Author Topic: Âm nhạc đương đại  (Read 2016 times)

Description:

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« on: September 20, 2005, 10:52 AM »
Logged
Tại sao nhạc trẻ bị phân hoá mạnh và rất không đồng đều: nhạc sến, nhạc "lai ghép" càng ngày càng gia tăng còn nhạc thính phòng lại bị thu giảm? Âm nhạc mang tính nghệ thuật cao (nghệ thuật mỹ lệ) liệu có bị biến thành âm nhạc kỹ thuật như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (nghệ thuật mỹ nghệ)?


Đại hội Hội nhạc sĩ Việt Nam vừa mới kết thúc nhưng những vấn đề nóng của âm nhạc được độc giả quan tâm suốt một thời gian dài vẫn còn treo lơ lửng chưa được giải quyết hoặc lý giải. Tại sao nhạc trẻ bị phân hoá mạnh và không đồng đều: nhạc sến, nhạc "lai ghép" càng ngày càng gia tăng còn nhạc thính phòng lại bị thu giảm? Âm nhạc mang tính nghệ thuật cao (nghệ thuật mỹ lệ) liệu có bị biến thành âm nhạc kỹ thuật như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (nghệ thuật mỹ nghệ)?

Trong âm nhạc cũng như nghệ thuật nói chung, nỗ lực sáng tạo nên những tác phẩm tốt lành, thiện hảo không những khó khăn cực nhọc mà nhiều khi còn chưa được dư luận đánh giá đúng mức; ngược lại, chiều nịnh công chúng bằng những sáng tạo vừa phải, xoàng xĩnh đôi khi lại được tung hô và đi kèm theo nó là lợi lộc, danh tiếng. Đứng trước sự lựa chọn đầy tính cám dỗ như vậy, cách ứng xử của các nghệ sĩ sẽ ra sao?

Những vấn đề trên sẽ được đề cập tại cuộc bàn tròn trực tuyến Ca sỹ đương đại vào lúc 16h ngày 31/8, với các vị khách mời: Ca sĩ Thanh Lam và ca sĩ Anh Thơ.





Ca sĩ Thanh Lam có vẻ bề ngoài nồng nàn của một người đàn bà từng trải, lại cũng có vẻ láu lỉnh của một cô bé. Hào hứng sống, hát và... yêu, Thanh Lam dường như luôn là người sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Hay ít nhất cô cũng tạo cho người khác cảm giác như vậy. Khi Lam cầm micro, cũng có nghĩa là cô chuẩn bị dốc hết lòng mình, dâng hiến tình yêu đang ngùn ngụt cháy trong giọng hát vốn đã đầy lửa với âm nhạc.

3 tuổi, Thanh Lam đã được cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi, mẹ dạy cô chơi đàn thập lục, hát dân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. Năm 1985 Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ðây là một bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này. Bỏ qua một bên những khen chê về cách hát, Thanh Lam vẫn hát theo bản năng và cách mà mình đã chọn. Thanh Lam đã tạo một lối đi riêng, vừa lạ lẫm, vừa gần gũi. Với nội lực tuyệt vời của mình, Lam luôn được coi là một ca sĩ có giọng hát cá tính nhất Việt Nam.

 
Ca sĩ Anh Thơ
 
Với Anh Thơ thì khác. Nếu như Lam mạnh mẽ và quyết liệt trong âm nhạc thì Anh Thơ lại dịu dàng, đằm thắm. Cô ca sĩ có chất giọng đẹp và ngọt, cao vút lan toả ấy đã hoàn toàn chinh phục những người một lần nghe cô hát. Khi còn nhỏ, Anh Thơ chẳng bao giờ chịu thuộc một bài hát nào trừ bài "Lá đỏ" khi đạt giải văn nghệ của trường cấp III. Đang học lớp 11, Anh Thơ quyết định thi vào trường Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá. Sau khi tốt nghiệp đại học khoa thanh nhạc, Nhạc viện Hà Nội, Anh Thơ được giữ lại trường làm giảng viên.
Khi được hỏi tại sao lại chọn âm nhạc cổ điển, Thơ hồn nhiên trả lời: Vì yêu và thích. Cô không sợ những khó khăn, thậm chí cô biết trước cả sự thiệt thòi khi chọn dòng nhạc cổ điển. Bởi cô tin, khi người nghệ sĩ lao động chân chính, có hy sinh mồ hôi nước mắt vì sự nghiệp cộng với khả năng trời cho, chắc chắn sẽ được công chúng đón nhận. Gần đây Anh Thơ cho ra mắt album cá nhân đầu tay của mình : Tình em” đã được công chúng yêu mến.

Ở họ có một điểm chung, đấy chính là tình yêu mãnh liệt đối với âm nhạc. Âm nhạc cũng giống như hơi thở của họ giữa cuộc sống vốn rất khan hiếm ô-xy. Họ sẽ nói gì trước những biến chuyển không ngừng của đời sống ca nhạc Việt Nam đương đại?

Dưới đây là nội dung cuộc bàn tròn:

 
 

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Hôm nay chúng ta đang sống trong không khí phấn khởi, hào hùng của những ngày kỷ niệm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục có các chương trình ca nhạc hoành tráng để kỷ niệm 60 năm quốc khánh. Trong đời sống ca nhạc sôi động này chúng ta có nhiều cơ hội để thưởng ngoạn và cũng có nhiều điều để suy ngẫm. VietNamNet mời hai ca sỹ để bàn luận, trao đổi về không khí của những ngày lễ và qua đó nói về đời sống ca nhạc đương đại của chúng ta. 2 vị khách mời của chúng ta khá đặc biệt, một người có thể nói là đương kim nữ hoàng nhạc nhẹ, Diva Thanh Lam còn một người nữa đang khẳng định mình là một tên tuổi mới trong làng ca nhạc thính phòng, cô cũng vừa cho ra mắt công chúng một album rất ấn tượng mang tên Tình em: ca sĩ Anh Thơ.  

Chạy sô, hát nhép... cảm xúc có còn tươi mới?

 
Ca sĩ Thanh Lam
 
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Trước hết, các bạn có thể nói qua về công việc của mình trong những ngày này, chắc các bạn bận chạy sô nhiều lắm...

Thanh Lam: - Vâng, có thể nói là rất bận, ngày lễ 2/9 Thanh Lam sẽ hát ở Hải Phòng, ngày 3/9 sẽ hát ở TP.HCM. Trong thời gian này Thanh Lam đang hoàn thiện thu âm cùng với nhạc sĩ Lê Minh Sơn CD mới nhất có tựa đề ''Em và đêm''. Thanh Lam vừa thu âm xong ca khúc đầu tiên là vội chạy tới đây...  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Dù có chạy vội đến đây thì Thanh Lam đã trễ hẹn mất mấy phút...Còn Anh Thơ thì sao?

Anh Thơ: - Nói chung những ngày này Anh Thơ rất nhiều việc, vì là những ngày kỷ niệm lớn, nhiều bài hát truyền thống mà Anh Thơ có sở trường được nhiều chương trình ca nhạc sử dụng  Hầu như ngày nào Anh Thơ cũng có chương trình, tối nay và ngày mai sẽ là những chương trình truyền hình trực tiếp.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Quá nhiều sô diễn, quá nhiều chương trình ca nhạc...nhưng các bạn thấy có gì mới mẻ, cách tân trong khâu tổ chức, dàn dựng chương trình không? Năm nào cũng có các dịp kỷ niệm, cũng có những chương trình ca nhạc tương tự và năm nay sẽ là đỉnh điểm vì kỷ niệm 60 năm Quốc khánh. Nghệ thuật luôn cần cái gì đó mới mẻ, sáng tạo, không rập khuôn máy móc, không lặp lại mà các bạn lại xuất hiện liên tục như vậy, xin hỏi các bạn cảm xúc gì mới, hay các bạn có đòi hỏi hoặc mong muốn gì về khâu tổ chức, dàn dựng chương trình?

Thanh Lam: - Trong những chương trình ca nhạc mừng những ngày lễ lớn, Thanh Lam hay chrọn bài hát phù hợp với chương trình, mang màu sắc dân tộc, những bài hát ngợi ca đất nước, con người Việt Nam...

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Anh Thơ nghĩ sao? có chia sẻ quan điểm với Thanh Lam không?

Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ rằng không chỉ Anh Thơ và Thanh Lam mà những người biên tập chương trình ca nhạc cũng sẽ chọn như vậy. Anh Thơ tham gia rất nhiều những chương trình như vậy và thấy rằng gần đây cũng có nhiều điều mới, nhiều thông tin hơn nên rất hào hứng...

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Ý tôi muốn hỏi là Anh Thơ thấy cách tổ chức chương trình có gì mới không, có thấy chương trình năm nay cũng thế, sang năm cũng thế...

Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ rằng trong những chương trình ca nhạc truyền thống như vậy rất khó thay đổi được nhiều. Nhưng Anh Thơ cũng cho rằng những người tổ chức cố gắng lo đủ số tiền để có thể áp dụng công nghệ hiện đại trên sân khấu thì sẽ có hiệu quả rất tốt trên sân khấu và nó sẽ mang lại cảm xúc mới cho người nghe.

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Nhưng đấy mới chỉ là áp dụng công nghệ mới làm tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng trên sàn diễn...

 
: - Trên sân khấu rất cần những đổi mới như vậy còn các bài hát thì chỉ có bấy nhiêu thôi nên nếu không làm tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng, hình ảnh thì khán giả sẽ nhàm chán. Nhưng ngay cả đổi mới công nghệ thì gần đây cũng chỉ được chút ít thôi. Mọi thứ kể trên đều thiếu một chút nên nên chương trình cũng chỉ hơn một chút thôi.

Thiếu tiền hay thiếu đội ngũ chuyên nghiệp?

 TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Tôi thấy các chương trình ca nhạc lớn đều được tài trợ rất nhiều, ví dụ chương trình "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" vừa diễn ra tối qua, 30/8,  rồi một số chương trình truyền hình trực tiếp trước đây nữa chắc cũng thế. Tài trợ cho các chương trình như vậy tôi nghĩ không phải là thiếu, vậy  nguyên nhân do đâu mà "chỉ hơn một chút thôi" như Anh Thơ vừa nhận xét? Do chúng ta chưa có tư duy mới, hay là chúng ta chưa đầu tư đến nơi đến chốn, hay điều kiện của chúng ta chưa cho phép?

Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ là do cả ba!

Thanh Lam: - Những chương trình truyền thống thì Lam thấy không thể nào thay đổi được nhiều. Nhưng những chương trình nhạc nhẹ họ luôn cố gắng nếu có đủ số tiền. Ngay như Lam khi có tiền thì Lam cũng chi tiền cho công nghệ gọi là hình ảnh và sân khấu, mang hiệu quả tốt cho người nghe và nhìn.

Với một chương trình hay thì không thể từng tiết mục hay mà phải là cả một tập thể có sự chỉ đạo của người đạo diễn, có thẩm mỹ nhất định và sắp xếp làm sao để tiết mục này đẩy tiết mục lên. Lam nghĩ người đạo diễn sân khấu rất quan trọng và ở VN chúng ta đang thiếu cái đó. Thiếu những đạo diễn giỏi, hiểu biết, hiểu biết ở đây là hiểu biết tổng thể chứ không hiểu biết một chuyên ngành nào đó.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Nghĩa là đạo diễn các chương trình ca nhạc cần có một đẳng cấp, cần có kiến thức tổng hợp nhiều mặt để tạo nên một sản phẩm tổng hợp chứ không phải chỉ có kiến thức chuyên sâu về một vấn đề nào đó...

 
Ca sĩ Anh Thơ
CS Anh Thơ: - VN mình đúng là thiếu những người đạo diễn như thế.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thanh Lam bực mình quá hay đi học để làm một đạo diễn giỏi ...

Thanh Lam: - Lam nghĩ ông trời cũng không thể cho mình nhiều may mắn như vậy. Lam cố gắng vẫn hát đến khi nào không hát được thì thôi. Lam nghĩ để chuyển sang một ngành nghề mới sẽ rất khó bởi vì tất cả mọi cái phải được học bài bản thì nền tảng mới tốt được. Lúc trẻ học thì nạp dữ kiện mới rất nhanh còn khi đã lớn thì nên theo chuyên ngành của mình thì tốt hơn.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Anh Thơ chuyên hát nhạc truyền thống, còn Thanh Lam thì hát nhiều dòng, cả nhạc thị trường, nhạc nhẹ và cả những bài hát truyền thống; khi ra hát trên sân khấu các bạn có chút gì cảm xúc riêng không? Tôi thấy hai người đều hoạt động trong lĩnh vực này rất nhiều, đã hát đi hát lại những bài hát này, vậy mỗi lần ra sân khấu như vậy các bạn lấy đâu ra cảm xúc mới? Các bạn tạo ra một sự sáng tạo mới lạ cho công chúng như thế nào?

Thanh Lam: - Lam nghĩ nếu muốn tạo xu hướng mới đầu tiên phải có cái để làm nghĩa là có bài hát phù hợp để hát. Một chương trình ca nhạc, một CD ra đời không chỉ cần một ca sĩ giỏi mà cần một tập thể giỏi gồm cả người phụ trách kỹ thuật, người phối khí và người chơi nhạc. Họ là những người không đứng ra đón nhận tiếng vỗ tay, những vòng hoa của khán giả mà họ đứng đằng sau âm thầm làm việc...

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Giả sử các điều kiện hoàn hảo, khi đó cũng một bài hát đó cho mọi chương trình, Anh Thơ sẽ chọn cảm xúc hoặc cách thể hiện như thế nào để tạo sự khác biệt?

Anh Thơ: - Đương nhiên là sẽ khác rất nhiều . May mắn là Anh Thơ và Thanh Lam sinh ra đã được trời phú cho một giọng hát cũng như có một tâm hồn có thể nói là nhạy cảm nữa, nên mình có thể biết được rằng mỗi lần hát mình phải làm mới mình như thế nào. Để lấy cảm xúc, trước tiên lời bài hát phải hay, mình phải chọn bài hát phù hợp với mình. Qua tâm hồn nhạy cảm, mình có thể tìm cách thể hiện, hoặc khiến cảm xúc dâng trào hoặc giảm bớt đi một chút...

Không phải cứ có tiền là hát sẽ hay hơn

 
 

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Chất giọng trời phú, lại được đào tạo cơ bản, nhưng đúng là không thể thiếu cảm xúc, tâm hồn, sự nhạy cảm của người nghệ sĩ...chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần sau. Còn bây giờ tôi muốn hỏi các bạn có cảm xúc gì khi đất nước đang đi vào một giai đoạn mới, có vị thế mới. Chỉ nhìn tốc độ chạy sô của các bạn trong những ngày này, nhìn cách ăn mặc sang trọng hơn, lịch sự hơn của các bạn cũng có thể thấy kinh tế phát triển, đời sống âm nhạc khá lên...

Anh Thơ: - Những ngày này Anh Thơ bận lắm, túi bụi vì công việc như chạy sô chẳng hạn, rồi gia đình con cái nữa...Đương nhiên là cũng thấy phấn khởi lắm vì thầy cờ bay, băng rôn căng ngang đường phố tưng bừng...

Thanh Lam: - Lam thấy khi kinh tế đi lên thì nhu cầu giải trí tăng thêm, người ta mới có chút xíu thời gian đi uống nước nghe nhạc hay bỏ tiền mua vé đi xem kịch gì đó. Chứ còn đời sống quá khó khăn thì tâm hồn không thể nào thư giãn đi xem cái này đi nghe cái kia được. Lam rất mừng khi những bạn cùng trang với Thanh Lam họ có kiến thức và kinh tế khá giả.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn:  - Đời sống ca sỹ bây giờ khá lên rất nhiều, một CD các bạn làm ra có thể có giá tới 35-40 ngàn đồng là chuyện bình thường, in ấn đẹp hơn, lịch sự sang trọng hơn, thậm chí có những poster quảng cáo rất đẹp và ấn tượng. Nhưng đời sống khá lên thì kèm theo chất lượng nghệ thuật có khá lên không?

