Recent Posts

Pages: 1 2 3 [4] 5 6 ... 10
31
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=aw1jAs2tU1U" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=aw1jAs2tU1U</a>
32
Phần giao diện này em bê nguyên sang mà, có gì khác cũ đâu? Chỉnh sửa thế nào em cũng chịu. Hay set admin cho anh nhé.

Tưởng biết nên hỏi, ý là cái cửa sổ đang type chữ vào đây này, cái thanh kéo lên kéo xuống clivk vào không tác dụng. :I_dont_know:
33
:I_dont_want_to_see:

Text thì vẫn còn đây nhưng không nhớ hôm đó đã dùng những ảnh nào.

Với cả cửa sổ nhập văn bản mới không kéo rộng ra được, cứ bị bé tí. Có chỉnh được không vậy sếp?


Phần giao diện này em bê nguyên sang mà, có gì khác cũ đâu? Chỉnh sửa thế nào em cũng chịu. Hay set admin cho anh nhé.
34
Và rồi ông trời đã tính sai một tiếng còi

Đây là lần đầu tiên vòng chung kết cúp châu Âu được hai nước láng giềng cùng nhau làm chủ nhà như một kiểu chia sẻ gánh nặng và lợi ích từ một giải đấu lớn, như sau này Nhật Bản và Hàn Quốc cùng được trao cho tổ chức cúp Thế giới 2002. Đó là một xu hướng mới đang được ca ngợi trước khi người ta nhận ra những rắc rối để dẹp bỏ nó sau cúp châu Âu 2012.

Cho đến trận chung kết, Italia của Dino Zoff không thua một trận nào cả. Ông luôn phiên dùng hết cả năm tiền đạo mình mang đi. Hàng tiền vệ cũng được xoay vòng. Ngay cả hàng hậu vệ cũng không cố định. Fillippo Inzaghi hay Marco Delvecchio, Del Piero hay Francesco Totti, rồi Vincenzo Montella hay Stefano Fiore? Fabio Cannavaro hay Mark Iuliano, Alessandro Nesta hay Paolo Maldini? Không ai chắc chắn được ra sân ngay từ đầu và có lẽ Dino Zoff cũng khó xử. Mỗi trận đấu, mỗi đối thủ, huấn luyện viên lại cho ra quân với đội hình khác nhau. Ông như muốn dùng và làm vừa lòng hết tất cả những người ông mang theo. Ông dung hòa đội tuyển nhưng cuối cùng lại tạo ra không nhiều nét đặc trưng trong lối chơi. Gianh giới giữa phòng thủ và tấn công là không rõ nét, giữa áp sát quyết liệt giữ bóng cũng không rõ. Đội tuyển Italia của Dino Zoff cứ lưng chừng như thế, cứ thắng dù không giòn giã lắm, cứ thắng dù không cho thấy sức mạnh vượt trội so với các đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhà Bỉ, Thụy Điển (vòng bảng), Rumania (vòng 1/8) hay chủ nhà thứ 2 Hà Lan (bán kết). Mỗi một trận đấu qua đi, Italia của Dino Zoff lại tìm thấy một người hùng của mình, là Filippo Inzaghi hay Francesco Totti, Stefano Fiore hay Del Piero. Còn khi những cầu thủ ở trên không làm xong chuyện thì chốt chặn cuối cùng Francesco Toldo lại cứu vớt tất cả.

Cứ như thế Italia thắng liên tục 4 trận cho để vào bán kết, vượt qua nốt chủ nhà thứ hai sau loạt đá 11m để vào chung kết trên chính vùng đất thấp mà người Italia gọi là Paesi Bassi này. Vậy là trên con đường đi đến trận cuối cùng, Italia đã loại cả hai đội chủ nhà. Chỉ còn đúng một trận nữa, chỉ còn đội Pháp trước mặt và Italia sẽ giành được chiếc cúp đầu tiên kể từ năm 1968, cũng là năm mà Dino Zoff là một trong những thành viên của đội tuyển ngày ấy. Va bene, được thôi, dù từ năm 1978 đến lúc đó Italia cũng chưa thắng được đội Pháp dù có đá giao hữu hay chính thức thì cũng vậy. Dino Zoff cùng các chàng trai áo màu xanh da trời phải phá bỏ nỗi buồn trước người hàng xóm áo xanh nước biển khó chịu này trong trận chung kết ở Rotterdam. Nhưng ông vẫn còn chưa chắc chắn một điều gì kể cả đội hình ra sân. Trước trận cuối cùng, may mắn trong tay áo đã dùng hết.
 
