Author Topic: Vài dòng về các nhà thơ VN  (Read 7714 times)

Description:

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #40 on: September 12, 2006, 12:14 PM »
Logged
Tản Đà ------ Nguyễn Khắc Hiếu

Tản Đà (1889-1939) là đại biểu cuối cùng của "thế hệ các nhà thơ lớp cũ", sinh thời được chứng kiến sự "lên ngôi" của Thơ Mới vào đầu những năm 30

Sau Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Tản Đà chính là người tiếp tục phất ngọn cờ của văn chương Việt Nam thời kì cận đại . Chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự tương đồng và sự kế thừa về nhiều mặt giữa Tản Đà và Tú Xương, cũng như nhận thấy có sự cách bức phá rõ rệt giữa Tản Đà và Thơ Mới .

Chúng ta đã biết ba yếu tố không thể thiếu đối với một nhà thơ hoàn thiện là : trí tuệ phong phú, tài sáng tạo thơ, vào chất lãng tử trong tâm hồn . Tản Đà cũng như Tú Xương có đủ cả ba cái tính chất ấy .

Tuy nhiên có một khác biệt khá rõ : với Tú Xương, cái "công danh" đích thực của một đời dường như nằm vào con đường khoa cử, đỗ đạt, còn với Tản Đà cái công danh đó hoàn toàn đặt ở sự nghiệp văn chương, ở "chức phận thiêng liêng" : chấn hưng nền văn học nước nhà .

Suốt một đời, Tản Đà long đong lận đận, sống chết với nghiệp văn, nghiệp thơ, nghiệp báo . Con tằm Tản Đà đã nhả tới sợi tơ cuối cùng cho văn chương, cho đến lúc "thân anh đã xác như vờ " ...

Cũng như Tú Xương, Tản Đà là một hiện tượng hết sức thú vị trong làng văn Việt Nam .

Cái sức mạnh làm nên sự bất tử của Tản Đà không chỉ nằm trong khối tác phẩm đồ sộ ông để lại cho đời, mà trước hết nằm ở phong cách sống rất mực độc đáo của ông giữa cuộc đời .

Điều nổi bật nhất ở hình tượng "thi sĩ Tản Đà" là một con người dám sống hết mức bằng chính bản ngã riêng biệt của mình . "Cái tôi " đã được manh nha từ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát thực sự "bước lên vũ đài " với Tú Xương, thì nay đạt tới đỉnh cao với Tản Đà .

"Cái tôi" ấy là sự đối lập tương đối giữa cá nhân Tản Đà với thời cuộc,với thiên hạ . "Cái tôi" ấy đã "gặp thời ", được đông đảo quần chúng thích thú hoan nghênh, cổ vũ, vì chính là cú "xì hơi " cực kì khoái trá của nhân bản bị bóp nghẹt hằng bao nhiêu thế kỷ !

Thơ văn Tản Đà khác nào một luồng gió mạnh ào ạt thổi vào lòng một nhân gian đang ngái ngủ vì đau khổ ê chề, vì chán chường mệt mỏi, trong cảnh sống nô dịch, phong hóa suy đồi . Luồng gió ấy mang trong nó cái ý thức của nhân quyền vừa được lay thức dậy, mang theo cả cái "ngông", sản phẩm cúa lòng tự tôn cá nhân và lòng khao khát "sống cho ra sống", mang tầm vóc về trí tuệ và tâm hồn vốn có sẵn nơi con người của một đất nước ngàn năm văn hiến:

Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng !

Hình tượng "thi sĩ Tản Đà" đứng giữa núi non hùng vĩ mới sảng khoái làm sao:

Ta nhớ ai mà đứng mãi đây
Nước rợn sông Đà con cá nhảy
Mây trùm non Tản cái điều bay .


Những phút xuất thần của một tâm hồn lãng mạn:

Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong !


Tản Đà là người tuyên bố cái châm ngôn "sống phải biết hưởng thụ lạc thú của cuộc sống" :

Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa .


Ông cũng khẳng định giá trị thực của cuộc sinh tồn:

Trăm năm thơ túi rượu vò
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai ?


Tuy nhiên con người Tản Đà không chỉ sắc nét ở cá tính mạnh mẽ, mà còn ở tính chất xã hội, tính chất công dân sất sâu đậm . Ông chính là mẫu người "sống để cống hiến hết mình" cho cộng đồng . Tấm lòng ưu thời mẫn thế của ông không thua kém các nhà chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ :

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười !
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi ?
... Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi !
(Vịnh bức địa đồ rách)

Lo vì tin nước đã lưng sông
Đâu đó đê điều có vững không ?
Con cháu Rồng Tiên đang đó dở
Không hay Hà Bá có thương cùng ?
Lo vì xã hội thiếu tiền tiêu
Một kẻ phong lưu chín kẻ nghèo
(Hủ nho lo việc đời )


Tản Đà cũng là con người hiếm hoi dám ngạo nghễ đứng lên công kích vạch mặt bọn tham quan ô lại, bọn sâu mọt của dân:

Khen cho đá cũng bền gan thật
Đứng mãi cho quan đục mấy lần
(Nhắn Từ Đạm)

Đục nước năm nay cò lại béo
Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền
(Nhớ cảnh nước lụt ở Bắc )


Cái tâm huyết của Tản Đà với dân tộc và đất nước đã khẳng định vị thứ của ông trước lịch sử:

Ứa bốn bể đôi hàng lụy ngọc
Gầy ba đông một vóc xương mai !
Ơn nhà nợ nước hai vai
Nước nhà ai để riêng ai nặng nề ?
Trông mây nước bốn bề lạnh ngắt
Ngắm non sông tám mặt sầu treo
Đường xa gánh nặng bóng chiều
Cơn giông biển lớn, mái chèo thuyền nan .
Nghĩ thân thế mềm gan lắm lúc
Nhìn giang sơn bạc tóc như chơi .......
(thư lại trách người tình nhân không quen biết)


Và cuối cùng, những câu thơ đầy thương cảm của Tản Đà với số phận của bao người nơi "bể khổ trần gian" đã cho thấy tấm lòng nhân ái vô hạn của thi sĩ, không khác gì Nguyễn Du xưa kia thương xót thập loại chúng sinh:

_Anh thương em má lúm đồng tiền
Phấn son chẳng biết, con thuyền lênh đênh ...
_Ngoài xa trơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà
Người nằm dưới mả ai ai đó ?
Biết có quê đây hay vùng xa ?
_Đã sinh ra ở nhân hoàn
Lao tâm lao lực một đòan khác chỉ
_Những người khố rách áo ôm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm no lòng ...


Cái tình mà Tản Đà để lại trong lòng người thật sâu nặnng ! Nguyễn Thiếp xưa có câu "Dân thường không mến nhớ, lại mến nhớ kẻ có nhân" . Tản Đà được đời nhớ mãi, phải chăng vì ông rất giàu lòng "nhân" ấy ?

*********************

Về nghệ thuật, Tản Đà nói rất đúng về mình:

Văn chương thời nôm na

Nhưng theo chúng tôi, những nhà văn nhà thơ được cả dân tộc suy tôn hơn hết chính là những người sớm ý thức được chân giá trị của tiếng nói dân tộc mình . Tản Đà vốn là một nhà Hán học cự phách, nhưng ông hầu như chỉ sáng tác thơ nôm . Và mặc dầu ông thừa khả năng viết những câu thơ "lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" như :

Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương .......


