Author Topic: Cho ai đam mê Mỹ Thuật  (Read 4556 times)

Description:

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« on: September 10, 2005, 02:28 PM »
Logged
« Last Edit: September 12, 2005, 02:17 PM by basana »
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline GianluigiBuffon

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 739
  • Joined: Jun 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
  • Gender: Male
« Reply #1 on: September 10, 2005, 07:13 PM »
Logged
Khiếp! Đam mê nghệ thuật là phải đọc bài dài thía này á? Thôi, em quê mùa vậy

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #2 on: September 10, 2005, 11:45 PM »
Logged

Hình của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Để các bạn có thể hình dung về người họa sĩ tài hoa này BW sẽ giới thiệu về ông 1 lần nữa thông qua những tác phẩm tuyệt vời của ông




Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #3 on: September 10, 2005, 11:48 PM »
Logged



Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #4 on: September 10, 2005, 11:50 PM »
Logged





Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #5 on: September 11, 2005, 12:19 AM »
Logged

Painter Bui Xuan Phai (drawing)
pencil on paper, 1987






"PHỐ PHÁI"

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #6 on: September 11, 2005, 12:23 AM »
Logged





Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #7 on: September 11, 2005, 12:29 AM »
Logged
@ basana: anh nên chia nhỏ nội dung bài post của anh nếu nó wá dài, nhất lại là bài đầu tiên của 1 topic.
Làm như thế sẽ khg khiến người đọc cảm thấy bị "sốc" khi vừa mới xem qua. Cho dù bài post có hay đến mấy họ cũng khg thể kiên nhẫn để đọc hết từ đầu đến cuối.

(Nếu anh có chia nhỏ nội dung ra để post thì vẫn khg bị coi là xì-pam trong box này )

Vài dòng góp ý, thân ái.

Offline blueweb

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,042
  • Joined: Feb 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 0
« Reply #8 on: September 11, 2005, 12:50 AM »
Logged
Quote
Họa sĩ có một người vợ rất đỗi tảo tần, hiền hậu. Bà mang cái tên bình dị: Nguyễn thị Sính. Gương mặt bà tỏa nét đôn hậu, mộc mạc khiến người ta ấm lòng, cái nét khoẻ khoắn sống động, hiện lên chung thủy trong hàng trăm bức tranh của Bùi Xuân Phái. Bà Phái là người ông vẽ nhiều nhất, ông vẽ bà từ khi còn là một thiếu nữ, theo thời gian đến khi người bạn đời của ông đã là một bà lão - số chân dung ông vẽ bà còn nhiều hơn số ảnh bà chụp. Ngay cả trong những bức ký họa của họa sĩ, mọi gương mặt phụ nữ đều thấp thoáng mang hình ảnh bà - như một ám ảnh trong tâm hồn về người đàn bà của đời ông, để mỗi khi đưa bút, gương mặt thương yêu và hiền hậu ấy lại hiện về.

Ông Phái lãng đãng, ông rất yêu con nhưng không biết tắm cho con, không biết cho con ăn, không biết gì về chuyện tiền nong hay việc nhà. Cuộc sống bấp bênh, Bùi Xuân Phái là họa sĩ tự do, thu nhập từ tranh minh họa và tranh vui không đủ mua họa phẩm. Toàn bộ gánh nặng kinh tế dồn lên vai người vợ tảo tần. Mấy chục năm làm bạn, bà chẳng dám nghĩ rồi ông sẽ nổi tiếng, bà cũng không hiểu tranh của ông. Với bà, tận tụy với chồng là một bổn phận. Cứ lặng lẽ - bà thu xếp cuộc sống cho ông, chu đáo tới từng ly cà phê sáng, từng chén rượu nhỏ lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Năm đứa con lít nhít trứng gà trứng vịt, suốt ngày quấy nhiễu khóc lóc, nhà cửa cực kỳ bừa bộn, sơn màu vẩy lung tung... ông Phái chỉ biết vẽ và xem báo, bà Sính "hầu" chồng cũng quen và chẳng thấy khó chịu: "Từ hồi lấy nhau, chưa bao giờ ông Phái biết thổi nồi cơm. Có lần đi sơ tán, tôi vo gạo sẵn, đánh dấu vào thành nồi, dặn ông:'ông châm bếp dầu, đổ nước theo chừng này, chờ nước sôi, dùng đũa ghế, cơm cạn, hãm nhỏ lửa'. Ông rất nhiệt tình làm theo tất cả, nhưng chỉ quên... cho nước vào, nồi cơm thành gạo cháy khét lẹt, từ đó tôi cũng chẳng dám nhờ!".

