Author Topic: Ký ức 12 vòng chung kết Euro  (Read 2088 times)

Description:

Offline SATHUKHONGVOTINH

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,402
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« on: June 06, 2008, 05:44 PM »
Logged
Từ năm 1960 tại Pháp, giải vô địch bóng đá châu Âu được tổ chức 4 năm một lần và trở thành giải đấu hấp dẫn bậc nhất thế giới. Mỗi VCK Euro kết thúc đều để lại những ký ức khó quên với người hâm mộ.

1. Euro 1960

Giải bóng đá châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp năm 1960. Vòng loại diễn ra theo thể thức loại trực tiếp với hai lượt đi và về cho đến trận bán kết để chọn 4 đội mạnh nhất dự VCK. Euro 1960 có sự góp mặt của ba đội bóng Đông Âu là Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc và chủ nhà Pháp. Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc vơi tỷ số 3-0. Trận bán kết còn lại, Nam Tư giành chiến thắng nghẹt thở 5-4 trước Pháp.


Liên Xô, nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử.

Trong trận chung kết, Liên Xô đánh bại Nam Tư với tỷ số 2-1 nhờ sự đóng góp lớn của thủ môn huyền thoại Les Yashin và trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử. VCK Euro 1960 có 4 trận với 19 bàn thắng được ghi. Có 5 cầu thủ giành danh hiệu vua phá lưới với cùng hai bàn là Heutte (Pháp), Ivanov, Ponedelnik (Liên Xô), Galic và Jerkovic (Nam Tư).

2. Euro 1964

VCK Euro lần thứ 2 được tổ chức tại Tây Ban Nha (17/6 - 21/6) và giống như 4 năm trước, Euro 1964 tiến hành vòng loại theo thể thức sân nhà sân khách để chọn 4 đội bóng cuối cùng tham dự VCK: đó là Tây Ban Nha, Hungary, Đan Mạch và Liên Xô.


Tây Ban Nha đăng quang đầy ấn tượng tại Bernabeu.

Trên đường vào chung kết, Tây Ban Nha hạ Hungary 2-1 còn Liên Xô đè bẹp Đan Mạch 3-0. Trong trận chung kết tại Bernabeu, đội chủ nhà giành chiến thắng 2-1 do công của Pereda và Marcelino còn Khusianov gỡ bàn danh dự cho Liên Xô. Dù có huyền thoại Les Yashin trong khung thành nhưng Liên Xô không thể bảo vệ ngôi vô địch. Hungary giành HC đồng sau khi thắng Đan Mạch ở trận trang hạng 3.

Euro 1964 có tổng cộng 4 trận đấu và 13 bàn thắng. Vua phá lưới năm đó là Pereda (TBN) và Bene, Novak (Hungary) cùng được 2 bàn.

3. Euro 1968


Kỳ Euro lần thứ ba (5/6 - 10/6) có 4 đội tham dự là Italy, Liên Xô, Anh và Nam Tư. Đội chủ nhà Italy giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử sau khi thắng Nam Tư 2-0 trong trận chung kết (phải đá lại sau khi hòa 1-1) do công Riva và Anastasi. Tại bán kết, Italy vượt qua Liên Xô (hòa 0-0 và tung đồng xu) còn Nam Tư đánh bại Anh 1-0.


Riva (Italy) giương cao chiếc Cup vô địch châu Âu 1968.

So với 2 VCK Euro trước, số lượng các đội tham dự vòng loại tăng lên thành 31 đội, bốc thăm chia bảng thi đấu hai thể thức lượt đi và về chọn 8 đội vào tứ kết. Sau đó, 8 quốc gia này đấu loại trực tiếp (đi và về) chọn ra 4 đội đi dự VCK là Italy, Nam Tư, Liên Xô và Anh.

VCK Euro 1968 có 4 trận đấu và 7 bàn thắng. Vua phá lưới là Dzajic (Nam Tư) với 2 bàn.

4. Euro 1972

VCK Euro 1972 được tổ chức tại Bỉ và thể thức vòng loại giống như 4 năm trước với việc chọn ra 4 đội vào VCK là Bỉ, Hungary, Liên Xô và Tây Đức. Ở bán kết, trong khi Tây Đức đánh bại chủ nhà Bỉ 2-1 thì Liên Xô thắng Hungary 1-0.


Gerd Muller, vua phá lưới của nhà vô địch Tây Đức.

Trong trận chung kết, với thắng lợi 3-0 trước Liên Xô, trong đó có cú đúp của Gerd Muller, Tây Đức chính thức đăng quang tại Brussels, soán ngôi Italia để trở thành nhà vô địch mới của Châu Âu. Ở trận tranh hạng 3, Bỉ thắng Hungary 2-1 và giành HC đồng.