Thanh Lam: - Lam nghĩ chất lượng nghệ thuật phải do cái cốt lõi ở bản thân mình, không phải cứ có tiền thì mình sẽ hát hay hơn. Tất nhiên khi có tiền cộng với sự văn minh thì hàng năm có những sản phẩm hoàn hảo hơn. Khi những CD thu xong để bán thì ở VN rất thiệt bởi có hàng giả. 35 hay 40 ngàn đồng một CD thì cũng vẫn rất thiệt thòi. Lam hay Anh Thơ cũng như các ca sĩ khác làm CD gần như là một sự quảng bá để khán giả họ biết rằng chúng tôi đang làm gì. Điều này ngược với nghệ sĩ ở nước ngoài vì ca sĩ nước ngoài họ sống bằng những CD chứ không phải sống bằng tiền đi diễn hàng đêm như ở VN.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Vấn đề là như vậy. Ca sĩ làm CD để được công chúng yêu mến và đi diễn hằng đêm để kiếm sống, Làm CD nhưng lại không được sống bằng CD. Làm CD để đánh dấu sự nghiệp ca hát của mình, tôi tò mò muốn biết trong sự nghiệp của các bạn, những bài hát về đất nước về cách mạng có bài nào ghi dấu ấn sâu đậm không?  

Thanh Lam: - Lam không hát nhiều những bài hát cách mạng. Lam rất thích bài ''Ôi quê tôi'' trong CD và khi hát có tính tự hào dân tộc trong đó. Thỉnh thoảng Lam có hát các ca khúc của bố mình viết về Bác Hồ... Những bài hát đó mang tính ''dân tộc'' một chút và không phải là sở trường nhưng Lam vẫn hát với tất cả sự kính trọng.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Nếu tôi nhớ không lầm thì Thanh Lam xuất hiện, để lại ấn tượng trong lòng người nghe chính là qua bài Đêm Hồ Gươm của Trần Hoàn, đúng không? Tôi còn nhớ những năm đó, một cô gái 16-17 tuổi có chất giọng rất khoẻ, hồn nhiên và tất nhiên là xinh đẹp nữa. Vậy là Thanh Lam đã lưu dấu ấn của mình chính từ một bài hát về quê hương đất nước? Thế còn Anh Thơ, bây giờ bạn vẫn hát dòng nhạc đó, thế nhưng đâu là bài đầu tiên đem bạn đến với công chúng?

Anh Thơ: - Có lẽ là bài Xa khơi của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. Bài đó giúp Anh Thơ được giải năm 1998. Lúc đó Anh Thơ nghĩ có lẽ mình hát chưa hay đâu, nhưng bởi vì bé mà cũng dám hát một bài khó như thế nên có thể người ta nghĩ là Anh Thơ cũng có gan, hoặc là có thể hy vọng gì đó nên họ cho Anh Thơ giải nhất. Về sau Anh Thơ đã cố gắng rất nhiều và cho đến giờ vẫn hát bài hát đó rất nhiều.

Không ai muốn hát nhép nhưng....  

 
 
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Chúng ta đã nói nhiều về sự cần thiết phải áp dụng công nghệ ghi âm, công nghệ âm thanh, ánh sáng  nhằm nâng cao hiệu quả trên sân khấu ca nhạc nhưng chưa nói tới vấn đề hát nhép. Trong những ngày kỷ niệm vừa qua, có nhiều khán giả gửi thư tới VietNamNet nói rằng họ mua đĩa xem và thấy có những ca sỹ diễn trên sân khấu cũng bài hát đó nhưng không khác một chút nào so với những cái đĩa mà ca sỹ đã thu và họ đã nghe. Vậy câu hỏi họ đặt ra là, phải chăng các ca sỹ cũng hát nhép trong những ngày kỷ niệm vừa rồi? Vậy cá nhân các bạn nghĩ sao, hát nhép có nên hay không nên, hay đó là một xu thế công nghệ không thể cưỡng lại được?

Thanh Lam: - Lam cho rằng hát nhép đối với những ca sĩ không có đủ sức khỏe, không có sự tự tin, kỹ thuật để hát nguyên cả một chương trình cũng có thể chấp nhận được. Bản thân Lam đã trải nghiệm qua một số đêm diễn có 10 người thì 9 người hát nhép nếu mình không hát nhép thì lập tức mình là trường hợp cá biệt và khán giả sẽ so sánh sao cô này hát kém hơn cô kia? Vì vậy, đôi khi phải hát bằng âm thanh hát sẵn. Tất nhiên, Lam rất thích hát thật, bởi mỗi lần lên sân khấu là một lần thăng hoa, là một lần trải nghiệm cảm xúc khác lạ, không lần nào giống lần nào và đó là điều rất hay của người nghệ sĩ.  

Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ hát nhép thì không nên. Nhưng có những chương trình không đủ điều kiện, về thời gian, âm thanh, ánh sáng, cũng như mọi phương tiện hộ trợ khác nên bắt buộc phải hát nhép... Đặc biệt, với những chương trình lớn, truyền hình trực tiếp nếu chỉ được tập vài ba buổi thì khó có thể hát tốt được.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Đúng là không nên nhưng tôi thấy trong các chương trình ca nhạc lớn được truyền hình trực tiếp chuyện hát nhép vẫn phổ biến và nhiều khi "phô" quá mức như: hình phát chậm hơn hoặc nhanh hơn ca khúc, hình đã chuyển sang việc khác mà giai điệu ca khúc vẫn còn hoặc ngược lại vv...Do cách làm chương trình rất ẩu hay do ca sĩ hát nhép không thuần thục, chuyên nghiệp?

Anh Thơ: - Đúng, có những chuyện như anh vừa nói nhưng chúng tôi không muốn hát nhép như thế cả. Khán giả cũng phải thông cảm rằng Việt Nam mình thiếu thốn rất nhiều thứ hỗ trợ cho ca sĩ trên sân khấu để ca sĩ có thể yên tâm thể hiện bài hát. Nhiều khi do lỗi của truyền hình như mất hình, hình phát chậm hơn tiếng hoặc ngược lại... Những cái đó đạo diễn, biên tập hay ca sĩ chúng tôi không ai muốn, sau những lỗi như vậy ai cũng cảm thấy day dứt và khổ tâm. Các phương tiện hỗ trợ sân khấu ca nhạc của chúng ta còn yếu, quá yếu...

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
 - Chúng ta khẳng định là chúng ta không muốn hát nhép nhưng thực tế thì hát nhép vẫn cứ xảy ra vì những lý do nào đó. Khán giả bao giờ cũng mong muốn nhận được chất lượng nghệ thuật tốt nhất, cảm xúc thật nhất ngay trên sân khấu nhưng chúng ta lại mang đến cho họ, cũng trên sân khấu, chất lượng nghệ thuật đã hoàn chỉnh trong phòng thu, thì có nên không ?

Thanh Lam: - Lam nghĩ cái quan trọng nhất chính là khâu âm thanh thôi chứ một người nghệ sĩ giỏi thì xác xuất bị phô rất ít. Nó chỉ xê dịch từ 8, 9, 10 chứ không bao giờ tụt xuống 3-4-5 cả. Trừ khi mình ốm đau, bện tật hoặc giây thanh đới của mình có vấn đề. Xét cho cùng những chương trình họa hoằn phải bật âm thanh sẵn là do âm thanh quá tồi.  

Ca sĩ là "thợ hát" hay là nghệ sĩ của cảm hứng?

TBT Nguyễn Anh Tuấn:  - Nghĩa là nguyên nhân chính do khâu tổ chức biểu diễn, điều kiện âm thanh là điều đầu tiên, tiên quyết, chứ nghệ sỹ các bạn thì tất nhiên là thích thể hiện sức mạnh, tài năng của mình trực tiếp trên sân khấu bằng chất giọng trời phú. Trên đây là một vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Còn một vấn đề là giữa thợ hát và sự sáng tạo của nghệ sĩ. Khi các bạn hát nhiều không cẩn thận sẽ thành thợ hát, cũng như nhạc sỹ sáng tác nhiều quá không cẩn thận sẽ thành thợ sáng tác, hoặc một người chơi đàn có thể thành một thợ chơi nhạc cụ. Giữa thợ hát với sự sáng tạo, bạn có phải vượt lên mình nhiều không, có phải luôn luôn làm mới mình không để tạo nên sự sáng tạo?

Thanh Lam: - Theo Lam chữ ''thợ'' cũng có thể rất cần cho người ca sĩ bởi thợ ở đây là tính chuyên nghiệp. Đầu tiên phải có những nền tảng vững chắc thì mới thăng hoa trong nền tảng đó. Sáng tạo tức là gì? Bật nhạc lên rồi cứ thế hát. Cái chữ thợ ở đây là sự sắp xếp, sau đó kết hợp với khán giả tạo nên cuộc thăng hoa. Cũng có người sáng tạo nhưng sáng tậo10 cái thì hỏng... cả mười.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: -  Anh Thơ nghĩ sao về thợ hát và người sáng tạo?

Anh Thơ: - Em nghĩ rằng chị Thanh Lam nói rất đúng vì đây là nghệ thuật mà. Có thể là mình cần phải có những nền tảng nhất định để phát huy cho cảm xúc của mình, để mình thăng hoa. Em hát cũng không phải nhiều lắm,  nhưng có những lúc hát rất hay và có những lúc hát rất dở. Điều đó phụ thuộc vào âm thanh, vào cả hứng thú đôi  khi lên xuống thất thường...

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Có những bạn đọc cho rằng để tạo chất men say, sự bốc lửa cho mình trước khi ra sân khấu, có ca sỹ phải dùng đến cả thuốc kích thích...

 
1
Thanh Lam: - Lam thấy ở nước ngoài những ca sĩ hát cổ điển thì chắc họ không bao giờ dùng như vậy. Bởi họ có những nền tảng, cảm xúc, có những lúc có biểu thị đúng như vậy rồi. Nhưng nhạc nhẹ thì đôi khi họ cần sự điên loạn nào đó. Những ca sĩ nước ngoài hầu hết sử dụng ma túy. Ở Việt Nam thì chắc là không đâu. Ngày xưa Trần Thu Hà có nói: ''Lúc em hát uống chút rượu vâng vào thì hát máu lắm''. Còn riêng Lam thì không bao giờ như vậy.

Anh Thơ: - Anh Thơ không bao giờ làm thế cả!

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thanh Lam cũng nói "không bao giờ"  vì tự tin bản thân mình đã bốc lửa rồi đúng không, Thanh Lam bao giờ cũng bốc mà. Tôi nhớ có lần hình như hát trong TPHCM, Lam đang hát giữa chừng phải ngưng lại do cảm cúm, người ta tưởng Lam rất khó khăn khi quay trở lại. Thanh Lam có thể kể lại lần đó khó khăn như thế nào?

: - Không hiểu ca sĩ khác thế nào, riêng Lam trước những show lớn thì chuẩn bị rất cẩn thận và chính vì quá lo lắng, căng thẳng nên dễ bị ốm. Bình thường chơi mãi thì không sao nhưng đến khi hát lại... khản cổ! Bình thường thì Lam thuê người lo khâu chuẩn bị nhưng lần đó Lam lại tự lo xem sân khấu chuẩn bị như thế nào, có ai đến muộn không vv... Căng thẳng quá lại cộng thêm bị mất ngủ nên Lam bị ốm. Lam đã nghĩ không ra diễn nữa nhưng chẳng hiểu động lực nào chi phối mà em vẫn ra sân khấu. Hát 3 bài đầu Lam nghĩ chắc là gãy rồi và định nói thật với khán giả nhưng khi thấy khán giả đến xem đông quá nên sức lực và cảm hứng của Lam được hồi phục. Lam lại hất tiếp được. Đó là một trong những tai nạn nghề nghiệp.  

Sống bằng giọng hát hay sống bằng quảng cáo giọng hát?

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Giai đoạn đó là Thanh Lam chưa có một hệ thống management đến nơi đến chốn, chính điều đó cũng thể hiện sự chưa chuyên nghiệp của ca sỹ Việt Nam. Thế bây giờ Lam đã có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp chưa?

Thanh Lam: - Lam nghĩ rằng đến bây giờ cũng như vậy thôi. Cũng khó có một người producer nào để mình tin. Những người giỏi thì họ làm ngành khác để có lãi nhiều hơn. Còn trong ngành nghệ thuật, ca sĩ sống đa số bằng sự tinh nhậy của bản thân chứ chưa kết hợp được với producer giỏi. Lam nghĩ ở VN chưa ai đủ trình độ làm việc đó.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thế các ca sĩ miềm Nam thì sao? Họ được  quảng bá bằng các chiến dịch promotion, rồi có người quản trị, sản xuất...bản thân ca sĩ chỉ lo chuyện hát thật hay thôi...

Thanh Lam: - Cái đó trong miền Nam họ rất giỏi. Ca sĩ miền Bắc sống bằng giọng hát. Trong miền Nam họ đi lên rất nhiều bằng sự quảng cáo.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Đời sống ca sỹ hiện nay rất khá, nhất là những người hát cả dòng nhạc nhẹ cả dòng nhạc thi trường ăn khách như nữ hoàng nhạc nhẹ, Diva Thanh Lam....

Thanh Lam: - Lam không phải là ca sỹ thị trường, dòng nhạc nhẹ của Lam cũng rất lựa khán giả, nó không thực dụng mà cần đến tư duy, nó không phải là thứ âm nhạc để giải trí, mà là để thưởng thức. Lam hiện tại cũng không phải là một ca sỹ mà các bạn trẻ nghe nhạc rất dễ dãi tìm đến nên Lam cũng không dễ để kiếm tiền đâu mà ngược lại Lam kiếm tiến rất là khó...

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Nhạc nhẹ có công chúng rất lớn, và công chúng của Thanh Lam thì rất nhiều, có thu nhập tương đối cao, có học thức... Rõ ràng như tôi là doanh nghiệp thì thấy Thanh Lam có thu nhập cao chứ không phải thấp...

Thanh Lam: - Lam nghĩ ở Hà Nội rất khó kéo người ta ra đường. Những người thích nghe nhạc thì lười đi còn những người nhông nhông đi ngoài đường, đi xem ca nhạc thì họ không phải đi nghe mình hát. Mình ra đĩa hôm sau có đĩa giả ngay, nếu hòa vốn là mừng rồi. Nếu Lam diễn mà không có tài trợ là lỗ vốn. Đó là những đêm độc diễn. Sau những đêm đó sẽ có những sô lẻ. Lam cũng không phải là ca sĩ hát quá nhiều bởi dòng nhạc Lam đang theo gọi là sang nhưng lại kén khán giả.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Có những ca sỹ có những fan club cuồng nhiệt trẻ trung, đi lưu diễn thì ra tận sân bay tiễncó khi mang cả cờ hoa lộng lẫy...Giả sử, những ca sỹ thầm lặng ít ồn ào mà sâu sắc như các bạn đi cùng một ca sỹ thị trường thuần tuý ra sân bay chẳng hạn, thì các bạn có thấy chạnh lòng không?

Thanh Lam: - Lam là người sống độc lập từ nhỏ, không hay nhìn vào đời sống của người khác. Hay nhìn vào bản thân xem làm được gì và có thể hơn nữa không? Lam nghĩ trong cuộc sống khi đã có lý tưởng và lối đi khác nhau, vậy thì tại sao mình phải so sánh? Còn Lam chỉ trạnh lòng khi sô diễn hát với nhiều ca sĩ không cùng dòng nhạc với mình bởi khán giả đi xem đa số xem những người kia hát. Đôi khi Lam cũng cảm thấy buồn khi khán giả không đón nhận.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Còn Anh Thơ kiên trì theo đuổi dòng nhạc cách mạng, truyền thống, thì đời sống có khá không?

Anh Thơ: - Anh Thơ thấy mình như thế là được, Anh Thơ biết chấp nhận, không đòi hỏi, bằng lòng với những gì mình đạt được. Vừa rồi Anh Thơ tham gia một chương trình của nhạc sỹ Nguyễn Cường, xong rồi mới thấy là lẽ ra mình không nên nhận. Đúng là có hơi chạnh lòng một chút. Tuy nhiên mình biết là khả năng của mình đã cố hết sức rồi. Đó là một bài hát mới mà Anh Thơ tự nghĩ ra cách thể hiện chứ không được nhạc sỹ hướng dẫn. Nói chung Anh Thơ là người biết chấp nhận. Nếu mà chạnh lòng thì có khi mình lại đi sai hướng mất.  

