Author Topic: Serie A: Cuộc chiến sinh tử  (Read 789 times)

Description:

Offline souslevent

  • *
  • Moderator
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« on: October 20, 2014, 07:02 PM »
Logged
Serie A đã từng là một giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, nơi tụ hội của những ngôi sao hàng đầu thế giới và nguồn cung cấp những UCV hàng đầu cho Quả bóng Vàng Châu Âu và Thế giới. Nhưng đáng tiếc đó là chuyện của 20 năm về trước, còn hiện tại Serie A là giải đấu xếp hạng thứ 5 trong bảng xếp hạng của UEFA và không có nhiều hy vọng cải thiện vị trí, thậm chí còn đang bị đe doạ bởi những nền bóng đá đang tiến bộ như Pháp, Hà Lan và Nga. Serie A bây giờ là vườn ươm của những tài năng trẻ và bến đỗ của những "tài năng già", những sân vận động vắng tanh, những vụ xung đột chết người và những màn cãi vã không nguôi. Không khó để nhận ra nguyên nhân của sự đi xuống nhanh chóng của một giải đấu lâu đời và hấp dẫn đến vậy. Tiền và quyền là hai yếu tố đã hạ gục Serie A và chắc chắn vẫn sẽ là lực cản của quá trình hồi sinh.

Những thế lực kỳ cựu

Trong ký ức của những người xem Serie A cách đây khoảng 15-20 năm, đó là những khán đài đỏ lửa nhưng luôn hừng hực sôi động cho đến phút 90. Đó là những cuộc đua của 6-7 đội bóng được mạnh danh là "Những chị em gái Calcio". Nhưng đấy là khi nền kinh tế Italia vẫn còn đang khá phát triển và những luật lệ tài chính vẫn còn lỏng lẻo. Bóng đá là phương tiện khoe mẽ của những ông tài phiệt lắm tiền và những mánh rửa tiền chuyên nghiệp. Không ai biết họ tiêu bao nhiêu tiền cho một tài năng trẻ Nam Mỹ, bao nhiêu tiền thực sự đến tay CLB chủ quản, bao nhiêu tiền thoát khỏi két sắt của CLB Italia, nhưng trên giấy tờ họ rất "sạch sẽ". Khi nền kinh tế bắt đầu khựng lại với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998-2001 khiến hàng loạt công ty, tập đoàn Italia "chết" thì CLB cũng "băng hà". Parma phá sản, xuống hạng, mất tên sau khi tập đoàn Parmalat phá sản. Lazio cũng rơi vào cảnh sống lay lắt sau khi Cragnotti cùng tập đoàn Cirio bỏ chạy. Đó cũng là số phận của Viola dưới thời Cecchi Gori  và Napoli những năm 2000-2006. Các CLB Italia khi đó như những cô gái đẹp sống bằng sự hào phóng của những đại gia lắm tiền, điều đó tạo cho họ vẻ đẹp long lanh nhưng mong manh, dễ vỡ. Khi không có tiền họ cũng tầm thường như ai.



Nếu bạn muốn biết rõ ngọn ngành việc các CLB Anh quốc đã lật đổ Serie A như thế nào thì đây có thể là một gợi ý khá tốt. Những nguồn thu của các CLB Italia cũng rất hạn chế, chủ yếu là dựa trên bản quyền truyền hình, những khoản tài trợ từ doanh nghiệp địa phương hay những khoản tiền từ bán đồ thi đấu. Những sự xung đột trong cách ăn chia tại Liga khiến những khoản thu từ truyền hình càng ngày càng bất hợp lý, khả năng marketing của Serie A thực sự có vấn đề và với lối chơi tẻ nhạt thì càng ít người muốn bỏ thêm tiền để xem Serie A "chính hãng".

Quote
http://serieaddicted.com/mobile/news.php?id=353


Một trong những điểm "chết" của bóng đá Italia là chính trị. Bóng đá là một trò chơi nhưng khi nó có quá nhiều ảnh hưởng thì nó là mảnh đất màu mỡ của những "chiếc lưỡi gỗ" (ám chỉ giới chính trị). Berlusconi nuôi AC Milan không chỉ là niềm đam mê thể thao đơn thuần mà là một bệ đỡ cho những bước tiến chính trị của ông chủ tịch Forza Italia. Yếu tố chính trị còn thể hiện rõ nét trong những phán quyết kỷ luật trong bóng đá Italia. Calciopoli bùng nổ vào năm 2006 và gần như đánh sập bóng đá Italia, nhưng gần như không một ai chắc chắn chuyện gì đã xảy ra tại Calciopoli. Nhưng cuốn băng ghi âm lén lút của Telecom Italia đã vẽ lên hình ảnh ma quỷ của Juventus và Moggi, nhưng những lần mò sau này của Palazzi lại khẳng định tính "đúng đắn" của lời Moggi đã phát biểu: "Tôi vô tội, anh vô tội. Tôi có tội, anh có tội". Ai cũng cố gắng bằng một cách nào đó giành ảnh hưởng lớn nhất cho mình và dường như luật pháp đã bị xỏ mũi. Đó chỉ là một cuộc chơi chính trị mà một số kẻ giăng bẫy và một số kẻ đã rơi vào bẫy. Nhưng đáng tiếc là con mồi lớn nhất rơi vào bẫy là Serie A. Juventus xuống hạng, AC Milan, Fiorentina, Lazio bị trừ điểm rất nặng và cuộc tháo chạy hàng loạt của các ngôi sao hàng đầu. Serie A bắt đầu cuộc lao dốc.