Nhà chật, trẻ con trong nhà đùa nhau ngã oành oạch vào tranh vẽ dở và bê bết màu. Ông thường thức trắng đêm để làm, chờ các con ngủ hết ông mới căng toan dưới đất và ngồi vẽ. "Xưởng vẽ" của ông là góc nhà chỉ rộng 2 mét vuông, sau này khi cậu con trai Bùi Thanh Phương cũng vẽ cùng thì cái "xưởng" ấy phải chia đôi, mỗi người chỉ đủ ngồi, xoay lưng là chạm nhau. Điều ấy lý giải vì sao Bùi Xuân Phái có tới hàng ngàn bức tranh mini, bởi ông không có chỗ để đặt vừa một bức toan rộng. Không ngày nào họa sĩ không vẽ, bởi vẽ là giải bày, là độc thoại với nỗi đơn độc, tình yêu, những bình yên hay bấn loạn trong tâm hồn mình. Với ông, vẽ là sống. Sau này gia đình có giữ được khoảng 500 tranh sơn dầu và bột màu của Bùi Xuân Phái, số tranh của ông đang lưu lạ trên thế giới còn hơn thế rất nhiều.

... Đọc bài này để hiểu thêm về cuộc sống thực của người họa sĩ (mà lại là 1 họa sĩ tài năng) là như thế nào. Theo BW biết về 1 vài họa sĩ (bạn của ba) thì gần như cuộc sống của họ như nhau, họ đam mê nghệ thuật, sống tất cả cho nghệ thuật và luôn cống hiến... nhưng mặt khác của csống họ thì trái ngược hoàn toàn, những người thân xung quanh họ, và ngay cả bản thân của họ cũng là điều để ta suy ngẫm...
Chắc chắn phải là 1 người phụ nữ biết hy sinh, chịu đựng và 1 tình yêu vô bờ bến thì mới mong có thể gắn bó suốt đời với những người họa sĩ tài danh.Vì thế đa số các họa sĩ đều sống 1 mình hay đã ly dị vợ (BW khg nói hết tất cả nhưng mà là đa số như thế), lúc nhỏ BW có dịp gặp 1 vài chú họa sĩ ... hic   tóc thường để dài, cột búi xồm xoàm, quần áo thì... thôi khỏi nói   ... họ gần như khg thể lẫn vào đâu giữa những người bình thường.

Nhưng đó chính là sự lựa chọn của họ khi đã trót đam mê hội họa - 1 lĩnh vực nghệ thuật mà khg bao giờ có 1 giới hạn cho người say mê nó.

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #9 on: September 12, 2005, 02:00 PM »
Logged
Nguyen Sang (1923-1988)

Ông là hoạ sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xă hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với h́nh hoạ và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương với tài năng biến ảo, đa dạng.

Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài VN. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên mộng ảo, vàng son cung đ́nh đài các , th́ Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao khác với tầng lớp đời thường cần lao, cảnh bi hùng chiến trận, chiến tranh cách mạng, những xung đột mạnh mẽ của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ về chất liệu và danh tiếng.

Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ cả về kỹ năng, mang rơ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam, sống và vẽ, dấn thân và quyết liệt cho dù cuối đời ,ông đă chết trong cảnh khốn cùng,âm thầm lặng lẽ như cái chết của một thứ dân bụi đời không người thân trong lúc "lên đường".

Tôi c̣n giữ vài kỉ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng: Một lần ông đến thăm bố tôi(họa sĩ Bùi Xuân Phái),ông đến đúng vào lúc gia đ́nh tôi đang chuẩn bị bữa ăn tối,mọi người ân cần mời ông

 cùng ngồi ăn. Trong không khí thân thiện, khi câu chuyện đang được nói về những điều thật b́nh dị và vui vẻ, bỗng nhiên Nguyễn Sáng đặt bát cơm xuống bàn ,rồi ông ôm mặt khóc tức tưởi như đứa trẻ thơ.Bố tôi đập vai ông hỏi nguyên nhân v́ sao, ông đáp: "Tôi thèm có một cuộc sống gia đ́nh."

