Author Topic: Câu chuyện kể Juventus - La storia della Juventus  (Read 40469 times)

Description:

Offline souslevent

  • *
  • JFC Legend
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #20 on: April 11, 2011, 04:47 PM »
Logged
Bác Pavel tiếp đê, lâu lắm không thấy hàng về. Đang ngon lành mà đứt quãng thế

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #21 on: April 11, 2011, 06:21 PM »
Logged
Chắc đang đưa vợ đi nghỉ mát, đợt này được nghỉ hơi bị nhiều.
@Sous: Làm tớ cứ tưởng có bài mới    
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #22 on: April 12, 2011, 12:41 AM »
Logged
Cuộc phiêu lưu của viên phi công chiến tranh

Scudetto năm 1960/61 của Juventus giống như là giây phút gượng dậy lần cuối của một đấu thủ sắp bị hạ đo ván vì kiệt sức hoàn toàn. Umberto Agnelli và Gianni Agnelli không làm gì nhiều để tránh được giây phút ấy. Lối mòn mà Gianni Agnelli đã đi giờ đây được Umberto Agnelli lặp lại. Hai năm qua không có một cầu thủ tài năng nào cập bến Torino. Điều gì sẽ đến khi Giampiero Boniperti, Omar Sivori và John Charles không còn chạy nữa, như cái lúc mà bộ ba Đan Mạch ra đi?

Bảy năm cuối của sự cầu thủ với Juventus, không mùa nào Giampiero Boniperti ghi được đến 10 bàn thắng ở Serie A. Nhưng ảnh hưởng của ông đến đội bóng lớn hơn rất nhiều những bàn thắng. Khi Giampiero Boniperti nói ‘tôi không cần đến nó (những đôi giày) nữa’ thì Juventus chỉ còn lại những điều hụt hẫng. Tiếp theo Giampiero Boniperti, huấn luyện viên chữa cháy Carlo Parola cũng không dám tiếp tục ngồi trên ghế huấn luyện viên. Gianni Agnelli luôn quan tâm đến đội bóng của em mình, hàng ngày từ lúc rời vị trí chủ tịch. Nhưng chỉ quan tâm từ xa là không đủ, không bao giờ đủ cho một nhà vô địch.

Bước vào mùa bóng 1961/62, hai huấn luyện viên mới được chỉ định cùng lúc là cựu ngôi sao AC Milan Gunnar Gren và cựu cầu thủ Juventus Július Korostelev: Một người từng là thành viên của bộ ba Thụy Điển ở AC Milan, một người Cecoslovacchia đôi phần xa lạ. Thủ môn trẻ Roberto Anzolin 23 tuổi được gọi đến từ Palermo là bổ sung đáng chú ý nhất, nhưng rồi chính anh là vết son in dấu thảm họa của đội bóng.

Sau hai trận ra quân, ĐKVĐ Juventus hòa một thua một trước hai chú lùn Mantova và Padova. Không khí hoang mang bao trùm lên đội bóng, Gianni và Umberto Agnelli phải gấp rút gọi Carlo Parola quay trở lại, lần thứ 2 biến anh trở thành người chữa cháy. Nhưng người lính cứu hỏa Carlo Parola dù có dũng cảm đến đâu đi chăng nữa thì Juventus vẫn cứ chết ngạt. Trong tay anh không có nổi một bình bọt và dĩ nhiên là anh không thể cứu Juventus một lần nữa.

Mùa giải 1961/62 với ĐKVĐ Juventus là mùa bóng thảm họa nhất trong lịch sử. John Charles bị chấn thương liên miên và Omar Sivori xuống sức, không còn ai có thể kéo nổi Juventus dừng lại trong lúc nó trượt dài xuống vực. Sau 34 vòng đấu, Juventus hứng chịu 56 bàn thua (riêng thủ môn mới Roberto Anzolin chịu đựng 45 quả trong 30 trận bắt chính, một kỷ lục tồi tệ. Chưa hết, họ liên tiếp hứng chịu những trận thua tan tành (tổng cộng kỷ lục 15 trận thua, 9 hòa). Trong số ấy có những trận thảm bại ngay trên sân nhà Comunale trước 3 kình địch AC Milan, Inter Milan và AC Torino (đội mới trở lại Serie A) khiến cho Juventus lao một mạch xuống vị trí thứ 12 chung cuộc, vị trí thấp nhất trong lịch sử ở Serie A. Lần thứ ba góp mặt ở cup C1 châu Âu, Juventus của huấn luyện viên Carlo Parola có cải thiện được đôi chút thành tích nhưng cũng chỉ tiến được đến tứ kết rồi thua Real Madrid của tiền đạo Di Stéfano và mùa giải kết thúc mùa giải như một cơn ác mộng.

Juventus, La Fidanzata d’Italia - Người tình của nước Ý, trở thành La Vecchia Signora - Bà đầm già. Bây giờ thì cảm giác nào trong đầu của Gianni và Umberto Agnelli, tâm trạng nào trong lòng hàng trăm nghìn công nhân của đế chế Fiat, hàng triệu cổ động viên khắp miền nam Italia? Juventus những ngày mà Umberto Agnelli làm chủ tịch mở ra bằng 2 năm đầu mê man, tiếp theo là 2 năm mơ đẹp và năm cuối cùng ác mộng. Vì công việc bận rộn, hai anh em đang nỗ lực biến Fiat thành một đế chế công nghiệp khổng lồ Italia, cả ở Đông Âu lẫn Nam Mỹ, nên Umberto Agnelli đã rứt ra khỏi vị trí chủ tịch Juventus. Hoặc là vì sợ hãi trước sức ép không thể chịu nổi mà Umberto Agnelli phải trả lại chức danh ở đội bóng cho anh trai mình.

Dù là bất kỳ lí do gì, thì đứng ở vị trí tay lái chiếc hỏa xa Juventus không bao giờ có sự thanh thản dù chỉ là một chút. Mùa hè năm 1962, Gianni Agnelli chỉ định kỹ sư Vittore Catella, một người bạn thân, cựu phi công trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, vào chức chủ tịch. Đó là một con người đã vào sinh ra tử trong chiến tranh, cũng là bạn thân của viên phi công Pierluigi Meroni – người đã tử nạn trong sương mù trên đồi Superga cùng với cả đội bóng AC Torino năm 1949 trong khi Vittore Catella đang ngồi đợi anh hạ cánh ở sân bay với một ly café còn bay khói. Đối với Vittore Catella, đó là một trải nghiệm quá đớn đau trong đời. Còn bây giờ chức chủ tịch Juentus là một lần bổ nhiệm bất ngờ và đầy lo sợ. Từ đó chắc ông cũng hiểu rằng nỗi sợ hãi này chẳng kém là bao so với việc lái máy bay lao vào vùng trời mịt mù đạn pháo cao xạ.

Và đó là một mùa hè tấp nập kẻ đến người đi. Theo chân Umberto Agnelli, Carlo Parola, John Charles và đôi chân tập tễnh vì chấn thương cùng vài người nữa ra đi để lại thành phố Torino sau lưng. Lần đầu tiên ở Juventus xuất hiện những người Brazil. Đó phải nói là một cuộc cách mạng. Từ thành phố mang tên nhà đi biển huyền thoại Vasco da Gama, một người Brazil có cái tên xa lạ Paulo Amaral đến Torino và nhận chiếc ghế huấn luyện viên. Ông vốn là một trợ lí huấn luyện... thể lực cho đội tuyển Brazil vô địch thế giới 1958 và đã từng bôn ba khắp các thành phố lớn nhỏ ở Brazil. Trong cá tính của Paulo Amaral và chủ tịch cựu phi công Vittore Catella hẳn phải có chút gì của dòng máu ưa phiêu lưu mạo hiểm giống nhau.

Đi cùng huấn luyện viên từ Brazil là tiền đạo của Flamengo, Armando Miranda. Nhưng đầu tư đáng kể nhất phải nói đến ngôi sao người Tây Ban Nha Luis del Sol, người có mặt trong đội hình Real Madrid đánh bại Juventus ở cúp C1 mùa trước. Ngoài ra còn có hậu vệ mới Sandro Salvadore từ AC Milan và một vài cầu thủ khác. Juventus như có một cuộc lột xác của loài rắn, một chút gì Latin hóa với lối chơi tấn công cùng sơ đồ 4-2-4 sáng chế từ WM thông dụng. Và suýt chút nữa cuộc phiêu lưu ấy đã thành công...
« Last Edit: June 10, 2011, 03:19 PM by Nguyen Hai Long »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #23 on: April 12, 2011, 10:14 PM »
Logged
Nét vẽ nhạt nhòa Brasiliani

Giữa mùa bóng 1962/63, Juventus đã chiến thắng đều đặn nhờ những bàn thắng của cặp tiền đạo Armando Miranda và Omar Sivori. Hàng thủ cũng thủng lưới ít hơn (chỉ bị 25 quả) bởi đã có Sandro Salvadore. Nhưng 12 trận cuối cùng của giải đấu, đội bóng bỗng nhiên đuối sức và chỉ thắng được 3 trận (5 trận hòa, 4 thua) rồi cuối cùng bị Inter Milan của Helenio Herrera vượt qua với cách biệt 4 điểm. Đó là một sự kết thúc không hoàn hảo, nhưng đối với một đội bóng vừa thay da đổi thịt, vừa từng tụt xuống thứ 12 Serie A thì cũng có thể coi là một thành công. Ít nhất, Juventus đã trở lại được vị trí thứ 2, đứng trên cả ĐKVĐ AC Milan.

