Author Topic: Music, Memory & Me  (Read 1125 times)

Description:

Offline Meteora

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 22
  • Joined: May 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« on: December 12, 2005, 05:29 PM »
Logged
Savatage – hoàng đế của những giai điệu buồn



Phải bắt đầu như thế nào một câu chuyện dài về những kẻ sưu tầm nỗi đau? Không vĩ đại như những tượng đài Led Zeppelin, Pink Floyd hay Rolling Stones, không hào nhoáng và được nhiều người biết đến như Aerosmith, Guns N’ Roses hay Bon Jovi, âm nhạc của Savatage chỉ đơn giản như hơi thở của cuộc sống này, lặng lẽ thấm vào từng ngóc ngách nội tâm, từng trái tim đang rỉ máu vì mất mát. Nói đến Savatage là phải nhắc đến Jon Oliva – nhà thơ của những nỗi đau và cậu em trai Criss Oliva – thiên tài guitar với những kiệt tác dang dở. Sự bừng sáng của anh em nhà Oliva đã khai sinh ra một thế hệ nghe nhạc rock không chỉ bằng đôi tai, mà bằng cả tâm hồn…

Lịch sử âm nhạc luôn tuần tự theo một dòng chảy nhất định. Nhưng sẽ luôn có những nghệ sĩ vượt qua giới hạn của dòng chảy đó, đi theo những thiên hướng sáng tạo độc nhất vô nhị và hình thành cho mình một phong cách riêng. Đó là điểm khác biệt giữa ban nhạc với “hiện tượng”, album với “kiệt tác”, viết nhạc với “sáng tạo”, rocker với “thiên tài nhạc rock”. Có những phong cách được những kẻ hậu sinh tài hoa tiếp tục phát triển thành xu thế của một thời đại như Kurt Cobain - tấn bi kịch của dòng nhạc Grunge… Nhưng cũng có những phong cách mà không một ai có thể lặp lại, đơn giản bởi vì nó sẽ chỉ xuất hiện một lần trong đại dương bao la của âm nhạc rồi vĩnh viễn biến mất như Freddie Mercury (Queen), Roger Water (Pink Floyd), Billy Corgan (Smashing Pumpkins)… và cả Jon Oliva mà chúng ta sẽ nói đến. Thật khó xếp Savatage vào một dòng nhạc thật sự nào, chỉ có thể nói rằng đó là một Savastyle. Cho dù album đầu tiên Sirens theo phong cách heavy-metal, Streets là symphonic hay Poets And Madmen là progressive… thì xuyên suốt tất cả vẫn nổi bật lên một Savastyle vô tiền khoáng hậu. Đó không chỉ là âm nhạc nữa rồi, mà đã biến thành một tư tưởng len lỏi trong trí óc, chảy trong mạch máu những người yêu mến phong cách của họ, những pain-collector như người ta vẫn gọi.

Jon Oliva (tên đầy đủ là Jonathan Nicholas Oliva) sinh tại Bronx, New York ngày 22/07/1960 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Là anh cả của 3 đứa em Ann, Tony và Christopher, Jon đến với niềm đam mê của mình từ rất bé: “Cha tôi là một nhạc công piano. Chúng tôi có một cây đàn piano ở nhà và tôi thường dành thời gian để tập chơi. Lúc đó tôi mới khoảng 11-12 tuổi. Nhưng ít khi tôi chơi được đến đầu đến đũa vì kém kiên trì. Trong nhà còn vài cây guitar nữa nhưng không có cây bass nào cả. Vì thế tôi để dành tiền mua một cây bass màu xanh, trên thùng đàn có vẽ hình những giọt nước mắt. Trông nó rất xấu xí, có lẽ nó là cây bass xấu nhất thế giới. Tôi vẫn nhớ dây đàn bằng nylon màu đen, dài đến 6 inches tính từ cần đàn. Có bass rồi, và tôi bắt đầu tập chơi nó…” Đó là quãng thời gian gia đình Oliva chuyển đến California và Jon bắt đầu cảm thấy âm nhạc chính là cuộc đời của mình.

