Author Topic: Tiếng Việt thực hành đi bà con  (Read 6439 times)

Description:

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« on: December 20, 2010, 12:12 AM »
Logged
Chào các anh em,

Có một điều dễ nhận thấy không chỉ ở diễn đàn mình mà ở khắp mọi ngóc ngách trên internet này, tình trạng viết sai chính tả của mọi người đã ở mức báo động nguy hiểm  . Có nhiều lí do lắm, nên có lẽ chúng ta sẽ không cần bàn là tại sao. Chúng ta chỉ cần để ý một chút để có thể viết được chính xác thứ ngôn ngữ mẹ đẻ đáng quý mà chúng ta đang có. Mỗi người chúng ta có thể viết đúng chính tả thì đã là một hạt mầm khỏe mạnh cho tương lai tiếng Việt chúng ta rồi đấy  

Thật ra thì, có khi lúc viết, chúng ta không cố ý nhưng đã bị nhầm lẫn, hoặc chính bản thân chúng ta cũng không hiểu là đúng hay sai. Mình đã thấy một vài cuộc tranh luận khá bế tắc về chính tả trên diễn đàn chúng ta. Có một môn học bắt buộc đối với các sinh viên ngành sư phạm hay hành chính sự nghiệp có thể giải quyết khó khăn này. Đó là môn Tiếng Việt thực hành. Mình chưa được học nó bao giờ, mà hôm nay Juve vừa hòa tiếc quá, không ngủ được, nên, mình lập cái topic này ra mong mọi người ủng hộ.

Cũng là để học hỏi lẫn nhau. Ở đây chúng ta có thể hỏi nhau về các từ, câu khó cắt nghĩa. Một người không biết thì mười người khác xung quanh chắc hẳn sẽ có một người biết. Coi như chúng ta cùng nhau học tiếng Việt cho vui khỏe có ích nhé. Chúng ta hãy gìn giữ vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt, ít nhất là ở cái diễn đàn này. Mà bắt đầu từ việc viết đúng chính tả, đánh một cái dấu câu đúng chỗ hay là viết một đoạn đúng câu chữ.
« Last Edit: December 20, 2010, 12:34 AM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #1 on: December 20, 2010, 12:19 AM »
Logged
Bài mở đầu, tôi mời anh em trích đọc bài này, nó đã được đăng trên TT&VH

[!--quoteo--][div class=\\\'quotetop\\\']QUOTE[/div][div class=\\\'quotemain\\\'][!--quotec--]
Chính tả tiếng Việt đang là một mớ "lộn xộn"!

(TT&VH) - Việc viết sai chính tả tiếng Việt đang ở mức báo động, nó không chỉ diễn ra trong giao tiếp của giới trẻ trên mạng internet, mà còn xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và văn bản của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Tỷ lệ 10% là ngưỡng báo động!

Trước tình hình chính tả tiếng Việt đang bị sao nhãng, Viện CNTTĐHQG Hà Nội đã tiến hành một cuộc điều tra, nghiên cứu khoa học về chính tả văn bản tiếng Việt với lời kêu gọi thiết tha: Hãy cùng chúng tôi giữ gìn tiếng Việt! Nhóm tác giả đã khảo sát 177 tổ chức thuộc 7 khu vực trong tháng 6/2010. Trên tổng số gần 67.000 mẫu văn bản, tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7.79%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 1% (do các chuyên gia ngôn ngữ đề ra và rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế 0,1%).

Khu vực báo chí truyền thông có tỷ lệ lỗi chính ở gần mức báo động là 10%. Các cơ quan Nhà nước có tỷ lệ phạm lỗi chính tả khá đa dạng, từ trên 7% đến 40%. Lỗi “phổ biến’’ nhất gồm các lỗi phát âm như: bổ xung, sử lý, xử dụng... Đặc biệt, các lỗi chứa âm vị sai có nghĩa gần đúng nghĩa gốc có tỉ lệ phạm lỗi rất cao. Mắc cao nhất là: “soi mói” 74% (đã trở thành đúng và được coi là một cách viết mới của xoi mói); “sáng lạn” 41,66% (có thể xem như một cách viết tương đương với xán lạn); các lỗi “cọ sát” 36,71% (từ đúng là cọ xát); “thăm quan” 20,61% (từ đúng là tham quan)... đã vượt xa ngưỡng báo động đỏ!