Lúc này có một điều kỳ lạ đang diễn ra đối với bóng đá Italia. Khi Juventus giảm số bàn thua của mình từ 56 xuống còn 25 trong mùa bóng đầu tiên dưới thời một huấn luyện viên Brazil, thì Inter Milan với huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera thậm chí chỉ chịu vỡ khung thành 20 quả (sau 34 trận). Đây rõ ràng mà những con số phòng thủ cực kỳ ấn tượng mà ngay cả bóng đá hiện đại sau này cũng phải nể phục. Không chỉ có Inter Milan và Juventus, một loạt các đội bóng ở Serie A khác (điển hình là Bologna, AC Milan, Fiorentina) cũng chú tâm vào phòng thủ để làm sao không bị thủng lưới. Việc ghi bàn ở Serie A trở nên khó khăn bất chấp sự có mặt của hàng loạt các tên tuổi tiền đạo tài giỏi. Serie A cũng khắc nghiệt hơn bởi chỉ có 18 đội tham gia nhưng cuối mùa có đến 3 đội phải tụt xuống Serie B. Chính từ năm này, lối chơi catenaccio phát triển lên một tầm cao mới so với những năm 1940s, 1950s và được ưa chuộng khắp Italia. Nhưng cuộc cách mạng catenaccio cũng chỉ mang lại thành công cho một, hai đội bóng thôi chứ không phải tất cả. Bởi một lẽ đơn giản, có đội thắng thì phải có đội thua, mà trong một hai đội thắng đó không có tên Juventus.

Thành công bước đầu của Juventus ở Serie A với huấn luyện viên Paulo Amaral lan sang giải đấu cúp mùa hè Coppa delle Alpi lần đầu tiên giữa các đội bóng châu Âu nằm quanh dãy Alpi. Tháng 6 năm 1963, sau bốn trận đấu, Juventus đoạt Coppa delle Alpi, danh hiệu châu Âu đầu tiên của mình. Và lúc bấy giờ, xu hướng phiêu lưu Latin hóa với những người Brazil trở nên đậm nét hơn. Sau mùa hè năm 1963, vì lí do gì đó Armando Miranda ra đi (người ta nói rằng anh nhớ nhà) và một cầu thủ Brazil khác đến, có tên là Claudio Olinto de Carvalho hay thường gọi là Nené mới 21 tuổi. Ngoài ra còn có một người Brazil nữa là tiền vệ Dino Da Costa. Nhưng đó là một xu hướng dở dang mà huấn luyện viên Paulo Amaral không bao giờ có thể hoàn thành được. Mùa giải 1963/64 mới chỉ bắt đầu được 4 vòng đấu, Paulo Amaral bất ngờ phải rời khỏi Torino trở về Brazil và không bao giờ quay lại ghế huấn luyện viên Juventus nữa. Nhà vô địch thế giới 1934, 1938 khi xưa là Eraldo Monzeglio được gọi đến để thay thế. Lịch sử Juventus với những người Brazil dừng lại dang dở để rồi đến mấy chục năm sau dù có thêm nhiều người Brazil cũng đã đến Torino nhưng họ cũng không bao giờ viết nên được điều gì lớn lao ngoài những nét vẽ nhạt nhòa.
 
Khi mà bộ ba ma thuật Giampiero Boniperti - John Charles - Omar Sivori chỉ còn lại một mình Omar Sivori đã qua thời trai tráng nhất; khi mà Paulo Amaral đã trở về Brazil, những người mới như huấn luyện viên Eraldo Monzeglio, Luis del Sol, Sandro Salvadore hay Nené không thể thừa sức để kéo cả một đội hình không tốt đi lên. Juventus tụt xuống thứ 5 ở Serie A 1963/64. Scudetto về tay Bologna, đội bóng chơi phòng thủ còn kinh khủng hơn cả Inter Milan, vì họ chỉ chịu thua 18 bàn trong 34 trận. Ở Coppa delle Fiere, tiền thân của cúp C3 mùa bóng 1963/64 ấy, Juventus cũng chỉ vào được đến tứ kết trước khi bị đội vô địch Real Zaragoza đánh bại. Con tàu Juventus đã trật khỏi đường ray rồi, nó cần một cái đòn bẩy và lực đẩy khổng lồ để bẻ ghi cho trở lại đúng đường. Mặc dù Nené đã có những bàn thắng cho riêng mình, Omar Sivori vẫn cố gắng đều đặn ghi hơn 10 bàn thắng nhưng từng ấy khiêm nhường là không đủ để Juventus trở thành một đội bóng chiến thắng.

Mùa hè năm 1964, xu hướng Brazil hóa gần như lụi tàn. Nené chơi cùng vị trí với Omar Sivori nên dĩ nhiên là anh không có nhiều cơ hội trụ lại Juventus. Ông thầy Paulo Amaral không còn, Juventus bán Nené ra đảo Sardegna cho Cagliari. Số tiền chuyển nhượng lên đến 600 triệu lira và Juventus cho phép Cagliari... trả góp trong vòng 4 năm. Từ đây Nené trở thành huyền thoại ở ngoài đảo Sardegna còn mối quan hệ giữa Juventus và Cagliari bắt đầu có rất nhiều năm nồng ấm. Sau cuộc ra đi của Nené, là một huấn luyện viên mới đến. Một người nữa từ Nam Mỹ, lần này người Paraguay Heriberto Herrera đến đây khi mới 38 tuổi. Người ta gọi ông là HH2 để cho khỏi nhầm với huấn luyện viên của Inter Milan vốn đang rất nổi là Helenio Herrera. Theo sau HH2 là một tiền đạo Pháp sinh ra ở Argentina, Néstor Combín.
« Last Edit: January 01, 2013, 08:37 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #24 on: April 18, 2011, 10:37 PM »
Logged
Phía sau bức nhung yên lặng

Heriberto Herrera mang đến một phong cách tập luyện mới mẻ với những bài tập thể lực rất nặng, di chuyển liên tục với bóng và cả không bóng. Phương pháp này dần nâng cao thể lực của các cầu thủ. Tuy nhiên thì Néstor Combín chưa thể so với Nené và với những ngôi sao ít ỏi trong tay, Heriberto Herrera đã phải làm việc cật lực để có một mùa giải 1964/65 tạm hài lòng. Ở Serie A, giai đoạn lượt đi Juventus đã chơi tốt. Nhưng ở lượt về, dù hàng thủ mạnh mẽ mà lực lượng tấn công mỏng manh nên họ đã bị hụt hơi và cuối cùng chỉ có được vị trí thứ 4. Sáng sủa hơn là ở Coppa Italia, Juventus của HH2 tiến thẳng một mạch đến chung kết, đánh bại đội vô địch Serie A bằng chính tỉ số yêu thích của đội bóng này, 1-0 và đoạt Coppa Italia lần thứ 5. Ở cup C3 Coppa delle Fiere trên đấu trường châu Âu, cũng bẳng lối chơi phòng thủ khó chịu mà Juventus tiến đến trận chung kết cup châu Âu đầu tiên của mình. Tiếc nuối là ở đây họ chịu thua Ferencvárosi của Hungaria ngay tại sân nhà Comunale đúng 1 quả. Dù sao như thế cũng là một mùa giải thành công cho tất cả những người Juventus kể cả chủ tịch phi công Vittore Catella, trừ Omar Sivori. Suốt mùa bóng này Omar Sivori đã phải chống đỡ với rất nhiều chấn thương khiến cho số trận góp mặt của anh chỉ là 15 và kiếm được vỏn vẹn 3 bàn thắng. Những chấn thương khi xưa đã kéo Felice Borel, John Charles ra khỏi Juventus  và vinh quang, giờ đây đến lượt Omar Sivori.