Sau 4 năm sống ở California, nhà Oliva lại di cư một lần nữa đến Dunedin, Florida khi Jon 16 tuổi. Cảm thấy tay đàn đã đủ “cứng cáp”, Jon rủ cậu em trai Criss (tên đầy đủ Christopher Michael Oliva, sinh ngày 3/4/1963) tổ chức một show nho nhỏ tại một buổi dạ hội. Jon nhớ lại: “Chúng tôi chơi lại tất cả các bài của Kiss mà chúng tôi biết, khoảng 20 bài gì đó. Sau đó chúng tôi chơi hai ca khúc của Black Sabbath: Iron Man War Pigs, hai ca khúc của Deep Purple: Smoke On The WaterSpace Truckin’, rồi Beer Drinkers And Hell Raisers của ZZ Top… Chúng tôi lén mang nhạc cụ ra khỏi nhà bằng cách ném qua cửa sổ và đến nơi biểu diễn bằng chiếc xe kéo của bố mẹ…”. Lúc bấy giờ trong ban nhạc Jon đảm nhiệm việc hát chính và chơi guitar, Criss chơi bass. Nhưng về sau ông em Criss càng ngày càng lên tay, nên Jon đã nhường cây guitar cho em và quay lại chơi bass.

Năm 1977, sau khi tốt nghiệp trung học, Jon quyết định nghỉ học để kiếm việc làm. Anh tình cờ đọc được một mẩu quảng cáo cần tuyển nhạc công của một ban nhạc địa phương có tên là Metropolis. Jon đăng ký tham gia và được tuyển vào chơi mỗi tuần 5 buổi và kiếm được hơn 1600 USD trong một tháng. Anh nhanh chóng trở thành một thành viên nổi bật của ban nhạc ở vị trí guitar và keyboard. Ban nhạc chủ yếu chơi lại các ca khúc của Bad Company, KissAlice Cooper, nhưng cũng sáng tác được một vài tác phẩm riêng. Năm 1978, họ đã thu một đĩa single (loại đĩa nhựa đường kính 7 inches, tốc độ quay 45 vòng/phút, mỗi mặt ghi được một bài hát), và bán khá chạy tại các buổi biểu diễn ở Florida. Đó cũng là những kinh nghiệm đầu tiên trong phòng thu của Jon Oliva. Biểu diễn liên tục tại các quán bar ở Tampa, Ft. Myers và Ft.Lauderdale đã giúp Jon làm quen với việc xuất hiện trước số đông khán giả, nhưng cũng làm anh thấy tẻ nhạt và chán chường.

Jon nhận ra rằng anh cần phải dành thời gian cho một điều gì đó đáng giá hơn nên đã bỏ ban nhạc cuối năm 1978. Anh cùng với cậu em Criss thành lập một ban mới có tên là Avatar. Thưở ban đầu Avatar có 5 thành viên mà nòng cốt là Jon (hát/chơi trống) và Criss (guitar). Ban nhạc đã gây được sự chú ý tại địa phương nhưng sự nổi tiếng đã làm hại anh em nhà Oliva vì 3 thành viên còn lại đều tỏ ý ghen tị với tài năng của họ. Nội bộ chia rẽ và Avatar tan đàn sẻ nghé khi mới tồn tại chẳng được bao lâu. Jon và Criss tạm chia tay nhau, hằng ngày mỗi người một việc đi kiếm sống, tối đến mới gặp nhau tại một nơi gọi là “The Pit” để luyện tập và viết ca khúc. Ở đó họ gặp một tay trống tên là Steve Wacholz. Steve có quen biết Jon Oliva vì từng chơi trong một ban nhạc với anh. Jon rủ Steve tham gia ban nhạc và họ thành lập lại ban Avatar một lần nữa.