Lần cuối cùng tôi nh́n thấy h́nh ảnh Nguyễn Sáng đó là lần ông đến chào bố tôi trước khi ông vào sống ở Sài g̣n(1987). Trong giờ phút biệt ly của hai người bạn đă gắn bó bên nhau cùng bao kỉ niệm vui buồn trong gần nửa thế kỉ-từ ngày họ c̣n là sinh viên trường Mĩ thuật Đông dương , dường như họ có linh cảm là sẽ không bao giờ c̣n gặp thấy nhau nữa.Họ nắm chặt tay nhau trong im lặng,sau cùng,Nguyễn Sáng nói với bố tôi :" Chúng ḿình là người lớn, v́ thế chúng ḿnh không chấp những nhiễu nhương mà cuộc đời đă bày đặt ra cho mỗi đứa chúng ḿnh"
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #10 on: September 12, 2005, 02:00 PM »
Logged






« Last Edit: September 12, 2005, 02:10 PM by basana »
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #11 on: September 12, 2005, 02:11 PM »
Logged




Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #12 on: September 12, 2005, 02:12 PM »
Logged




Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #13 on: September 12, 2005, 02:14 PM »
Logged




Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #14 on: September 12, 2005, 02:20 PM »
Logged
Tiếp theo về Bùi Xuân Phái

Phố Phái

Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ hiện đại Việt Nam. Tranh vẽ về phố phường và cảnh sinh hoạt hàng ngày của Hà Nội là bộ phận đáng kể nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của ông. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết: "Bùi Xuân Phái vẫn là một họa sĩ gây ấn tượng nhất trong đời sống tình cảm của người Việt Nam. Đó là tình cảm về cố hương, cố nhân và đời sống thường nhật mà chúng ta hay lãng quên. Đối với Bùi Xuân Phái, vẽ cũng là hơi thở, cũng như nhu cầu ăn uống, cần liên tục và hàng ngày... Khó đếm chính xác số lượng tranh của Bùi Xuân Phái, cũng như khó đoán định tâm trạng ẩn nhẫn của họa sĩ qua từng bức tranh". Họa sĩ Việt Hải nhận định: "Bùi Xuân Phái vẽ để sáng tỏ 3 điều: Tôi là người tốt. Tôi là người yêu nước. Tôi là người có tài".

Bùi Xuân Phái sinh ngày 1-9-1921 tại Hà Nội. Ông vào học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa cuối cùng 1941-1946. Khi còn là học sinh Truờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi dự triển lãm ở Tokyo. Năm 1946, ông đã nhận giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Ngày 10-9-1996, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 911KT/CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho 77 công trình, cụm công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực, trong đó có 8 bức tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái đã mang đến vinh dự lớn lao cho cả cuộc đời sáng tác của ông - Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trước đó, Bùi Xuân Phái đã từng nhận được nhiều giải thưởng khác (Mỹ thuật toàn quốc 1980, Mỹ thuật Thủ đô 1969, 1981, 1983, 1984; Giải thưởng đồ họa Leipzig...). Nhưng sự ghi nhận lớn nhất mà ông giành được không chỉ ở các giải thưởng, mà ở cái tên cả nước Việt Nam đều biết: "Phố Phái". Mỗi con đường, mỗi phố đều mang tên một danh nhân, còn những phố, đường mang tên "Phố Phái" thì nhiều không ai đếm được. Nó tồn tại trong hoài niệm của rất nhiều người, dù thành phố có đổi thay. Những nơi gợi lại bóng hình "Phố Phái" vẫn là những nơi chứa chan nhiều cảm xúc.

Suốt trong 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái dành cho Hà Nội tất cả tình yêu của mình. Ông sống là để vẽ, vẽ vào bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào có thể vẽ được. Những tranh phố của ông đủ dựng nên một thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi, nhưng là một thành phố của ký ức. Đó là những mảng tường vôi lở, những mái ngói rêu phong, những ô cửa nhỏ đợi chờ, những đám mây trắng ngần, những cột điện đầu ngõ xiêu vẹo... Một bút pháp vừa thực vừa hư, gây ấn tượng sâu sắc. Nó làm người ta không ngờ những nơi bình dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị và mãnh liệt. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân viết: "Hà Nội rất hội họa ở những phố phường xưa. Và có thể nói công bằng, theo cách của nghệ thuật rằng, Bùi Xuân Phái đã phát hiện ra nó. Là người Hà Nội, hình như ông được sinh ra để gắn bó, để cảm hóa chúng ta về một thế giới thể hình và màu sắc của riêng đây. "Phố Phái" là phố của chung tất cả mọi người, ông chỉ là người đầu tiên phát hiện ra nó - người đầu tiên và sau ông, hình như vẫn chưa có ai, dù đã có rất rất nhiều họa sĩ say mê đi tìm vẻ đẹp nơi rêu phong phố cổ".