Sang mùa giải 1965/66, Omar Sivori phải chia tay Juventus đến Napoli vừa chơi vừa giữ sức, nơi mà ông lăn lộn thêm 4 mùa giải nữa với số trận đấu và bàn thắng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Quả bóng vàng châu Âu đầu tiên của Juventus, người cuối cùng trong trio magico, những thiên thần có khuôn mặt xấu xí (Angeli dalla faccia sporca - lấy theo tên một bộ phim găng-xtơ Mỹ năm 1938) hay 'Maradona của những năm 60' đã chia tay Juventus như thế sau 8 năm gắn bó. Có nhiều người nói rằng cuộc chia tay này của gã điên Omar Sivori không hề êm ả. Dường như đã có những mối bất hòa giữa thương binh Omar Sivori và ban lãnh đạo Juventus. Tính khí ngang tàn của anh một lần (cuối cùng) lại bộc lộ khi anh đối đầu với chính Juventus 4 năm sau đó tại San Paolo: anh phang vào chân Erminio Favalli một cú trời giáng, nhận thẻ đỏ, bị cấm thi đấu 6 trận và từ giã luôn sân cỏ Italia…

Tuy nhiên, sự ra đi của Omar Sivori đã không làm cho những người Juventus bận tâm, hoặc giả có bận tâm cũng không động đậy nhiều. Suốt mùa hè năm 1966, Juventus hầu như không có bất cứ một sự tăng viện nào đáng kể. Mức đầu tư nhỏ giọt chỉ mang lại về cho đội bóng nhưng cầu thủ trẻ tầm thường. Đó là một sự im lặng của Gianni và Umberto Agnelli khi mà Fiat bắt đầu xây dựng những nhà máy trên khắp châu Âu, Viễn Đông và Châu Mỹ, chiếm lĩnh thị trường ô tô, máy bay và những loại máy móc hạng nặng khác trên thế giới.

Sự im lặng nào rồi cũng lộ ra những ý nghĩa của nó. Dưới bàn tay của Heriberto Herrera, Juventus biến thành một đôi quân có tổ chức tốt. Nhưng một khi huấn luyện viên trở thành ngôi sao gần như duy nhất của đội bóng thì thành công cũng không bao giờ thèm gõ cửa đội bóng ấy. Khởi đầu mùa giải tốt lành bằng 12 trận đầu không thua, nhưng lực lượng mỏng manh lại khiến Juventus lụi đi ngay sau Giáng sinh để rồi kết thúc Serie A ở vị trí có thể nói là không thể chịu đựng được thêm nữa - thứ 5. Ở Coppa Italia, ĐKVĐ Juventus dừng lại ở bán kết, còn tại cúp C2 châu Âu Coppa delle Coppe, Juventus bị loại ngay từ vòng một bởi đội Á quân rất mạnh Liverpool. Cái vòng luẩn quẩn thứ 4 rồi lại thứ 5 đi theo Juventus suốt 3 năm qua bởi vì Juventus đã đi sai đường. Trào lưu Brazil đang rộn ràng của Serie A không thành công với Juventus. Dở dang ở hai mùa đầu tiên rồi thành im lặng ở mùa sau cùng. Thế là, ý nghĩa đầu tiên của sự im lặng này là thất bại.

Mùa hè năm 1966, đội tuyển Italia dự cúp Thế giới phần đông là những cầu thủ Inter Milan và Bologna (Juventus chỉ có 3 người là thủ môn Roberto Anzolin, hậu vệ Sandro Salvadore và tiền vệ Gianfranco Leoncini). Rồi Italia chịu thất bại đau đớn nhất trong lịch sử tham gia cúp Thế giới, thua đội nhược tiểu Bắc Triều Tiên 0-1 và trở về nước ngay sau vòng đấu bảng. Liên đoàn bóng đá Italia tức giận, người dân tức giận. Tất cả đổ lỗi cho những cầu thủ nước ngoài đã đến tràn lan rồi bóp chết tài năng bóng đá Italia (!). Dù đúng hay sai, sau sự kiện đáng buồn ấy, FIGC cũng ra điều luật hạn chế cầu thủ nước ngoài ở Serie A. Trong những ngày hè bối rối này, Juventus cũng có bước đi đột phá của riêng mình. Juventus Football Club đổi tên thành Juventus Football Club S.p.A. Gianni và Umberto Agnelli chính thức biến Juventus trở thành một công ty cổ phần. Từ đây vai trò của chủ tịch của Juventus chỉ còn đơn thuần về mặt chuyên môn. Như thế cũng là một điều hay đối với Vittore Catella.

Trong cái lúc mà bầu không khí Italia đang ngột ngạt thì những luồng gió mới liên tiếp thổi vào Juventus. Sau quyết định biến Juventus thành một công ty cổ phần, một vài cầu thủ thuộc loại khá cũng đến, như là tiền vệ Erminio Favalli, tiền đạo Virginio De Paoli và người Brazil duy nhất còn sót lại, chính là hậu vệ trẻ Sidney Cinesinho được đẩy lên đá chính. Juventus thay đổi. Và như thế im lặng cũng có nghĩa là dấu hiệu của những cơn bão đổi thay.
« Last Edit: April 18, 2011, 10:39 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #25 on: April 19, 2011, 01:22 PM »
Logged
Cuộc tiếm ngôi của huyền thoại catenaccio

Hàng thủ, dưới bàn tay của huấn luyện viên Heriberto Herrera đã trở nên chắc chắn lạ thường trong những năm mà ảnh hưởng của catennacio lan tỏa khắp Italia. Đó là lúc chiến thắng. Tuy thế mọi chuyện không phải là dễ dàng. Serie A mùa giải 1966/67 là năm bám đuổi quyết liệt và nghẹt thở chưa từng có giữa Juventus và Inter Milan. Nếu bạn nghi ngờ khi đội vô địch chỉ ghi được 44 bàn thắng (mà chỉ thủng khung thành 19 lần) sau tổng cộng 34 trận, còn cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội bóng ấy không vượt quá 11 quả? Thì bạn đã không hiểu tí nào rồi. Bởi vì đây là bóng đá phòng thủ Italia và đây là catennacio.

Kết thúc lượt đi Serie A mùa giải 1966/67, Inter Milan vẫn đứng đầu bảng nhưng chỉ hơn Juventus đúng một điểm. Tình hình của lượt về không hề thay đổi, kể cả có những lúc Inter Milan nới rộng khoảng cách thêm một hai điểm thì cuộc đua vẫn chưa bao giờ quyết liệt đến như vậy. Trước trận lượt về Juventus - Inter Milan tại vòng 31, Inter Milan đang dẫn trước Juventus 4 điểm vì chính đội bóng thành phố Torino vừa để thua 1-3 trên sân San Siro của AC Milan ở vòng 30. Juventus như là một con tàu đang chạy những km cuối cùng của đường đua trong trạng thái căng thẳng tột độ về những mất mát trên đường đi của mình. Ở đó có nỗi ám ảnh về một mùa giải trắng tay nữa: đã bị Dinamo Zagabria loại ở tứ kết cúp C3 Coppa delle Fiere và giờ đây Inter Milan đang bỏ xa họ bằng số điểm của 2 trận thắng (hay 4 trận hòa).

Rồi trong phút giây tăm tối tuyệt vọng ấy, Juventus tìm thấy ánh hào quang. Trên sân Stadio Comunale, bàn thắng duy nhất của tiền vệ Erminio Favalli đã hạ gục Inter Milan. Ngày 7 tháng 5 năm 1967, Heriberto Herrera đã đánh bại Helenio Herrera trong trận đấu mà nhà báo Giovanni Brera gọi là derby d’Italia. Khoảng cách chỉ còn 2 điểm, Juventus trở nên phấn khích bao nhiêu thì Inter Milan trở nên căng thẳng bấy nhiêu. Trong phút chốc, tâm lí của hai đội bóng truyền ngược sang cho nhau.

Vòng đấu thứ 32, Juventus hành quân đến Mantova cùng xứ Lombardia với Milano và giành được 1 điểm quý giá. Không phải 1 điểm này quý giá ở việc Juventus cả trên sân nhà lẫn sân khách đều không đánh bại được AC Mantova, đội bóng vốn chỉ đứng giữa bảng xếp hạng, mà ở chỗ cùng thời điểm đó Inter Milan cũng không khuất phục được SSC Napoli trên sân San Siro. Khoảng cách vẫn là 2 điểm. Vòng 33, Juventus tiếp tục làm khách trên sân của xứ Venoto còn Inter Milan vẫn ở nhà tiếp Fiorentina. Lúc mà Juventus đánh bại Vicenza 1-0 bằng bàn của tiền đạo Giampaolo Menichelli thì tinh thần sợ hãi đã khiến Inter Milan một lần nữa bị Fiorentina cầm hòa, hoàn toàn mất kiểm soát chính bản thân mình. Khoảng cách chỉ còn 1 điểm. Mọi lợi thế của Inter Milan dần dần biến mất. Ngày 25 tháng 5 năm 1967, Inter Milan hôn mê và thua Celtic Glasgow trong trận chung kết cúp C1 châu Âu.