Jon không khoái lắm với vai trò vừa chơi bass vừa hát, nên Avatar phải tuyển một tay chơi chơi bass khác. Ban nhạc đã thử nhiều người nhưng chẳng ai trụ lại được lâu. Lúc đó Avatar đang thuê hệ thống âm thanh từ một tay bass tên là Keith Collins, thành viên của nhóm Solar. Jon thấy Keith chơi rất khá nên rủ rê anh chàng đầu quân cho Avatar. Keith cuối cùng cũng đồng ý và gia nhập ban vào năm 1981. Cuối năm đó, đài phát thanh WYNF của Florida đang tìm kiếm một ban nhạc không chuyên để thu một album. Họ tổ chức một cuộc thi mà phần thưởng là một vị trí trong album đó. Hàng trăm ban nhạc đã gửi băng demo đến nhưng cuối cùng họ đã phải rên lên thất vọng vì không phải ai khác ngoài Avatar được chơi mở màn cho cả 2 mặt của đĩa LP có cái tên là The Pirate Album này (LP – long-play, là loại đĩa nhựa đường kính 12 inches, tốc độ 33 vòng/phút, sức chứa khoảng 40 phút cho cả 2 mặt, nên thường được các ban nhạc dùng để ghi thành album). Thành tích của Avatar được nhà sản xuất Dan Johnson của hãng đĩa Par Records để ý đến. Ban nhạc ký hợp đồng với Par Records, ghi âm single City Beneath The Surface, bán được hơn 1 ngàn bản.

Thành công bước đầu khuyến khích Dan Johson và Jon Oliva cấp tốc lao vào studio để thu một album hoàn chỉnh. Ban nhạc chỉ mất 2 ngày để ghi 11 ca khúc cho album đầu tay Sirens. Mọi việc tưởng như suôn sẻ thì ngay đêm trước khi Sirens được đưa vào in ấn, một sự trùng hợp đã làm thay đổi lịch sử. Jon kể lại: “Lúc đó khoảng 11 giờ đêm. Vợ chồng tôi và vợ chồng Criss đang ngồi chơi bài trong phòng ăn. Tất cả đều bất ngờ khi nhận được cú điện thoại của Dan: “Nghe này, chúng ta gặp rắc rối rồi. Có một ban nhạc ở châu Âu cũng tên là Avatar dọa sẽ kiện các anh nếu chúng ta phát hành đĩa. Các anh cần phải đổi tên ban nhạc. Làm ngay đi vì ngày mai chúng ta bắt đầu in đĩa rồi”. Chúng tôi ngồi lại và viết cái tên Avatar lên mặt sau của một tấm poster lớn. Criss bảo: “Ta thêm một chữ S lớn vào đằng trước đi”. Và Avatar biến thành Savatar, nghe như tên gọi của một con khủng long xấu xí nào đó vậy. Sau đó tôi không nhớ ai đó nói: “Bỏ chữ R đi và thay bằng GE vào”. Thế là thành Savatage. Từ này chẳng có nghĩa rõ ràng nhưng nghe cũng hay, ai thích hiểu thế nào cũng được…”. Cái tên Savatage mà sau này được gào thét trong bao buổi biểu diễn, thổn thức trong bao trái tim người hâm mộ, đã ra đời một cách ngẫu hứng như thế đó.

Sirens được chính thức phát hành năm 1983 cùng cái tên mới Savatage. Album nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt. Ban nhạc được hãng đĩa Atlantic Records mời biểu diễn mở màn cho nhóm Zebra trong một show tại Mahaffey Theatre. Buổi biểu diễn khá thành công và Savatage tạo được ấn tượng tốt với các nhà quản lý của Atlantic. Họ đề nghị ban nhạc về đầu quân cho hãng. Par Records cũng đồng ý giải phóng hợp đồng cho Savatage, nhưng yêu cầu ban nhạc phải thu nốt một album như đã thỏa thuận. Đó là lý do vì sao album The Dungeons Are Calling (phát hành năm 1984) lại ngắn như vậy, chỉ gồm 7 bài trong vỏn vẹn 30 phút. Hãng Atlantic cử nhà sản xuất Rick Derringer tới Morrisound Studios làm việc với ban nhạc. Sau khi nghe thử các băng demo của Derringer, Atlantic chính thức ký hợp đồng với Savatage vào cuối năm 1983 trong đó Robert Zemsky là nhà quản lý của nhóm. Tháng 11/1984, ban nhạc tới Bearsville Studios để thu album Power Of The Night (phát hành năm 1985) với nhà sản xuất danh tiếng Max Norman.