Giới hành pháp Italia thường cố gắng khai thông bế tắc bằng những phán quyết nặng nề, nhưng nhanh chóng và ngồi rung đùi đợi phiên phúc thẩm để hạ các án phạt xuống. Bạn có thể không tin nhưng hãy thử xem lại những phán quyết về Calciopoli và Farsopoli ? Án phạt của Calciopoli được đưa ra để tránh những án phạt của UEFA treo trên đấu bóng đá Italia và Juventus là người dơ đầu chịu báng, cho dù những điều tra mới chỉ đi được nửa chặng đường. Có lẽ người ta sợ nếu đi đến cuối chặng đường, Serie B và Serie A sẽ đảo chổ cho nhau? Hay mới đây là vụ án chấn động bóng đá Italia với vụ dàn xếp tỉ số với sự có mặt của rất nhiều tên tuổi lớn như Gattuso, Mauri, Brocchi, Bonucci, Pepe, Ranocchia và Conte, nhưng cuối cùng án phạt giữa phiên sơ thẩm và phiên phúc thẩm là sao?
Nói như Andrea Agnelli: "Ở Italia, có hai hệ thống. Một hệ thống ra phán quyết rất nhanh và sơ sài, một hệ thống khác cố gắng chữa nó một cách chậm chạp và quan liêu".

Một lực cản khác của Serie A chính là văn hoá hưởng thụ bóng đá. Một trận đấu không bắt đầu vào thứ 7 mà từ thứ 2 đầu tuần và không kết thúc vào chủ nhật mà kết thúc vào thứ 7 tuần sau đó, thậm chí còn hơn. Những sai lầm, tranh cãi luôn là trọng tâm của mọi cuộc bàn tán từ sân vận động, cho đến phòng khách gia đình, trên Twitter, FB và ngay cả trường học. Những tranh cãi qua lại được mọi người tham gia hưởng ứng một cách "nhiệt tình" và biến bầu không khí Serie A trở nên cô đặc, khét lẹt và ... rất khó thở. Đã có một thời tifosi tự hào đó là một đặc sản của họ, của một nền bóng đá khắc nghiệt nhất hành tinh và coi khinh sự dễ dãi của Premier League hay La Liga. Serie A phải được thưởng thức bằng "cái đầu". Nhưng ở một xã hội hiện đại, khi người ta đã có đủ thứ để lo toan trong suốt cả tuần thì chuốc thêm bực bội, căng thẳng vào cuối tuần chỉ là lựa chọn cuối cùng. Có lẽ vì thế người ta "cuồng nhiệt" với thứ bóng đá giải trí của EPL, La Liga hay bét thì cũng phải Bundesliga, chứ Serie A chỉ còn dành cho những người đang cố bấu víu vào quá khứ? Và để bồi đắp cho bầu không khí vốn dĩ đã căng thẳng, chính phủ Italia vừa thông qua Bộ luật Sân Vận Động,  theo đó cảnh sát chống bạo động sẽ được bố trí trong sân, số lượng tuỳ theo mức độ căng thẳng của trận đấu. Tất nhiên là chi phí của hoạt động này sẽ do phía CLB chi trả. Một mùa giải, 38 vòng đấu, 380 trận đấu sẽ ngốn của các CLB Serie A 160M € cho một lực lượng cảnh sát tinh nhuệ, điều đó cũng có nghĩa là họ đã vứt đi một sân vận động 40.000 chỗ ngồi trong mỗi mùa giải.

Chưa hết, hơi cay chống bạo động cũng được phép sử dụng trong sân cỏ. Có vẻ như người ta đang chuẩn bị sẵn sàng cho một "trận đánh lớn" hơn là một sự kiện thể thao, giải trí?
« Last Edit: October 21, 2014, 03:09 PM by souslevent »
Follow members gave a thank you for this useful post:
Duong Qua, madkiller_2008

Offline souslevent

  • *
  • Moderator
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #1 on: October 20, 2014, 10:20 PM »
Logged
Part II: Sự hồi sinh khó nhọc

Không biết bao nhiều lần người ta đọc điếu văn cho Serie A, nhưng nó không chết, hay nói đúng hơn là chưa chết. Bởi ở đâu có tình yêu, ở đó sẽ có sự sống. Vẫn có những người yêu Serie A bằng cả trái tim và họ vẫn mòn mỏi chờ đợi những tifosi mới gia nhập cùng họ. Serie A phải tìm được lối ra, vượt qua những rào cản của "cơ chế" và những thế lực "thủ cựu".