Một mảng tranh nữa mà Bùi Xuân Phái được coi là độc quyền - mảng về nghệ thuật chèo. Ông đã vẽ được rất nhiều bức tranh về nghệ thuật chèo, lớn và nhỏ. Những bức tranh chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Việt Nam. Những hề say, hề gậy, những đào lệch, đào thương... được làm sống động bằng một ngôn ngữ hội họa. Các nhà phê bình cho rằng ứng xử thẩm mỹ của Bùi Xuân Phái với sân khấu chèo của mình là thân thiện và nhân tình. Những bức tranh của ông làm nên một ngôn ngữ chèo. Nhân vật người nông dân đồng bằng Bắc Bộ xuất hiện đầy chất thơ, sâu sắc và nhẹ nhõm. Năm 1960, Bùi Xuân Phái làm trang trí cho vở chèo "Sợi tơ vàng". Ông phát hiện ra chèo từ đấy, tạo ra một thế giới riêng cho mình và cho chèo. Khác hẳn với phố cổ, mảng tranh chèo khiến cho người xem phát hiện ra một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm.

Không chỉ có phố cổ, không chỉ có chèo, không chỉ có chân dung, Bùi Xuân Phái còn có những bức tranh đẹp về nhiều miền khác nhau của Tổ quốc: "Mỏ than", "Xúc than vào lò" "Phân xưởng nhuộm", "Hòa bình", "Cảng Đà Nẵng", "Phố cổ Hội An"... Bùi Xuân Phái vẽ tranh giản dị. Người ta nhận ra tranh của ông ở từng nét vẽ, từng mảng màu, không thể nhầm lẫn với ai.

Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã để lại hàng nghìn tác phẩm. Tranh của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhà sưu tập nổi tiếng Trần Hậu Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tập hợp rất nhiều tranh của Bùi Xuân Phái. Anh cũng là người đứng ra thành lập nhà tượng niệm họa sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (24-6-1988), Trần Hậu Tuấn cùng gia đình họa sĩ cho ra đời cuốn sách "Bùi Xuân Phái. Cuộc đời và Tác phẩm". Cuốn sách có thể coi là một triển lãm toàn cảnh thu nhỏ mà khi họa sĩ còn sống chưa có điều kiện thực hiện.
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #15 on: September 12, 2005, 02:22 PM »
Logged
Bùi Xuân Phái-Utrillo Của Hà Nội

Đi giữa Hànội,người ta có thể chỉ tay vào một góc phố nhỏ nào đấy,nhà cửa dồn nép vào nhau,lặng lẽ dưới một đường viền chậm chạp,gập ghềnh của mái rồi bâng quơ đâu đó một bóng người qua đường,hay một chiếc xích lô đợi khách dưới những ô cửa tối sầm,mà bảo rằng :"Trông Bùi Xuân Phái qúa!". Cũng như người ta có thể ngắm nhìn ở những nẻo đường Montmartre hay ở ngoại ô Paris một vạt tường già nua bóc vẩy,một giáo đường vắng lặng với vài cây cổ thụ không lá,cô đơn,mà bảo:" Kia là một Utrillo!".

Cả hai, đều là họa sĩ chân dung cái thành phố mà họ đã sống,đã yêu,đã cô đơn trong hy vọng,vào những thời gian và không gian khác nhau.Thành phố của họ vừa cổ kính,vừa dân dã. Cả hai đều có cái ngây thơ can đảm là lắp đi lắp lại trăm ngàn lần xúc cảm hội họa của mình trên cùng một môtíp đứng yên.Và cứ thế,họ vẽ cho tới khi tắt thở.

Tranh của Bùi Xuân Phái có sức mạnh im lặng kỳ lạ. Im lặng đến nín thở,vô tội,của những phố ngõ bình thường Hà Nội vốn đã đẫm phong trần.Chúng là tiếng nói của một tâm hồn độc thoại,được thốt lên bằng cử chỉ hội họa thống thiết,mê cuồng,ở một đời nghệ sĩ.Mà trong đó còn giữ cả một cái gì tươi mát,trẻ thơ.

Tôi đã bỏ lỡ dịp hỏi Bùi Xuân Phái xem ông yêu mến Utrillo đến mức nào.Nhưng tôi biết,có một tình cờ lịch sử,là thời điểm Utrillo qua đời(1955),cũng chính là khi Bùi Xuân Phái đã đổ dồn mọi thương cảm mê man vào phố cổ Hà Nội,mở đầu thời kỳ đẹp nhất của hội họa và cá tính ông.Một gặp gỡ xa xôi nào ở miền vô thức của nghệ thuật chăng ?

Lịch sử mỹ thuật sẽ ghi có một" thời kỳ xám" của Bùi Xuân Phái.Cũng như đã ghi có một "thời kỳ trắng" của Utrillo.
Mầu xám này của đá.