Savatage năm 1989, từ trái sang phải: Steve Wacholz, Jon Oliva, Johnny Lee Middleton, Criss Oliva, Christopher Caffery

Sau chuyến lưu diễn có tên “Monsters Of Universe” năm 1985, thành phần của Savatage có sự xáo trộn đầu tiên. Do có những bất đồng quan điểm trong phong cách âm nhạc, Keith Collins đã bị thay thế bởi một tay bass khác cũng người bang Florida tên là Johnny Lee Middleton (sinh ngày 7/5/1963). Lúc đó Middleton đang chơi cho ban Lefty. Anh gia nhập Savatage đúng lúc ban nhạc đi London để ghi âm album Fight For The Rock (1986). Ở nước Anh, Savatage đã có một Giáng Sinh thật gian khổ: cả ban nhạc sống chung trong một căn hộ trên đường Baker và họ phải làm việc suốt mấy ngày nghỉ. Những người quản lý hoàn toàn không xứng đáng với sự tin cậy của ban nhạc và làm khó dễ cho họ trong suốt thời gian thu âm. Chất liệu của Fight For The Rock bao gồm những bài mà Jon Oliva đã viết cho dự án solo ban đầu. Một vài ca khúc trong số đó định dành cho các nghệ sĩ khác thu âm, nhưng những người quản lý đã quyết định đưa chúng vào album. Jon khá thất vọng với cách phối âm của Fight For The Rock và chưa bao giờ anh coi album này xứng đáng có một vị trí trong sự nghiệp của Savatage.

Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, nhưng 4 album đầu tiên của Savatage chỉ là một bước đệm trong giai đoạn ban nhạc chập chững đi tìm phong cách riêng của mình. So với bối cảnh hard rock/heavy-metal giữa thập niên 80 lúc bấy giờ, chúng chỉ là những điểm nhấn nhỏ nhoi từ những ngôi sao bắt đầu le lói trên bầu trời nhạc rock nước Mỹ. Chất lượng của các album chỉ ở mức trung bình khá với một vài ca khúc đáng nghe. Những ý tưởng của Jon Oliva mới chỉ là viên đá thô ráp chưa được mài giũa thành ngọc sáng. Nội dung các album đi theo quỹ đạo tức tối bất mãn của heavy-metal, cùng một mảng khá ướt át về tình yêu trong một loạt các ca khúc trữ tình như Day after day hay Hard for love - chủ đề sau năm 1989 rất hiếm khi xuất hiện trong âm nhạc của Savatage. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cảm nhận nét thiên tài trong chiều sâu thăm thẳm những tiếng guitar vô cùng tinh tế của Criss và giọng hát khi trầm ấm, khi cao vút, khi ngọt ngào quyến rũ, khi gằn giọng giận dữ của Jon đã có những dấu hiệu của một tenor sẽ tỏa sáng trong tương lai.

Savatage lần đầu tiên đứng trước công chúng ngoài nước Mỹ khi họ tham gia chuyến lưu diễn châu Âu với tư cách là ban nhạc mở màn cho nhóm Motorhead. Sau chuyến đi này, Jon Oliva có cuộc hội ngộ với Paul O’Neil, một nhà sản xuất và viết ca khúc rất tài ba. Chẳng mất nhiều thời gian, hai người đã trở thành một “cạ cứng”. Với sự giúp sức của Paul O’Neil, Jon đã có một người cộng sự đắc lực để thể hiện những ý tưởng mà anh ấp ủ từ lâu. Hall Of The Mountain King (1987) là bước thử nghiệm đầu tiên theo trường phái symphonic rock của Savatage. Symphonic rock là một dòng nhạc rất “kén” đệ tử bởi nó đòi hỏi phải có sức sáng tạo mãnh liệt mới có thể tạo nên những tác phẩm đồ sộ, hoành tráng nhưng cũng cực kỳ chặt chẽ, tỉ mỉ đến từng chi tiết, thêm vào đó ca sĩ phải có giọng hát của một tenor mới có thể đảm đương nổi. Hall Of The Mountain King ra đời năm đó tuy chưa dài đến 40 phút nhưng cũng đã làm mọi người phải kính nể tài năng của bộ ba Jon-Paul-Criss. Hơn cả, đây còn là một album symphonic rock tuyệt vời đầy chất bão tố mà từ trước đó chưa xuất hiện bao giờ, có chăng là phong cách symphonic nhẹ nhàng và có phần ảm đạm của Pink Floyd.