Về Serie A, sau hai trận liên tiếp trên sân nhà, Helenio Herrera phải dẫn quân sang Mantova với những đôi chân không thể điều khiển được nữa, còn Juventus say máu trở về nhà tiếp đón Ss Lazio. Cuối cùng cơn hôn mê của Inter Milan cũng kết thúc bằng cái chết và… chết hẳn. AC Mantova không để lại cho Inter Milan (6 trận cuối cùng không thắng) 1 điểm như đã dành cho Juventus, mà lấy hết bằng chiến thắng 1-0. Cùng lúc đó Juventus vượt qua Ss Lazio 2-1 mà giành lấy scudetto ở vòng đấu cuối cùng. Cuộc đua scudetto ấy nghẹt thở nhất trong lịch sử cho đến lúc đó. Hàng nghìn công nhân Fiat và những cổ động viên khác đổ ra vây kín những quảng trường ở Torino ăn mừng scudetto lần thứ 13. Đó là ngày 1 tháng 6 năm 1967.

Ngày 7 tháng 6 năm 1967, Inter Milan chỉ còn là cái xác chết và bị Padova mang ra đánh đập bán kết ở Coppa Italia. Đế chế của Helenio Herrera lụi tàn khi mùa bóng kết thúc. Nhưng rồi Heriberto Herrera cũng chẳng thể tiếm ngôi mãi mãi. Hay nói đúng hơn, Juventus của ông không có những bổ sung chất lượng để lấp đầy khoảng trống quyền lực mà Inter Milan đánh mất. Những người đã giúp Juventus nhận ra điều đó là một đội quân ngáo ộp ở châu Âu (SL Benfica), một đội cựu thù (AC Torino), một cựu tiền đạo của chính Juventus (Néstor Combín) và cuối cùng là một cầu thủ sau này sẽ trở thành người hùng trong trí nhớ của những bianconeri (Pietro Anastasi). Tất cả những điểm nhấn ấy đến ngay mùa bóng sau đó, 1967/68, lúc mà FIGC khiến cho Serie A trở nên khốc liệt đỉnh điểm vì rút từ 18 xuống còn 16 đội tham dự mà vẫn giữ nguyên 3 đội sẽ bị giáng xuống hạng.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #26 on: May 03, 2011, 12:07 AM »
Logged
Câu chuyện về ngôi sao cô đơn

Mùa giải 1967/68, Juventus khởi đầu sự trục trặc lạ lẫm của mình ở Serie A ngay từ vòng đấu thứ 5, trong trận derby della Mole với AC Torino. Lạ lẫm ở chỗ khi mà catennacio đang là trào lưu còn Juventus đang có một hàng phòng ngự chắc chắn nhất Serie A thì đội quân của Heriberto Herrera lại thảm bại 0-4 ngay trước mặt AC Torino. Ba bàn thua ngay trong phút chốc mười lăm phút đầu tiên và người ghi bàn cho AC Torino là một cái tên đã từng quen thuộc, Néstor Combín. Tiền đạo Argentina-Pháp đã từng giành Coppa Italia với Juventus trong mùa giải duy nhất mà anh gắn bó với họ năm 1965. Trận thua này đã đẩy Juventus đến một chuỗi các trận đấu nhạt nhòa với mọi đối thủ. Danh giới giữa chiến thắng, hòa và thua cuộc gần như bị xóa nhòa. Đó là dấu hiệu cho bạn biết rằng lúc này Juventus không có sức mạnh tuyệt đối ở Italia. Đội bóng cố gắng níu kéo vinh quang bằng những trận thắng đứt quãng và những trận hòa tai hại trên sân khách. Nhưng tất cả dường như vượt khỏi tầm kiểm soát của huấn luyện viên Heriberto Herrera khi Juventus hành quân sang thành phố bên cạnh Varese gặp AS Varese 1910 ngày 4 tháng 2 năm 1968.

Tại Varese, thủ môn Roberto Anzolin đã chịu đựng trận thua lớn hơn cả derby della Mole, lần này là 0-5. Người đã băm vằm hàng thủ của Juventus ngày hôm đó với một hat-trick là chàng trai mới 19 tuổi thấp đậm với khuôn mặt đáng yêu. Anh quê ở Catania và có tên là Pietro Anastasi. Sau này, nhiều người sẽ cảm ơn Pietro Anastasi vì những vinh quang mà anh mang đến cho La Vecchia Signora, nhưng lúc này, kỉ niệm đầu tiên với Juventus là chôn vùi giấc mơ bảo vệ scudetto của đương kim vô địch. Trên con đường chông gai của của giải 1967/68, Juventus còn thua tiếp SL Benfica của Eusébio tại bán kết cúp C1 châu Âu. Lần đầu tiên Juventus vào sâu đến thế trong cúp C1 và đó là tất cả những gì họ làm được.

Bừng tỉnh vào giai đoạn cuối của mùa giải, Juventus thắng liền 5 trong 6 trận còn lại ở Serie A (hòa trận duy nhất với Inter Milan). Nhưng chừng ấy chỉ đủ cho ĐKVĐ tiến lên thứ 3 trong bảng xếp hạng mà thôi. Hóa ra sau những năm ngự trị của Inter Milan, Juventus là kẻ đánh đổ nhưng không phải là người kế vị lâu. AC Milan mới là kẻ được lợi. Họ lên ngôi vô địch Serie A 1967/68 cùng vua phá lưới chỉ ghi được 15 bàn (Pierino Prati). Sau lúc đó AC Milan đoạt cúp C2 (Coppa delle Coppe) rồi sang năm sau đoạt nốt cúp C1.

Thành tích thắng 5 trong 6 trận cuối cùng của các cầu thủ Juventus giữ cho huấn luyện viên Heriberto Herrera tại vị. Người ta không thể mất lòng tin vào một người đã xây dựng đội bóng thành một lâu đài kha khá từ những vật liệu tầm thường. Và người ta phải tiếp tục giao vào tay ông những khối vậy liệu quý hiếm hơn để mơ tới một lâu đài nguy nga. Juventus mùa bóng 1968/69 thu nạp thêm vài ngôi sao mới ở cả ba tuyến. Ở đây phải kể đến tiền vệ dày dạn kinh nghiệm người Tây Đức Helmut Haller, người đã ghi bàn mở tỉ số trong trận chung kết mundial 1966. Tiếp theo là tiền vệ Romeo Benetti và hậu vệ Luigi Pasetti. Cả ba người trên đều là những cá nhân đã thể hiện được tương đối ở Serie A. Tuy thế, niềm hi vọng lớn nhất của Juventus lại là một cái tên bất ngờ, Pietro Anastasi 20 tuổi: Người ghi dấu ấn trong lòng bianconeri ngay từ khi còn chưa khoác áo bianconeri như chúng tôi đã kể ở trên, người vừa ghi bàn trong trận chung kết giúp đội tuyển Italia đoạt chức vô địch châu Âu mùa hè 1968!

Đó là một vụ tuyển mộ ầm ĩ nhất kể từ thời Enrique Omar Sivori. Lần thứ 2 trong lịch sử, Juventus phá kỷ lục phí chuyển nhượng quốc tế khi bỏ ra số tiền lira tương đương 5 trăm nghìn bảng Anh (6,5 triệu euro ngày nay). Với một cầu thủ 20 tuổi đó còn hơn cả một cú shock. Nhưng với Pietro Anastasi dường như không có chút áp lực nào anh ghi bàn đều đặn, 14 lần lập công ở Serie A trong mùa đầu tiên cho Juventus 1968/69. Lần đầu tiên sau nhiều năm, có một cầu thủ Juventus ghi được nhiều bàn thắng đến như thế, vậy mà dường như vẫn không đủ. Hay nói đúng hơn, Juventus vẫn thiếu sức bật để biến những trận hòa-thua trong danh giới mong manh của nó thành chiến thắng. Sự khốc liệt của Serie A khiến cho giải đấu rơi vào hội chứng hòa. Vô số trận hòa xuất hiện. Nếu bạn không tin, hãy xem đây, đây là dẫn chứng: sau 30 vòng đấu, cả ba đội đầu bảng đều cùng hòa đến 13 trận. Juventus cũng hòa đến 11 trận. Điều đó có nghĩa là đội nào hạn chết được số trận thua nhiều nhất sẽ là đội vô địch. Fiorentina chỉ thua 1 trận và lên ngôi còn Juventus không làm được điều ấy. Juventus thua 7 trận (2 trước chính Fiorentina) và ngậm ngùi đứng thứ 5.  