Khi hai đội đi ra từ đường hầm, dàn kèn đồng tấu lên khúc nhạc quốc ca Il Canto degli Italiani và La marseillaise, người ta mới biết huấn luyện viên đã rút cặp đôi Filippo Inzaghi - Del Piero khỏi đội hình xuất phát. Thay vào đó là Marco Delvecchio đá cặp với Francesco Totti giống như ở AS Roma. Còn Juventus chỉ có hai hậu vệ Gianluca Pessotto, Mark Iuliano được ra sân ngay từ đầu. Số 10 Alessandro Del Piero, Ciro Ferrara, Antonio Conte và Filippo Inzaghi ngồi trên ghế dự bị, Gianluca Zambrotta bị treo giò. Trong khi Gianluca Zambrotta bị treo trên khán đài thì Bolocco Juve còn lại bị giam trên ghế dự bị. Đó là một điều đáng tiếc cho dù những người bianconeri có thể hãnh diện rằng đội hình của hai đội trong trận chung kết đó có 16/44 cầu thủ đã, đang và sẽ chơi trong màu áo của họ. Đó là tính toán của Dino Zoff. Có lẽ ông xoay tua để lấy những đôi chân khỏe mạnh sau cuộc chống chọi vất vả với chủ nhà ở bán kết. Có thể Dino Zoff đã làm đúng, chỉ có ông trời tính sai.
 
Đội Pháp đang giữ cúp thế giới không phải tầm thường. Huấn luyện viên Roger Lemerre vẫn đang giữ vẵng và vun đắp thêm thành quả mà người đi trước Aimé Jacquet để lại. Họ có chiều sâu đáng gờm và trở nên nguy hiểm hơn khi hơn nửa trong số họ đã từng và đang được tôi luyện trong chính môi trường khắc ghiệt của Serie A, đã có thời gian nếm trải cả vinh quang và cay đắng ở đó. Có người đã phải ra đi vì không được đề cao. Có người đang được Serie A giữ khư khư như viên ngọc quý. Patrick Vieira, Laurent Blanc, Youri Djorkaeff, Didier Deschamps, Zinédine Zidane, Thierry Henry, Lilian Thuram, ít có ai hiểu được người Italia hơn họ. Và nay họ muốn đánh bại Italia một lần nữa, như năm 1998.

Ba gương mặt mới trong đội hình ra sân đã giúp cho đội tuyển Italia bớt mệt mỏi và tạo ra một thế trận cân bằng với đội Pháp vốn cũng phải đá gần 120 phút với Bồ Đào Nha ở trận bán kết còn lại. Tuy nhiên dù có hàng dưới rất mạnh với bộ năm hậu vệ, Italia không thể che chắn hết được tất cả các chỗ yếu của mình. Ví dụ như Stefano Fiore mờ nhạt trong vai trò kiến tạo và thường bị Lilian Thuram chặn lại còn Liugi Di Biagio, Demetrio Albertini khó khóa chặt được Zinédine Zidane. Trong khi đó ở bên kia, một tiền đạo trẻ như Thierry Henry đã làm cho cặp trung vệ Alessandro Nesta & Fabio Cannavaro phải vất vả. Tình thế cân bằng đã thay đổi hoàn toàn khi mới sang hiệp hai được mấy phút, Dino Zoff rút Stefano Fiore ra và tung vào số 10 Alessando Del Piero. Francesco Totti được lùi xuống vai trò kiến tạo. Cộng với việc Paolo Maldini lên bóng dũng mãnh, cánh của Lilian Thuram bị tấn công làm cho đội Pháp phải chịu sức ép lớn từ cả hai bên sườn: Bên phải bị Paolo Maldini – Del Piero khuấy đảo, bên trái bị Gianluca Pessotto – Francesco Totti dồn ép. Kết quả của những phút tăng tốc độ ào lên ở hai biên là bàn thắng của Marco Delvecchio sau pha Francesco Totti giật gót điệu nghệ để Gianluca Pessotto lật bóng chuyền vào. Sự góp mặt của Alessandro Del Piero đã tạo ra bước ngoặt của trận đấu. Anh đã góp phần tạo ra áp lực lớn lên hàng thủ đội Pháp khiến họ phải chịu bàn thua nhưng cũng là trở thành niềm tiếc nuối vô cùng trong ngày hôm ấy và mãi mãi về sau.

Bị dẫn trước buộc đội pháp phải dâng lên cao tìm cách dồn ép lại Italia và đó là cơ hội cho hai tiền đạo Italia thoát xuống phía sau hàng thủ của họ, đối mặt với khung gỗ, sút tung lưới và giết chết hẳn hi vọng gỡ hòa của họ. Nhưng đáng tiếc là đội Italia đã không làm được. Alessandro Del Piero và Marco Delvecchio đã bỏ lỡ đến ba quả như thế sau những đường chuyền ngon ăn của Francessco Totti và Massimo Ambrosini. Riêng Del Piero đã bỏ phí mất hai lần. Rõ ràng là khi bạn đã tạo ra ba cơ hội, hay thượng đế trao cho bạn ba điều may mắn mà bạn bỏ phí hết thì bạn chỉ còn lại sự đen đủi.
 