Bản hòa tấu đầu tiên trong album mang một cái gần như là định mệnh cho phong cách của Savatage sau này: Prelude To Madness – khúc dạo đầu cho nỗi đau và mất mát. Bắt đầu từ đây, ban nhạc đã khắc một chữ Savastyle đỏ thắm lên trái tim người hâm mộ. Những tâm hồn đang đóng kín với những nỗi buồn không tên mênh mông của loài người đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho anh em nhà Oliva. Ngoại trừ khúc tình ca Strange Wings được phát ra rả trên các đài phát thanh khắp nước Mỹ năm 1987, toàn bộ album là một chuyến phiêu lưu vào bóng tối, tới vương quốc của sự điên loạn và những điều không tưởng. Bên cạnh triết lý uất ức từ những tâm hồn tan nát, điều làm say mê người nghe là những cú nhéo dây đàn riết róng của Criss Oliva, cây guitar trong tay anh như có một linh hồn biết nói biết khóc vậy. Hall Of The Mountain King đã gây nên một cơn sốt nóng bỏng trong giới nhạc rock nước Mỹ bấy giờ. Ban nhạc lột xác trở thành một tên tuổi lớn xuất hiện trong chương trình "Headbanger's Ball" của MTV và Jon Oliva được gọi là “Mountain King”, vị vua của những đỉnh cao vời vợi.

Cú đột phá ngoạn mục đó đã khiến số lượng fan của Savatage tăng lên vùn vụt. Để đáp ứng làn sóng Savamania đang trào dâng khắp toàn cầu, ban nhạc không thể không lên đường một lần nữa. Một album dự định ra mắt năm 1988 đã phải gác lại dành cho 7 tháng biểu diễn vòng quanh thế giới với DioMegadeth. Nhiều rắc rối cũng nảy sinh trong chuyến lưu diễn này. Jon và Dave Mustaine của Megadeth thường xuyên lẻn ra ngoài uống rượu. Sau một cuộc tỷ thí xem tửu lượng của ai cao hơn, Dave đã trở về với một bộ mặt tái mét và mọi người phải cấp tốc gọi bác sĩ đến rửa ruột cho anh ta. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ làm hai anh chàng nghiện rượu này khiếp sợ. Một lần khác, sau khi đã bét nhè, Jon khênh một chiếc ghế lên phòng ngủ ở khách sạn và ngồi lên đó với một cái chao đèn trên đầu. Dave thì tìm mọi cách đánh Jon. Anh ta vớ lấy cái điện thoại và ném vào người Jon. Đáp trả, Jon tóm lấy anh chàng Dave đang lèm bèm và nện anh ta xuống sàn. Dave vừa khóc vừa bỏ chạy (!). Vụ ẩu đả này khiến Savatage không được phép chơi trong đêm kế tiếp. Mọi thứ không còn kiểm soát được nữa. Chuyến lưu diễn kết thúc trước thời hạn và Jon phải đi cai nghiện rượu.


Gutter Ballet (1989) - đánh dấu sự chín muồi trong phong cách Savatage

Sau khi Jon hồi phục sức khỏe, Savatage bắt tay vào ghi âm album thứ 6 với sự tham gia của tay guitar phụ Christopher Caffery (anh này có mặt trong Savatage từ chuyến lưu diễn trước đó). Có rất nhiều ca khúc được Jon viết trong thời gian điều trị như Thorazine ShuffleMentally Yours. Sức sáng tạo của ban nhạc dồi dào đến nỗi việc chọn lựa ca khúc để đưa vào album thôi cũng tốn rất nhiều thời gian. Gutter Ballet là một trong những ca khúc cuối cùng được thu. Nhà quản lý của ban nhạc John Goldwater cho Jon vé xem vở nhạc kịch nổi tiếng “Phantom Of The Opera” của nhà soạn nhạc thiên tài Andrew Lloyd Weber. Vở kịch đã làm Jon mê mẩn. Lòng tràn đầy cảm hứng, trên đường về nhà anh rẽ vào studio và thức suốt đêm soạn phần nhạc cho Gutter Ballet trên cây đàn piano. Trước đó Jon dự kiến đặt tên cho album là Temptation Revelation, nhưng sau khi viết xong Gutter Ballet, anh thấy không còn cái tên nào thích hợp hơn nó nữa.