Một mình Pietro Anastasi cô đơn không thể thay thế được cả đội bóng. Nơi hàng thủ đã trở nên xuống sức. Sandro Salvadore, Ernesto Castano đã già còn hậu vệ mới Luigi Pasetti không đủ sức lấp đi khoảng trống rã rời này. Ở phía trên hàng tiền vệ Luis Del Sol đã muốn dừng lại. Và hơn tất cả, dường như huấn luyện viên Heriberto Herrera trở nên bất lực. Với ông, Juventus trong 5 năm và hơn 200 trận đấu là một con tàu khỏe khoắn nhưng chỉ đôi lần đủ sức lao đi vun vút. Và đã đến lúc ông phải ra đi để nhường chỗ cho những điều mới mẻ hơn: thay đầu máy và đóng mới nhiều toa tàu. Theo chân Heriberto Herrera ra đi khi mùa giải kết thúc còn có hai người vừa đến năm trước, hậu vệ Luigi Pasetti và tiền vệ Romeo Benetti. Chỉ có Pietro Anastasi và Helmut Haller trụ lại.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #27 on: May 06, 2011, 06:26 PM »
Logged
Người nằm xuống trước lúc bình minh

Mùa hè năm 1969, huấn luyện viên Heriberto Herrera phải từ bỏ Juventus và sang... Inter Milan. Gianni, Umberto Agnelli và chủ tịch phi công Vittore Catella cùng ban lãnh đạo Juventus quyết định trao ghế huấn luyện vào tay một người Argentina kỳ cựu có hơn mười năm làm huấn luyện viên, là Luis Carniglia. Ông không phải là người lạ lẫm với bóng đá châu Âu bởi đã dọc ngang cựu lục địa từ khi còn làm cầu thủ, đã cầm quân dẫn dắt Real Madrid giành 2 cúp C1 liên tiếp từ 10 năm trước và đã qua cũng ngần ấy số câu lạc bộ. Nhưng sự xuất hiện của Luis Carniglia không thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết ở sân vận động Comunale. Nó chỉ chứng minh rằng, để thoát ra khỏi cái thung lũng ma trận có khi đội quân lâm nạn nào đó cần một gã chỉ huy trẻ tuổi với nhiều quyết định bất ngờ, sáng tạo và phiêu lưu mạo hiểm hơn là một gã già gân chậm rãi. Điều đó đúng với Juventus.

Có rất nhiều tài năng đến với Juventus trong mùa hè này, như là hậu vệ Antonello Cuccureddu, Giampietro Marchetti, tiền vệ Giuseppe Furino, Roberto Vieri, tiền đạo Lamberto Leonardi và cả thủ môn Roberto Tancredi. Thế mà Luis Carniglia và đội bóng của ông lại khởi đầu một cách tệ hại như chưa từng có. Sáu trận đấu đầu tiên, đội chỉ thắng được duy nhất 1 và có nguy cơ bị đánh bật khỏi đoàn đua từ rất sớm. Tất cả mọi dự định và hoài bão như đang sụp dần xuống chân, Juventus cần chuyển hướng, không chỉ ở đội bóng mà cả ban lãnh đạo. Những quyết định vội vã và liên tiếp được đưa ra. Đầu tiên là việc Giampiero Boniperti trở lại với vị trí mới, Tổng giám đốc. Giám đốc điều hành thuộc về Italo Allodi còn huấn luyện viên Luis Carniglia buộc phải nhường ghế cho Ercole Rabitti, một người Torino hầu như không có kinh nghiệm làm huấn luyện.

Dẫu sao sự thay đổi ào ạt của Juventus cũng mang đến những kết quả bước đầu có hi vọng. Ngay trong trận đầu tiên của Ercole Rabitti, Juventus đã thắng 2-1 trong trận derby d’Italia với Inter Milan ngay trước mặt người cũ Heriberto Herrera. Pietro Anastasi lại ghi rất nhiều bàn thắng, Juventus trở về với cuộc đua ngay khi lượt đi kết thúc bằng 8 trận thắng liên tiếp. Nhưng đến những trận đấu cuối cùng, Juventus lại hụt hơi và để Cagriali và người hùng Luigi Riva bỏ xa. Những trận thua và hòa ở hai đầu mùa giải khiến cho Juventus chôn chân ở vị trí thứ 3, dưới cả Inter Milan của HH2. Ở cúp C3 Coppa Città delle Fiere, Juventus còn thua Hertha Berlino từ tháng 11 của năm trước. Một mùa giải của quá nhiều đổi thay qua đi.

Và khi mà một mùa giải có nhiều đổi thay đã thất bại, nó lại kéo theo một mùa hè hừng hực khác. Một đội bóng như Cagliari chỉ cần một người hùng Luigi Riva và có thể chờ 50 năm để có được scudetto đầu tiên và duy nhất, nhưng bốn năm không scudetto đã là một khoảng thời gian dài như vô tận đối với những người Juventus. Họ không đứng yên. Họ phải tranh đấu. Họ phải đổi thay, đổi thay nhiều hơn nữa để đoạt lại scudetto. Mùa hè năm 1970 là một cuộc đóng mới rầm rộ hơn của con tàu Juventus. Tất cả các cầu thủ lớn tuổi nói lời tạm biệt. Họ gồm những người đã gắn bó rất lâu như  thủ môn Roberto Anzolin, hậu vệ Ernesto Castano, tiền vệ Luis Del Sol, Erminio Favalli, Gianfranco Leoncini, tiền đạo Gianfranco Zigoni hoặc cả những người vừa mới đến như tiền vệ Roberto Vieri và nhiều người khác. Hai cầu thủ lớn tuổi duy nhất được ở lại là hậu vệ Sandro Salvadore và tiền vệ Helmut Haller. Như thế, Juventus xây dựng đội hình trên một trục dọc những người ở lại bao gồm Sandro Salvadore-Helmut Haller/Giuseppe Furino-Pietro Anastasi. Xung quanh họ là hàng loạt anh chàng trẻ tuổi mới đến hoặc được gọi về từ sau thời gian cho mượn, những người mà sau này bạn sẽ mãi nhớ tên như là Luciano Spinosi (từ Roma), Francesco Morini (từ Sampdoria) Fabio Capello (từ Roma), Franco Causio (trở về từ Palermo), Roberto Bettega (trở về từ AS Verese, đội cũ của Pietro Anastasi).

Đội quân trẻ trung được trao vào tay một huấn luyện viên trẻ không kém là Armando Picchi mới 35 tuổi, một người Toscana từng là thành viên ngôi sao của Livorno và Inter Milan những năm huy hoàng 1950, 1960. Tất cả hợp thành một thế hệ tài năng, có thể coi là tài năng nhất trong suốt chiều dài lịch sử của Juventus. Vấn đề là, đội bóng trẻ trung của những người mới trên dưới hai mươi tuổi kia sẽ làm gì để chiến thắng. Sự non trẻ của kinh nghiệp thi đấu khiến cho huấn luyện viên Armado Picchi và đội bóng trở nên bối rối. Trong một nửa mùa giải 1970/71 ở Serie A, Juventus rơi vào trạng thái tâm lí nóng lạnh thất thường. Kết quả các trận đấu cứ đan xen giữa thắng và thua. Vừa thắng đấy, lại thua ngay, sân nhà vừa thắng, đến sân khách lại thua.

 Khi tiền đạo 20 tuổi Roberto Bettega trở về và ghi bàn liên tiếp, thì bỗng nhiên những bàn thắng của Pietro Anastasi biến mất. Vai trò của Pietro Anastasi bị che lấp bởi những người mới mà ngoài Roberto Bettega có cả Fabio Capello. Cái điều nóng lạnh thất thường và áp lực của Juventus có thể là một phần lí do khiến cho huấn luyện viên Armando Picchi phát mầm bệnh ung thư trong người. Sau trận thắng Hellas Verona 2-1 tại vòng 18 bằng 2 bàn thắng của Fabio Capello và Roberto Bettega, Armando Picchi không thể tiếp tục dẫn dắt Juventus được nữa. Tổng giám đốc Giampiero Boniperti tiến cử Čestmír Vycpálek người Cecoslovacchia cũng là một cựu cầu thủ Juventus cùng thời với ông. Lúc này Čestmír Vycpálek vừa được Giampiero Boniperti mời về  từ Sicilia dẫn dắt đội trẻ Juventus. Vậy là Armando Picchi phải dừng lại giữa đường và người mới phải tiếp tục bước đi.