Cái mới chưa chắc đã hay, cái hay chưa hẳn là cái mới  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Chúng ta quay lại việc chúng ta tìm tòi khám phá mới để thử sức mình. Thanh Lam mới ra đĩa Này em có nhớ, đĩa đó bán được bao nhiêu bản rồi?

Thanh Lam: Đĩa bán khá tốt. Hiện tại Lam đã in 10 nghìn bản.

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Ở đây rõ ràng Thanh Lam là người đi sau trong việc thể hiện nhạc Trịnh. Khởi thuỷ là Khánh Ly, sau đó là Hồng Nhung, vậy khi Thanh Lam đi vào nhạc Trịnh Công Sơn ban đầu có những suy nghĩ, lo lắng trăn trở gì không để tìm ra phong cách mới?

Thanh Lam: Thật ra nhạc của anh Trịnh Công Sơn cái khó nhất là người nghe có một lối nghe nhất định sẽ phải thế này, phải thế này. Khi anh làm một cái gì đó bất thường thì dễ bị phản ứng từ khán giả. Từ trước đến nay, khán giả thích nhạc của nhạc Trịnh Công Sơn thủ thỉ. Còn khi Lam hát nhạc Trịnh muốn bứt phá, không muốn mọi cứ tuột tuột như thế mà phải muốn túm lại được. Chính vì điều đấy nó gây sức công phá lớn cho người nghe.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Nhưng cái mới chưa chắc đã hay mà cái hay chưa chắc đã mới. Thanh Lam đã đong đo hiệu ứng của công chúng đối với phong cách của mình chưa?

Thanh Lam: Lam có. Lam cũng có sự tự tin riêng của mình bởi là người luôn hướng tới sự hoàn thiện trong âm nhạc. Lam không ưa sự quái đản trong âm nhạc, không muốn đưa ra những cái dở... Lam muốn hướng tới cái đẹp trong âm nhạc.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thanh Lam đã thử thăm dò đánh giá bao nhiêu phần trăm đón nhận và chấp nhận phong cách mới này, và bao nhiêu phần trăm không hưởng ứng, yêu cầu Thanh Lam quay trở lại phong cách cũ?

Nghệ thuật là khổ luyện?

Thanh Lam
: - Khi làm nghệ thuật thì phải lắng nghe nhưng không phải theo kiểu đẽo cày giữa đường được. Lam nghĩ cứ 10 người thì có khoảng 3-4 người chấp nhận, khoảng 5-6 người sẽ nói không nghe được. Lam nghĩ bỏ đi một thói quen của người nghe là rất khó. Bản thân mình cũng thế có một cái gì mới đôi khi mình không chấp nhận nó ngay nữa là một lối hát khác hẳn với lối hát xưa nay người ta vẫn nghe về nhạc Trịnh Công Sơn.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thanh Lam có nghĩ là 2 năm nữa mọi người sẽ coi đó là một khám phá mới, một bước đột phá...

Thanh Lam: -  Cũng cần phải có niềm tin như vậy để sức mạnh sáng tạo được cất cánh, được thăng hoa.

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Còn Anh Thơ, khi đi vào hát những bài hát này thì bao nhiêu ngọn núi đã đứng sừng sững rồi, Thanh Huyền, Thu Hiền,... và rất nhiều người đã thành công. Nhìn những cây đa cây đề như vậy có hoảng????? không?

Anh Thơ:
 - Anh Thơ rất cách xa với những nghệ sỹ lớn như thế và đến giờ vẫn là những khán giả hâm mộ của các nghệ sỹ như thế. Trước khi hát những bài hát mà họ đã quá thành công, Anh Thơ may mắn là có giọng hát cũng truyền cảm, lại được học hành nhiều, lại cũng nghe các nghệ sỹ hát và học, lấy những ưu thế của họ để làm cái riêng của mình, để tạo nên một Anh Thơ riêng.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Và Anh Thơ đã thành công, đã có chỗ đứng riêng trong lòng công chúng. Nghe bài hát người ta biết ngay chất giọng Anh Thơ. Vậy đó là kết quả của những lao động nghệ thuật và trăn trở, hay hoàn toàn do trời phú?

Anh Thơ
: - Không, khổ luyện nhiều lắm chứ, tôi mất 8 năm trời.  Hai cô trò Bà Hồ Mộng La là thầy của Anh Thơ bấy giờđánh vật với nhau, học rất vật vả.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Bài Xa khơi đưa Anh Thơ đến với công chúng, dấu ấn của cô giáo Mộng La ở bài đó như thế nào?

Anh Thơ
:  - Bài Xa khơi cô Mộng La cũng không dạy nhiều, nhưng kỹ thuật cô cho thì Anh Thơ học được. Cô không dạy từng chữ mà bắt Anh Thơ phải luyện tập dần dần. Tuy nhiên bây giờ Anh Thơ rất tự tin hát bài Xa khơi.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Bạn đọc đánh giá rất cao thành công bài Địu con đi nhà trẻ mà Anh Thơ thể hiện, có chất riêng và truyền cảm đặc biệt... Đối với bài hát đó, Anh Thơ có thể chia sẻ điều gì?

 

Anh Thơ: - Lúc thu bài hát đó tôi mới sinh cháu được mấy tháng. Mọi người đánh giá là lúc Anh Thơ chưa sinh con thì hát chưa bằng bây giờ, bài hát ấy lại là bài ru con, rất hợp với Anh Thơ: Con thương ơi, con quý ơi/ Mẹ địu con đi nhà trẻ.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Bài đấy con gái tôi cũng rất là thích, con gái 3 tuổi, sau khi tôi kể câu chuyện này, tức là sau khi tôi nhận được cái đó thì tôi đi mua, thậm chí ngồi trong ô tô nó còn bảo ba mở bài đó đi, rồi nó rành đến mức có lúc tự mở được

Anh Thơ: - Tức là bài đấy Anh Thơ thể hiện thành công nên mới được nhiều người thích thế

Chưa có Hội ca sĩ chỉ vì...khó quản lý?

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Rõ ràng các bạn là những ca sĩ có tên tuổi, đã thành công nhưng các bạn vẫn thấy có một cái gì đó nó hơi chênh vênh trong nghề nghiệp của mình. Trong xã hội của chúng ta hiện nay có rất nhiều thứ chưa phải là chuyên nghiệp hẳn, nhưng khi nó chuyên nghiệp, thì nghề của các bạn chắc chắn là một nghề rất tốt. Mặc dù các bạn là nghệ sĩ không ở trong một tổ chức nhà nước nào nhưng rất có thể là Nghệ sĩ nhân dân. Chúng ta đã có hội nhạc sĩ, sao không có hội ca sĩ? Các bạn có thấy cần phải có hội ca sĩ không? Tôi nghĩ Hội ca sĩ của các bạn chắc chắn rất đáng trân trọng, chắc chắn sẽ được công chúng yêu mến, các bạn sung sướng hơn chúng tôi nhiều, chúng tôi cũng lao tâm khổ tứ nhưng không bao giờ được mọi người yêu mến như các bạn, thế thì có cần một cái hội như thế không?

Anh Thơ: -  Một câu hỏi rất mới đấy! Có hội múa này, hội điện ảnh này, chắc là hội ca sĩ chưa có vì nhiều ca sĩ  khó tính quá và nếu có cũng rất khó quản lý. Anh Thơ nghĩ  khoảng 5 năm hoặc 10 năm nữa sẽ có thôi.

Thanh Lam: - Có Hội Múa, Hội Điện ảnh... Hi vọng sau này có Hội Ca sĩ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:
- Đã là nghệ sĩ thì cực kì khó quản lý bởi nghệ sĩ luôn luôn hoạt động theo cảm tính, làm việc theo bản năng cá nhân. Người ta chỉ quản lý dễ khi nó đi vào guồng, theo một dây chuyền công nghệ, kiểu như là sản xuất, còn các bạn, làm sao có dây chuyền công nghệ sản xuất được ca sĩ cho nên đã là nghệ sĩ thì khó quản lý nhưng không phải vì khó quản lý nên không ra được hội, vấn đề có lẽ vì chúng ta chưa quan tâm đến việc nên có hội ca sĩ hay không...Tạm gác lại vấn đề này, bây giờ mời các bạn trả lời câu hỏi của độc giả VietNamNet vừa chuyển đến: Nhiều nghệ sỹ hay có lối trả lời lên gân, rất là hô khẩu hiệu, rất sợ bị đánh giá nếu họ nói thật lòng. Vậy các bạn khi trả lời trên các phương tiện truyền thống như hôm nay, các bạn có hay 'diễn' không?

Anh Thơ
: - Hôm trước có 2 nhà báo trẻ phỏng vấn Anh Thơ sát sàn sạt. Anh Thơ nghĩ bây giờ giới trẻ hỏi rất thẳng thắn, nhưng mọi điều còn tuỳ thuộc vào người phỏng vấn. Nếu họ hỏi chân thành thì chúng tôi cũng chân thành và sẵn sàng nói rất thật

Thanh Lam
: - Đối với bản thân Lam, muốn phỏng vấn hay phải phóng viên hay có câu hỏi hay. Có những khi họ hỏi mà không muốn trả lời. Đấy cũng khen anh có cuộc giao lưu rất thân thiện, tạo sự thoải mái. Bản thân người phóng viên không đầu tư trí óc thì người đối diện cảm thấy mình không được tôn trọng. Có thể hỏi xách mé nhưng câu hỏi đó phải có mục đích phục thiện chứ không phải là xách mé để xoi mói về đời tư...

Cảm hứng nghệ thuật có chi phối tình yêu thực ngoài đời?

TBT Nguyễn Anh Tuấn: -  Các nghệ sỹ thường  nhạy cảm và có độ rung động lớn trong nghề nghiệp sáng tạo nghệ thuật; từ đó dẫn đến sự nhạy cảm trong đời sống tình cảm ngoài cuộc đời. Người ta thường nói các ca sỹ gắn bó với nhạc sỹ thông qua sự đồng cảm nghệ thuật và giữa họ nảy sinh một tình yêu nào đấy. Vậy trong đời sống và sự nghiệp của các bạn, các bạn thấy nó ảnh hưởng đến đời sống riêng như thế nào? Người ta nói các nghệ sỹ rất dễ yêu, dễ rung cảm và cũng rất dễ đổ vỡ là như thế...

Thanh Lam: - Lam nghĩ dễ yêu như vậy thì rất khó. Khi người ta còn trẻ, đầu óc còn quá trong sáng có thể người ta rất dễ rung động. Lam cảm giác cuộc sống như có những lớp vỏ bọc và khi người ta càng lớn tuổi thì càng gỡ dần những lớp vỏ bọc ấy để nhìn ra sự thật. Chính điều ấy đã làm buồn lòng chúng ta. Với riêng Lam thì cảm giác mộng mị bao giờ cũng hay hơn cảm giác quá thô ráp, trần trụi. Sự thật trần trụi quá thì cũng không hay. Với riêng Lam, tình yêu chi phối rất lớn đến xúc cảm trong âm nhạc. Đối với người nghệ sĩ, tình yêu chính là sự kích thích, niềm tin, sự tưởng tượng trong đầu óc của mình...tất cả là nhờ có tình yêu.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Hãy nói về tình yêu một cách cụ thể hơn, dễ cảm hơn. Có bao giờ Thanh Lam lên sân khấu mang sẵn trong lòng một tình yêu đối với ai đó đâng ở nơi xa, hoặc thậm chí đối với một anh nào đó ở dưới hàng ghế khán giả?

Thanh Lam: - Có, có chứ. Lam nghĩ một nghệ sĩ chuyên nghiệp khi hát một bài hát phải hóa thân vào nhân vật trong bài hát, khung cảnh bài hát đó. Nếu là một thợ thì trăm đêm diễn sẽ giống nhau. Nhưng thợ kết hợp với một người có tính sáng tạo và một tâm hồn. Mọi thứ xung quanh hoàn hảo thì luôn có sự sáng tạo bất ngờ mà ngay chính bản thân mình cũng không biết được. Đặt mình vào khung trời tưởng tượng, vào thế giới tình cảm nhân văn thì sẽ có sự thăng hoa trong âm nhạc.

TBT Nguyễn Anh Tuấn
: - Đối với Thanh Lam thì là thế còn đối với Anh Thơ thì sao?

Anh Thơ: -  Anh Thơ thì cũng thế thôi. Thực ra, tình yêu không dễ gì nói được bằng lời. Thực ra thì Anh Thơ không biết nói thế nào....

Thực ra thì tình yêu không dễ như thế đâu. Có thể thích một ai đó trong chốc lát nhưng đấy không phải là tình yêu. Nếu dễ yêu như anh nói thì không thể gọi là tình yêu được vì khó có gì đọng lại bền lâu. Hiểu được và yêu chân thành, rất thật lòng một nghệ sỹ thì có nhiều vấn đề lắm và dư luận xã hội cũng ít thông cảm. Bọn em nhiều khi phải thu mình lại, có người ái mộ nhắn tin hoặc gửi thư nói những lời này nọ nhưng chỉ dám nghĩ đó chỉ là những lời phù hoa thôi và thật ra họ chỉ nhìn thấy mình hào nhoáng trên sân khấu chứ không thật sự hiểu mình ngoài đời như thế nào.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Trong tình yêu, biết được cái gì là của mình, hiểu được giá trị của mình mới là quan trọng nhất. Nhu cầu cao nhất của con người là được sống vì những gì mình yêu thích nhưng không phải ai cũng làm được thế, nhiều khi họ chỉ tưởng họ đã làm được như thế thôi. Thanh Lam được coi là người đang sống thật, và sống đúng với bản năng, với những gì mình chọn, mình yêu thích.  Anh Thơ có "dám sống" không?

Anh Thơ: - Anh Thơ luôn ý thức là cần phải biết điểm dừng, luôn ý thức phải cố gắng vươn lên, luôn hy vọng sẽ tránh được đau khổ trong cuộc đời... Anh Thơ là người biết chấp nhận cuộc sống mà...

Thanh Lam: - Không thể tránh được mọi đau khổ đâu, khó tránh lắm...Nhất là phụ nữ thì rủi ro thường đến bất ngờ, kể cả khi mình ý thức tránh nó thì nó cũng ập đến một cách bất ngờ...Mỗi người là một số phận rất riêng mà...

Theo Viet nam net:http://vietnamnet.vn/vanhoa/2005/09/485368/</b>
« Last Edit: September 20, 2005, 03:54 PM by dịu dàng »
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #1 on: September 20, 2005, 11:16 AM »
Logged
Công nghệ lăng xê: Thổi phồng lại xẹp!
 
Đằng sau mỗi hình ảnh quảng cáo của ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ bóng đá là cả một chiến lược tiếp thị hùng hậu. Để đạt được hiệu quả tối đa về hình tượng, cần một công nghệ đa năng và tổng hợp, nôm na gọi là công nghệ "event" (sự kiện), mà chỉ cần sơ sẩy một chút, sẽ lãng phí bạc tỉ...

 
Quang Vinh - ca sĩ được đẩy lên nhờ quảng cáo không bị phô.
Tuy chỉ mới xuất hiện tại VN từ năm 1998, song công nghệ event tấn công khá ồ ạt vào địa hạt ca nhạc và ít nhiều tạo được dấu ấn nhờ "nặn" ra không ít ngôi sao trên bầu trời quảng cáo. Thế nhưng, nhìn lại, nhiều người đã giật mình vì sự thao túng của công nghệ đối với các  "sao" ca nhạc: Hoá ra giá trị của "sao" phần đông có được nhờ các chiến lược quảng cáo, chứ không hẳn là thực lực.  

Phiêu lưu

Khởi đầu là dòng "âm nhạc  Pepsi".  Bên cạnh các ngôi sao bóng đá là  Lam Trường, rồi lần lượt đến Đan Trường, Thanh Thảo, Mỹ Tâm, Trần Thu Hà... Họ được tài trợ làm chương trình  riêng,  được các chuyên gia hình ảnh "tút" lại trong các chiến dịch  chụp ảnh quảng cáo, đóng phim  quảng cáo,  những khoản hậu hĩnh trong hợp đồng, những chuyến xuất ngoại, các buổi giới thiệu sản phẩm; miễn là làm sao giới trẻ sẵn sàng bỏ tiền ra uống Pepsi!