Đội Pháp của ông Roger Lemerre lì lợm và từng trải. Từ đầu họ đã dồn quân tấn công vào khoảng trống giữa nách hậu vệ biên Gianluca Pessotto và đôi trung vệ Cannavaro - Nesta. Giống như thuật công thành trong quân sự, tướng quân có thể ra lệnh vây hãm hoặc kiên trì tấn công liên tục vào một vị trí. Cuối cùng sẽ phá thủng được thành trì của quân thù. Roger Lemerre đã chọn cách thứ hai. Vào những phút cuối cùng, đội tuyển áo màu xanh nước biển vẫn cứ dồn ép vào đúng một vùng đã định mặc cho thời gian càng lúc càng cạn. Cái lúc mà sức lực của hàng thủ Italia đã cạn kiệt, đồng hồ trên sân đã vượt quá 3 phút báo bù giờ mấy giây, tất cả những người Italia điển trai cũng chỉ còn chờ tiếng còi kết thúc của trọng tài Anders Frisk vang lên để lao vào ôm chầm lấy nhau trong vui sướng, thì đội Pháp đã khoan thủng thành trì của họ bằng cú sút của Sylvain Wiltord, một tay dự bị mới sân khỏe như trâu rừng.
Bầu trời sụp đổ. Sức đã tàn, lực đã kiệt, tinh thần chao đảo thì đội quân áo xanh da trời cũng không thể đứng lên được nữa. Sau hơn mười phút hiệp phụ, đội Pháp bồi thêm một đợt tấn công nữa vào lỗ hổng đã tạo ra, lần này người ra tay cuối cùng là Robert Pires xộc xuống và chuyền để cho David Trezeguet voleé phá khung thành. Đó là một bàn thắng vàng và chiếc cúp châu Âu đã thuộc về nước Pháp. Ba người vào thay của đội Pháp đã ghi dấu chiến thắng ngỡ ngàng khó tả nổi.

Đó là những giờ phút, những năm tháng có lẽ là cô đơn và đau khổ nhất trong cuộc đời của Alessandro Del Piero. Đầu mùa anh đã trở lại rụt rè sau chấn thương và cuối cùng để mất scudetto trong cơn mưa ám ảnh trên sân Renato Ciri. Bây giờ, đội tuyển Italia của anh lại để mất cúp châu Âu ở Rotterdam khi đồng hồ đã chạy hết bù giờ mấy giây. Bây giờ, anh đã trở thành con cừu đen vô dụng, trở thành nơi trút giận giữ của cả đất nước. Trên đường phố Italia, những chiếc áo số 10 của anh đã bị vứt bỏ. Trong khi đó ở quê nhà thị trấn San Vendemiano, cha anh Gino Del Piero vẫn đang phải chịu đựng căn bệnh đau đớn không thể chữa khỏi. Alessandro không nói điều đó cho nhiều người biết và giây phút anh đổ xuống trên sân Rotterdam thật đau lòng. Người đàn ông trong anh đã khóc, mọi lời an ủi đều không còn ý nghĩa nữa.

 Ở Turin nếu còn một người đàn ông nữa cũng đang kìm nén nỗi buồn vào bên trong để tiếp tục bước đi thì chỉ có thể là huấn luyện viên Carlo Ancelotti của anh. Tifosi không thích ông và ban lãnh đạo cũng chẳng trao vào tay ông nhiều món quà đáng giá, không tạo điều kiện tốt nhất cho ông. Ví như trong mùa chuyển nhượng hè năm 2000, kiểu cách chi tiêu của Juventus không khác so với năm trước. Trong khi mức độ tiêu tiền của Serie A ngày càng lên cao thì Juve lại chậm rãi đi sau. Lúc ấy AS Roma đã mang về Emerson, Walter Samuel và nhất là vua sư tử Gabriel Batistuta, đương kim vô địch SS Lazio tung tiền mua thêm Hernan Crespo, Claudio López, và cả Angelo Peruzzi nữa. Còn Juventus vui lòng với David Trezéguet, kẻ đã lấy nước mắt của triệu người Italia vài hôm trước đây thôi. Bốn mươi lăm tỉ đồng lire dành ra để mang anh chàng David Trezéguet có nụ cười quá thân thiện quá mức về từ Monaco. Đó giống như cách Juve sửa sai vì đã để Thierry Henry ra đi quá sớm, là cách để chia sẻ gánh nặng trên đôi vai Alessandro.