Đầu tiên... tiền đâu?
Một trong những yếu tố thay đổi triệt để các CLB Italia là Luật Công bằng Tài chính Công (FFP) của UEFA. Mọi chi tiêu của các CLB phải rõ ràng, chính xác và hợp lý, quan trọng hơn là tất cả những vi phạm đều bị phạt rất nặng, đánh cả vào kỷ luật lẫn tài chính của cả một nền bóng đá. Nếu CLB không "minh bạch" sẽ không được tham dự cúp Châu Âu, hãy hỏi Parma để biết thêm chi tiết. Nếu một Liên đoàn có quá nhiều các CLB không "minh bạch", họ cũng sẽ cũng bị phạt. Chính vì thế các CLB Italia rất khó cạnh tranh với các CLB nước ngoài trong các vụ tranh chấp các "tài năng" và đành phải hài lòng với những tài năng thật trẻ, thật rẻ hoặc thật già, miễn phí. Đây là một giải pháp tạm thời để cầm cự đến lúc họ có thể cạnh tranh trở lại với các thế lực nước ngoài.

Như đã nói ở trên, các nguồn thu của các CLB Italia thường rất hạn chế từ việc "bán máu", truyền hình, tài trợ từ nhiều nguồn, áo đấu. Nên muốn kiếm được nhiều tiền, họ buộc phải thắt chặt chi tiêu và đi tìm những mỏ tiền mới. Mô hình đầu tiên là dựa vào cổ phiếu, thu hút các đầu tư nước ngoài. Nhưng điều này không dễ, vì các nhà đầu tư nước ngoài không mấy tin tưởng giao tiền cho nhưng ông chủ "kỳ cục" ở Serie A. Và xu thế bán CLB ra đời, nhà Sensi đã bán Roma cho Pallotta & Unit Credit, Moratti cũng chuyển giao phần lớn cổ phần cho Thohir, ADL đang tìm cách mời chào các nhà đầu tư vào Napoli. Những người mới đến với những tư tưởng mới, đòi hỏi mới và không muốn dính dáng đến những "tranh chấp truyền thống" của những đại gia đình Italia. Họ muốn có một nền bóng đá hiện đại, cởi mở và giàu tính giải trí hơn, đó chính là luống gió mới thổi vào Serie A. Hãy nhìn Roma trẻ trung tươi mới dưới bóng người Mỹ, Inter dám mạnh dạn "thanh lọc cơ thể" triệt để dựng lên một đội bóng mới, thổi bay những tàn dư của Moratti. Có thể họ chưa thành công ngay, nhưng họ đang góp phần thay đổi Serie A.

Về lý thuyết thì sân vận động phải đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong thu nhập của một CLB, vì đó là nơi diễn ra trận đấu và có rất nhiều người được mong chờ ở đấy. Nhưng đó không phải là điều xảy ra ở Italia, các trận đấu thường diễn ra với khán đài trống rỗng, và nếu có thì chỉ xuất hiện ở Curva Sud & Nord, nhưng nơi mà giá vé rất giẻ, thậm chí nếu trừ chi phí an ninh, vệ sinh và án phạt xảy ra sau trận đấu, thì nhiều khi các CLB gần như không có thu nhập từ Sân vận động. Có lẽ vì an ninh trên khán đài không đủ, nên người ta rất ngại đến sân. Nhưng cũng có lẽ giá vé vẫn còn cao, nếu bạn thử so sánh với Bundesliga. Người Đức đã thay đổi chiến lược kiếm tiền của họ rất hiệu quả. Họ đưa ra những mức giá vé rất hợp lý, kéo khán giả đến sân, lượng khán giả sẽ có tác động trực tiếp đến giá quảng cáo, tài trợ, cũng giống như việc đặt quảng cáo trên một website nhiều người qua lại hay một blog rỗng vậy? Khán giả đến sân không chỉ để xem bóng đá, họ cần có những nhu cầu khác như ăn uống, giải trí trong lúc chờ đợi, đó mới là mỏ vàng cho các CLB khai thác. Chelsea thu nhập bình quân 2M tiền vé mỗi trận đấu, nhưng họ cũng thu thêm gần 2M tiền bán đồ uống, đồ ăn, tiền đỗ xe... Đó là cách "móc túi" rất mới mà giới hâm mộ dễ chấp nhận hơn là bỏ một đống tiền ra rồi ngồi im re vì tiếc tiền. Muốn làm được điều đó, các CLB phải có quyền tự quyết ở các sân vận động. Juventus và Sassuolo là hai CLB duy nhất tại Serie A có sân vận động riêng, điều đó đã đủ nói nên lý do tại sao các CLB Italia đang cháy túi.