Bên cạnh đại gia Pepsi còn có Coca Cola, cùng loạt  chương trình xúc tiến  thương hiệu khác như  Kotex, Close Up, Sunsilk, Epson, Honda... Tuy nhiên,  thay vì  càng nổi như cồn, một vài ngôi sao  lên rồi lại xẹp; còn đối với các thương hiệu sản phẩm, đôi khi đó là cả một  thất bại trong tiếp thị. Lam Trường danh tiếng đang lên  trên "đôi cánh" Pepsi, bỗng dưng sau chuyến đi Mỹ (cũng do tập đoàn này tài trợ),  về chuyên hát ngọng nghịu, "Mỹ hoá", nên hình ảnh mau chóng đi xuống.

Sau khi ngôi sao Mỹ Tâm ít "hot" hơn,  nhà Pepsi đành mông má hình ảnh mới - Kasim Hoàng Vũ và  Thái Thùy Linh. Kasim chỉ thực sự được đẩy lên sau "Sao Mai Điểm hẹn" có sự tài trợ của Kinh Đô, sau cú hích của Pepsi lại hình như đi còn chậm hơn.

Riêng Thái Thùy Linh bị đồn thổi là "rớt" ngay từ đầu vì  không ăn ảnh. Sự thật thì Linh chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ chương trình quảng cáo nào của Pepsi. Thậm chí cũng chưa từng có lời mời nào từ phía đơn vị này. Trước đó, Linh cũng có nghe nói về một vài người bạn trong Sao Mai Điểm Hẹn được mời tham gia quảng cáo cho hãng nước ngọt này nhưng chắc chắn đó không phải là cô.

Riêng trường hợp Mỹ Tâm, việc gắn tên tuổi với Sunsilk đã tạo được bước phát triển lớn trong sự nghiệp ca hát của cô; một phần nhờ chiến lược quảng cáo thành công, một phần nhờ hiệu ứng mốt tóc nhuộm Hàn Quốc, cũng như bài hát cho ca khúc "Tóc nâu môi trầm" tạo biệt hiệu mới cho cô. Nhưng đến phiên quảng cáo cho Pepsi thì cô chỉ nổi bật trong năm đầu ký hợp đồng.

Kỹ năng ngửi...  thành công?

Nhiều nhà lao vào làm "event", bởi đây là lĩnh vực còn khá mới ở VN. Gần đây, có những  công ty khá mạnh vào cuộc, chủ yếu ở TPHCM,  như  Đông Tây Promotion, Cool, Starlish, Venus... Tuy nhiên, đây cũng là một nghề khá mạo hiểm, đòi hỏi sự đa năng, năng động và cả một kỹ nghệ tổng hợp trong lĩnh vực sân khấu biểu diễn, nhiếp ảnh, thiết kế, đạo diễn...

Nhiều khi, chính nhà tài trợ coi thường vai trò nghệ thuật,  hoặc can thiệp quá sâu vào công tác đạo diễn, nên để mất đi thiện cảm của người tiêu dùng với thương hiệu cần quảng bá. Nhãn hiệu Kotex gắn với một số chương trình "Giai điệu bạn bè", "Nhịp sống sôi động" của đài truyền hình,  gần đây có phần  thay đổi chiến lược bởi  chất lượng các chương trình kia quá yếu, phải ngưng lại... Hãng Honda đầy kinh nghiệm, đã đẩy hình tượng người máy Asimo thay vì hình ảnh các ngôi sao ca nhạc, hoặc đứng sau một số chương trình có chất lượng, như "Con đường âm nhạc".

Theo một nhà chuyên tổ chức event, đây là một công nghệ cần có sự lập trình chính xác, một trình độ thẩm định tốt thị trường ca nhạc, những phán đoán kịp thời, đòi hỏi sáng tạo về ý tưởng cũng như các bước thực hiện bài bản. Nhiều nhà tổ chức khẳng định: Phải ngửi thấy thành công mới làm. Bởi sơ sẩy một chút, thì có khi tên tuổi ca sĩ, diễn viên được
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #2 on: September 20, 2005, 03:41 PM »
Logged
Trên đây là 2 bài viết của một người bạn đăng trên báo điện tử Vietnamnet,nó thể hiện rất chân thực bộ mặt của nhạc trẻ hiện nay với nhiều góc độ và cách nhìn,theo tôi là rất khách quan và rất hay để chúng ta tham khảo.Nếu bạn là người yêu nhạc Việt và quan tâm tới nhạc Việt thì hãy cho chúng tôi ý kiến của bạn nhé
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline GianluigiBuffon

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 739
  • Joined: Jun 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Male
« Reply #3 on: September 20, 2005, 06:34 PM »
Logged
Có một điều quan trọng là giờ ở VN hát nhạc thính phòng cho ai nghe? Hay là toàn là biểu diễn nội bộ?  Giới trẻ giờ không thể nghe nhạc thính phòng hay một số thể loại nhạc cao cấp. Cũng còn nhiều người thích nghe nhạc cổ điển, thính phòng... nhưng các nghệ sỹ VN lại chưa đáp ứng nổi. Vì thế đành đi lùng CD nước ngoài về nghe thôi. Lấy ví dụ như CD Chat với Mozart của Mỹ Linh gần đây, gọi là dựa trên nền nhạc cổ điển nhưng thực chất chỉ sử dụng một dàn nhạc có khoảng 10 người, trong khi ở nước ngoài con số ít nhất là phải gấp mười. Vậy những người đã quen với cổ điển liệu sẽ hài lòng với cd đó? Có chẳng chỉ là một sự ủng hộ cho nền âm nhạc VN mà thôi.
(Mù âm nhạc post chơi, đừng nghĩ lung tung nhé)

Offline bianconerivn

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 849
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #4 on: September 21, 2005, 01:19 AM »
Logged
nghe nhạc thính phòng cũng khá nhiều,nhưng chỉ để cho dễ ngủ, vui buồn cùng rock, rock with me!!!!
Đến làm gì nếu chỉ để dừng chân...

Offline Gianluca_letf

  • *
  • Juventini
  • Posts: 319
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #5 on: September 21, 2005, 07:50 AM »
Logged
Âm nhạc VN hiện tại là một cái mớ bòng bong. Nói thật em ko thể nào tiêu hóa nổi mấy cái bài hát VN bây giờ. Toàn cái bọn tài năng thì ko có, chỉ đc cái mã ngon ngon một tí là thành sao bự. Nói thật, những Đan Trường hay Ưng Hoàng Phúc hát trên sân khấu chỉ là giọng giả nhờ kỹ xảo thôi. Chứ họ mà hát chay thì em khẳng định rằng em hát còn hay hơn.
...Past the point of no return,
One final question:
How long should we to wait before we're one???...
[/font]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #6 on: September 21, 2005, 03:16 PM »
Logged
Quote
Có một điều quan trọng là giờ ở VN hát nhạc thính phòng cho ai nghe? Hay là toàn là biểu diễn nội bộ?  Giới trẻ giờ không thể nghe nhạc thính phòng hay một số thể loại nhạc cao cấp. Cũng còn nhiều người thích nghe nhạc cổ điển, thính phòng... nhưng các nghệ sỹ VN lại chưa đáp ứng nổi. Vì thế đành đi lùng CD nước ngoài về nghe thôi. Lấy ví dụ như CD Chat với Mozart của Mỹ Linh gần đây, gọi là dựa trên nền nhạc cổ điển nhưng thực chất chỉ sử dụng một dàn nhạc có khoảng 10 người, trong khi ở nước ngoài con số ít nhất là phải gấp mười. Vậy những người đã quen với cổ điển liệu sẽ hài lòng với cd đó? Có chẳng chỉ là một sự ủng hộ cho nền âm nhạc VN mà thôi.
(Mù âm nhạc post chơi, đừng nghĩ lung tung nhé)
[div align=\\\"right\\\"][snapback]9162[/snapback][/div]

Thật ra thì ở đây không đề cập đến vấn đề nhạc trẻ và nhạc thính phòng,thể loại nào "cao cấp "hơn,bởi mỗi dòng nhạc có một bộ phận khán giả khác nhau.Cái chúng ta cần bàn ở đây là vấn đề nhạc đương đại và những vấn đề nổi cộm xung quanh nó.Tôi chưa bao giờ có ý chê hay coi thường nhạc trẻ,bởi có những tác phẩm nhạc trẻ quả thật là rất rất tuyệt vời mà nó đòi hỏi người thể hiện cũng phải là một nghệ sỹ thực thụ như:"hoạ mi hót trong mưa" của Dương Thụ,"biển khát"của Trương Ngọc Ninh,"Hương ngọc lan" của Anh Quân+Dương Thụ,"nỗi nhớ mùa đông" của Phú Quang..........và nếu nhạc trẻ luôn có được nhứng sáng tác đỉnh cao như vậy thì còn gì phải bàn.Nhưng đáng tiếc là bên cạnh đó thì lại là một bộ phận âm nhạc đang bị thoái hoá nghiêm trọng,đó là những ca sĩ dùng công nghệ lăng xê,một thứ mốt màu mè của âm nhạc hiện đại để tô vẽ bản thân và xoá đi sự trống rỗng về trình độ của mình.Vậy làm thế nào để nâng cao vị thế của thị trường âm nhạc đương đại ,đặt nó sánh ngang với thị trường âm nhạc khu vực và quốc tế???...đấy mới thực sự là câu hỏi đặt ra.CD "chat với Mozart " gần đây của Mỹ Linh được làm dựa trên nền nhạc cổ điển,tôi đánh giá cao sự sáng tạo và nỗ lực của ML trong CD này,bởi theo tôi,đó là bước đầu cô đã  dòng nhạc "nghệ thuật cao" vào với giới trẻ,mặc dù chưa thực sự khả quan.HÌ,nhưng dù sao,tôi cũng phải nói rằng,âm nhạc VN rất tuyệt.
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #7 on: September 21, 2005, 03:17 PM »
Logged
Quote
Có một điều quan trọng là giờ ở VN hát nhạc thính phòng cho ai nghe? Hay là toàn là biểu diễn nội bộ?  Giới trẻ giờ không thể nghe nhạc thính phòng hay một số thể loại nhạc cao cấp. Cũng còn nhiều người thích nghe nhạc cổ điển, thính phòng... nhưng các nghệ sỹ VN lại chưa đáp ứng nổi. Vì thế đành đi lùng CD nước ngoài về nghe thôi. Lấy ví dụ như CD Chat với Mozart của Mỹ Linh gần đây, gọi là dựa trên nền nhạc cổ điển nhưng thực chất chỉ sử dụng một dàn nhạc có khoảng 10 người, trong khi ở nước ngoài con số ít nhất là phải gấp mười. Vậy những người đã quen với cổ điển liệu sẽ hài lòng với cd đó? Có chẳng chỉ là một sự ủng hộ cho nền âm nhạc VN mà thôi.
(Mù âm nhạc post chơi, đừng nghĩ lung tung nhé)
[div align=\\\"right\\\"][snapback]9162[/snapback][/div]

Thật ra thì ở đây không đề cập đến vấn đề nhạc trẻ và nhạc thính phòng,thể loại nào "cao cấp "hơn,bởi mỗi dòng nhạc có một bộ phận khán giả khác nhau.Cái chúng ta cần bàn ở đây là vấn đề nhạc đương đại và những vấn đề nổi cộm xung quanh nó.Tôi chưa bao giờ có ý chê hay coi thường nhạc trẻ,bởi có những tác phẩm nhạc trẻ quả thật là rất rất tuyệt vời mà nó đòi hỏi người thể hiện cũng phải là một nghệ sỹ thực thụ như:"hoạ mi hót trong mưa" của Dương Thụ,"biển khát"của Trương Ngọc Ninh,"Hương ngọc lan" của Anh Quân+Dương Thụ,"nỗi nhớ mùa đông" của Phú Quang..........và nếu nhạc trẻ luôn có được nhứng sáng tác đỉnh cao như vậy thì còn gì phải bàn.Nhưng đáng tiếc là bên cạnh đó thì lại là một bộ phận âm nhạc đang bị thoái hoá nghiêm trọng,đó là những ca sĩ dùng công nghệ lăng xê,một thứ mốt màu mè của âm nhạc hiện đại để tô vẽ bản thân và xoá đi sự trống rỗng về trình độ của mình.Vậy làm thế nào để nâng cao vị thế của thị trường âm nhạc đương đại ,đặt nó sánh ngang với thị trường âm nhạc khu vực và quốc tế???...đấy mới thực sự là câu hỏi đặt ra.CD "chat với Mozart " gần đây của Mỹ Linh được làm dựa trên nền nhạc cổ điển,tôi đánh giá cao sự sáng tạo và nỗ lực của ML trong CD này,bởi theo tôi,đó là bước đầu cô đã  dòng nhạc "nghệ thuật cao" vào với giới trẻ,mặc dù chưa thực sự khả quan.HÌ,nhưng dù sao,tôi cũng phải nói rằng,âm nhạc VN rất tuyệt.
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline hitman

  • *
  • Juventini
  • Posts: 484
  • Joined: Sep 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #8 on: September 21, 2005, 05:29 PM »
Logged
tóm lại là nên nghe Duy Mạnh ..hị hị...
hôm nọ nghe Đan Trường song ca với Phương Thanh "đường đến ngày vinh quang " hay cực hay..hị hị..hôm đó-cái show nhạc trẻ ấy mà
nhóm Xì-tin chơi Unplug oe-đứt-du-sờ-lếp-lát-nai hay còn hơn cả Nirvana
hitman begins[/color]
hitman and gol[/color]
hitman returns[/b][/color]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #9 on: September 23, 2005, 06:01 PM »
Logged
Quote
Âm nhạc VN hiện tại là một cái mớ bòng bong. Nói thật em ko thể nào tiêu hóa nổi mấy cái bài hát VN bây giờ. Toàn cái bọn tài năng thì ko có, chỉ đc cái mã ngon ngon một tí là thành sao bự. Nói thật, những Đan Trường hay Ưng Hoàng Phúc hát trên sân khấu chỉ là giọng giả nhờ kỹ xảo thôi. Chứ họ mà hát chay thì em khẳng định rằng em hát còn hay hơn.
[div align=\\\"right\\\"][snapback]9214[/snapback][/div]
Chú được đấy,rất tự tin,mong hôm nào được chú em chỉ giáo hát cho nghe vài bài  .Mà thật ra thì họ cũng không đến nỗi như thế đâu,họ cũng hát được và khá lọt tai những kẻ dễ tính,chỉ có điều để trở thành một ca sĩ thực thụ thì còn phải rèn luyện nhiều lắm,khi mà ca sĩ đã bị thị trường và đồng tiền cuốn vào thì khó mà đi vò con đường chính thống được
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline forza_alex

  • *
  • Juventini
  • Posts: 1,106
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 91
  • Thanks: 46
« Reply #10 on: September 23, 2005, 09:12 PM »
Logged
Hỗn tạp! Đó là hai từ thick hợp nhất để nói về âm nhạc của VN hiện nay.Ngày càng thấy ít đi những bài hát chất lượng,những ca sỹ chất lượng mà đi đâu cũng chỉ thấy đạo nhạc,các thể loại đủ kiểu lai căng.Tất nhiên khi chúng ta mở cửa nền kinh tế,giao lưu cùng các nước thì không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng bới văn hoá nước ngoài mà âm nhạc cũng không nằm ngoài số đó.Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là những ca sỹ,thậm chí có cả những nhạc sỹ đã không định hướng cho mình được một hướng đi cụ thể.Chính vì vậy mới có chuyện kiện cáo chúng ta ăn cắp nhạc của TL,Nhật Bản hay TQ rồi chế lời vào thành một bài hát...quái dị!Ngay cả những sáng tác của những nhạc sỹ trong nước cũng chưa hình thành nên phong cách,thể loại củ thể,lời lẽ ca từ thì chắp vá,vô nghĩa thì thử hỏi không biết đến bao giờ âm nhạc VN mới có thể sánh ngang cùng nền âm nhạc của các nước trong khu vực chứ đừng nói đến thế giới!
Này thì ký...