Nhưng ông lại thường viết những bài thơ mộc mạc khác thường, để mọi người đều hiểu, đều có thể "nhâm nhi" được

Bấy lâu nay anh nghe tiếng má đào
Mà thề có thấy một cô nào, anh cũng đui !
(Xẩm chợ )

Do hạn chế của thời đại nên nói chung thơ Tản Đà còn hòan toàn mang phong cách "cổ", với các thể thơ và ngôn ngữ thơ truyền thống . Mặc dù vậy, ở thời Tản Đà, không ai đạt được tới chất lượng như thơ Tản Đà, không thứ thơ nào có khả năng đi vào quần chúng sâu rộng như thơ Tản Đà . Do đó, Tản Đà trở thành nhà thơ lớn nhất của văn học Việt Nam ở thời kỳ sau Tú Xương, trước thơ mới.
Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #41 on: September 12, 2006, 04:01 PM »
Logged
Lo Văn Ế
-Tản Đà-

Nhà tớ xưa nay vốn vẫn nghèo
Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu
Quanh năm luống những lo văn ế
Thân thế xem thua chú hát chèo

Hát chèo lắm lúc nghĩ mà ngoan
Vẽ mặt ra trò với thế gian
Vợ cưới đêm nay, mai lại cưới
Đêm đêm cưới vợ lại làm quan !

Làm quan ví có dễ như chèo
Tớ đến năm nay đã chẳng nghèo
Bởi bước công danh trèo cũng khó
Trèo leo chẳng được phải nằm meo .

Nằm meo cho tớ nghĩ ra văn
In bán ra đời cách kiếm ăn
Tiền kiếm, ăn xong nằm lại nghĩ
Con tằm rút ruột lá dâu xanh

Dâu xanh rút giả sợi tơ vàng
Thân thế con tằn những vấn vương
Tớ nghĩ thân tằm như tớ nhỉ
Tơ tằm như tớ mới văn chương

Văn chương rút ruột kiếm xu tiêu
Nghề nghiệp làm ăn khó đủ điều
Tốn kém vì văn ai có biết
Cứ tiền giấy mực hết bao nhiêu !

Văn chương nào dám nói hơn ai ?
Nghề nghiệp làm ăn phải thế thôi
In hết quyển này ra quyển khác
Có văn có ích, có văn chơi .

Văn chơi in bán để chơi chung
Dãu đu8Ợc lời riêng có mấy đồng !
Buôn chữ gặp ngay khi giấy đắt
Người mua ai có biết cho không ?

Cho không ai biết đấy là đâu
"Bán nói " khi đâu dám đặt điều ?
Tốn kém vì văn chưa tính đến
Những tiền giấy mực đã bao nhiêu !

Bao nhiêu củi nước mới thành văn
Được bán văn ra chết mấy lần
Ông chủ nhà in in đã đắt
Lại ông hàng sách mấy mươi phân

Mười phân gửi bán lấy tiền sau
Bán hết thu tiền đợi cũng lâu
Lắm lúc túng tiền đem bán rẻ
Trừ đầu trừ cuối nghĩ càng đau

Càng đau mà vẫn phải càng theo
Theo mãi coh nên vẫn cứ nghèo
Nghèo chỉ có văn, văn lại ế
Ế văn cho tớ hết tiền tiêu !

Tiền tiêu không có những băn khoăn
Vay ngược vay xuôi thật khó khăn
Công nợ nhà in còn chất đống
Còn đâu gan ruột nghĩ ra văn

Ra văn mà bán chẳng ra tiền
cái nghiệp văn chương nghĩ thật phiền
Văn ế bao giờ bán hết
Phen này có nhẽ gánh lên tiên

1921

Wanting to be “Cuội”

 

How gloom is the autumn night, dear Sister Moon!

I am again so bored with this earthly world.

Has there been anyone sitting in your royal palace yet?

If not, pick me up by your banyan branch.

We can be friends ; don’t feel sorry for yourself .

We can play with the winds and frolic with the clouds.

And then every year, on the fifteenth day of August

You and I will just recline,

Laughing at what’s going on down there.


Muốn làm thằng Cuội

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nữa rồi.

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui..

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám,

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
« Last Edit: September 12, 2006, 03:55 PM by juverofan »
Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.