Cái thời kỳ mà những mảnh báo cũ,những tờ bìa,miếng toile nhỏ như bàn tay,đã uống no mầu xám,lắng chìm trong tiếng dội của đáy tâm tư.Đó là thời kỳ Hà Nội Hà Nội nhất,mà Bùi Xuân Phái cũng là Bùi Xuân Phái nhất.
Hà Nội có một cuộc đời máu thịt,không nhất thiết phải phô trương,xa xỉ. Cũng như "thời kỳ xám" của Bùi Xuân Phái,có cuộc đời âm thầm của nó,không cần hớn hở,đua chen.

Ở đây,Hà Nội khuất sau những phố nhỏ,đền chùa,Văn Miếu,và những cây đại thụ lầm lì tuổi tác.Hà Nội như một tấm bia đá bạc phơ,dãi dầu cái đẹp nặng chìm của thời gian,thế sự.

Vào những năm cuối đời,hội họa của ông có nhẹ nhàng,linh hoạt và tươi tắn hơn.
Tôi chưa thấy một ai yêu Hà Nội mà không muốn có bên mình,hoặc mang theo mình,một Bùi Xuân Phái.


 
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #16 on: September 12, 2005, 02:24 PM »
Logged
Tranh chân dung và người bạn đời của ông Phái

Ký họa chân dung Văn Dương Thành của Bùi Xuân Phái

Vào những năm 1967 ông Phái vẽ rất nhiều chân dung. Nói đến Bùi Xuân Phái là nói đến "Phố - Phái". Mỹ từ PHÁI gắn liền sự xưng tụng phố cổ Hà Nội. Nhưng khá nhiều người biết rằng ông Phái là một bậc thầy trong nghệ thuật vẽ chân dung. Ông Phái nghiền vẽ, ông vẽ như ta hít thở. Ngồi đâu ông cũng vẽ và vẽ bất cứ mẫu vật gì. Con người dịu dàng hiền lành đến thế, nể vợ chiều con, nhường bạn, nhưng khi ghi lại một bức chân dung, người ta mới hiểu một Bùi Xuân Phái sắc sảo thông thái, mổ xẻ soi thấu tâm hồn hoặc tâm địa sâu kín, phơi bày tính cách của từng con người, từ một bác nông dân mù chữ, một cô gái dân quân mập mạp, một bà bán rau toét mắt bên hè phố, những cây đại thụ Làng Văn như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Văn Cao, tính cách sôi sục, cặp mắt rực lửa của Nguyễn Sáng, những khuôn mặt muôn vẻ của các nhà sưu tầm như Đức Minh, ông Đạm, ông Bổng.

Đặc biệt một chuỗi ghi chép chân dung của người bạn đời của ông Phái, có nhũ danh là bà Sính, và năm người con ông là Ý Lan, Phương, Kỳ Anh, Trâm, Nhung. Từ năm 1951 khi bà Phái đang mang thai đứa con đầu lòng của họ, đến năm 1952 khi bà Phái bế ấp bé Ý Lan trong lòng bú sữa. Rồi hàng nghìn bức chân dung bè bạn thân - sơ của ông. Từ những năm 1974, 1975, Viện Bảo tàng Mỹ thuật có sưu tập những bức tranh sơn dầu nửa trừu tượng của tôi - Một khi Viện Bảo tàng Nhà nước đã mua tranh, là họa sĩ có thể đãi các bạn bè chút tiệc rượu và cảm thấy mình khá "giầu" để mua sơn và vải mà mời nhau vẽ.

Đương nhiên tôi mua sơn, bút, ít bao thuốc lá Trường Sơn, cân đường cát đến biếu ông Phái. Dù bận mấy, tôi cũng phải qua nhà ông vài lần trong tuần. Thời đó không ai có điện thoại, nên khi muốn đến thăm nhau vài ba người cứ việc xồng xộc kéo đến. Nếu có ông ở nhà, thể nào sau khi chào hỏi, ông lấy bút ra vẽ. Nếu ông đi uống cà-phê đâu đó, thì tôi uống trà chuyện trò với bà Phái hoặc các con họ, nhiều khi dùng cơm luôn với gia đình. Mười năm sau, tôi có dịp đi nhiều nước, có lúc được mời đãi yến tiệc, nhưng hương vị độc đáo của những món ăn đơn giản như rau cà, hay món cầu kỳ như măng lưỡi lợn, hoặc bò bắp ướp gừng cuốn lại hầm khô, do bàn tay đảm khéo của bà Phái nấu, cứ làm tôi nuốt nước miếng khi nhớ lại. Khi ông Phái đã qua đời, bà Phái còn làm món đặc biệt đó gửi sang Tây cho tôi.*