Trước khi đánh giá chất lượng chính tả văn bản tiếng Việt, nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong hai nhóm chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia CNTT. Tuyệt đại đa số các chuyên gia cho rằng tỷ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp nhận (tức không còn là lỗi chính tả nữa)!

6 lần thay đổi chuẩn chính tả càng làm rối

GS-TS Trần Trí Dõi - Khoa Ngôn ngữ học - ĐHKHXH&NV Hà Nội đã nhận định rằng, sau hơn 60 năm trở thành chữ viết chính thức, cho đến nay chữ quốc ngữ vẫn còn chưa thật sự được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt và hiện nó đang là một mớ “lộn xộn” về chính tả. Tính lộn xộn này vấp ngay ở những quy định được ban hành trong nhiều năm qua. Cụ thể, chỉ tính từ năm 1984 cho đến 2006 đã có tới 6 quy định về chuẩn chính tả nhưng vẫn không khắc phục được các lỗi sai cơ bản. “Việc các cơ quan tự ý thay đổi chuẩn chính tả trong các năm qua cho thấy tư tưởng “dân tả’’ chứ không phải chính tả’’.

Để chứng minh cho ý kiến nói rằng chữ quốc ngữ hiện nay sử dụng chưa thống nhất và chắc chắn nó sẽ tạo ra những tiêu cực xã hội không đáng có, GS-TS Trần Trí Dõi dẫn: Có nhiều trường trung học mang tên: Lý Tự Trọng. Nhưng sau Quyết định 240/QĐ ngày 5/3/1984 của Bộ Giáo dục về “chính tả” thì trong sách giáo khoa do NXB Giáo dục ấn hành, giáo viên và học sinh lại có thể viết là “Lí Tự Trọng”... Chính những điều này sẽ tạo cho học sinh tư tưởng muốn viết như thế nào thì viết và không tin tưởng vào sự chuẩn xác của sách giáo khoa nữa.

Theo GS-TS Trần Trí Dõi để có thống nhất trong chuẩn chính tả thì phải có quy định pháp lý rõ ràng (luật ngôn ngữ) về chính tả. Phải giáo dục trong nhà trường có sự thống nhất trong chuẩn mực. Còn bản Báo cáo tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt cho rằng sai chính tả đang là một vấn nạn của xã hội.
[/quote]

Đấy, đọc qua bài này mọi người có thể hình dung ra tình hình gõ bàn phím của xã hội nó như thế nào rồi nhé. Hay ít ra mọi người có thể biết là viết 'xoi mói' là đúng chứ không phải 'soi mói'; 'xán lạn' chứ không phải 'sáng lạn'; 'tham quan' chứ không phải 'thăm quan'. Đây chỉ là những ví dụ rất nhỏ, mời anh em tiếp tục...
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline akazzurri

  • Io Che Sarò Bianconeri
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,198
  • Joined: Oct 2008
  • Thanked: 298
  • Thanks: 237
  • Gender: Male
« Reply #2 on: December 20, 2010, 01:48 PM »
Logged
Em hỏi nhé: địa lý đúng hay địa lí đúng, hoặc vật lý với vật lí, lý do với lí do ...
Theo em nghĩ thì viết  "lí" là đúng vì trong trong từ phải có nguyên âm, và "y" thì không phải là nguyên âm. Còn tên riêng thì có thể dùng "y" vì như thế viết trông đẹp hơn
AKAZZURRI

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #3 on: December 20, 2010, 10:24 PM »
Logged
Quote from: akazzurri
Em hỏi nhé: địa lý đúng hay địa lí đúng, hoặc vật lý với vật lí, lý do với lí do ...
Theo em nghĩ thì viết  "lí" là đúng vì trong trong từ phải có nguyên âm, và "y" thì không phải là nguyên âm. Còn tên riêng thì có thể dùng "y" vì như thế viết trông đẹp hơn
Nếu em đọc bài trên thì có thể thấy là hiện nay quy định về 'i' ngắn hay 'y' dài trong chính tả vẫn chưa giải quyết được vấn đề người ta dùng ra sao (hay là người ta có quan tâm hay không). Sau cuộc cải cách chữ viết năm 1984, chữ tiếng Việt bị làm giảm đi tính thẩm mỹ một cách nghiêm trọng (gần giống như bạn đang xem font chữ viết của diễn đàn chúng ta). Nó chỉ giải quyết một vấn đề duy nhất là dễ viết - viết nhanh. Cuộc cải cách chữ viết này cũng gây ra tranh cãi rất nhiều sau này với những vấn đề như là viết chữ 'i' khi nào.