Kể từ lúc này, Serie A 1970/71 trôi đi một cách buồn thương như chính Armando Picchi. Juventus gặp lại hội chứng hòa, lần này kinh khủng hơn: hòa 10 trong 12 trận còn lại của mùa giải. Với kết quả đó, đội bóng tụt xuống thứ 4 và nhìn Inter Milan cùng người cũ Heriberto Herrera đăng quang. Cũng còn may là ở cúp C3 Coppa Città delle Fiere, Juventus tiến một mạch đến trận chung kết, trận chung kết cup châu Âu thứ 2.

Ngày 23 tháng 5 năm 1971, đội bóng chơi trận cuối cùng của Serie A 1970/71. Ngày 27 tháng 5, Armando Picchi trút hơi thở cuối cùng. Một ngày sau đó, Juventus hòa Leeds United 2-2 trên sân nhà ở trận chung kết lượt đi Coppa Città delle Fiere bằng hai bàn thắng cũng của Fabio Capello và Roberto Bettega. Một tuần sau hai đội lại hòa ở Leeds, nhưng lần này là 1-1 và những người Torino lỡ mất cơ hội lần đầu tiên lên ngôi ở cúp châu Âu mà không thể giành lấy nó để gửi tặng cho linh hồn Armando Picchi. Một người nữa qua đời, một người nữa ra đi mãi mãi khi đang còn gắn bó với Juventus.

Dẫu sao việc vào đến trận chung kết cúp C3 cũng đã khiến cho niềm tin vào các cầu thủ trẻ được tiếp thêm sức mạnh. Čestmír Vycpálek cũng ở lại với đội vì quan hệ nồng ấm giữa ông và Giampiero Boniperti. Chỉ còn những thay đổi nhỏ, mà lại mang ý nghĩa quyết định. Vai trò của Tổng giám đốc Giampiero Boniperti ngày một lớn và đó là lúc một chủ tịch mới xuất hiện. Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Juventus quyết định để Giampiero Boniperti lên thay chủ tịch phi công Vittore Catella. Từ đây, mười năm phiêu lưu thăng trầm của người cựu phi công chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, một thời đại mới của Juventus mở ra. Con tàu Juventus lao đi bằng tốc độ tên lửa và bỏ xa mọi đối thủ ở Italia, bắt kịp rồi cũng bỏ lại đằng sau vô số đội bóng châu Âu khác. Tất cả được xây nên từ những gì mà Armando Picchi để lại dẫu cho anh không thể có mặt để nhìn buổi bình minh mới ngập tràn sức sống ấy.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Il dIv0™

  • *
  • JFC Wonderkid
  • Posts: 154
  • Joined: May 2007
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #28 on: May 19, 2011, 03:26 PM »
Logged
đang mạch viết bác Pavel lại dừng lại nhỉ  
Cô nhạn nam phi, hồng bắc khứ
Nhàn vân tây vãng, thủy đông lưu


Grazie Pavel Nedved, One of us, always in our hearts!!

Offline anhquan87

  • *
  • Juventini
  • Posts: 262
  • Joined: Feb 2011
  • Thanked: 2
  • Thanks: 2
« Reply #29 on: May 20, 2011, 11:55 AM »
Logged
Cám ơn bác Pavel, những thông tin thật sự quý giá với những Juventini đích thực
MÔT VỢ LẮM NGƯỜI TÌNH GIA ĐÌNH MỚI HẠNH PHÚC
Phone: 0972380404

Offline Cold Blood

  • *
  • Juventini
  • Posts: 439
  • Joined: Feb 2008
  • Thanked: 1
  • Thanks: 2
« Reply #30 on: May 20, 2011, 01:50 PM »
Logged
Khi nào có đầy đủ các bài thì đóng thành sách luôn đi anh
Juventus  : You're always in my heart

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #31 on: May 20, 2011, 05:25 PM »
Logged
Quote from: tqhoa
Khi nào có đầy đủ các bài thì đóng thành sách luôn đi anh
Trùng với ý tớ, và thực tế thì tớ đang làm việc đó rồi, chỉ chờ bác Pavel xuất chiêu hết là sẽ có sách, sẽ tặng lại chính khổ chủ 1 cuốn làm kỷ niệm    
Này thì ký...

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #32 on: May 23, 2011, 12:01 AM »
Logged
Định mệnh trong đêm Belgrado

Người ta kể rằng Gianni Agnelli không bao giờ sao lãng đội bóng và ông cũng tin tưởng tuyệt đối vào Giampiero Boniperti, một người không chỉ có tài năng bóng đá mà còn có mối quan hệ thân thiết và lòng kính trọng của mọi cầu thủ. Sức lực và tinh thần của Gianni Agnelli gần như dành trọn cho Fiat. Nhưng cứ 6 giờ sáng hàng ngày, dù ở bất kỳ nơi đâu, dù đang làm bất cứ điều gì, ông đều gọi điện cho Giampiero Boniperti để nghe về Juventus và đưa ra những nhận xét của riêng mình. Với hai người lãnh đạo thương yêu đội bóng như đứa con của mình như thế, không có gì ngăn cản bước tiến của họ. Khi mà Gianni Agnelli tin tưởng tuyệt đối vào Giampiero Boniperti thì Giampiero Boniperti cũng trông chờ vào huấn luyện viên và những cầu thủ mà ông có trong tay.

Mùa giải 1971/72 có một thay đổi duy nhất trong đội hình: thủ môn Roberto Tancredi được thay bằng Pietro Carmignani từ As Varese. Lúc này, những cầu thủ trẻ như Roberto Bettega, Luciano Spinosi và Franco Causio đã có chút kinh nghiệm dắt lưng; Fabio Capello và Giuseppe Furino đã đến lúc tài năng chín đỏ; Pietro Anastasi lại biết phá khung thành. Có nghĩa là scudetto. Bỏ dở cúp C3 và Coppa Italia, Juventus gần như dồn toàn bộ sức lực vào cuộc đua quyết liệt ở Serie A với Ac Milan, Ac Torino, Cagliari và ĐKVĐ Inter Milan. Thế mà mọi chuyện tưởng như kết thúc tồi tệ với Juventus bởi vì mới đi qua được 14 vòng đấu thì chân sút chủ lực Roberto Bettega đã dính chấn thương nặng và phải nghỉ hết mùa bóng. Roberto Bettega đã ghi đến 10 bàn thắng trong 14 trận trước đó nên sự vắng mặt của anh gây ra nỗi lo ghê gớm. Rất may là đúng lúc đó Pietro Anastasi vừa chiếm lại được vị trí trung phong của mình đã ghi bàn đều đặn trở lại, Fabio Capello và Franco Causio cũng luôn sẵn sàng tiếp sức.

Sau trận đấu cuối cùng Juventus cũng hoàn thành một mùa giải căng thẳng, đoạt scudetto sau 5 năm với chỉ 1 điểm nhiều hơn AC Milan và AC Torino. Đây là scudetto lần thứ 14, lần đầu tiên của tất cả những cầu thủ góp mặt trong đội hình này. Trong số họ, người ta không thể quên Pietro Anastasi. Anh phải chờ 4 năm kể từ ngày đặt chân đến đây. Người ta không thể quên cả Armando Picchi nữa.

Mùa hè năm 1972, đội hình Juventus đã có sự góm mặt của rất đông các cầu thủ miền nam hoặc trưởng thành từ miền nam, nhất là Sicilia như là Luciano Spinosi, Franco Causio, Fabio Capello, Giuseppe Furino, Antonello Cuccureddu, Pietro Anastasi. Theo dòng chảy đó, chủ tịch Giampiero Boniperti tiếp tục mang về hai người nữa, những anh chàng đã thành ngôi sao sáng ở miền Nam, mà cụ thể là SS Napoli. Vấn đề là, họ không phải là những cầu thủ trẻ, mà đã 30 tuổi và còn cao hơn. Với uy tín của mình, chủ tịch đã thuyết phục được thủ môn đội tuyển Italia Dino Zoff rời Napoli về với Juventus. Theo sau Dino Zoff là ngôi sao thậm chí còn sáng hơn, José Altafini, người đã trở thành huyền thoại ở tất cả các câu lạc bộ mà ông đã đi qua, người được gọi là Mazzola của Brazil đã ghi hàng trăm bàn thắng ở Brazil và Italia từ chục năm trước. Khi đó Dino Zoff đã 30 tuổi, còn José Altafini 34!