Có thể nói gì về Gutter Ballet (1989)? Dường như Savatage không thể tạo nên một điều gì đáng nhớ hơn thế. Trong vòng hai năm, Jon Oliva từ một nhạc sĩ sáng tác đã trở thành nhà thơ của nỗi đau, còn Criss cũng rũ bỏ hình ảnh một thanh niên có năng khiếu chơi đàn để hóa thân thành một “anh hùng guitar” mới. Gutter Ballet đã đánh dấu sự chín muồi cùng lúc của cả hai anh em nhà Oliva. Nó mang lại cảm giác như các album trước là quá tầm thường. Lối chơi guitar sử dụng những chuỗi nốt đơn lắt léo thông minh của Criss xuyên suốt các bài hát, khiến cho các giai điệu vốn buồn lại càng thêm day dứt. Còn giọng hát đầy tình cảm của Jon trong các bài When The Crowds Are Gone hay Summer’s Rain nghe thật tan nát cõi lòng. Thấp thoáng khắp album là hình ảnh con người với nỗi cô đơn tàn úa: một kẻ bị săn đuổi, một kẻ thất tình, một kẻ tâm thần, một kẻ cô độc tuyệt đối… Trong bao nhân cách đó , ai là tôi, ai là bạn? “Cái đinh” của album là ca khúc cùng tên Gutter Ballet, một bản nhạc xứng đáng đặt lên trên tất cả các ca khúc còn lại bởi âm thanh mê hồn và những hình ảnh đầy chất thơ: một vở ballet trình diễn trong ánh đèn hoa lệ rực rỡ với tất cả vẻ giả dối, trước đám đông công chúng thuộc thành phần “hèn kém”, dàn nhạc mải mê hòa tấu trong bóng đêm lụi tàn… Một sự tương phản thê thảm giữa cái cao sang quyền quý với nơi bị giới thượng lưu khinh rẻ, coi là “bùn lầy nước đọng” của xã hội. Chúng chẳng bao giờ hòa quyện được vào nhau, và vở ballet kia mãi mãi chỉ là ảo ảnh:

…The jester takes his bows
Slips into the crowd
As the actors fade away
Another death to mourn
Another child is born
Another chapter in the play

It’s the gutter ballet
Just a menagerie
Still the orchestra plays
On a dark and lonely night
To a distant fading light…


(Còn nữa)
« Last Edit: December 12, 2005, 05:39 PM by Meteora »
[span style=\\\'color:red\\\'][span style=\\\'font-size:14pt;line-height:100%\\\']Những gì xuất phát từ trái tim sẽ làm lay động trái tim[/span][/span]

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #1 on: January 03, 2006, 07:07 PM »
Logged
Dead Winter Dead

Feel the rush, feel the rush in the back of your head
"Breathe it in, breathe it in," isn't that what they said
As you stood in the night 'neath the glow of the fires?
Watch it burn, watch it burn, watch it reach through the night
Feel the heat, feel the heat as you bask in its light
As the puppets hang upon their wires

(chorus)
I've lost my way, kneel down and pray
It all decays, it takes me down, down, down
Like the minister said, like the minister said
Where this all has led... dead winter dead

Can you hear what I hear in the back of your mind
As you stand on the stage when they tell you it's time
To read words from a past you can't remember?
Gotta keep what you have, tell me what is it for
If it made sense my friend well then not anymore
Every dream I'm told has its December

(chorus)
I've lost my way, kneel down and pray
It all decays, it takes me down, down, down
Like the minister said, like the minister said
Where this all has led... dead winter dead

(lead break)

(coda)

[music]http://h3aforever.com/soft/ap/Dead_Winter_Dead.mp3[/music]

Dead Winter Dead
Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.