Phải thay đổi ... cơ chế
Bóng đá Italia đang là con tin của chính cơ chế mà họ đặt ra. Một trong những quyết định lịch sử mang tính chu kỳ của bóng đá Italia: Đóng cửa. Cứ sau mỗi giải đấu quốc tế không thành công là họ lại nghĩ đến chính sách đấy. Hy vọng sẽ giúp cho các cầu thủ người Ý có cơ hội toả sáng và nhờ thế mà bóng đá Italia sẽ hồi sinh. Nhưng lần này thì họ đã lầm, sai lầm mang tính quyết định.

Liên đoàn muốn thông qua những hạn chế như thế để "trợ giá" cho nhưng cầu thủ trẻ Italia. Nhưng phía các CLB Italia thì họ lại không nghĩ vậy. Họ là những người làm ăn nên họ cần bảo vệ "nồi cơm" của mình. Chi phí cho những cầu thủ Italia nói riêng và Châu Âu nói chung cao gấp 5-7 lần một tài năng trẻ Nam Mỹ, hơn nữa với những tấm hộ chiếu thừa hưởng từ những người ông, người bà có nguồn gốc Italia thực sự không quá khó khăn ở thị trường Nam Mỹ. Đó là lý do mà mặc cho án cấm thì những cầu thủ Italia vẫn chỉ là chân "lót đường" ở trên chính đất nước mình. Giải pháp của FIGC thất bại vì nó không tìm được tiếng nói chung với League và CLB. Thế chân vạc bị phá vỡ vì một người muốn áp đặt. Trong trường hợp này, FIGC nên rút cây gậy mục lại và chìa ra củ cà rốt tươi.

Một hạn chế khác của bóng đá Italia chính là hệ thống thi đấu quá cồng kềnh và khó phân chia. Riêng ở Serie A với 20 đội bóng lại khởi tranh muộn nên Serie A có ít nhất thêm 4-5 trận đấu giữa tuần so với các giải láng giềng. Quan trọng là nó thường xuyên rơi vào những giai đoạn quan trọng của những đội bóng tham dự cúp Châu Âu. Việc rút xuống 18 đội theo "chuẩn Châu Âu" đã được đem ra bàn cách đây 10 năm và giờ đây, họ vẫn đang bàn.

Mourinho phát biểu sau trận hoà tại Old Traford "Tôi không hiểu tại sao ông ta lại rút thẻ đỏ với Ivanovic. Tôi có rất nhiều điều muốn nói nhưng tôi không nói đâu, họ sẽ phạt tôi ngay. Tôi không nằm trong list được miễn trừ". Một con báo đang giả làm mèo? Không phải đâu, điều Mourinho sợ là có thật đấy. Ở Anh, nếu cầu thủ hay HLV phàn nàn về quyết định của trọng tài thì họ sẽ đối diện với rất nhiều án phạt, cả tiền và kỷ luật. Thế nên, ở đó, cánh HLV và cầu thủ hay thích mỉa mai, bóng gió chứ chả bao giờ dám điểm mặt chỉ tên. Còn cánh trọng tài thì chỉ cười ruồi, "chắc nó trừ mình ra". Một bầu không khí hoà bình "giả tạo", vẫn tốt hơn một nồi dầu sôi "trung thực".



Bóng đá Italia vẫn chưa chết vì vẫn có cả triệu tifosi trung thành với giải đấu, vấn đề là làm sao để họ vẫn đến sân và có thêm những người mới gia nhập họ. Và điều quan trọng hơn cả là họ phải sẵn sàng rút thêm tiền hoặc kéo theo những nhà tài trợ đến sân. Đó là điều sống còn với bóng đá Italia, Serie A.
« Last Edit: October 27, 2014, 10:26 PM by souslevent »
Follow members gave a thank you for this useful post:

Offline thienvuong

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 180
  • Joined: May 2007
  • Thanked: 1
  • Thanks: 2
« Reply #2 on: October 22, 2014, 09:04 AM »
Logged
 :fight: :fight: Bạn Ad ở đây post bài hay và chất lượng. Tuy nhiên ở FB thì có vẻ hay gây war nhể ??? :juve8:
Khà Khà Khà !

Offline souslevent

  • *
  • Moderator
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #3 on: October 22, 2014, 06:48 PM »
Logged
Bạn nói dư lào chứ tớ ngoan cực, chỉ ghét những bạn ghét Juve thôi  :m1205:


Offline souslevent

  • *
  • Moderator
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #4 on: October 27, 2014, 10:26 PM »
Logged
Giải pháp nào?

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.