 Theo quan điểm của anh (ngẫm cũng tương đối đúng) thì...

+ 'i' ngắn dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như 'lí do, lí giải, vô lí, í a, í ới.
- Đứng sau phụ âm.
- Từ đơn nguyên âm.

+ 'y' dài dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như vật lý, địa lý, lý tưởng, lý luận, ý tưởng, ý kiến.
- Đứng sau nguyên âm.
- Từ đa nguyên âm.

+ Tên riêng thì dùng tùy theo ý thích cá nhân. Vì thế, ông Lý Tự Trọng hay là Lí Tự Trọng là quyền của bố ông ấy muốn thế nào thì muốn.
« Last Edit: December 20, 2010, 10:32 PM by PAVELVNR »
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Dkv

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,994
  • Joined: Apr 2010
  • Thanked: 36
  • Thanks: 240
« Reply #4 on: December 20, 2010, 10:42 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR
+ Tên riêng thì dùng tùy theo ý thích cá nhân. Vì thế, ông Lý Tự Trọng hay là Lí Tự Trọng là quyền của bố ông ấy muốn thế nào thì muốn.

Trước cũng học tiếng Việt thực hành, môn này biến tiếng Việt thành một môn logic, tức là cách viết, cách dùng từ thành một cái gì đó có quy luật suy nghĩ. Khác với tiếng Việt phổ thông là phải nhớ... Nhưng giờ quên hết mất tiêu rồi...

Offline Genie

  • *
  • Juventini
  • Posts: 252
  • Joined: May 2006
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #5 on: December 20, 2010, 11:41 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR

+ 'i' ngắn dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như 'lí do, lí giải, vô lí, í a, í ới.
- Đứng sau phụ âm.
- Từ đơn nguyên âm.


Nếu anh search trên google "vô lí, lí do .." nó sẽ hỏi "Có phải bạn muốn tìm: lý do, vô lý.." đấy
Em vẫn thường viết "vật lý, lý do..." theo thói quen và em thấy cách viết này có vẻ đầy đủ, trang trọng hơn là dùng "i".


Offline keo_ngot

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 177
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #6 on: December 20, 2010, 11:55 PM »
Logged
Quote from: Genie
Nếu anh search trên google "vô lí, lí do .." nó sẽ hỏi "Có phải bạn muốn tìm: lý do, vô lý.." đấy
Em vẫn thường viết "vật lý, lý do..." theo thói quen và em thấy cách viết này có vẻ đầy đủ, trang trọng hơn là dùng "i".

tớ hòan tòan đồng ý với bạn Genie. Ngày xưa đi học cấp phổ thông (không nhớ rõ là cấp 1 hay cấp 2 nữa), cô giáo tớ có dạy là "y" được dùng mang nghĩa trang trọng hơn "i". Nhớ lời cô dạy nên từ dạo đó tới nay tớ luôn dùng "y" để viết các từ ví dụ như: lý do, vô lý, vật lý..., đặc biệt là tên người tớ không bao giờ dùng "i" cả trừ phi trong các văn bản hành chính quan trọng họ yêu cầu phải dùng như vậy. Hoặc trong văn phạm ngữ pháp tiếng Việt có các âm và vần yêu cầu bắt buộc đâu là "i", đâu là "y" ví dụ như: yêu, iêu, ai, ay, iết, im, in...
"Thank God I've found you!"[/color]

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #7 on: December 21, 2010, 09:16 AM »
Logged
Nghe các bạn nữ này nói có vẻ bàng môn tả đạo quá nhỉ ^0^. Khi tách riêng ra thì 'i' ngắn hay 'y' dài đều phát âm như nhau trong tiếng Việt. Nhưng khi kết hợp với các chữ cái khác thì lại phát âm khác nhau.

