1962. giết con chim nhại đã trở thành tiêu chuẩn cho nhiều CLB đọc sách, các trường trung học cơ sở và trung học ở Mỹ. Việc Lee không ra thêm sách mới đã chỉ khiến hấp lực của cuốn giết con chim nhại càng lớn thêm.

V.L