Bạn bè năng đến nhà ông Phái là do bà Phái, người vợ rất chiều quý bạn chồng. Nhiều khi tôi sửng sốt vì những suy nghĩ rất thông thái, chu đáo, giản dị của bà Phái. Bà Sính luôn nghĩ tới các bạn của chồng. Sau khi ông Phái qua đời ngày 24 tháng 6 năm 1988, bà Sính soạn lại các di vật của ông và tặng lại cho từng người. Năm 1990, khi tôi về Hà Nội đến thăm bà cùng dâng hoa cho ông, bà Phái trao vào tay tôi hai vật kỷ niệm. Đó là chiếc kính viễn của Đức mà bà đã mua cho ông hai mươi năm trước, gọng kính nhỏ nâu có gắn viên đá nhỏ. Vật thứ hai là chiếc tẩu thuốc gỗ vẫn còn tàn tro thuốc cháy dở, đầu tẩu có khắc một khuôn mặt mà lạ thay giống hệt chân dung ông Phái. Hai vật đó ông đã thường dùng cho đến khi qua đời. Bà nói: "Có bao nhiêu người xin hai vật này, nhưng tôi nói để dành cho Văn Dương Thành, còn chiếc xe đạp thì cho anh Thái Bá Vân".

Hai tác phẩm trên một mặt vải đã tan biến

Tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái

Trở lại thời năm 1976, ông Phái luôn đến thăm chúng tôi tại nhà ở 118C Quán Thánh, nơi ông đã vẽ hơn mấy trăm bức chân dung Văn Dương Thành, đã ký họa chì than, màu nước đến sơn dầu. Ông Phái không đến một mình mà luôn có một người đồng hành là anh Trần Trung Tín. Anh Tín vốn là tài tử điện ảnh khóa I, cùng khóa với nữ nghệ sĩ Trà Giang. Khi đó anh đang chán đời và làm thơ, nhưng ngoài anh ra, không một ai hâm mộ thơ anh! Anh Tín cao lớn quắc thước, khuôn mặt biểu hiện một cá tính sâu sắc bướng bỉnh, gan lì. Khi đó anh đã ly hôn, không ai nhắc nhở anh thay giặt quần áo, nên tứ thời anh đánh một chiếc quần đen mốc thếch và một áo sơ-mi nhung kẻ đỏ bụi bặm, chiếc xe đạp Phượng Hoàng nặng trịch tróc sơn của anh cũ kỹ rạo rệch quá lại hay thủng lốp nên anh thường cuốc bộ.

Anh Tín không bao giờ biết mệt mỏi khi ngồi chầu bên cạnh ông Phái và xem ông vẽ. Anh từng chứng kiến hàng trăm bức tranh từ khi ông Phái phác nét đầu tiên đến khi nét ký tên chấm dứt. Anh Tín say sưa theo đuổi từng rung động, từng nét bút run rẩy của ông Phái. Đôi khi anh reo lên, hồi hộp, đau khổ, kêu ca y như người mê bóng đá theo dõi cuộc đấu nảy lửa vậy. Rồi anh Tín vẽ. Trong căn hầm nhỏ 12m2 ở số 6 Đặng Dung, anh chỉ có giấy báo cũ, một chai dầu hỏa, chúng tôi chia xẻ cho một tuýp sơn dầu, đôi khi đã khô gần hết mầu, anh rạch bụng tuýp sơn ra, đổ dầu hỏa vào và bôi lên mặt báo cũ. Do sơn quá ít nên ta có thể đọc cả bài báo lờ mờ dưới lớp sơn. Hàng trăm bức "mẹ đất", "mẹ con", "nude" đã ra đời như thế.


Phần đông cho rằng, anh Tín thần kinh mất thăng bằng, tranh giấy báo cũ của anh cũng bị dửng dưng như thơ của anh. Chỉ riêng ông Phái là hết sức chăm chú xem và coi anh như một đồng nghiệp. Chính tâm hồn cao quý của Phái đã nâng niu trân trọng Tín trong bước đầu cầm cọ, đã góp phần thúc đẩy Tín tìm ra mình và tìm ra một phương tiện nghệ thuật để giải thoát. Tuy nhiên, những bức tranh trên báo cũ vàng ố, nếu có cho cũng ít người hiểu nên anh Tín chỉ bỏ chất đống dưới gầm giường, mặc cho gián, chuột chạy qua. Sau đó, năm 1976, anh Tín vào TP Hồ Chí Minh làm "lơ xe" rồi vẽ và vẽ.*