Vậy phân biệt khi nào viết 'i' ngắn, khi nào viết 'y' dài nên chăng dựa vào phát âm và ý nghĩa của từ chứ không thể dựa hết vào tính thẩm mỹ (mà mỗi người lại khác nhau). Vì thế anh kịch liệt phản đối cái xu hướng lấy thẩm mỹ làm trọng của cô giáo các cô

Nhớ ra mới thấy, hóa ra khi đi học người ta không dạy dùng 'i' ngắn 'y' dài theo luật nào nhỉ >:) Dùng tùy tiện như em Thanh là rất nguy hiểm, có thể tẩu hỏa nhập ma, ví dụ như 'li ti' thì em ấy viết thành 'ly ty' cho đẹp >:)
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #8 on: December 21, 2010, 09:31 AM »
Logged
Quote from: keo_ngot
tớ hòan tòan đồng ý
Nhân cái mấy cái từ này của em Thanh, mình lại nêu lên một vấn đề khác. Đây mới gọi là vấn đề thẩm mỹ kết hợp với tính hợp lí của nó này:

Trong các từ đa nguyên âm, như là 'hoàn toàn', 'chuyển nhượng', 'chính trường'. Thì đặt dấu thanh sắc ở đâu? Có kiểu đặt dấu như em Thanh ở trên thế này: 'hòan tòan'. Trông có vẻ không đẹp mắt (cân đối, mượt mà) lắm thì phải. Không biết TCVN quy định thế nào, nhưng theo mình thì bỏ dấu vào vị trí như sau:

- Bỏ dấu vào nguyên âm trong từ đơn nguyên âm.
- Bỏ dấu vào nguyên âm chính (điểm nhấn khi phát âm) trong từ đa nguyên âm.
- Bỏ dấu vào nguyên âm đứng sau trong trường hợp hai hay nhiều nguyên âm có vai trò như nhau trong từ đa nguyên âm.
- Ưu tiên bỏ dấu thanh sắc vào nguyên âm có dấu (như â, ă, ô, ơ, ư, ê) trong từ đa nguyên âm.

Bây giờ, bạn hãy phân biệt hay cách viết như sau: hòan tòan - hoàn toàn, gầu sòong - gầu soòng, nhựơng bộ - nhượng bộ, ngụyên cầu - nguyện cầu, etc xem cái nào hấp dẫn và hợp lí hơn.



Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

Offline nguoi bao ve

  • *
  • Juventini
  • Posts: 709
  • Joined: Mar 2007
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #9 on: December 21, 2010, 04:19 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR
Nếu em đọc bài trên thì có thể thấy là hiện nay quy định về 'i' ngắn hay 'y' dài trong chính tả vẫn chưa giải quyết được vấn đề người ta dùng ra sao (hay là người ta có quan tâm hay không). Sau cuộc cải cách chữ viết năm 1984, chữ tiếng Việt bị làm giảm đi tính thẩm mỹ một cách nghiêm trọng (gần giống như bạn đang xem font chữ viết của diễn đàn chúng ta). Nó chỉ giải quyết một vấn đề duy nhất là dễ viết - viết nhanh. Cuộc cải cách chữ viết này cũng gây ra tranh cãi rất nhiều sau này với những vấn đề như là viết chữ 'i' khi nào.

 Theo quan điểm của anh (ngẫm cũng tương đối đúng) thì...

+ 'i' ngắn dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như 'lí do, lí giải, vô lí, í a, í ới.
- Đứng sau phụ âm.
- Từ đơn nguyên âm.

+ 'y' dài dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như vật lý, địa lý, lý tưởng, lý luận, ý tưởng, ý kiến.
- Đứng sau nguyên âm.
- Từ đa nguyên âm.