Xu hướng trẻ hóa của Juventus kết thúc, giờ đây đội bóng là sự pha trộn giữa một loạt tài năng trẻ và những ngôi sao già dặn kinh nghiệm (Dino Zoff, Sandro Salvadore, Fabio Capello, Giuseppe Furino, Helmut Haller và José Altafini). Đó là một công thức chiến thắng. Tất nhiên không phải dễ dàng. Juventus bị khớp ngay từ đầu mùa giải 1972/73 bảo vệ scudetto. Khi mà Roberto Bettega chưa bình phục hoàn toàn chấn thương, José Altafini và Dino Zoff không còn trẻ và phải mất thời gian hòa hợp, thì Pietro Anastasi lại đánh mất bản lĩnh bắn phá khung thành. Đó là lí do tại sao sau trận ra quân thắng lợi, Juventus hòa liên tiếp 6 trận mà phần lớn dựa vào cố gắng của hàng tiền vệ, nhất là Franco Causio. Trận nào Dino Zoff cũng phải chịu thua ít nhất một quả và ĐKBĐ bị kéo tụt về phía sau.

May mắn thay, cuối cùng thì Dino Zoff bắt đầu cản phá vô số cú sút, José Altafini bắt đầu ghi những bàn thắng quan trọng và Roberto Bettega cùng Pietro Anastasi tìm cũng lại được vài quả. Đấy là lúc đội quân đen-trắng thắng liên tiếp trên cả ba giải đấu cúp C1 Coppa dei Campioni, Serie A và Coppa Italia. Vì những điểm số mất mát từ đầu mùa bóng, cuộc đua của Juventus căng thẳng chẳng kém gì so với năm trước, lần này đối thủ vẫn là Ac Milan (với ngôi sao Gianni Rivera) cộng thêm Ss Lazio. Mọi chuyện tưởng như lại chấm dứt đối với Juventus vì tại vòng thứ 24, đội đã thua Fiorentina 1-2 và bị AC Milan bỏ xa 5 điểm, Lazio bỏ xa 3 điểm. Nhưng từ đây, Juventus thắng liền 5 trận và rút ngắn cách biệt so với AC Milan còn 1 điểm, san bằng điểm với Lazio ở vòng 29. Kết quả sẽ được quyết định vào vòng đấu cuối cùng, cả ba đội đều phải chơi trên sân khách.

Vòng 30 ngày 20 tháng 5 năm 1973. Niềm hi vọng của Lazio tắt ngấm khi họ chịu thất bại 0-1 tại Napoli. Cùng lúc đó, vì chịu áp lực bởi hơi thở dồn dập của Juventus phía sau khiến Ac Milan bị cuốn vào một trận đấu tàn khốc ở Verona với Hellas Verona và thua 3-5! Còn tại Roma, một bàn của José Altafini trong hiệp một và một bàn vào những phút cuối cùng của Antonello Cuccureddu giúp Juventus đánh bại AS Roma 2-1. Scudetto lần thứ 15! Lần thứ 2 liên tiếp Juventus lên ngôi vô địch, lần thứ 2 liên tiếp Ac Milan ngậm đắng. Đối với Juventus, hẳn lần thứ 2 sẽ ngọt ngào hơn lần thứ nhất. Còn với Ac Milan, lần thứ 2 thì lại thật là đắng hơn nhiều lần.

Sáu chiến thắng liên tiếp của Juventus ở Serie A mùa giải này còn đáng kể hơn nữa, vì cùng lúc đó, lần đầu tiên sau nhiều năm đội quân của Čestmír Vycpálek vượt qua một nhà vô địch nước Anh, là Derby County ở bán kết cúp C1 Coppa dei Campioni. Đối thủ sắp tới là Ajax Amsterdam và trận chung kết cúp châu Âu lần thứ 3 của Juventus. Không còn nghi ngờ gì nữa, Juventus của Čestmír Vycpálek đang hướng đến một cú ăn ba, lần đầu tiên trong lịch sử Juventus tiến gần đến cả 3 chức vô địch cùng một lúc như thế.

Dẫu vậy, mười ngày sau khi bảo vệ thành công scudetto, người ta bắt đầu phải bắt đầu đặt một câu hỏi với định mệnh rằng, vì sao Juventus thua nhiều đến thế trong trận chung kết cúp châu Âu, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Ajax Amsterdam quả là mạnh mẽ bởi lối chơi tấn công vũ bão với những cầu thủ tài giỏi như là Krol, Haan, Cruijff, Keizer. Một năm trước ở Rotterdam, chính những người này đã đánh bại nhà vô địch Italia Inter Milan. Và bây giờ, trong đêm thành phố Belgrado, họ lại vượt qua một nhà vô địch Italia khác. Bằng một tỉ số tối thiểu, một pha đánh đầu đưa quả bóng đi khó không thể tin nổi của Johnny Rep, Ajax lại giành cúp C1 Châu Âu trước con mắt thèm muốn của những người Italia. Sau trận đấu ấy, cầu thủ hai đội đã trao đổi áo đấu cho nhau như một hành động fair play đầy tôn trọng. Những anh chàng như Cruijff, Haan, Krol, Johnny Rep cùng nâng cao chiếc cúp vinh quang khi đang mặc những chiếc áo màu đen-trắng. Và những người Juve, có lẽ, chỉ thấy mình vô địch châu Âu qua những bức ảnh trên báo. Ấy cũng là định mệnh.

Một tháng sau, tại Roma, Juventus thua tiếp Ac Milan sau loạt đá penalty tại Coppa Italia và khép lại một mùa giải với giấc mơ đoạt cả ba chiếc cúp cùng một lúc còn dang dở. Đó là một dấu lặng trong chuỗi ngày thăng hoa cùng người Cecoslovacchia Čestmír Vycpálek, một dấu lặng đưa Juventus đến những cảm xúc tiếc nuối khó tả, lan cả sang mùa giải 1973/74.

P/S: Cám ơn các bạn đã ủng hộ nhé
« Last Edit: May 23, 2011, 11:25 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline DelleAlpi10

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 108
  • Joined: Apr 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #33 on: May 23, 2011, 10:31 AM »
Logged
Hay lắm, tiếp đi Pavel !!! Forum mình không có nút "thanks" nhỉ.

Offline Hoài Diệt

  • *
  • Youngster
  • Posts: 6
  • Joined: Feb 2010
  • Thanked: 1
  • Thanks: 0
« Reply #34 on: May 27, 2011, 04:52 PM »
Logged
Tiếp nữa đi!!! Bis bis!!!
Nghèo không phải là cái tội. Tội ở chỗ biết nghèo mà không giàu lên đc.

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #35 on: May 28, 2011, 12:04 AM »
Logged
Ngài xe đạp đổ ngược lại ra đi

Mùa hè năm 1973. Lúc này mối quan hệ giữa Juventus và AS Varese trở nên bền chặt hơn bao giờ hết. Kết quả của mối quan hệ ấy là một người tuổi trẻ tài năng nữa từ AS Varese chuyển đến Torino, lần này là Claudio Gentile, hậu vệ cánh 20 tuổi. Nhưng có điều gì đó không ổn, giống như mùa giải 1958/59. Có điều gì đó diễn ra, có cái bánh xe nào đó của con tàu không lăn, có nhiều bánh xe không lăn cùng một vận tốc.

Juventus bị đội bóng Cộng hòa dân chủ Đức Dimano Dresda loại ngay từ vòng một Coppa dei Campioni. Thua sớm tại cúp C1 có lẽ đã gây ra trạng thái tâm lí không tốt khi trở lại Serie A. Ở đó, Juventus không thể hiện được sức mạnh tuyệt đối nữa, mà cuối cùng phải đánh rơi scudetto vào tay kẻ bám đuổi kiên trì Ss Lazio và ngôi sao Giorgio Chinaglia, đội đứng thứ ba mùa trước. Họ kết thúc với 2 điểm ít hơn Lazio. Trong mùa giải mà Pietro Anastasi và Antonello Cuccureddu bùng nổ rồi ghi được nhiều bàn thắng nhất từ ngày đặt chân đến Torino thì Franco Causio, Fabio Capello và cả Roberto Bettega lại biến mất. Đội bóng không thể trút hết gánh nặng lên vai Dino Zoff, không thể đợi chờ vào một người đã 35 tuổi như José Altafini, không thể chờ đợi vào Claudio Gentile mới chỉ là dự bị. Và đội bóng cần có những làn gió tươi mới, thổi cho những cái đầu sảng khoái trở lại.

Nhưng không phải, hóa ra lúc này con tàu Juventus không cần những làn gió mới, nó chỉ cần một thứ dầu nhờn bôi trơn các bánh xe, xiết chặt vài con bù-loong ốc vít. Bởi vì nó đã có đủ những gì cần thiết cho một nhà vô địch đường trường. Vào mùa hè năm 1974, huấn luyện viên Čestmír Vycpálek ra đi cùng Sandro Salvadore từ giã sân cỏ sau 12 năm ở Torino. Người lên thay Čestmír Vycpálek không phải là một gã trẻ trung, mà là Carlo Parola. Ông trở về Juventus sau 15 năm xa cách và đã 53 tuổi. Tiếp theo, Giampiero Boniperti tiếp tục chứng minh với mọi người rằng con mắt nhìn tài năng trẻ của mình là con mắt nhìn thấy những điều khác biệt. Từ Atalanta, ông mang về trung vệ Gaetano Scirea để thế vào khoảng trống mà Sandro Salvadore để lại và từ LR Vicenza là tiền đạo Giuseppe Damiani.