Offline DelleAlpi10

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 108
  • Joined: Apr 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #11 on: September 24, 2005, 10:45 AM »
Logged
Tớ không nghĩ tình hình âm nhạc Việt Nam hiện nay xấu đến như vậy. Vẫn có những bài hát độc đáo, những giai điệu đẹp, những giọng hát hay, những ca từ giàu ý nghĩa vào thời điểm này.   Điểm qua khoảng hai năm trở lại đây, nhạc sỹ Lê Minh Sơn đã viết được rất nhiều bài hát mang âm hưởng dân gian hiện đại giàu màu sắc và cảm xúc, thể hiện qua tiếng hát của Tùng Dương và Ngọc Khuê. “Ôi quê tôi” qua tiếng hát Tùng Dương là một bức tranh bình dị về làng quê Việt Nam với những mái nhà “liêu xiêu liêu xiêu thơm mùi khói chiều”, với “cánh diều no gió”, với hình bóng mẹ hiền in trên những cánh đồng “xanh bao la” ... khiến những người dân quê thêm yêu quê mình, những người xa quê cảm thấy nhớ quê nhà da diết. “Gió mùa về” qua tiếng hát Ngọc Khuê với tiếng gió mùa đông bắc hun hút lạnh, với những tiếng rao quen thuộc trong những đêm đông mang hơi thở cuộc sống đã mang lại cho bài hát những nét độc đáo chưa từng có mà đầy ý nghĩa. “Ngồi tựa mạn thuyền” hoàn toàn mang giai điệu dân ca nhưng được pha trộn với thủ pháp hoà thanh hiện đại khiến bài dân ca Quan họ Bắc ninh cũ mà thành rất mới, quen thuộc mà thành độc đáo, sáng tạo.  

Không chỉ có những bài hát của nhạc sĩ Lê Minh Sơn, chương trình Bài Hát Việt đang phát trong năm nay theo tôi, hai bài hát “Mưa bay tháp cổ” của nhạc sỹ Trần Tiến và “Bà tôi” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến là rất đáng chú ý. Tất nhiên “Bà tôi” do một tác giả không chuyên sáng tác nên đó chưa phải là một bài hát hoàn thiện. Nhạc sỹ Nguyễn Cường thì nói “Bà tôi” có những câu trọng âm rơi không đúng (tôi có thể chỉ ra ở đây cụ thể trọng âm đã rơi sai ở hai câu Này là gió cuốn mây trôi đưa tôi về làng, này là bóng nắng liêu xiêu theo tôi đường làng ), có người còn nói bài hát này gợi nhớ đến tứ thơ của Trần Đăng Khoa ... Tóm lại là người trong nghề có thể chê bai chỗ nọ, chỉ trích chỗ kia của “Bà tôi” mà tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến chắc cũng khó lòng chối cãi được. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những cảm xúc bài hát mang lại qua giọng hát của “Thị Màu” Ngọc Khuê, qua sự kết hợp giữa tiếng độc huyền cầm và dàn nhạc dây dưới bàn tay của nhạc sỹ phối khí Phan Cường. Sáng tác được như thế cũng đã là tài hoa lắm...

Đó là về bài hát. Có lẽ tớ sẽ nói về những ca sỹ trẻ tớ rất thích: Tùng Dương, Phương Anh và Ngọc Khuê trong một topic khác thích hợp hơn. Tùng Dương -  người vẫn đang vật vã tìm một nhạc sỹ cho riêng mình sau khi đã chia tay Lê Minh Sơn - là một giọng ca hiếm có trong những năm gần đây, khoẻ, đầy kỹ thuật và manh tính tự sự. Phương Anh có giọng hát dầy dặn, ấm áp và điều quan trọng là cô hát rất chuẩn – tôi vẫn chưa bao giờ nghe thấy cô hát phô một nốt nào trong bất cứ một bài hát nào. Chỉ có Ngọc Khuê là chưa thật sự chắc chắn. Khi sử dụng kỹ thuật hát giả thanh, giọng hát của cô còn chông chênh do cột hơi không vững và trong đêm Chung kết Sao Mai điểm hẹn, Ngọc Khuê đã hát sai khá nhiều. Tuy nhiên bù lại bằng chất giọng mỏng như hơi thở và âm vực khá rộng, Ngọc Khuê cũng là một bông hoa lạ trong những ca sĩ trẻ hiện nay.      

Vài dòng cùng mọi người.
Delle Alpi
« Last Edit: September 24, 2005, 10:47 AM by DelleAlpi10 »

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #12 on: September 25, 2005, 06:23 PM »
Logged
Quote
Tớ không nghĩ tình hình âm nhạc Việt Nam hiện nay xấu đến như vậy. Vẫn có những bài hát độc đáo, những giai điệu đẹp, những giọng hát hay, những ca từ giàu ý nghĩa vào thời điểm này.   Điểm qua khoảng hai năm trở lại đây, nhạc sỹ Lê Minh Sơn đã viết được rất nhiều bài hát mang âm hưởng dân gian hiện đại giàu màu sắc và cảm xúc, thể hiện qua tiếng hát của Tùng Dương và Ngọc Khuê. “Ôi quê tôi” qua tiếng hát Tùng Dương là một bức tranh bình dị về làng quê Việt Nam với những mái nhà “liêu xiêu liêu xiêu thơm mùi khói chiều”, với “cánh diều no gió”, với hình bóng mẹ hiền in trên những cánh đồng “xanh bao la” ... khiến những người dân quê thêm yêu quê mình, những người xa quê cảm thấy nhớ quê nhà da diết. “Gió mùa về” qua tiếng hát Ngọc Khuê với tiếng gió mùa đông bắc hun hút lạnh, với những tiếng rao quen thuộc trong những đêm đông mang hơi thở cuộc sống đã mang lại cho bài hát những nét độc đáo chưa từng có mà đầy ý nghĩa. “Ngồi tựa mạn thuyền” hoàn toàn mang giai điệu dân ca nhưng được pha trộn với thủ pháp hoà thanh hiện đại khiến bài dân ca Quan họ Bắc ninh cũ mà thành rất mới, quen thuộc mà thành độc đáo, sáng tạo.  

Không chỉ có những bài hát của nhạc sĩ Lê Minh Sơn, chương trình Bài Hát Việt đang phát trong năm nay theo tôi, hai bài hát “Mưa bay tháp cổ” của nhạc sỹ Trần Tiến và “Bà tôi” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến là rất đáng chú ý. Tất nhiên “Bà tôi” do một tác giả không chuyên sáng tác nên đó chưa phải là một bài hát hoàn thiện. Nhạc sỹ Nguyễn Cường thì nói “Bà tôi” có những câu trọng âm rơi không đúng (tôi có thể chỉ ra ở đây cụ thể trọng âm đã rơi sai ở hai câu Này là gió cuốn mây trôi đưa tôi về làng, này là bóng nắng liêu xiêu theo tôi đường làng ), có người còn nói bài hát này gợi nhớ đến tứ thơ của Trần Đăng Khoa ... Tóm lại là người trong nghề có thể chê bai chỗ nọ, chỉ trích chỗ kia của “Bà tôi” mà tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến chắc cũng khó lòng chối cãi được. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những cảm xúc bài hát mang lại qua giọng hát của “Thị Màu” Ngọc Khuê, qua sự kết hợp giữa tiếng độc huyền cầm và dàn nhạc dây dưới bàn tay của nhạc sỹ phối khí Phan Cường. Sáng tác được như thế cũng đã là tài hoa lắm...

Đó là về bài hát. Có lẽ tớ sẽ nói về những ca sỹ trẻ tớ rất thích: Tùng Dương, Phương Anh và Ngọc Khuê trong một topic khác thích hợp hơn. Tùng Dương -  người vẫn đang vật vã tìm một nhạc sỹ cho riêng mình sau khi đã chia tay Lê Minh Sơn - là một giọng ca hiếm có trong những năm gần đây, khoẻ, đầy kỹ thuật và manh tính tự sự. Phương Anh có giọng hát dầy dặn, ấm áp và điều quan trọng là cô hát rất chuẩn – tôi vẫn chưa bao giờ nghe thấy cô hát phô một nốt nào trong bất cứ một bài hát nào. Chỉ có Ngọc Khuê là chưa thật sự chắc chắn. Khi sử dụng kỹ thuật hát giả thanh, giọng hát của cô còn chông chênh do cột hơi không vững và trong đêm Chung kết Sao Mai điểm hẹn, Ngọc Khuê đã hát sai khá nhiều. Tuy
nhiên bù lại bằng chất giọng mỏng như hơi thở và âm vực khá rộng, Ngọc Khuê cũng là một bông hoa lạ trong những ca sĩ trẻ hiện nay.      

Vài dòng cùng mọi người.
Delle Alpi
[div align=\\\"right\\\"][snapback]9838[/snapback][/div]
Có lẽ bạn là fan của nhạc sĩ Lê Minh Sơn rồi,đúng là nhạc sĩ LMS rất tài hoa,nếu có dịp tiếp xúc với nhạc sĩ bạn sẽ thấy anh là một người cực kì phong độ và vui vẻ,rất tuyệt đấy.Nói về các ca sĩ trẻ hiện nay thì đúng là nói đến tết cũng ko hết chuyện,nhưng quả thực là Tùng Dương,Phương Anh và Ngọc Khuê hiện nay đều là những gương mặt sáng giá...Phương Anh có chất giọng trầm ấm,khoẻ ,âm vực  rộng (he he ,học trò của thầy mình mà,hát không hay sao được).Tùng Dương thì hát rất ổn,giọng hát rất bài bản về kĩ thuật,tuy nhiên anh hát còn bị ảnh hưởng nhiều phong cách của Thanh Lam,từ cách lấy hơi,nhả chữ đến cách thể hiện ca khúc,và có vẻ như Dương đang hơi lạm dụng cái gọi là "nghệ thuật" làm người nghe "rùng mình".Khuê thì hơi đuối hơn nhưng điểm nhấn của Khuê là cái vẻ lẳng lơ thị Mầu của đồng bằng Bắc Bộ,tuy nhiên do Khuê sẽ bị rơi vào quên lãng nếu cô ko có sự thay đổi trong việc chọn ca khúc và xử lý ca khúc.
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline dịu dàng

  • *
  • Juventini
  • Posts: 546
  • Joined: Jul 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #13 on: September 25, 2005, 06:59 PM »
Logged
Lê Minh Sơn và Thanh Lam: Bùng nổ qua âm nhạc...[/b]


Nhạc sĩ Lê Minh Sơn và ca sĩ Thanh Lam đã có cuộc giao lưu cùng độc giả VietNamNet.

 
 
 
 
 

Lê Minh Sơn và Thanh Lam đến với nhau - trong nghệ thuật - như "duyên trời định" và họ đã liên tiếp tạo nên những bất ngờ trong làng âm nhạc. Sau Nắng lên sẽ là Này em có nhớ (sắp ra mắt trong nay mai) và sau đó ít ngày sẽ là Khi ta cho ta, Thanh Lam - một chặng đường. Không lâu nữa Em và đêm sẽ xuất hiện. Đây thực sự là một bất ngờ không nhỏ về sức sáng tạo và lao động đáng ngạc nhiên mà chàng nhạc sĩ tài ba lãng tử "khẩu xà tâm Phật" cùng ngôi sao nhạc nhẹ số một Việt Nam mang đến cho những fan hâm mộ của họ. Động lực nào hay phép màu nào đã khiến họ đạt được những thành quả như vậy?...

Chính Lê Minh Sơn cũng phải thốt lên: "Không hiểu phép màu nào đã giúp tôi có được khả năng làm việc sung mãn như thời gian này". 5 CD sẽ xuất hiện trong một năm (khả năng còn thêm một CD nữa cho Ngọc Khuê vào cuối năm nay) và hầu hết là những sáng tác mới.

Với "Ru mãi ngàn năm" đã ra đời vào năm ngoái, gây rất nhiều tranh cãi với tỷ lệ khen chê 50/50 nhưng cuối cùng đã được bình chọn là CD trong năm thì "Này em có nhớ" sẽ ra mắt trong nay mai có hứa hẹn nhiều bất ngờ?. "Vượt hẳn Ru mãi ngàn năm  về ngôn ngữ âm nhạc" - nhạc sĩ Lê Minh Sơn tự tin nói - thậm chí anh còn cho biết: "Đây sẽ là CD cuối cùng tôi làm về nhạc Trịnh, vì những việc tôi làm thường hay gây tranh cãi. CD này tôi tin nó  hoàn hảo với một êkíp thực hiện bởi những nghệ sĩ xuất sắc nhất, như: nghệ sĩ violoncello Trần Thị Mơ, nghệ sĩ violon Lê Hoàng Lan, nghệ sĩ đàn đáy Nguyễn Tiến và với phần phối khí của Trần Mạnh Hùng".

Sau Này em có nhớ sẽ là Khi ta cho ta - niềm mơ ước từ ấu thơ của Lê Minh Sơn với "một CD riêng, do mình trực tiếp thể hiện những sáng tác của mình cùng những nghệ sĩ hàng đầu của đất nước", đặc biệt sẽ có sự góp mặt của ca sĩ Đăng Dương. Tiếp đó là Thanh Lam - một chặng đường,  do Lê Minh Sơn biên tập chính, với 15 ca khúc đã gắn bó với tên tuổi Thanh Lam suốt 20 năm ca hát của chị. Và Em và đêm sẽ là xuất hiện vào tháng 12 tới. Cuối cùng - nếu không có gì thay đổi - thì CD dành cho cô thị Màu Ngọc Khuê sẽ khép lại một năm lao động miệt mài của Lê Minh Sơn.

Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu:

 
 

Đúng hẹn, 10 sáng ngày 8/7,nhạc sĩ Lê Minh Sơn và ca sĩ Thanh Lam đã có mặt tại toà soạn VietNamNet giao lưu cùng độc giả. Cả 2 vị khách mời đều đã nhiệt tình trả lời mọi câu hỏi của độc giả, kể cả những câu hỏi có tính chất tế nhị trong lĩnh vực sáng tạo và trong đời sống riêng tư.

Liên Giang - Nữ 34 tuổi - Q10-TP.HCM:
- Chị Thanh Lam ơi, theo tôi biết được Đàm Vĩnh Hưng rất thích phong cách biểu diễn của chị, Hưng thừa nhận là chị có ảnh hưởng đến anh ấy rất nhiều... Vậy tình cảm của chị đối với Hưng như thế nào? Có xem Đ.V.H là một nguời bạn thân, một cậu em trai hay một bạn trai không?
CS Thanh Lam: - Tôi vừa cùng Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn tại Canada trong 2 tuần, có rất nhiều thời gian gần nhau, tôi đã hiểu rất nhiều về Hưng. Hưng thật sự là một người tâm hồn và đầy tính nghệ sỹ. Sắp tới hai chị em có dự định sẽ làm một CD song ca với nhau, chắc sẽ có rất nhiều khán giả quan tâm tới CD này.

Palduy - Nam 30 tuổi - hanoi:
- Sơn ơi, mình là nguời nhắc Sơn hôm xe máy của Sơn suýt nữa bị rơi biển số xe. Là một người hâm mộ Sơn (đặc biệt là phong cách chơi ghita của Sơn) nên mình phải phóng rất nhanh để báo cho Sơn biết. Lần sau đừng đi nhanh như thế nữa nhé. Chúc Sơn luôn thành công, mình luôn theo dõi Sơn
NS Lê Minh Sơn: - Trời đất, không biết nói gì ngoài cảm ơn ông. Một lần nữa cám ơn thật nhiều!

Thụy Khanh - Nữ 32 tuổi - Hà Nội:
- Lê Minh Sơn thân, tôi thấy anh còn trẻ nhưng sớm có những ca khúc có giá trị. Tuy thế, trong các cách trả lời phỏng vấn trên báo chí tôi thấy anh sớm có thái độ tự mãn và tự kiêu. Tự tin là rất tốt, xong tự tin thái quá sẽ gây một thái độ khó chịu đối với khán giả. Anh nghĩ sao? Cảm ơn anh, tôi muốn hỏi câu này để test sự tự tin của anh. Nếu anh trả lời có nghĩa a tự tin. Còn nếu anh không trả lời có nghĩa là anh ... không tự tin trước sự thật.
NS Lê Minh Sơn: - Tôi luôn sống vừa vặn với bản thân mình. Quan điểm của tôi trong cuộc sống là có thể chơi với người ngu nhưng không chơi với kẻ hèn!