+ Tên riêng thì dùng tùy theo ý thích cá nhân. Vì thế, ông Lý Tự Trọng hay là Lí Tự Trọng là quyền của bố ông ấy muốn thế nào thì muốn.
còn mình thì thấy hai chữ này khác nhau nhiều,phát âm cũng khác nhau.  còn dùng những từ như trên chỉ có thể coi là làm phong phú thêm cách viết mà không ảnh hưởng ngữ nghĩa kiểu đồng nghĩa khác âm .nên với những từ trên mình chấp nhận cả hai cách viết vì vẫn hiểu không sai và phát âm cực giống nhau .thậm chí mình có thể "sáng tạo" kiểu viết đồng- âm -đồng -nghĩa -khác -cách -viết để dành cho những từ hay tranh cãi trên.
có thể viết truyện:
Ông bố trưởng họ tộc VN có hai con sinh đôi là i và y, nói khác là khác tên,còn giống nhau lắm , nhưng khi lập con trưởng thì sau khi bàn bạc cùng họ tộc , cuối cùng quyết định "đặc biệt" cả hai cùng là con trưởng.Ông nào cãi thì bảo nếu ông đẻ hai con gái thì sao? thế là xong,coi như hết cãi mà có gì đâu, chỉ là phong phú thêm và rất rõ ràng nữa chứ .
ví dụ về sự khác nhau nhé
vái(lạy) với váy(áo), tái(chín) với máy(móc), hãy với hãi, lái với láy, khái với kháy,mai với may,tai với tay... . mình nghĩ hai nghĩa khác nhau rõ ràng dù đứng sau nguyên âm như nhau.
lụy với nụi , túy và múy, duy và dui , vui và vuy, vòi với vòy,tưới với tướy, khôi và khôy. những ví dụ trên lại khác hẳn, cái trước có trong từ điển tiếng Việt, còn từ sau hoàn toàn vô nghĩa và chưa  thấy xuất hiện trừ trong chat chit.
"chú í" chỉ ngôi thứ ba còn "chú ý" là động từ,  "tì" là động từ còn "tỳ" lả (chỉ một bộ phận cơ thể trong đông y)
 nên các từ đúng ở trên thì phải giữ nguyên không thể thay đổi về cả cách viết với phát âm.
« Last Edit: December 22, 2010, 08:46 PM by nguoi bao ve »
Một bàn tay có năm ngón ...

Offline akazzurri

  • Io Che Sarò Bianconeri
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,198
  • Joined: Oct 2008
  • Thanked: 298
  • Thanks: 237
  • Gender: Male
« Reply #10 on: December 21, 2010, 10:22 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR

+ 'i' ngắn dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như 'lí do, lí giải, vô lí, í a, í ới.
- Đứng sau phụ âm.
- Từ đơn nguyên âm.

+ 'y' dài dùng trong các trường hợp sau:
- Những từ như vật lý, địa lý, lý tưởng, lý luận, ý tưởng, ý kiến.
- Đứng sau nguyên âm.
- Từ đa nguyên âm.

hi hi, thế "ý nhị" hay "í nhị"  
AKAZZURRI

Offline keo_ngot

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 177
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #11 on: December 21, 2010, 11:15 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR
Nghe các bạn nữ này nói có vẻ bàng môn tả đạo quá nhỉ ^0^. Khi tách riêng ra thì 'i' ngắn hay 'y' dài đều phát âm như nhau trong tiếng Việt. Nhưng khi kết hợp với các chữ cái khác thì lại phát âm khác nhau.

Vậy phân biệt khi nào viết 'i' ngắn, khi nào viết 'y' dài nên chăng dựa vào phát âm và ý nghĩa của từ chứ không thể dựa hết vào tính thẩm mỹ (mà mỗi người lại khác nhau). Vì thế anh kịch liệt phản đối cái xu hướng lấy thẩm mỹ làm trọng của cô giáo các cô

Nhớ ra mới thấy, hóa ra khi đi học người ta không dạy dùng 'i' ngắn 'y' dài theo luật nào nhỉ >:) Dùng tùy tiện như em Thanh là rất nguy hiểm, có thể tẩu hỏa nhập ma, ví dụ như 'li ti' thì em ấy viết thành 'ly ty' cho đẹp >:)

"li ti" thì thuộc phạm trù trong văn phạm ngữ pháp tiếng Việt có các âm và vần yêu cầu bắt buộc đâu là "i", đâu là "y" bác ah. em dù có theo xu hướng lấy thẩm mỹ làm trọng nhưng cũng không đến nỗi mù quáng đến thế đâu ah.


Quote from: PAVELVNR
'hòan tòan'

bác ah, em không ngu đến mức viết sai chính tả như thế này đâu nhé. cái này hoàn toàn là sai sót về mặt kỹ thuật do thói quen đánh máy của em thôi.

ví dụ như em đánh máy chữ "hoan" xong rồi mới thêm dấu vào thì nó sẽ thành "hoàn" nhưng nếu em tiện tay đánh mới đến "hoa" đã đánh dấu "huyền" vào rồi mới thêm nốt chữ "n" thì nó thành ra "hòan" như vậy đấy.

gà mờ về tin học nên chỉ biết giải thích vậy, bác đừng cười nhé
"Thank God I've found you!"[/color]

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #12 on: December 22, 2010, 09:37 AM »
Logged
Ngày xưa thầy giáo dạy Văn mình có dạy một vài quy tắc thế này để phân biệt "y" và "i". Nhớ bập bõm, trình bày bập bõm.