Serie A 1974/75. Đã có sự xuất hiện của Gaetano Scirea, Carlo Palora lại kéo Antonello Cuccureddu về phía sau làm cho Juventus một cách tự nhiên xuất hiện hàng thủ cực mạnh. Ở đó Dino Zoff chỉ chịu thua 19 quả cả mùa. Cùng lúc, tuyến trên được tiếp thêm Giuseppe Damiani trở thành một dàn đồng ca thay phiên nhau ghi bàn đều đặn. Chiến thắng cũng đến đều đặn và mang đến những chiến thắng rất đậm. Scudetto lần thứ 16 cũng đến một cách tự nhiên. Tại cúp C3, lúc này đã thành tên Coppa Uefa, đội bóng cũng tiến vào khá sâu. Tại vòng 2 Juventus trả nợ thành công Ajax Amterdam. Dù vậy thì đến bán kết, Juventus lại phải vay nợ một đội Hà Lan khác là FC Twente. Cánh cửa hi vọng về một chức vô địch châu Âu lại khép chặt. Cũng không sao, người ta nói rằng, vô địch Serie A còn hơn cả vô địch thế giới, châu Âu có xá chi đâu. Tất cả hài lòng, chí có một điều mà Carlo Parola không bao giờ ngờ tới...

Mùa giải này qua đi, mùa giải sau lại đến, Serie A cứ quay đều như một vòng tròn cuốn thời gian đi theo sau. Mà cái điều mà Carlo Parola không ngờ tới chẳng đi theo một quy luật như thế. Mùa hè năm 1975, Giampiero Boniperti tiếp tục mang về cho đội bóng một chàng trai 20 tuổi, là người Toscana có dáng hình như một lãng tử đào hoa, anh chàng Marco Tardelli từ đội Calcio Como. Theo sau Marco Tardelli là một cầu thủ già dặn hơn, Sergio Gori từ Cagliari. Chính vì sự xuất hiện của Sergio Gori và những mâu thuẫn trên hàng công nên Pietro Anastasi biến thành ngôi sao trên ghế dự bị khi mùa giải mới đi được quá nửa. Sự cô đơn của Pietro Anastasi quanh Fabio Capello, Roberto Bettega và cả huấn luyện viên Carlo Parola mang đến kết quả là sau 16 trận ít ỏi được góp mặt tại Serie A anh chỉ có được đúng một bàn thắng.

Nhiều bánh xe lại không lăn cùng một hướng, điều đó làm hại Juventus. Lượt đi kết thúc, Juventus giành được 26 điểm trong tổng số 30 điểm tối đa, một kỷ lục (mặc dù đã bị Borussia Mönchengladbach loại ngay từ vòng 2 Coppa dei Campioni). Lúc đó Juventus đã vượt đội thứ nhì Ac Torino 5 điểm. Đến lượt về, tất cả mọi thành quả của đội đã bị đổ xuống sông xuống bể. Carlo Parola không thể nào lái nổi Juventus, họ hòa nhiều hơn, thủng khung gỗ nhiều hơn, thua nhiều hơn và cuối cùng mất chức vô địch vào tay đối thủ Ac Torino. Kém hơn 2 điểm cuối cùng, Juventus nhìn Ac Torino lần đầu tiên trở thành nhà vô địch Serie A kể từ sau ngày giông bão trên đồi Superga năm 1949. Ac Torino xứng đáng bởi scudetto này là một cuộc hồi sinh và trường chinh tìm kiếm 27 năm trời. Còn Juventus đã tự làm yếu mình và đánh rơi tất cả.

Về sau người ta chỉ nói về chuyện đã xảy ra ở Juventus nửa cuối mùa bóng 1975/76 chỉ là những chuyện hiểu lầm (incomprensioni). Có lẽ đó là chuyện giữa Carlo Parola, Pietro Anastasi và những người còn lại. Nhưng dù là hiểu lầm nho nhỏ thì nó cũng cần được giải quyết và cần có người gỡ những mối tơ vò ấy. Người đó không phải là Carlo Parola, ngài ‘xe đạp đổ ngược’ (Signor Rovesciata - như những cú đá yêu thích và nổi tiếng thời trai trẻ của ông). Lần thứ 3 trong đời như bao nhiêu lần ông lại đứng ra bên lề đường ray của Juventus. Ông ra đi và từ đó Carlo Parola cũng không bao giờ trở lại làm huấn luyện viên nữa. Giampiero Boniperti đã chia tay một người bạn và chia tay cả nhiều tài năng mình đã mang về. Pietro Anastasi tạm biệt sau 8 năm, đến Inter Milan để đổi của Inter Milan một ngôi sao khác là Roberto Boninsegna - một vụ chuyển nhượng như một vụ bê bối ầm ĩ mà báo chí Italia đã nói suốt ngày trong một thời gian dài. José Altafini thì 38 tuổi rồi và ông đến Thụy Sỹ để vừa chơi bóng vừa đi du lịch - một cuộc chia tay lặng lẽ. Tiếp tục, Giuseppe Damiani cũng chào tạm biệt Torino. Fabio Capello cũng không được ở lại nữa, anh đến Ac Milan - một cuộc chia tay đầy duyên nợ.

Giampiero Boniperti cũng không quên như thường lệ mang về cho mình một ngôi sao trẻ nữa. Mùa hè năm 1976 ấy, họ tìm được anh chàng hậu vệ đẹp trai Antonio Cabrini mới 19 tuổi từ Atalanta. Tiếp theo, đội bóng phải mời lại tiền vệ giàu kinh nghiệm Romeo Benetti để thay cho Fabio Capello. Chính anh người đã không được trọng dụng ở Juventus gần mười năm trước dưới thời Heriberto Herrera. Ấy vậy mà từ lúc ra đi, cứ gặp lại Juventus là anh ghi bàn, và bây giờ anh trở về! Còn có một điều quan trọng hơn cả. Để Fabio Capello và Pietro Anastasi đến với hai đội bóng thành Milano có thể là sai lầm lớn nhất của Juventus, nếu như... Nếu như họ không giành lại hai người khác, từ chính thành phố Milano là Roberto Boninsegna và huấn luyện viên Giovanni Trapattoni. Không, không có chữ nếu ấy, Giampiero Boniperti và đội bóng quyết định đặt hi vọng của người kế nhiệm Signor Rovesciata Carlo Parola vào tay Giovanni Trapattoni. Lúc đó anh mới 37 tuổi và vỏn vẹn 2 năm kinh nghiệm làm huấn luyện viên cho Ac Milan. Cuối cùng niềm tin ấy mang về những tháng ngày ngập tràn hạnh phúc. Roberto Boninsegna với Giovanni Trapattoni trở thành hai bánh xe chủ lực đẩy Juventus đi tiếp những ngày tháng tươi đẹp nhất trong lịch sử của mình.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline souslevent

  • *
  • JFC Legend
  • Posts: 6,530
  • Joined: Oct 2006
  • Thanked: 167
  • Thanks: 791
  • Gender: Male
  • No war, no victory
« Reply #36 on: May 28, 2011, 04:39 AM »
Logged
Tiếp đi bác, có cần Redbull để tăng lực ko để em đi lệ quyên )

Offline Hoài Diệt

  • *
  • Youngster
  • Posts: 6
  • Joined: Feb 2010
  • Thanked: 1
  • Thanks: 0
« Reply #37 on: May 28, 2011, 07:17 PM »
Logged
Hay quá bạn ơi!! Đọc thấy "sướng" quá!!
Nghèo không phải là cái tội. Tội ở chỗ biết nghèo mà không giàu lên đc.

Offline giorgio chiellini

  • *
  • Juventini
  • Posts: 270
  • Joined: Aug 2010
  • Thanked: 2
  • Thanks: 15
« Reply #38 on: June 02, 2011, 02:51 AM »
Logged
 Tiếp đi anh An ạ. Em ko có thời gian mà lần nào vào cũng phải tìm xem những bài này trước , rất hay và ý nghĩa.
Muốn tìm hiểu về lịch sử Juventus. Xem chi tiết tại đây

Bạn muốn góp một tay vào xây dựng Box lịch sử cho Juventus. Vào đây xem và báo danh nhéY!M:kibumanly

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #39 on: June 14, 2011, 10:08 PM »
Logged
Anh Pavel đâu rồi, sạc pin lâu thế
Này thì ký...

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.