Anh Tín rất ngưỡng mộ Phái. Dù khi đó rất nghèo và thiếu ăn, anh sẵn lòng chia xẻ với ông những tác phẩm rút ruột ra của mình. Bằng chứng là đôi khi, trong lúc ông Phái đến nhà tôi chơi, toan và giấy đã hết, anh Tín chạy bộ về căn hầm nhỏ của anh và hùng hục vác lên một bức tranh lớn cỡ 150cm x110cm anh đã vẽ lên vải bao tải gạo. Ông Phái cương quyết từ chối vẽ đè lên đứa con tinh thần của anh Tín, nhưng Tín say sưa cầm chổi lông tự tay xóa tranh mình đi cho Phái vẽ. Đó là bức tranh "Văn Dương Thành chải tóc bên đèn", một trong những tác phẩm khổ lớn của danh họa Bùi Xuân Phái. Tiếc thay ta chỉ còn được xem qua những bức ảnh còn lại. Bức tranh đã thất lạc năm 1982. Một người có lẽ vì quá mến tôi nên đã xóa bức tranh quý giá đó đi để khỏi nhìn thấy hình ảnh Văn Dương Thành, dù người đó cũng rất quý trọng ông Phái và anh Tín! Đã hai mươi năm qua.*

Mười bốn năm qua, Hà Nội vắng Bùi Xuân Phái, nhưng với chúng tôi, ông Phái chỉ đang đi rong chơi đâu đó chốc lát, vì tâm hồn ông và nghệ thuật của ông luôn luôn tồn tại với chúng ta, trong tim chúng ta, mãi mãi.

 
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #17 on: September 12, 2005, 02:26 PM »
Logged


Tiểu sử hoạ sĩ Dương Bích Liên

Năm Sinh: 1924
Năm Mất: 1988
Hội viên Hội Mỹ thuật
Giới tính: Nam

Tốt nghiệp:

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, khoá 18 (1944-1949)
Hoạt động nghệ thuật:

Tác phẩm được sưu tập và trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam, và ở những bộ sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.
Giải thưởng:

Giải nhất triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, 1980.


Duong Bich Lien (1924-1988)

Nhìn vào từng cuộc đời của bộ tứ "Phái - Sáng - Liên - Nghiêm", chúng ta sẽ hiểu vì sao có sự sắp hạng và đặt tên như thế. Mỗi người có riêng một phong cách nghệ thuật và một số phận dữ dội thật sự hiếm có trong lịch sử hội họa Việt Nam.

Dương Bích Liên dấn thân cho nghệ thuật đến mức lơ đãng, quên cả đời sống hạnh phúc tình cảm riêng tư của mình. Ông sống độc thân, khép kín, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài... Khi giật mình tỉnh ra và có ý muốn lấy vợ thì tóc ông đã bạc trắng .
Tuy nhiên, như một nghịch lý, ông cũng có một vài mối tình riêng, kín đáo, đầy trắc ẩn trong cuộc đời giàu tâm tư của người nghệ sĩ - trí thức. Cuối đời, sức khỏe ông suy sụp nhanh. Trong đó ,phần lớn do tác hại của những chén rượu mạnh đã góp phần tàn phá cơ thể vốn mong manh, phong trần của người nghệ sĩ.Vài ngày trước khi chết,ông triền miên uống rượu và hầu như hoàn toàn "tịch cốc" (chữ ông đã dùng để nói là ông không thiết ăn gì nữa) Ông đã "Chết nằm  như mơ" . Cái chết của ông chỉ được biết đến khi những người hàng xóm gõ cửa nhà ông mà không hề nghe thấy tiếng ông trả lời .

với một lối sống như người "hoang tưởng", lập dị, bất cần đời. Ông là người cô đơn,ông không hiểu người đời và người đời cũng không mấy người hiểu được ông.

Sinh thời, ông đã gây ra những ấn tượng ,những dấu ấn khó quên trong kí ức người đời -tác phẩm nghệ thuật,cá tính nghệ sĩ và cả những câu nói khi ông tuyên bố : “Trong Nghệ thuật không có sự tiến bộ ! Khi trẻ anh như thế nào thì khi già cũng sẽ vậy thôi ."
« Last Edit: September 12, 2005, 02:50 PM by basana »
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #18 on: September 12, 2005, 02:28 PM »
Logged












Dương Bích Liên
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

Offline basana

  • *
  • JFC Lover
  • Posts: 1,486
  • Joined: Jan 2005
  • Thanked: 0
  • Thanks: 6
« Reply #19 on: September 12, 2005, 02:53 PM »
Logged


Tiểu sử hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Năm Sinh: 1922
Hội viên Hội Mỹ thuật
Giới tính: Nam

Tốt nghiệp:

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương khoá 15 (1941 - 1946)
Hoạt động nghệ thuật:

Tham gia trong nhiều cuộc triển lãm trong nước và nước ngoài.
1957 - 1983: Uỷ viên Ban chấp hành của Hội Mỹ thuật Việt Nam
1984: Triển lãm cá nhân đầu tiên ở Hà Nội
Giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Việt nam.
Tác phẩm được sưu tập trong Bảo tàng nghệ thuật Phương đông Moscow. Một số lớn được giữ trong những bộ sưu tập tư nhân ở trong và ngoài nước.
Giải thưởng:

1948: Giải Nhất triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
1957: Giải ba triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
1971: Giải nhất triển lãm Minh họa sách ở Moscow
1986: Giải chính thức triển lãm tranh hiện thực ở Bulgaria
1987: Giải chính thức triển lãm Ðồ hoạ và Hội hoạ quốc tế tại Hà Nội
1990: Giải nhất triển lãm Mỹ thuật toàn quốc

Nguyễn Tư Nghiêm

Thuộc thế hệ cuối cùng của Trường Cao Ðẳng Mỹ thuật Ðông Dương, Nghiêm là một trong bốn danh hoạ hiện đại nửa cuối thế kỷ (Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Dưng Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm) vẫn còn sáng tác. Sức sống nghệ thuật của ông có lẽ vẫn còn lâu hơn nữa, bởi so với những người cùng thời ông là hoạ sĩ hiếm hoi khai mở ngôn ngữ hội hoạ, mở ra những vấn dề thuần tuý nghệ thuật có tác động sâu rộng đến nhiều thế hệ trẻ.
Cũng như Nguyễn Sáng, bút pháp tả thực được hai hoạ sĩ phát triển đến mức hoàn hảo ngay từ những năm 1946 - 1960, nhằm phản chiếu các sự kiện xã hội, trong đó mỗi người đánh giá sự kiện ấy theo cách riêng. "Hoạ sỹ vẽ hàng loạt bức tranh như Con nghé quả thực , (về cải cách ruộng đất), Nông dân đấu tranh chống thuế năm 1930 "Ðêm giao thừa bên "Hồ Gươm"... Trong mỗi bức hoạ đông người Nghiêm khai thác rất nhiều thái độ tâm lý, làm cho bức tranh có những ý tưởng phong phú vượt ra ngoài chủ đề lớn. ông quan tâm đến cuộc sống, dù không ra khỏi cửa hơn 40 năm nay, nhưng không bao giờ đơn giản hoá các sự kiện, mà trình bày cuộc sống trong sự phức tạp, chồng chéo của nó một cách minh triết. Loạt đề tài khác ít tính mô tả hơn như: Gióng, múa cổ, mười hai con giáp, Kiều... là một bình diện triết lý khác, để hoạ sĩ lồng trong bút pháp khai thác từ diễn biến nét và cấu trúc nghệ thuật đình làng. Thoạt tiên, người ta có cảm giác ông ảnh hưởng nghệ thuật Lập thể. Nhưng tính đa chiều đa hướng của bố cục, trong đó một hình thể có thể bóp ngắn kéo dài, đập vỡ tổng hợp, cấu trúc phát triển tự do, bắt đầu và kết thúc ở đâu cũng được của các tập hình tượng là tinh thần ngôn ngữ của điêu khắc đình làng Việt Nam thế kỷ 17. Thoạt tiên, Nghiêm bóc tách các đường nét trên bề mặt những bức phù điêu cổ, sau đó phân tích tính biến đổi trong không gian đa chiều, và sắp đặt lại trên mặt phẳng hai chiều. "Hoạ sỹ đi lại tự do giữa bút pháp hiện thực và truyền thống rất thoải mái, mặc dù ông không có ý định vẽ trừu tượng, nhưng nhiều bức hoạ do biến đổi nhiều lần trong quá trình sáng tạo đã gần đến trừu tượng. Những ký hiệu, dấu ấn thị giác của hình thể tan biến gần hết trong các tổ hợp nét và màu đầy âm hưởng dân gian.

Hội hoạ đối với Nguyễn Tư Nghiêm là những cuộc trải nghiệm siêu hình, mà từ đó mỗi lần nó kéo ông đến gần cuộc sống, lại làm cho ông lùi lại xa hơn. "Họa sỹ vừa như người nhập cuộc, vừa như người độn thế, vừa như thân tình, vừa như xa lạ. Nghiêm không có chất nồng ấm thấy ngay như Sáng và Phái, cũng không gây ấn tượng sắc nét như họ, nhưng càng xem tranh ông càng thấy hấp dẫn, kỳ lạ, càng học được nhiều, càng thấy được nhiều chuyện nhân gian thế sự, trong đó mỗi người nên tự thương yêu lấy mình, trở lại với quá khứ để đi xa hơn hiện tại.
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây trắng !

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.