- Đứng một mình không đi kèm nguyên âm, phụ âm nào phải là "y" - ý kiến, y chang....
- "Y" đứng đầu làm phụ âm. Yêu, yếu...
- Đứng sau một phụ âm đơn (b, d, h, k, n,...) hoặc đứng sau phụ âm kép (ví dụ: ch, th, tr) và là đơn nguyên âm thì chủ yếu là "i" (bi bô, di chuyển, hi hữu, chi tiết, thi cử,...), nhưng TH khác tùy trường hợp mà "i" hay "y", ưu tiên dùng "y" để thể hiện sự trang trọng.

Tuy nhiên xem qua một lượt thì vấn đề này vẫn còn cãi nhau rát tai lắm

Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

Offline nguoi bao ve

  • *
  • Juventini
  • Posts: 709
  • Joined: Mar 2007
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #13 on: December 22, 2010, 02:07 PM »
Logged
Quote from: juverofan
Ngày xưa thầy giáo dạy Văn mình có dạy một vài quy tắc thế này để phân biệt "y" và "i". Nhớ bập bõm, trình bày bập bõm.

- Đứng một mình không đi kèm nguyên âm, phụ âm nào phải là "y" - ý kiến, y chang....
- "Y" đứng đầu làm phụ âm. Yêu, yếu...
- Đứng sau một phụ âm đơn (b, d, h, k, n,...) hoặc đứng sau phụ âm kép (ví dụ: ch, th, tr) và là đơn nguyên âm thì chủ yếu là "i" (bi bô, di chuyển, hi hữu, chi tiết, thi cử,...), nhưng TH khác tùy trường hợp mà "i" hay "y", ưu tiên dùng "y" để thể hiện sự trang trọng.

Tuy nhiên xem qua một lượt thì vấn đề này vẫn còn cãi nhau rát tai lắm
Đơn cử i với y thêm vào sau chữ a còn chữ u:"thủi thủy,thúi thúy,xui xuy,tui tuy,khui khuy,ui uy,ủi ủy, lụi lụy " thỉ chẳng phải giống hệt nhau sao .vậy theo mình, i đọc ngẳn và dứt khoát, hơi tròn môi còn y đọc kiểu kéo dài giọng,hai mép kéo xuống để miệng như dấu ^.
« Last Edit: December 22, 2010, 02:13 PM by nguoi bao ve »
Một bàn tay có năm ngón ...

Offline nguoi bao ve

  • *
  • Juventini
  • Posts: 709
  • Joined: Mar 2007
  • Thanked: 0
  • Thanks: 2
« Reply #14 on: December 22, 2010, 09:05 PM »
Logged
nói thật là sợ nhất từ chát chít a, đọc xong ngất luôn ví dụ: hi hi hoặc 22222 , đâu tiên tưởng bạn cười cái "giề"đó hóa ra là bạn... chào mình    , còn siêu hơn cả những từ lai Tây như mày tao (moi toi của tiếng Pháp )theo như mình hiểu là dùng từ mình cậu nghe ổn và tôn trọng nhau hơn .và lai tầu, hán việt như phong phanh đấu với phong thanh (theo như mình hiểu là dịch nôm na thành  "tiếng gió" của tiếng VN dễ nghe nhất. và phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Việt như bới cơm tiếng miền trung với xới cơm tiếng miền bắc(hình như thế,vd này mình không chắc lắm),mọi người cho vd khác đi.
Một bàn tay có năm ngón ...

Offline Genie

  • *
  • Juventini
  • Posts: 252
  • Joined: May 2006
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #15 on: December 22, 2010, 11:38 PM »
Logged
Quote from: PAVELVNR
Nghe các bạn nữ này nói có vẻ bàng môn tả đạo quá nhỉ ^0^. Khi tách riêng ra thì 'i' ngắn hay 'y' dài đều phát âm như nhau trong tiếng Việt. Nhưng khi kết hợp với các chữ cái khác thì lại phát âm khác nhau.