Ngoài ra, những người khác mới được đem về chỉ là hàng cấp dưới không gây được tiếng vang lớn như Michele Paramatti, Marco Zanchi, Matteo Brighi, Fabian O’neill và Oliveira Athirson. Họ đến mà tifosi không nhiều háo hức và sau một thời gian sẽ phải ra đi không được luyến tiếc cho lắm. Như Zoran Mirković và Sunday Oliseh cũng vừa phải tìm đội mới sau một năm bị bỏ quên trên ghế dự bị.

Rõ ràng là hai đội bóng Roma quay cuồng trong cơn khát scudetto hơn Juve rất nhiều. So sánh bạn sẽ thấy vua sư tử có giá đến 70 tỉ đồng lire còn Hernán Crespo tạo nên một đỉnh cao thế giới mới trong làng bóng đá với giá 78.5 tỉ lire. Lazio vừa chấm dứt cơn khát ấy sau 26 năm còn AS Roma cũng đã qua 18 năm rồi. Lúc này Juventus đang suy yếu, Inter Milan và AC Milan đang mất phương hướng, không giành được scudetto lúc này thì không biết bao giờ mới có lần nữa. Họ đã bỏ ra nhiều tiền đến nỗi nếu chỉ có được cúp Uefa hay Coppa Italia thôi thì đó là một điều không công bằng, không công bằng với người giàu có. Nếu không đoạt scudetto thì đội bóng lâu đài hoa lệ mà họ xây lên suốt chục năm qua sẽ chẳng khác nào những lâu đài ma, hay sẽ trở thành những bãi hoang tàn đổ nát. Mà mầm mống của sự sụp đổ ấy đã xuất hiện từ lâu. Bảy tám chị em xinh đẹp của Calcio Serie A đã sắp hết thời mộng mơ. SSC Napoli đang chìm trong khủng hoảng nợ nần và rơi vào quên lãng. Những khó khăn về tiền bạc cũng đã xuất hiện ở AC Parma vì khó khăn của công ty mẹ Parmalat. Bầu sữa của Parmalat nuôi AC Parma lớn lên khỏe mạnh phi thường như chàng Heracles được bú bầu sữa ngọt ngào của nữ thần Hera trong câu chuyện thần thoại. Nhưng nó đã sắp cạn rồi.

Ở Firenze, nhà làm phim, chủ tịch Mario Cecchi Gori cũng không thu xếp được đủ tiền để theo đuổi cuộc chơi mà hai cha con đam mê nữa. La vita è bella, cuộc sống tươi đẹp, là bộ phim xuất sắc của ông đã giành được giải Oscars cũng hay như Mediterraneo (Đất giữa biển), Lamerica, Il Postino (Người đưa thư) của cha mình. Đội bóng Fiorentina đẹp đẽ cũng giống như một bộ phim của họ, cũng xứng đáng một giải Oscars của Calcio Serie A. Nhưng cuộc sống thật không tươi đẹp. Vittorio Cecchi Gori và Fiorentina đã phải bán đi linh hồn của mình lấy 70 tỉ lire trang trải. Bán đi Gabriel Batistuta để nuôi sống Fiorentina với những người ở lại như Francesco Toldo, Tomáš Řepka, Enrico Chiesa, Nuno Gomes, Rui Costa trước khi chính họ cũng phải rời khỏi đội bóng trên núi đồi đồng cỏ ấy.   
35
 :I_dont_want_to_see:

Text thì vẫn còn đây nhưng không nhớ hôm đó đã dùng những ảnh nào.

Với cả cửa sổ nhập văn bản mới không kéo rộng ra được, cứ bị bé tí. Có chỉnh được không vậy sếp?

36
Em backup lần cuối hôm 22/3 và restore bằng bản đấy do account badamgia bị lock, không vào để lấy bản cuối cùng được.
Hoặc có thể bị mất trong quá trình restore, anh post lại đi.
37
Ông Juvero back up kiểu gì mà mất bài cuối rồi, tìm trả lại đi ^0^
38
KHU VỰC MỞ CỬA TỰ DO / Chào cả nhà
« Last post by Pavelvnr on July 27, 2016, 01:42 PM »
Cuối cùng cũng có người phát hiện ra chỗ này :D

Quá khen rồi  :cheer:

Ờ mở một quán trà nóng thế này cho mấy cụ đánh cờ cũng được đấy. :-c
39
KHU VỰC MỞ CỬA TỰ DO / Chào cả nhà
« Last post by juverofan on July 25, 2016, 10:15 AM »
Cuối cùng cũng có người phát hiện ra chỗ này :D
40
KHU VỰC MỞ CỬA TỰ DO / Chào cả nhà
« Last post by Pavelvnr on July 23, 2016, 12:02 PM »
Test thử, chạy ngon, cám ơn Juverofan :gold_cup:
Pages: 1 2 3 [4] 5 6 ... 10