 
 
haiyen - Nữ 32 tuổi - Hanoi:
- Chị Thanh Lam ah, em rất yêu quý chị. Em hiểu chị là một người đàn bà luôn sống thật với con tim. Chị có nghĩ rằng nếu chị sống thật sẽ dễ bị tổn thương không? Chị có sợ cô đơn không? Theo chị thế nào là hạnh phúc?
 CS Thanh Lam: - Từ nhỏ tôi đã là người sống luôn luôn thật với chính mình. Tôi dám làm và dám chịu. Sợ cô đơn ư? Cô đơn luôn luôn gắn liền với một người làm nghệ thuật. Hạnh phúc theo tôi đó là những ảo ảnh, nó thoắt ẩn và thoắt hiện đối với riêng tôi.

dttanh - Nam 32 tuổi - Minh Khai, Hà Nội:
- Chào anh Sơn. Tôi có nghe một số tác phẩm của anh và chỉ có ấn tượng với 2 tác phẩm "Ôi quê tôi" và "Nắng lên", liệu trong các album tới của Thanh Lam sẽ có tác phẩm nào có thể đạt được thành công như 2 tác phẩm trên hay không? Với 5 album / năm của Thanh Lam, theo anh, liệu có đảm bảo chất lượng hay không?
 NS Lê Minh Sơn: - Mỗi tác phẩm khi tôi viết đều có "mệnh" của nó. Hay hoặc không hay, thích hoặc không thích là do cảm nhận của mỗi người, đó là điều sướng nhất của người làm nghệ thuật sáng tạo. 5 album trong một năm là chuyện bình thường của một người trường vốn. Tôi chỉ lo tôi và êkíp của tôi không đủ sức khoẻ để làm việc mà thôi... Cám ơn!

Phan Thanh Cường - Nam 36 tuổi - Đà Nẵng:
- Thưa anh Minh Sơn, tôi thấy anh chơi guitar rất giỏi nhưng tôi có cảm giác âm thanh từ cây đàn guitar mà anh dùng không được hay (cá nhân tôi), anh có thể cho biết loại đàn mà anh sử dụng có gì khác biệt với các cây guitar khác?
 NS Lê Minh Sơn: - Tôi có ba cây đàn, đều được mua từ nước ngoài. Nhưng quả thật tìm được một cây đàn vừa ý khó hơn tìm được bất cứ thứ gì trong cuộc sống này. Cảm ơn anh đã quan tâm đến Sơn!

Bùi Đức Ngọc - Nam 21 tuổi - Cần Thơ:
- Đến nay thì album nhạc Trịnh của chị đứng đầu. Nhưng tôi không muốn chị dừng laị. Hay tại chị cảm thấy như vậy đã đủ? Chị có nghĩ một ngày nào nữa chị sẽ hát Trịnh khác nữa? Theo chị thì ca sĩ cũng như nhiều nghệ sĩ của nhiều môn nghệ thuật, là phục vụ công chúng hay để công chúng hiểu mình? Giá album của chị quá cao so với túi tiền sinh viên, lại không có đĩa chép, chị không ưu tiên cho sinh viên sao?
CS Thanh Lam: - Trong tuần này tôi lại tiếp tục ra một CD mới của anh Trịnh Công Sơn với tựa đề Này em có nhớ. CD này theo ý riêng tôi là một CD rất thú vị. Theo tôi, nghệ sỹ phải thâm nhập được vào trái tim của từng con người, phải được sống trong tâm hồn của các bạn; phải cân bằng giữa thẩm mỹ của cá nhân trong âm nhạc và những nhu cầu mà khán giả mong muốn. Nghệ sĩ không có nghĩa là lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào những gì khán giả cần. Tôi nghĩ, giá thành CD của những nghệ sỹ thực thụ quá rẻ so với công sức mà họ bỏ ra.

Phương Lan - Nữ 23 tuổi - Cầu Đất, Ngô Quyền, Hải Phòng:
- Xin chào anh Sơn! Anh có thể cho khán giả biết vì sao anh lại thích nuôi tóc dài có phải là vì anh nuôi tóc để tạo phong cách nghệ sĩ cho riêng mình hay không? Em thấy con trai thường tóc cứng hơn con gái vậy anh có bí quyết gì để nuôi được mái tóc đẹp như vậy?
NS Lê Minh Sơn: - Em! Anh chẳng có gì ngoài... cái râu, cái tóc. Vậy thì anh hành hạ nó, hay nâng niu nó hay  làm gì với nó cũng được. Hì hì

Phạm Anh Thái - Nữ 23 tuổi - Vinh _ Nghệ An:
- Chào anh Lê Minh Sơn ,em là một fan hâm mộ ca sĩ Tùng Dương và em cũng rất thích những bài hát của anh do anh ấy hát, nhưng em không hiểu tại sao dạo này anh không còn sáng tác những bài hát mới để anh ấy thể hiện nữa hay là anh nghĩ nếu anh sáng tác cho Thanh Lam thì anh sẽ dễ nổi tiếng hơn bởi vì Thanh Lam đang là Diva số 1 VN còn Tùng Dương chỉ là ca sĩ mới nổi?
NS Lê Minh Sơn: - Chào em! Anh sẽ làm việc với tất cả những ai có văn hoá sống đối với cá nhân anh!

Nguyễn Thị Lan - Nữ 27 tuổi - Hà Nội:
- Chào chị Lam! Chị càng ngày càng xinh đẹp và giọng hát thì thật tuyệt vời. Nhưng thật lòng em không thích nghe chị hát nhạc của nhạc sỹ Lê Minh Sơn (xin lỗi nhạc sỹ nhé), em cũng không biết giải thích thế nào về điều này nhưng em không cảm nhận được một Thanh Lam đích thực khi chị hát nhạc của LMS.
 CS Thanh Lam: - Theo tôi, thích và không thích tùy thuộc vào từng con người cụ thể, nhưng theo cảm xúc của một người làm nghệ thuật như tôi, tôi thật sự cảm thấy được bình thản và vùng vẫy, được bay, được thỏa thuê, vừa vặn với những gì tôi có trong những tác phẩm của Lê Minh Sơn. Có thể những gì mới, chúng ta sẽ chưa quen ngay từ đầu. Hãy đón chờ CD tiếp theo của tôi và Lê Minh Sơn vào cuối năm nay.

Thanh Thuy - Nữ 30 tuổi - HN:
- Toi khong phai 1 nguoi sanh dieu am nhac, nhung cung la nguoi biet thuong thuc, nhat la nhung ca khuc truyen thong cua VN. Nhung o nhung bai hat cua anh, toi thay duong nhu no khong ro loi, hay do la loi cua ca si the hien (vi du: bai "chuon chuon ot, chuon chuon kim", "cap ba la" do Ngoc Khue the hien va tung duoc coi la thanh cong.
NS Lê Minh Sơn: - Tôi nghĩ chắc là như thế! Cám ơn bạn!

Phạm Thị Ngọc Duyên - Nữ 40 tuổi - Đà Nẵng:
- Thanh Lam, ở Đà Nẵng có rất nhiều nguời mến mộ chị, đặc biệt là ông Phạm Kiều Đa, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố. Bao giờ vào Đà Nẵng, ông ấy rất muốn liên lạc với chị để xin chữ ký và tặng hoa, có được không chị? Số điện thoại của ông ấy và cũng là anh trai tôi: 0903505081
 CS Thanh Lam: - Chị là một người con của quê hương Đà Nẵng, rất thích khi mỗi lần được trở về hát trên quê hương của cha mình. Chẳng có gì hạnh phúc bằng được sống trong sự yêu mến và chờ đợi của khán thính giả.

Ngyuễn Phương Lan - Nữ 25 tuổi - Cống vị -Ba Đình:
- Anh là người đi tiên phong trong phong cách nhạc mới, anh nghĩ mình có quá mạo hiểm không? Em thấy một số nhạc sĩ sáng tác theo phong cách yêu thích của mình nhưng tác phẩm cuả họ nhanh bị lãng quên quá!
NS Lê Minh Sơn: - Em! Nhạc của anh không mới, nó bắt nguồn từ âm nhạc dân gian. Những nhạc sĩ như em nói anh chắc chắn rằng cái mới của họ thiều cả ba yếu tố: chân - thiện - mỹ của đời sống, nó bị lãng quên là đúng thôi.

Lê Đình Lương - Nam 22 tuổi - TP HCM:
- Anh Sơn ơi, cảm ơn anh nhiều lắm! Nhờ các ca khúc của anh mà tôi đã được khuyến khích rất nhiều trong việc đi tìm về tính dân tộc thể hiện như thế nào trong một tác phẩm hiện đaị(vì tôi đang học kiến trúc, cũng loay hoay tìm tính dân tộc thể hiện trong kiến trúc vậy). Anh có thể kể đôi chút về việc làm sao anh có thể làm được khá thành công một việc khó khăn như thế?
NS Lê Minh Sơn: - Em chào anh họ Lê! Càng văn minh bao nhiêu người ta càng hướng tới cội nguồn. Trong nghệ thuật tính chủng tộc bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Dân gian kết hợp với hiện đại và sự kinh điển sẽ đem lại cho ta một sản phẩm hoàn hảo.

Trúc Mây - Nữ 24 tuổi - Saigon:
- Chị Lam ơi, chị có nghĩ rằng cánh diều càng lên cao càng lạnh lẽo hay không? Sau rất nhiều biến cố, chị vẫn là Lam - giọng hát hàng đầu như ngày nào, vậy hiện tại chị ước gì? Chị nói gì với những khán giả "lẽo đẽo" theo chị mãi?
CS Thanh Lam: - Theo tôi, mình có một lý trí, mình có một trái tim, mình có sức khỏe thì mình sẽ không thể như một cánh diều. Mình không thể chỉ phụ thuộc vào gió như vậy được. Con người thông minh nhất là nhìn nhận đúng về bản thân mình và chấp nhận cái được, cái mất trong cuộc sống. Những điều mơ ước của chị thì có rất nhiều, không thể nói hết được. Nhưng chắc chắn, 50% trong đó là âm nhạc. Nếu đã dám 'lẽo đẽo' theo chị trong âm nhạc, thì hãy chờ đợi. Chị hứa sẽ không phụ lại những tình cảm mà em đã dành cho chị.

dttanh - Nam 32 tuổi - Minh Khai, Hà Nội:
- Chào chị Lam, phải thừa nhận chị có chất giọng đặc biệt nhưng phong cách âm nhạc của chị chưa hẳn được số đông người thích. Theo quan điểm của em, khi đánh giá về ca sĩ em thường chú ý nhiều về chất lượng âm nhạc và phong cách của 1 ca sĩ đó chứ không phải chú trọng nhiều về giọng hát (giọng hát bẩm sinh, kỹ thuật hát, tròn vành, rõ chữ...) Trên thế giới có rất nhiều ca sĩ thành công với âm nhạc của họ mặc dù không có chất giọng "trời phú" như Dido, Coldplay. Nếu chỉ có 1 trong 2 thứ để lựa chọn: 1 là âm nhạc và phong cách, 2 là chất giọng thì chị sẽ chọn cái nào và tại sao?
CS Thanh Lam: - Cả hai cái phải luôn luôn đồng hành với nhau.

 
 
Funbox - Nam 20 tuổi - TpHCM:
- Anh Sơn ơi, anh có yêu nhạc Trịnh không? Do đâu anh có ý tưởng "hát Trịnh trên nền hòa âm âm huởng cổ điển"? Ê-kíp của anh toàn những người khắc khe cực đoan trong âm nhạc, đã bao nhiêu lần ê-kíp tranh cãi với nhau, lúc ấy mọi người giải quyết như thế nào?
NS Lê Minh Sơn: - Nhạc Trịnh theo quan điểm của tôi là những ca khúc mang âm hưởng của thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Chúng ta đọc lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên một nền nhạc sang trọng, bác học thì tôi nghĩ rằng những ca từ đó sẽ lột tả đúng được những gì mà cố nhạc sĩ tài hoa của chúng ta mong muốn.

Nguyễn Khánh Linh - Nữ 18 tuổi - Phố Pháo Đài Láng, Hà Nội:
- Chào anh Lê Minh Sơn, có phải quê anh ở Bắc Ninh? Anh có thể cho biết địa chỉ cụ thể hơn vì em cũng là người Bắc Ninh? Được làm đồng hương nguời nổi tiếng chắc cũng vinh dự lắm?
NS Lê Minh Sơn: - Em! Mẹ anh là người quan họ chính gốc, bà có giọng hát thật tuyệt, bà còn là cô giáo dạy văn. Âm nhạc và ca từ của anh được nuôi dưỡng bằng tiếng hát của mẹ. Nhà mẹ cách Lim 6km.

LÊ VIẾT TUỆ - Nam 30 tuổi - BUÔN MA THUỘT DAKLAK:
- CHÀO CHỊ LAM! THẬT KHÂM PHỤC SỨC LAO ĐÔNG NGHỆ THUẬT CỦA CHỊ VỚI NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH SẮP TỚI. EM MUỐN BIẾT CẢM GIÁC CỦA CHỊ KHI THẤY LỰC LƯỢNG CA SĨ TRẺ HIỆN NAY CÙNG VỚI DÒNG NHẠC MÀ HỌ ĐANG THEO ĐUỔI ĐANG KHÁ HẤP DẪN GIỚI TRẺ. CHỊ CÓ NGHĨ LÀ KHÁN THÍNH GIẢ ĐÃ KÉN CHỌN ÂM NHẠC CỦA CHỊ KHÔNG?
CS Thanh Lam: - Chị rất vui khi thấy những ca sỹ trẻ đang nô nức và hừng hực khát vọng để được hát. Chị mong rằng các ca sỹ trẻ, với sự văn minh của thời đại, với tình yêu nghệ thuật thực thụ, với trách nhiệm của những người thanh niên trẻ trong xã hội, họ sẽ góp phần làm đẹp bầu trời âm nhạc của Việt Nam.

Le Na - Nữ 17 tuổi - 57 quang trung - Nha Trang:
- Thưa nhạc sỹ, nếu cháu muốn giới thiệu cho nhạc sỹ một giọng hát rất hay và phù hợp với những bài hát của nhạc sỹ thì liệu nhạc sỹ có sẵn sàng giao bài hát của mình cho người đó thể hiện, cho dù đó là một ca sỹ nghiệp dư chưa hề nổi danh? Nếu cháu muốn gửi cho nhạc sỹ CD nhạc để giới thiệu thì phải gửi đến đâu ạ?
NS Lê Minh Sơn: - Em! gửi cho anh những gì em muốn nói, muốn hát, muốn tất cả mọi thứ liên quan đến âm nhạc về địa chỉ: nhạc sĩ Lê Minh Sơn, số 7 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Pham van Dua - Nam 35 tuổi - H. Binh Chanh:
- Trong một bài báo, chị phát biểu "tôi là nguời sống bản lĩnh", đó là lời tán dương của người khác hay là chị đánh giá về mình như thế? Nếu đó là lời đánh giá của chị thì chị dựa vào cơ sở nào để mạnh dạn phát biểu như thế!
CS Thanh Lam: - Bản lĩnh là gì? Theo riêng tôi, bản lĩnh đầu tiên là một người dám sống thật với chính mình và mọi người. Họ sống và vươn lên bằng khả năng của mình, họ chứng minh được bản lĩnh của mình bởi những gì họ có trong tay, trong khối óc và trong trái tim. Tôi chưa bao giờ sống bởi những lời tán dương của những người xung quanh mình.

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN - Nam 26 tuổi - NAM ĐINH:
- Lần đầu tiên em được xem và nghe chị hát là vào đêm chung kết cuộc thi hoa hậu báo tiền phong năm 92. Em đã bị chị chinh phục ngay từ lần đó. Em còn nhớ rất rõ là chị mặc chiếc quần lửng, chị hát hai bài ''Giọt nước mắt đầu tiên'' và bài '' Lối cũ ta về'' và từ đó em là Fan trung thành của chị. Em chưa bao giờ bỏ một chương trình hay album có chị tham gia. Em kém chị nhưng 10 tuổi chị ạ, nhưng nếu em nói em yêu chị thì chị có giận em không?
CS Thanh Lam: - Chị hạnh phúc bởi được hát trong tình yêu của những khán giả, của những người thân dành cho mình.