Vậy phân biệt khi nào viết 'i' ngắn, khi nào viết 'y' dài nên chăng dựa vào phát âm và ý nghĩa của từ chứ không thể dựa hết vào tính thẩm mỹ (mà mỗi người lại khác nhau). Vì thế anh kịch liệt phản đối cái xu hướng lấy thẩm mỹ làm trọng của cô giáo các cô

Nhớ ra mới thấy, hóa ra khi đi học người ta không dạy dùng 'i' ngắn 'y' dài theo luật nào nhỉ >:) Dùng tùy tiện như em Thanh là rất nguy hiểm, có thể tẩu hỏa nhập ma, ví dụ như 'li ti' thì em ấy viết thành 'ly ty' cho đẹp >:)

Thú thực là em ko quan tâm i/y đứng trước hay sau nguyên âm phụ âm nào cũng chẳng cần biết cách phát âm hay nghĩa của nó ra sao. Em dùng theo cảm hứng, thói quen và kinh nghiệm. Cứ cho cách dùng này là tùy tiện đi, nhưng em cam đoan với anh là em rất hiếm khi viết sai chính tả.. (em chỉ sai khi em cố tình làm vậy thôi   )
Bài tập phân biệt dấu thanh sắc của anh đang ế khách kìa  
« Last Edit: December 22, 2010, 11:39 PM by Genie »

Offline minh son

  • *
  • Juventini
  • Posts: 794
  • Joined: Jun 2007
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #16 on: December 27, 2010, 01:07 AM »
Logged
Quote from: Genie
Em dùng theo cảm hứng, thói quen và kinh nghiệm.
....Cứ như bạn này nói là em thấy chuẩn nhất.....  

....Cứ viết làm sao cho đa số người khác đọc được và hiểu được đúng nghĩa điều mình muốn truyền đạt là được rồi....chứ bảo để mà giải thích một cách có căn cứ,có logic là tại sao lúc viết thế này,lúc viết thế kia thì chắc nhiều lúc cũng chịu....

....Còn đứa nào mà thắc mắc nhiều thì tốt nhất là " lên phường "....
.....xe xịt lốp là phải bổ máy làm hơi.....hợ hợ...

Offline Milan

  • *
  • Promising Youngster
  • Posts: 93
  • Joined: Jun 2009
  • Thanked: 0
  • Thanks: 1
« Reply #17 on: January 05, 2011, 01:58 PM »
Logged
Ngày trước còn đi học, chát chít nhiều em hay viết chữ theo kiểu " công dân mạng " giờ đi làm thói quen đó đôi lúc cũng bị nhiễm vào trong công việc lắm!!! Em cũng viết theo thẩm mỹ. Ví dụ: thay "i" ngắn thành "y" dài đó. Và viết thiếu âm...rất nguy hiểm.
Có chị làm kế toán thuế phòng em còn không biết viết " năm mươi lăm " hay năm mươi năm " nữa cơ. Tiếng việt mình thật là khó
Bạn thân ơi, dù rằng cuộc đời mai sau có biết bao nhiêu đổi thay
xin nhớ cho rằng ở mọi nơi ban luôn có tôi người cùng sớt chia.

Út - Mika

Offline akazzurri

  • Io Che Sarò Bianconeri
  • *
  • JFC Hero
  • Posts: 3,198
  • Joined: Oct 2008
  • Thanked: 298
  • Thanks: 237
  • Gender: Male
« Reply #18 on: January 06, 2011, 02:35 PM »
Logged
Thế là 55 hay 50 năm.
Số 5 thì đọc thế nào )
AKAZZURRI

Offline Pavelvnr

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,844
  • Joined: Oct 2004
  • Thanked: 416
  • Thanks: 408
  • Gender: Female
  • Người gác rừng bị lãng quên
« Reply #19 on: December 18, 2012, 01:11 PM »
Logged
Thế là 55 hay 50 năm.
Số 5 thì đọc thế nào )

55 đọc là 'Năm mươi lăm' <có lẽ là do để cho dễ phát âm hơn và không bị nhầm lẫn.

Hôm trước KOP có hỏi viết là 'giùm' hay là 'dùm'

Như DQ trả lời, từ điển ghi là 'giùm' còn người miền Nam hay đọc và viết sai thành 'dùm'.

Mình nghĩ 'giùm' là đúng vì nó có thể bắt nguồn từ chữ 'giúp' - có cùng nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ.
Phan Lâm An - Y!M: Pavluchkaaa

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.