Với 4 bàn thắng ghi được, huyền thoại Gerd Muller độc chiếm danh hiệu Vua phá lưới. Euro 1972 cũng có 4 trận đấu với tổng cộng 10 bàn thắng (2,5 bàn một trận).

5. Euro 1976


VCK Euro 1976 được tổ chức tại Nam Tư với bốn đội dự giải là Nam Tư, Hà Lan, Tiệp Khắc và Tây Đức. Đội tuyển Tiệp Khắc khi đó với sự xuất hiện của huyền thoại Panenka đã giành chức vô địch sau khi thắng Tây Đức trong trận chung kết (hòa 2-2 ở hiệp chính nhưng người Tiệp thắng 5-3 ở loạt đấu súng) với hình ảnh tiêu biểu là cú "sục" bóng (bấm bóng nhẹ, đánh lừa thủ môn) để đời của Panenka.

Tiệp Khắc, quyền lực số một của châu ÂU năm 1976.

Ở bán kết, Tiệp Khắc thắng Hà Lan 3-1 còn Tây Đức vượt qua Nam Tư với tỷ số 4-2. Trong trận tranh hạng 3, Hà Lan hạ gục Nam Tư 3-2 và giành HC đồng. Có 19 bàn thắng được ghi trong 4 trận (trung bình 4,75 bàn một trận). Vua phá lưới là Dieter Muller của Đức với 4 bàn.

6. Euro 1980

Giải bóng đá lớn nhất châu lục lần thứ 6 được tổ chức tại Italy với 8 đội tham dự là Bỉ, Nam tư, Tiệp Khắc, Anh, Hy Lạp, Italy. Hà Lan, Tây Ban Nha và Tây Đức. Các đội chia thành hai bảng đá vòng tròn một lượt chọn hai đội đầu bảng đá chung kết còn hai đội nhì bảng dự trận tranh hạng ba.


Tây Đức lần thứ hai thống trị châu Âu.

Đương kim vô địch Tiệp Khắc giành HC đồng sau khi thắng Italy trong loạt đá 11m với tỷ số 9-8 (hòa 1-1 hai hiệp chính). Ở trận chung kết, Tây Đức lần thứ 2 đoạt chức vô địch châu Âu sau khi thắng Bỉ 2-1 với hai bàn thắng cú đúp của Hrubesch. Euro 1980 có 27 bàn thắng trong 14 trận (1,93 bàn một trận). Vua phá lưới là tiền đạo Klaus Allofs của Tây Đức với 3 bàn.

7. Euro 1984


VCK Euro 1984 được tổ chức trên đất Pháp và đội chủ nhà giành chức vô địch một cách xứng đáng, đánh dấu sự ra đời của bộ tứ huyền ảo Alain Giresse - Jean Tigana - Luis Fernandenz - Michel Platini. Giải đấu có sự tham gia của 8 đội là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Nam Tư và Tây Đức.


Michel Platini và đồng đội viết nên trang sử mới cho bóng đá Pháp.

8 đội được chia thành hai bảng, mỗi bảng 4 đội đá vòng tròn một lượt chọn hai đội vào bán kết. Pháp đánh bại Bồ Đào Nha 3-2 tại bán kết rồi hạ nốt Tây Ban Nha 2-0 ở trận đấu cuối cùng để đăng quang ngôi vô địch. Euro 1984 có 41 bàn thắng trong 15 trận (2,73 bàn một trận), vua phá lưới cũng chính là cầu thủ hay nhất giải, Michel Platini (9 bàn).

8. Euro 1988

Tây Đức là nước nhận trọng trách đăng cai VCK Euro 1988. Dù được chơi trên sân nhà nhưng Tây Đức đã dừng bước trước đội tuyển rất mạnh hồi đó là Hà Lan với bộ ba "Hà Lan bay" Rijkaard - Gullit - Van Basten tại bán kết. Ngay sau đó, "Cơn lốc màu da cam" lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 2-0 trong trận chung kết.


Gullit, nhạc trưởng của Hà Lan tại Euro 1988.

Giải đấu có sự tham gia của 8 đội tuyển bao gồm Tây Đức, Liên Xô, Italy, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha và Ireland. VCK Euro 1988 có 34 bàn thắng trong 15 trận đấu (2,27 bàn một trận). Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất là Van Basten (Hà Lan) với 5 bàn thắng.

Còn tiếp...

Theo Ngoisao

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.