[email protected] - Nam 20 tuổi - TP HCM:
- Hai người hiện đang là điểm nóng của dư luận với album Nắng lên được đánh giá là có chất lượng trong hoàn cảnh nhạc Việt đang nhiều lượng và thiếu chất. Anh chị có chịu nhiều áp lực cho những album sắp tới? Anh nghĩ sao về tình hình hiện nay các ca sĩ trẻ thường dùng scandal để tự đánh bóng tên tuổi mình đồng thời để bán album hơn?
NS Lê Minh Sơn: - Người làm nghệ thuật đẳng cấp cao nhất theo anh là khả năng kiểm soát tác phẩm của mình. Áp lực ư? Không!...Để đưa một sản phẩm ra công chúng cái quan trọng nhất là tác phẩm và giọng hát. Những gì thuộc phạm vi ngoài âm nhạc xin miễn bình luận.

Tuanmania - Nam 21 tuổi - Hà nội:
- Nhờ có chương trình Con đường âm nhạc số 2 của bác Dương Thụ vừa qua, chị Lam đã trở lại cái thời Mây trắng bay về, phải nói là em mừng rớt nước mắt khi thấy chị vẫn tràn trề khao khát và nghị lực trong ''Gọi anh''. Và em biết chắc là không chỉ một mình em mà rất nhiều người khác cũng thấy rất nhớ chị Lam ngày xưa, nồng nàn mà không quá dữ dội, rất đằm thắm, vừa phải, đúng mực! Em cũng đã đọc nhiều bài phỏng vấn chị về những dự tính trong tương lai và hôm nay nhờ có cuộc giao lưu trực tuyến này, em hy vọng chị giúp em giải toả được một băn khoăn duy nhất bây giờ: Bao giờ chị sẽ tạm chia tay với anh Lê Minh Sơn, bớt toả "nắng" để lại dịu dàng như "mây" thuở nào với những cộng sự cũ của chị như anh Quốc Trung, bác Dương Thụ? Chị có dự định làm một album ''Tự sự 2'' với những tác phẩm của bác Thuận Yến nữa không?
CS Thanh Lam: - "Nắng" vẫn còn nắng... Dự định sắp tới, chị sẽ thu một CD của ba chị với phần phối khí của em trai chị. Hy vọng sẽ CD này sẽ được những fan mến mộ chị chờ đón. Sắp tới, sẽ ra CD Này em có nhớ của Trịnh Công Sơn, sẽ ra CD Chặng đường ca hát gồm 15 bài hát hay nhất của chị. Nghĩa là sẽ có những bài hát mà em mong đợi, những bài hát đã ở lại trong lòng khán giả.

Ngoc Anh - Nữ 19 tuổi - Dong Anh, Ha noi:
- Anh Sơn ơi! E rất thích các tác phẩm của anh và anh nữa. Giá như anh chưa có gia đình chắc là E sẽ tấn công anh.. Em nghe nói anh là người rất tình cảm, liệu anh có thể dành một phần của trái tim cho E được không? Đấy không phải là tình yêu, đơn giản vì E là một fan của anh.
NS Lê Minh Sơn: - Thật là hạnh phúc khi những tác phẩm của mình được những cô gái xinh đẹp (chắc chắn) như em để ý và thích. Hãy mãi là khán giả của anh nhé em!

 
 
jpume - Nữ 27 tuổi - Japan:
- Chao chi Thanh Lam. Em tu nhan la mot fan khong he biet den mot phut nao "chan" chi trong suot 15 nam qua (tu nam 1990 biet toi chi khi dang quang Giai thuong lon)! Hien tai dang du hoc o xa, em thay tiec vo cung vi khong duoc tan mat di xem nhung dem nhac chi dien gan day... Lieu sau 2 nam nua khi em ve VN chi con hoat dong sung suc nhu hien nay khong de em co the duoc di xem nhung dem dien "live" cua chi a?
CS Thanh Lam: - Chị vẫn đang hát và đầy nhiệt huyết trong âm nhạc. Mong rằng sau 2 năm nữa em về, chị vẫn còn đầy khát vọng để hát, để được sống trong lòng khán thính giả cả nước.

hoàng huân - Nam 23 tuổi - hà nội:
- Chào chị THANH LAM ,chị đã là một ca sĩ hàng đầu VIỆT NAM, là DIVA của các DIVA VIỆT, nhưng ở một cách nhìn khác của giới trẻ thì ngôi sao số 1 hiện nay lại là MỸ TÂM, có nhiều người nói chị chỉ được báo chí tung hô chứ lượng fan thì vẫn không nhiều bằng các ca sĩ như MỸ TÂM, PHƯƠNG THANH. Vậy chị nghĩ gì về điều này? Chị đánh giá như thế nào về đàn em MỸ TÂM - người đang rất thành công ở V-POP?
CS Thanh Lam: - Theo ý riêng tôi thì không thể tránh khỏi quá nhiều ca sỹ hiện giờ họ chỉ thích hát chứ không thể gọi là một ca sỹ thực thụ được... Mỹ Tâm thực sự là một ca sỹ chuyên nghiệp ở dòng nhạc đang được các bạn trẻ đón chờ. Còn tôi thì ở một con đường khác hẳn, vì vậy tôi cũng rất mừng bởi những ca sỹ trẻ như Mỹ Tâm đã có rất nhiều thành công như vậy. Đó cũng là một sự lao động cật lực của một người làm nghệ thuật.

phạm nguyễn hải an - Nam 25 tuổi - 64/8 ấp Vạn Hạnh, xã Trung Chánh, Hooc Môn:
- Cho phép em hỏi anh Sơn một chút. Truớc đây em có đọc một bài báo viết về anh và biết anh có rất nhiều thành tích đáng nể về âm nhạc tuy nhiên có một số người nói nhạc anh nghe "khó hiểu" và khó nghe quá. Em biết mỗi nguời có một cảm nhận về âm nhạc khác nhau tuy nhiên anh có thể cho biết cảm nghĩ của anh về các nhận xét đó hay không? Xin cám ơn anh.
NS Lê Minh Sơn: - Cái khó hiểu nhất của tôi là: tại sao khi các ca khúc đang tràn ngập trên thị trường hầu hết đều là: anh yêu em, đau đớn, xót xa, triền miên, khao khát, khát khao, ngất ngây, say đắm, đắm say....thì ca khúc của tôi lại có những ca từ không như thế. Cái khó nghe nhất của tôi là tại sao có quá nhiều bài hát mang âm hưởng của Tàu, Thái, Nga, Mỹ - nói chung là nhạc tây quăng - thì nhạc của tôi lại mang âm hưởng của Việt Nam, vậy thôi, tôi cũng chẳng biết nói gì hơn....

Bùi Thành Công - Nam 29 tuổi - Hà Nội:
- Lê Minh Sơn + Thanh Lam = phá cách và hoàn hảo. Lê Minh Sơn + Thanh Lam = vô vị. Anh chị thấy những cách so sánh ấy như thế naò? Những lời phát biểu của anh chị thuờng gây cho công chúng sự tò mò, "sốc" giống các chiêu bài quảng cáo của các siêu sao MỸ? Phải chăng không cần công chúng cảm nhận sự kết hợp của 2 nguời mà cần phải "la toáng" lên cho mọi người cùng nghe?
NS Lê Minh Sơn: - Khen và chê là chuyện bình thường - LMS xin nói lại một lần nữa. Em nghĩ rằng một diva hàng đầu và một người kiêu hãnh như tôi với những tác phẩm như vậy lại làm những điều ấy ư? Em hãy bình tĩnh, em hãy sống thật với chính em thì em sẽ hiểu được công việc mà chúng tôi đang làm...Hãy nghe và cảm nhận bằng chính trái tim mình...

Funbox - Nam 20 tuổi - TpHCM:
- Chào chị Lam, tác giả Minh Tú (GDX) có ý kiến "sở dĩ nhạc Trịnh Công Sơn khó mà "đương đại" được là cũng bởi những suy nghĩ thiếu tự tin từ những fans của ông. Đối lập với kiểu thị hiếu thiếu tự tin ấy là tư duy thưởng thức tiến bộ. Biết mở rộng cánh cửa tâm hồn và lý trí để chấp nhận cái mới, gạn lọc và định giá cái mới bằng cả cảm tính và sự hiểu biết của mình." Chị có nghĩ rằng những nguời bổ sung giọng hát của chị vào những thanh âm Trịnh là quá tự tin hay không? Chị nghĩ gì nếu biết rằng em thấy lạc lõng vì biết rằng Này em có nhớ là album cuối cùng chị hát Trịnh?
CS Thanh Lam: - Chị là người hát nhạc anh Trịnh Công Sơn không bởi thói quen nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Mà chị hát nhạc của anh Sơn bằng trái tim của một người đàn bà đương đại, một người đàn bà dám hát bằng sức mạnh của một tâm hồn, của một trái tim và của ước mơ. Em hãy đón nghe CD Này em có nhớ, sẽ có rất nhiều điều mà những khán giả yêu quý chị thực thụ sẽ được thỏa thê trong âm nhạc.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng - TP HCM:
- Chi Lam ơi, em đang theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến của chị đây. Em mong là những dự định, cùng chuyến lưu diễn sắp tới của hai chị em mình sẽ thành công. Em thấy trong chuyến lưu diễn vừa qua có rất nhiều fan hâm mộ trẻ tuổi là nam giới dành những tình cảm đặc biệt cho chị. Nếu bắt gặp một tình yêu nhỏ tuổi hơn chị, chị có sẵn lòng trao nửa trái tim còn lại cho họ hay không?
CS Thanh Lam: - Chào diva Đàm Vĩnh Hưng của chị. Vừa rồi hai chị em đi với nhau vui quá nhỉ! Nếu chị biết được người đàn ông trẻ yêu chị thật lòng, dám sống, dám chết vì chị thì có thể chứ em! Hẹn gặp nhau. Đừng phá rối chị nữa em!

 
 
Long An - Nữ 35 tuổi - Hà Nội:
- Chào anh Minh Sơn! Tôi là một fan hâm mộ nhạc anh sáng tác, khi thưởng thức trong tôi có được cảm giác yên bình, ấm áp.. (xin được dài dòng một chút: Tôi có đổ vỡ trong tình cảm), ngày càng được thấy anh có cảm hứng nhiều hơn trong sáng tác... có lúc nào đó trong anh "chợt đến" suy nghĩ mình "mạo hiểm" trong tình cảm hay không? Dám làm dám chịu hay không?
NS Lê Minh Sơn: - Người phụ nữ còn dám làm dám chịu nữa là...Tôi không biết vì sao, không biết vì động lực gì mà tôi có thể làm việc với cường độ từ 6h sáng cho tới 3h đêm - mà ngày nào cũng như vậy. Trong tình cảm không bao giờ có chữ mạo hiểm, nếu tôi yêu tôi bất chấp hết!

Gia Nguyen - Nam 28 tuổi - DaLat - Lam Dong:
- Chị là một ca sĩ may mắn có đuợc chất giọng dày dặn, biểu cảm và một văn hóa hát thật đúng chất nghệ sĩ... nhưng chị cần phát huy mặt tích cực và vẻ đẹp của chất giọng hiếm có naỳ. Tôi nghĩ chị bớt chút bản năng cá tính trong giọng hát để tăng mức độ truyền cảm và mềm maị, mở rộng không gian lãng mạn trong nhạc phẩm để đem đến cho nguời nghe một xúc cảm, một cảm nhận tận sâu trong tâm hồn. Nếu tiết chế và làm chủ được cảm xúc và bản năng thì chị sẽ còn tiến xa hơn. Bên cạnh giọng hát là trang phục biểu diễn, chị cần phải chú ý nhiều để phần tổng thể được hoàn hảo hơn. Chị có muốn cho những người yêu thích chị như tôi được thấy sự thay đổi đó trong thời gian sớm nhất không?
CS Thanh Lam: - Cảm ơn những lời nhận xét chân thành của bạn. Cái mà tôi muốn đem lại cho các bạn đó là những tìm tòi mới của tôi trong âm nhạc. Mong rằng với thời gian, tôi sẽ hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, để được đẹp mãi trong trái tim của các bạn.

Phạm Thị Hà Tuyên - Nữ 21 tuổi - Hà Nội:
- Thưa chị Thanh Lam, em là một sinh viên đang theo học tại trường CĐ Công nghiệp HN. Em thấy các ca sĩ bây giờ thường hay biểu diễn ở các chương trình rất có qui mô. Chị có bao giờ nghĩ mình sẽ đem giọng hát của mình đến với các bạn sinh viên đói âm nhạc và không có tiền để vào xem các chương trình lớn như em không?
CS Thanh Lam: - Sang năm chị sẽ bàn cùng Lê Minh Sơn, nhà producer của chị, để thực hiện được một show diễn cho sinh viên 'đói' âm nhạc. Chuẩn bị 'bội thực' em nhé!

Thế Ngọc - Nam 20 tuổi - Hà Đông - Hà Tây:
- Em đã nghe nhiều dòng nhạc với sự thay đổi theo thị trường. Alternative khác hẳn những âm thanh sôi động của Dance hay nặng kim loaị của Metal. Nó nhẹ nhàng sâu lắng, với cách phối khí mộc mạc và tiết tấu chậm.. Từ khi nghe Lê Minh Sơn, em cảm thấy có gì rất sâu lắng qua những bài hát mộc mạc về làng quê yên bình, những nét đời thường của những con người yêu đời.. Cách phối khí khá giản dị nhưng đạt hiệu quả cao. Vậy em hỏi NS Lê Minh Sơn có nghe Alternative không và cách phối khí đặc biệt như vậy làm cho người nghe như em nhớ đến phong cách này?
NS Lê Minh Sơn: - Là một người viết nhạc và là một người sản xuất anh phải quan tâm đến rất nhiều thể loại. Anh thích nhất là âm nhạc hiện đại của những tác giả như: Manuel de Falla.....và đặc biệt là người nghệ sĩ guitar được mệnh danh là con quỷ của cây đàn guitar Pacco de Lucia...em thử nghe xem.

NGUYỄN HUY HOÀNG - Nam 21 tuổi - LỚP 39C3 ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI:
- Xin được hỏi nhac sỹ Lê Minh Sơn anh nghĩ sao khi có người nói rằng anh nhờ bóng của chi Lam?
NS Lê Minh Sơn: Em! Nghe nhạc của anh nhé!

Vu Hai Anh - Nam 29 tuổi - Ha noi:
- Chao chi Thanh Lam! Toi la mot nguoi rat ham mo giong hat cua chi. Vietnamnet da tao co hoi cho toi duoc bay to tinh cam cua minh voi chi. Qua day toi cung muon hoi chi mot cau co phan rieng tu mot chut: Chi da vuot qua nhung kho khan nhu the nao khi phai chia tay voi nguoi ma minh da tuong yeu thuong? Mot ngay chi danh bao nhieu thoi gian cho gia dinh? Cam on chi! Chuc chi vui, khoe..
CS Thanh Lam: - Tôi là người sống và gìn giữ quá khứ. Nó ở lại trong tôi mãi mãi, đặc biệt đối với những người làm nghệ thuật thì rất khó vượt qua đau khổ  tinh thần. Chính âm nhạc đã giúp cho tôi vượt qua, vươn lên với chính mình. Trong dịp hè này, điều hạnh phúc nhất của tôi là luôn luôn được gần bọn trẻ. Tôi hát và vươn lên trong sự nghiệp cũng bởi bọn trẻ và các bạn.

Bùi Hồng Định - Nam 26 tuổi - 18 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội:
- Anh Sơn năm nay anh có sáng tác thêm được nhiều tác phẩm không? Anh có sáng tác bài hát nào tặng riêng cho chị Thanh Lam không?. .
NS Lê Minh Sơn: - Ồ! Nhiều lắm em, khoảng 20 bài, em đợi nghe CD "Guitar cho ta" và "Em và đêm" nhé!

tran uy dong - Nam 21 tuổi - sing vien CAY GIAY:
- Chao anh SON. Em thich chat nhac cua anh, hien em cung dang tap guitar.. nen rat muon biet dia chi de lien lac voi anh de hoi them ve 1 so van de ve am nhac .. Anh vui long cho em dia chi nhe!!!!
NS Lê Minh Sơn: -  [email protected] - viết cho anh nhé!

 
 
Đinh Quang Trung - Nam 26 tuổi - 58 Nghi Tàm - Hà Nội:
- Nhiều người cho rằng cuộc sống của các ca sỹ nhanh chóng thay đổi cả về nhân cách đến phong cách nếu họ có một chút thành công, chị thấy điều đó như thế naò?
CS Thanh Lam: - Có rất nhiều người bạn nói với tôi rằng tôi hoàn toàn không thay đổi về tính cách khi là một cô bé mặc cái áo còn vụng về cho đến bây giờ được là diva trong lòng các bạn. Đó là bản lĩnh và cũng là sự giáo dục của gia đình, và là quan niệm sống, ý chí sống của riêng tôi. Ở đời không tránh khỏi có những bạn trẻ họ bị 'rỗng' về văn hóa, họ choáng ngợp bởi những thành công ảo mà họ có trong tay.

Hoang Loc - Nam 30 tuổi - Quan BT - TP HCM:
- Theo tôi, Ôi quê tôi là một trong những nhạc phẩm mang đậm chất LMS và rất phù hợp với giọng hát của TL. Tuy nhiên, cho đến nay bài hát này được "trình làng" rất ấn tuợng chỉ mới qua giọng hát của T. Dương. Liệu tới đây chúng tôi có đuợc thuởng thức một Ôi quê tôi với phong cách riêng của TL không? Một yêu cầu nhỏ nữa, LMS có thể gửi tặng tôi bản nhạc này qua địa chỉ [email protected] được không, (ở các hiệu sách nhưng chưa thấy xuất bản). Rất cám ơn!
 NS Lê Minh Sơn: - Cảm ơn bạn. Sắp tới tuyển tập nhạc Lê Minh Sơn sẽ được in, bạn chờ đợi vậy nhé. Quả thật tôi rất dốt nát về máy tính, chẳng biết gì đâu. Tôi tự nói với mình: về già nếu biết sử dụng máy tính thì tốt biết bao...Với CD Em và đêm của Thanh Lam, tôi chắc chắn một điều rằng sức công phá của nó về ngôn ngữ âm nhạc sẽ bùng nổ...

Tran Le An - Nam 32 tuổi - B8 Khu tap the Kim Lien:
- Toi con nho trong mot lan tra loi phong van, anh co noi Ngoc Khue la tai nang, con Tung Duong la so 1. Den khi gap Thanh Lam thi anh lai co y kien gan nhu phu nhan lai nhung dieu anh da noi truoc day. Anh co bi "choang" khi gap Thanh Lam khong va vi sao anh cu "tien hau bat nhat the" ?
NS Lê Minh Sơn: - Chào bạn! Lê Minh Sơn sẽ chỉ làm việc với những ca sĩ nào có văn hoá hát và quan trọng nhất là phải có văn hoá sống. Những gì tôi nói với Khuê và Dương mãi mãi tôi vẫn giữ ý kiến như vậy. Nếu như các em đi đến tận cùng con đường các em đã đi.

chung Diem Hong - Nữ 22 tuổi - go vap- tphcm:
- Giong hat ngot ngao tram lang cua chi lam xao dong va thon thuc trong long cong chung suot 15 nam qua, co bao gio chi giat minh khi thoi gian va giong ca thuong theo mot quy luat nhat dinh la mot ngay kia chot nghe khong phai la Thanh Lam cua ngay hom nay? Am nhac va tinh yeu doi khi co su dong dieu la nuoc mat,la hanh phuc va cung co luc buon dau, chi chia se dieu nay nhu the nao?
 CS Thanh Lam: - Tôi là người luôn luôn hướng tới sự hoàn hảo trong âm nhạc, tôi chắc chắn những gì tôi đã và đang làm trong sự nghiệp của mình bởi cái tâm của một người làm nghề, bởi sự đam mê cháy bỏng và bởi cái giá của một người làm nghệ thuật. Tôi luôn luôn nhìn nhận đúng về bản thân mình. Như các bạn đã biết và đã sống, chẳng có gì hoàn thiện mà ta có được nó dễ dàng. Đầy nước mắt, em ạ.

Đinh Quang Trung - Nam 26 tuổi - 58 Nghi Tàm - Hà Nội:
- Sau nhiều năm ca hát và đến nay chị đã thành công trên con đuờng nghệ thuật, điều gì làm chị thấy thú vị nhất?
CS Thanh Lam: - Sau nhiều năm ca hát, điều thú vị đối với tôi là những bài hát mới, là những bài hát hay mà những đêm bất ngờ được hát trong sự khích lệ, sự mong đợi, sự kỳ vọng từ các bạn.

Nhật Hoàng - Nam 42 tuổi - Tây hồ Hà Nội:
- Tôi hâm mộ giọng ca của Thanh Lam từ khi chị còn là một ca sĩ trẻ biểu diễn ở CV Thống Nhất, Hà Nội.Truớc đây tôi cũng được nghe nhiều dự định của chị mang âm nhạc của mình ra thế giới, ở tuổi 35, không rõ Thanh Lam còn ấp ủ, theo đuổi dự định này không? Nếu định như vậy, sẽ mang mang âm nhạc tiền Lê Minh Sơn, hay âm nhạc Lê Minh Sơn. Cảm ơn.
CS Thanh Lam: - Tôi luôn ấp ủ dự định tiếng hát của mình được bay ra khỏi bầu trời âm nhạc Việt Nam. Hiện tại tôi rất vui bởi được sự cộng tác của nhạc sỹ Lê Minh Sơn. Mong rằng Sơn và tôi sẽ thực hiện được khát vọng của một người dám sống, dám trả giá cho âm nhạc, cho tiếng hát của mình.

Trịnh Lâm Vy - Nữ 29 tuổi - TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên:
- Em ham mo chi Thanh Lam tu rat lau, da suu tam nhieu anh cua chi. Tu nam ngoai den nam nay, chi tro lai san khau nhac nhe ngoan muc qua, dieu gi da tiep them lua cho chi vay? Den gio, tren bau troi nhac nhe VN, chi van la ngoi sao sang nhat. Nguoi ta goi chi la nu hoang nhac nhe, la nguoi dan ba hat... That ra chi thich cach goi nao? Thu that le em rat me giong hat cua chi nhung van khong thich nghe chi hat nhac Trinh Cong Son. Cung co nhieu nguoi cho rang chi khong thanh cong o dong nhac nay, nhung ma chi van tiep tuc the hien no. Vi sao vay?
CS Thanh Lam: - Chị rất hạnh phúc bởi những gì em vẫn dõi theo chị. Hạnh phúc đối với riêng chị được tạo ra bởi những điều nho nhỏ trong cuộc sống... Chị hạnh phúc bởi những gì chị làm và lao động trong nghệ thuật được nhìn thấy, được đón nhận và được mong đợi. Còn riêng nhạc anh Trịnh Công Sơn, chị vẫn hát bởi vì chị thích hát nhạc anh Trịnh Công Sơn.

Hoang Kim - Nữ 26 tuổi - Định Công- hanoi:
- Thanh Lam thuờng xuất hiện truớc mắt khán giả như một nguời phụ nữ rất khác nguời, với lối thể hiện bài hát cũng rất riêng mà có khi chỉ nghe ngân tôi cũng biết đó là do Thanh Lam hát. Phải chăng đó là cách để chị không bị lẫn với ai khác hay đó là phong cách của chị mà chị chọn???
CS Thanh Lam: - Cái thích nhất của tôi mà tôi đã làm được là khi tôi hát ở bất cứ đâu, ở một cái đài nho nhỏ, cho đến một dàn phóng thanh thật hay, tôi đều được nhận ra bởi lối hát của mình. Đó là một thành công nhỏ trong con đường âm nhạc của một người nghệ sỹ. Tôi là một người có cá tính mạnh, tôi không thích mình nhợt nhạt trong cuộc sống. Tôi luôn luôn tạo ra những cái riêng của mình trong nghệ thuật.

Le Van Dung - Nam 58 tuổi - 27B/190 Le Lai - Hai Phong:
- Xin chao NS Le Minh Son! Dung la truoc cuoc thi SAO MAI 2003 khong ai biet den Le Minh Son. Sau cuoc thi do anh duoc biet den nhu mot nhac si co nhieu sang tac khac la va nhac cua anh cung hoi kho nghe doi voi nhung nguoi o the he chung toi. Toi duoc doc mot bai phong van anh trong do anh co noi rang anh rat tu hao vi ca tu trong bai hat cua anh la hay nhat vi anh tu dat ra va anh cung noi: "toi khong lam va khong the lam cai viec ma nhieu nguoi van lam la pho tho cua nguoi khac". Xin hoi, noi nhu vay lieu co qua tu kieu khong va khinh thuong cac nhac si tien boi khong? Vi nhu anh biet day khong biet bao nhieu ma ke nhung bai hat duoc cac nhac si the he truoc pho tho qua thanh cong, qua hay va da di sau vao long biet bao the he nguoi Viet, co nhieu bai tho duoc pho hay den dinh cao.
NS Lê Minh Sơn: - Xin chào chú! Cháu nghĩ có rất nhiều cách để viết được bài hát. Khi một nhạc sĩ gặp được một bài thơ hay, một sự đồng cảm trong thơ thì việc phổ thơ là chuyện rất bình thường. Với riêng cá nhân cháu, khi cháu viết, âm nhạc và ca từ phải được tuôn trào cùng một lúc, có như vậy cháu mới thấy được vùng vẫy trong cõi riêng của cháu...

Những gì các bậc tiền bối đã làm, thế hệ chúng cháu luôn luôn kính trọng và biết ơn vì chúng cháu đã học rất nhiều từ những tác phẩm như thế. Còn quan điểm sáng tác của cháu luôn là: ca từ và âm nhạc phải tuôn trào cùng một lúc.

Thưa chú, chúng ta có rất nhiều nhạc sĩ nhưng theo cháu những tác giả thực sự, những tác phẩm thực sự có ý nghĩa thì cháu nghĩ không nhiều. Chào chú, chúc chú mạnh khoẻ!

Trịnh Thị hải yến - Nữ 33 tuổi - tk 8 Đồng phú TP Đồng Hới Quảng Bình:
- Sau khi chia tay với nhạc sỹ Quốc Trung có phải nhạc sỹ Lê Minh Sơn là người đã đem lại niềm vui mới cho chị, chính vì vậy mà phong cách biểu diễn cũng như chất giọng của chị có phần khác trước? Giữa chị và nhạc sỹ Lê Minh Sơn có mối lương duyên trời định về nghệ thuật liệu có cả tình yêu và hạnh phúc không?
CS Thanh Lam: - Sơn là một không gian mới của tôi trong âm nhạc. Tôi thật sự tin khi có một người đồng nghiệp cùng với tôi thực hiện những khát vọng, những khắc khoải. Mong rằng tôi và Sơn sẽ làm đẹp hơn nữa tâm hồn nghệ thuật của người Việt ta. Tôi hạnh phúc bởi những bài hát hay mà Sơn biên tập và viết cho riêng tôi.

Nguyễn Phương Lâm - Nữ 16 tuổi - 10F_Chu Văn An_ Hà Nội:
- Chào chú Sơn ạ! Qua các bài phỏng vấn chú, cháu thấy chú là một người rất chi là vui tính, chú trả lời mấy câu hỏi mà toàn nhe răng ra cười  .Cháu được biết chú chơi ghi ta cực hay và hiện chú đang giảng dạy tại trường CDNT. Chú Sơn tốt bụng dễ mến ơi, cháu muốn chú dạy thêm cháu và bạn cháu về ghita có được không ạ?
NS Lê Minh Sơn: - Guitar là một nghề mà chú được học hành đào tạo một cách chuyên nghiệp cả trong nước và ở nước ngoài. Tất cả những gì chú có được đều nhờ cây đàn guitar. Cháu đến trường chú đi, vào phòng đào tạo nhé, hỏi lớp nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Mong gặp cháu sớm!

Nguyễn Thanh Lâm - Nam 26 tuổi - 120 Bắc Ninh - Nam Định:
- Thưa chị Thanh Lam, công chúng yêu nhạc biết đến chị là cô con gái cưng của nhạc sĩ Thuận Yến cùng với bài hát "Chia tay hoàng hôn" đã làm nên tên tuổi của chị trong làng âm nhạc. Và gần đây nhất là ca khúc "Nắng lên" của nhạc sĩ Lê Minh Sơn mà chị thể hiện cũng rất thành công. Vậy đây có phải là 2 ca khúc mà chị tâm đắc nhất hay là trong bài hát có một phần nào đó giống với tâm trạng của chị?
CS Thanh Lam: - Người làm nghệ thuật chuyên nghiệp là khi hát được hóa thân vào những nhân vật trong bài hát của mình. Tất cả những bài hát khi tôi hát tôi đều sống ở trong từng khoảnh khắc của bài hát, của ngôn ngữ, của tâm hồn người nhạc sỹ họ mong muốn. Bài hát Chia tay hoàng hôn là một bài hát mà tôi đã được ở lại với thời gian, với các bạn.

Sắp tới sẽ có một CD mới gồm 10 bài hát mới toanh của Lê Minh Sơn, tôi đặt rất nhiều kỳ vọng vào CD này. Mong rằng lại một lần nữa được ở lại với thời gian và các bạn.

La The Le Phuc - Nam 30 tuổi - Ha Noi:
- Chào chị, em luôn theo dõi từng lbum của chị, lúc nào và nơi nào em cũng luôn ủng hộ chị trong sự nghiệp âm nhạc. Để trở thành DIVA số 1 trong làng âm nhạc Viêt Nam, trở ngại lớn nhất của chị là gì? Các ca sĩ đồng nghiệp có tác động tiêu cực tới chị không? Vì em biết rằng trong nghề này cạnh tranh giữa các ca sĩ là rất quyết liệt.
CS Thanh Lam: - Tôi là một người khắc nghiệt đối với bản thân. Tôi đòi hỏi rất cao về chính mình. Tôi muốn là một người đàn bà hoàn thiện không chỉ riêng trong âm nhạc. Nghề
Từng giọt mưa rơi tí tách ngoài trời
Từng giọt mưa rơi ướt đẫm lòng người
Và tôi biết......
Tình yêu ấy vẫn còn đây.....!
[/b][/i]

Offline juverofan

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 3,246
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 1
  • Thanks: 40
« Reply #14 on: October 04, 2005, 08:48 PM »
Logged
Lại nói và bàn về âm nhạc đương đại Việt Nam, khi mà VTV rầm rộ tổ chức cái gọi là Bài Hát Việt là âm nhạc đương đại Việt nam là ấn tượng và sâu lắng. Nhưng sự thật nó có ấn tượng và sâu lắng? Các chương trình Bài Hát Việt ko phải là ko xuất hiện những bài hát hay như bài Bà Tôi mà Ngọc Khuê thể hiện khá thành công là một ví dụ nhưng phần lớn các bài hát trong Bài Hát Việt đều là những bài hát về tình yêu với những ca từ xáo rỗng. Rộng ra hơn nữa chúng ta sẽ bắt gặp ở bất kì đâu những bài hát của Ưng Hoàng F**k của Duy Mạnh ỉ ôi trong tiếng tình yêu tan vỡ, ca từ đầy lố bịch. Chúng ta sẽ bắt gặp hàng loạt các ngôi sao ca nhạc trẻ ào lên như diều rồi người người chạy theo mốt để nghe và rồi độ 1 hay 2 tháng sau chả đứa nào thèm động đến mấy cái bài đó nữa. Lên nhanh xuống cũng nhanh ko kém... Phải chăng tình yêu đương đại và âm nhạc đương đại của Việt Nam chỉ thế thôi sao? Chúng ta ko thể nào quên những bài hát của những nhạc sĩ như Thanh Tùng, Phú Quang, Trần Tiến, .... âm nhạc của họ đáng nghe bao nhiêu thì những bài hát của những ca sĩ thị trường ngày nay càng đáng .... bấy nhiêu.
Roẹt .... roẹt ...
----------
Website: http://topvl.net
Phim phọt: http://movies.topvl.net
Việt Lốt: http://vietlott.topvl.net

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.